GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
GIAI ĐỌAN SAU NĂM 1975
I-NHỮNG THÁNG NGÀY TĂM TỐI :
Ngày 30/4/1975 là một cột mốc quan trọng ghi dấu lên trang sử Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Kể từ đây, một đoạn đường dài đầy chông gai với nhiều thử thách to lớn đang chờ đón những ngưới Áo Lam trên con đường phía trước.
Tưởng rằng sau khi đất nước có hòa bình, ba miền Nam-Trung-Bắc thống nhất về một mối sẽ là điều kiện thuận lợi để cho tổ chức Áo Lam tìm lại không khí sum họp như trước năm 1945 và cùng nắm tay xây dựng tổ chức càng thêm vững mạnh. Nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy :
-Trước hết, chính quyền cách mạng cấm chỉ mọi sinh hoạt GĐPT trong cả nước. Nhiều người đặt câu hỏi : “Vì sao một tổ chức thanh thiếu nhi sinh hoạt thuần túy tôn giáo, đem lại nhiều ích lợi như GĐPT mà lại bị cấm sinh hoạt ?” Để trả lời thắc mắc này, chúng ta hãy tìm hiểu về chủ trương, đường lối về giáo dục thanh-thiếu-nhi của đảng Cộng Sản Việt Nam thì sẽ rõ. Với chủ trương độc quyền chính trị cùng tất cả mọi lĩnh vực kinh tế-giáo dục-xã hội v.v… đảng CSVN muốn tất cả thanh thiếu nhi đều là mầm non của Đảng; tất cả công nhân, nông dân, thị dân , trí thức, phụ nữ …đều trở thành con người “Vừa hồng vừa chuyên” . Vì vậy, tất cả mọi tầng lớp, mọi thành phần trong xã hội đều phải là đảng viên, đoàn viên, đội viên, đoàn viên Công đoàn, hội viên các hội do Nhà nước thành lập và trực tiếp quản lý . Vậy thì còn chỗ nào dành cho tổ chức GĐPT ? Trong giai đoạn này, không phải chỉ có GĐPT bị giải tán, mà tất cả các hội đoàn khác sinh hoạt tại miền Nam trước ngày giải phóng cũng đều có chung số phận như : Hướng đạo, Thanh niên Hồng Thập Tự v.v…
II-BỐI CẢNH TẠO NÊN SỰ PHÂN CÁCH :
Những năm sau giải phóng, không ít đoàn sinh GĐPT tham gia vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên… nhờ có lý lịch tốt và sẵn có kỹ năng và tinh thần cộng đồng mà các em đã được huân tập từ thời còn đeo huy hiệu Sen Trắng. Một số trong các em từ vị trí một đoàn viên Thanh niên dần dần được kết nạp vào Đảng và leo lên những vị trí lãnh đạo trong guồng máy chính trị của Nhà nước . Một số khác, tuy không vào Đảng, không làm lãnh đạo nhưng vẫn được tiếp tục đem khả năng chuyên môn của mình làm việc dưới chế độ mới ; hoặc một số khác do năng động hòa nhập với cuộc sống mới nên có cuộc sống bình thường, không mặc cảm, không thù hận.
Nhưng bên cạnh số đoàn viên GĐPT có thuận duyên hòa nhập vào cuộc sống mới như vừa nêu, còn lại một số anh chị em phải vật lộn với cuộc sống từng ngày, bị phân biệt đối xử, một số khác bị vào trại cải tạo… Họ lâm vào tình trạng mất phương hướng, bất mãn và u hoài nuối tiếc cho quá khứ đẹp đẽ của tổ chức Áo Lam. Hậu quả là một số vượt biên ra nước ngoài, số khác không có điều kiện vượt biên đành chấp nhận ở lại với tâm tư u ám nặng nề trước cuộc sống mới.
Từ hai cảnh đời trái ngược nêu trên, trong đoàn viên GĐPT nẩy sinh hai thái độ, hai quan điểm, hai ước vọng và cuối cùng là hai con đường để đi. Đó là nghịch cảnh mà từ nay, anh chị em Áo Lam phải đối đầu như một thách thức lớn nhất trong trang sử GĐPTVN.
Sau này, khi sinh hoạt GĐPT được chấp nhận như một thực thể không thể cắt bỏ trong đời sống xã hội Việt Nam , một số quan điểm từ phía chánh quyền thường cho rằng “Tình trạng phân hóa hiện nay là do mâu thuẩn trong nội bộ GĐPTVN” . Điều đó đúng hay sai còn tùy vào vị trí và cách nhìn của từng phía. Tuy nhiên, chúng ta phải đau lòng chấp nhận rằng: Sau năm 1975, GĐPTVN đã bị phân chia thành hai xu thế :
1-Xu thế đối đầu với chính quyền, xem tất cả tổ chức Phật Giáo nào được chính quyền cho phép hoạt động đều là “Quốc doanh”. Họ thường công kích dữ dội những người không cùng xu thế với họ; xem những người bên kia là kẻ phản đạo, là những người không ra gì.
2-Xu thế hội nhập để phát triển không mang tính đối đầu với chính quyền, Họ chấp nhận luật pháp mới , bởi vì chỉ có như vậy mới có cơ hội duy trì và phát triển tổ chức. Họ không đành lòng làm Sào Phủ, Hứa Do ăn rau rừng để phủ nhận hưởng lộc triều đình, hay Khuất Nguyên tự tìm cái chết để khỏi mang tiếng cộng tác với chế độ mới.
III-TÁI HIỆN CUỘC ĐẤU TRANH NĂM 1963
Trở lại những gì diễn ra sau năm 1975 . Mặc dù không được sinh hoạt như trước kia, nhưng đại đa số đoàn viên GĐPT đều vẫn gắn bó với Chùa, với Thầy; cùng Thầy chịu đựng những gian nan vất vả của thời bao cấp. Thầy nhờ phật tử chia sẻ ít lon gạo mỗi ngày để nuôi chúng; Phật tử nhờ giáo lý Thầy giảng mà tìm được chút bình an trong thời buổi tối tăm của Đạo Pháp.
Cuối năm 1981, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời sau nhiều trăn trở, nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vai trò của GHPGVN cũng chưa thực sự nổi bật. Nhiều địa phương vẫn chưa thể thành lập Ban Trị Sự Tình, Thành hội ; tại các địa phương đã có Ban Trị sự cũng còn một số tự việc chưa gia nhập Giáo hội.. Các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo còn bị hạn chế rất nhiều. Mọi hoạt động trong chùa quy tụ từ 20 người trở lên đều phải xin phép chính quyền với nhiều thủ tục quanh co rắc rối. Bóng dáng anh chị em Áo Lam vẫn hiện diện đều đặn bên Giáo hội, mặc cho khó khăn, nguy hiểm vây quanh. Tình hình trong những năm này, về tinh thần, không khác gì cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm 1963, nó chỉ khác trước ở hình thức bên ngoài, còn bên trong nó thể hiện đầy đủ tính chất gan lỳ, bền bỉ, tuỳ duyên bất biến và tiềm ẩn tinh thần Bi-Trí-Dũng của những con người Phật Giáo.
IV-PHỤC SINH TỪ ĐỐNG TRO TÀN
Vào năm 1986, đảng Cộng Sản Việt Nam thi hành đường lối đổi mới . Lúc bấy giờ, chính quyền cũng bớt khắt khe với Tôn giáo. Những buổi học giáo lý, những buổi lễ do nhà chùa tổ chức đã có đông người đến dự , dĩ nhiên không thể thiếu vắng đại diện chính quyền.
Mặc dù chính quyền chưa cho phép tái hoạt động, các địa phương có phong trào GĐPT mạnh như các tỉnh miền Trung và một vài tỉnh miền Nam đã rục rịch cho đoàn ngũ hóa lại các anh chị em Áo Lam, thu nhận thêm đoàn sinh mới sinh hoạt như một đơn vị GĐPT trước đây. Thời kỳ phục sinh này là thời kỳ mang nhiều tính sử thi nhất, lãng mạng nhất, hào hùng nhất mà bất cứ một đoàn viên GĐPT nào có mặt lúc ấy cũng không thể quên. Bởi vì mỗi một chương trình kế hoạch đưa ra, mỗi một quyết định được nhất trí của tập thể lúc ấy đều mang tính táo bạo, đột phá và phảng phất một mối nguy hiểm không lường trước.
Như vậy, sinh hoạt GĐPT đã được phục sinh theo cách ấy. Vì vậy, sau này nếu có ai nói với bạn rằng GĐPT mà bạn đang sinh hoạt là “GĐPT do nhà nước thành lập” thì đó là một câu nói xúc phạm nặng nề đối với người anh em cùng mặc Áo Lam như mình. Người nói câu ấy, hay dạy cho đoàn sinh mình có suy nghĩ ấy cần phải xem lại bài học Chánh Ngữ mà mình đã từng giảng dạy cho các em.
V-VẦNG ĐÔNG LÓ DẠNG :
Tại đại hội đại biểu Phật Giáo Việt Nam lần thứ III ( Hà Nôi -1990 ), lần đầu tiên, sinh hoạt GĐPT được chính thức đưa vào chương trình nghị sự. Để đạt được điều này là cả một quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi của tất cả những người Áo Lam và những người có cảm tình với tổ chức GĐPT. Thực tế vào những năm 1986-1990, đa số tỉnh thành trong cả nước đều đã có sinh hoạt GĐPT. Nơi nào mạnh thì sinh hoạt công khai; nơi nào yếu thì sinh hoạt bán công khai (núp dưới danh nghĩa hoạt động Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử, một ngành hoạt động được ghi trong Hiến Chương GHPGVN). Thực tế đó đã đánh động lương tri của tất cả những ai còn nặng lòng với Đạo Pháp và quan hoài đến sự nghiệp Trồng Người của PGVN.
Lần lượt trên mặt báo Giác Ngô và tập san Văn Hóa, cơ quan diễn đàn hợp pháp duy nhất của GHPGVN, đã xuất hiện một loạt bài viết của Hòa Thượng Thích Minh Châu, Anh Cả Võ Đình Cường và một số tác giả khác nêu lên sự cần thiết của sinh hoạt GĐPT. Đây là những bài báo nhằm mục đích giải trình về tôn chỉ, mục đích của tổ chức GĐPT để tranh thủ sự hiểu biết và dẫn đến sự đồng tình của chính quyền và một số vị lãnh đạo trong Giáo hội lúc bấy giờ.
Sau Đại hội III, tình hình sinh hoạt GĐPT tại các địa phương được cải thiện lên một bước ( Có nghĩa là Giáo Hội mặc nhiên công nhận sinh hoạt GĐPT và ra Thông bạch hướng dẫn các BTS Tỉnh, Thành Hội quản lý sinh hoạt GĐPT tại địa phương mình ). Đây là bước đầu thể nghiệm để tiến đến chính thức công nhận và đưa sinh hoạt GĐPT vào Hiến Chương GHPGVN. Tất cả anh chị em Áo Lam đều phấn khởi vui mừng trước kết quả này.
Tháng 12/1995, Ban Tôn Giáo Chính Phủ ban hành Thông tư số 01 chính thức cho phép GĐPT sinh hoạt trong lòng GHPGVN . Tuy vậy, chính quyền cũng còn cẩn thận chỉ cho các đơn vị GĐPT đã sinh hoạt trước ngày 30/4/1975 được sinh hoạt trở lại, chứ chưa cho thành lập các đơn vị GĐPT mới.
VI-ĐỨA CON ĐƯỢC THỪA NHẬN
Sang đến Đại Hội GHPGVN lần thứ IV ( Hà Nội -1997 ), sinh hoạt GĐPT được chính thức đưa vào Hiến chương GHPGVN qua cơ chế : Cải tên Ban Hướng Dẫn Cư Sĩ Phật Tử thành Ban Hướng Dẫn Phật Tử. Ban HDPT có 2 Phân ban trực thuộc : 1)PB Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử - 2)Phân ban Hướng dẫn GĐPT.
Qua cơ chế này, các đơn vị GĐPT trực thuộc Phân ban HD.GĐPT . Phân ban này lại trực thuộc Ban Hường Dẫn Phật Tử Tỉnh, Thành hội. Mỗi đơn vị GĐPT sinh hoạt nơi tự viện nào phải có sự bảo lãnh và chịu trách nhiệm của vị trụ trì nơi ấy.
Một số người cho rằng cơ chế theo hệ thống dọc này trói buộc các đơn vị GĐPT như một cái Vòng kim cô ; rằng áp đặt quyền của vị trụ trì lên GĐPT quá nhiều . Nhưng qua thực tế sinh hoạt bao nhiêu năm nay, chúng ta thấy rằng dù theo hệ thống tổ chức trước năm 1975 thì GĐPT vẫn là một tổ chức nhỏ nằm dưới sự quản lý của một tổ chức lớn là Giáo Hội và đương nhiên một đơn vị GĐPT sinh hoạt tại chùa nào cũng đều phải có sự đồng ý và bảo trợ của vị trụ trì nơi ấy. Đó là những ràng buộc tất yếu , không có gì là áp đặt cả.
Kết quả Đại hội IV GHPGVN đã mở ra cho GĐPT một hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho GĐPT sinh hoạt công khai và hợp pháp. Tuy chưa phải đã hết khó khăn nhưng từ nay GĐPT như đứa con vô thừa nhận, nay đã được làm giấy khai sinh hợp pháp để sống trong ngôi nhà Giáo hội.
VII-VẬN HỘI MỚI, THÁCH THỨC MỚI :
Một vận hội mới đã mở ra , song những người Áo Lam cũng đồng thời phải đối diện với những thách thức mới :
1) Thách thức từ trong nội bộ : tại một số địa phương , các đơn vị GĐPT nơi đó không công nhận sự ra đời của Phân ban HD.GĐPT thuộc GHPGVN. Họ tách ra lập Ban Hướng Dẫn GĐPT , gọi đây là Gia Đình Phật Tử truyền thống và gọi các GĐPT sinh hoạt trong lòng GHPGVN là Gia Đình Phật Tử quốc doanh (do nhà nước thành lập). Một chiến dịch nói xấu để hạ uy tín những người anh em bên kia được mở ra khiến tổ chức GĐPT phân hóa thành hai phần . Một con sông Gianh đã khởi hiện trong tâm tưởng của một bộ phận anh em cùng mặc chiếc áo lam. Tư tưởng phân biệt “truyền thống” và “quốc doanh” được đem ra giảng dạy cho một bộ phận đoàn sinh mới. Không biết đến bao giờ sự phân biệt ấy mới phai nhòa trong tâm thức của các em ?
2) Thách thức từ sự nghi kỵ của Chính quyền : Dưới mắt chính quyền, tổ chức GĐPT là một “mụt nhọt đã thành sẹo” trên thân thể, xóa đi không được thôi thì đành chấp nhận sống với nó. Vì lẽ ấy, các anh chị huynh trưởng đang sinh hoạt luôn phải chịu một áp lực từ phía chính quyền. Những anh chị đang là giáo viên, công chức trong chế độ mới thì đành vì miếng cơm manh áo mà từ giả sinh hoạt GĐPT ; những anh chị không thuộc đối tượng quản lý của các cơ quan nhà nước mới có thể trở lại sinh hoạt, nhưng phải chịu sự giám sát và quản lý của các cơ quan chức năngf một cách chặt chẽ. Một vài anh chị huynh trưởng cốt cán của GĐPT tại địa phương thì thường xuyên được quan tâm đặc biệt, mọi hoạt động của các anh chị này đều không thoát khỏi sự theo dõi của “hệ thống nghe nhìn” của cơ quan chuyên trách tôn giáo.
3) Thách thức từ hiện thực xã hội : ngày xưa, đoàn viên GĐPT được tập hợp từ nhiều thành phần trong xã hội : công chức, giáo viên, quân nhân, sinh viên học sinh, công nhân, nông dân… Ngày nay chỉ còn gói gọn trong thành phần những người làm nghề tự do. Thành phần học sinh, sinh viên tuy rất yêu thích sinh hoạt GĐPT nhưng thời gian các em đến với GĐPT không lâu dài, hết cấp 3 là đã buộc phải rời tổ chức và tương lai cũng không hứa hẹn các em sẽ trở lại với GĐPT. Vào thời điểm các bạn đang đọc những dòng sử này, số anh chị huynh trưởng GĐPT trước năm 1975 còn lại trong nước đã ở tuổi thất thập cổ lai hy cả rồi, nhưng đây chính là linh hồn của tổ chức GĐPTVN cho tới giờ phút này. Tương lai GĐPT ra sao một khi thế hệ này qua dời ?
Thiết nghĩ đây mới là vấn đế cốt tử trong sinh hoạt GĐPT hiện nay. Hãy đoàn kết để cùng nhau tìm ra phương hướng cho tương lai thay vì mãi loay hoay với suy nghĩ phân biệt truyền thống hay quốc doanh.
VIII-VƯỢT QUA THÁCH THỨC, TỰ ĐỔI MỚI ĐỂ TỒN TẠI :
Tháng 7 năm 2001, tại tổ đình Từ Đàm - Huế, Hội nghị Huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn GĐPT toàn quốc được triệu tập nhằm hai mục đích :
1/Tu chính Nội quy GĐPTVN
2/Kỷ niệm 50 năm ngày khai sinh danh hiệu Gia Đình Phật Tử (1951-2001), đồng thời khai khóa trại huấn luyện Vạn Hạnh II .
Về dự hội nghị có 70 huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn và trên 200 huynh trưởng cấp Tín là trại sinh trại Vạn Hạnh II.
Vào đầu năm 2002, Nội quy GĐPT (tu chính) được Trung ương GHPGVN phê chuẩn và ban hành áp dụng trên toàn quốc. Nội quy được tu chính lần này vẫn giữ nguyên những nét căn bản của Nội quy cũ, chỉ sửa đổi một số điều về hình thức tổ chức và thủ tục xét, xếp cấp huynh trưởng…cho phù hợp với Hiến chương GHPGVN và pháp luật hiện hành.
5 năm sau, tức tháng 8-2006, hội nghị Huynh trưởng cấp Tấn – Dũng được tổ chức lần II tại tổ đình Vĩnh Nghiêm – TP.Hồ Chí Minh nhằm hai mục đích :
1/San định lại toàn bộ chương trình tu học của đoàn sinh, huynh trưởng và chương trình huấn luyện huynh trưởng GĐPT.
2/Khai khóa trại huấn luyện Vạn Hạnh III
Tham dự hội nghị lần này có 170 huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn .
300 huynh trưởng cấp Tín là trại sinh trại Vạn Hạnh III.
* * *
Tại hội nghị GĐPT toàn quốc lần II, Anh Nguyễn Thắng Nhu, trưởng Phân ban HD.GĐPT Trung ương đọc báo cáo nêu rõ :
- Trong cả nước (từ Quảng Trị trở vào) có 16 tỉnh, thành có GĐPT sinh hoạt trong lòng Giáo hội với tổng số 787 đơn vị và 57.797 đoàn viên, cụ thể như sau:
*TP.HCM có 20 đơn vị với 1223 đoàn viên (gồm huynh trưởng +đoàn sinh)
*Tỉnh Bình Dương có 8 đơn vị với 345 đoàn viên
*Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 22 đơn vị với 2250 đoàn viên
*Tỉnh Kiên Giang có 6 đơn vị với 374 đoàn viên
*Tỉnh Bạc Liêu có 5 đơn vị với 225 đoàn viên
*Tỉnh Lâm Đồng có 24 đơn vị với 2334 đoàn viên
*Tỉnh Đak Lak có 54 đơn vị với 4097 đoàn viên
*Tỉnh Kon Tum có 12 đơn vị với 772 đoàn viên
*Tỉnh Bình Thuận có 24 đơn vị với 2394 đoàn viên
*TỉnhPhú Yên có 56 đơn vị với 4372 đoàn viên
*Tỉnh Quảng Ngãi có 36 đơn vị với 1662 đoàn viên
*Tỉnh Quảng Nam có 95 đơn vị với 3427 đoàn viên
*TP. Đà Nẳng có 52 đơn vị với 3809 đoàn viên
*Tỉnh Thừa Thiên-Huế có 192 đơn vị với 17763 đoàn viên
*Tỉnh Quảng Trị có 164 đơn vị với 11845 đoàn viên
Ngoài ra, còn một số tỉnh, thành có GĐPT sinh hoạt nhưng chưa đăng ký với Ban HDPT Trung ương xin gởi huynh trưởng đại diện đến dự thính tại Hội nghị.
IX. ĐÔI DÒNG TÂM TƯ
Như vậy, sau 10 năm phục sinh và công khai hoạt động, nay tổ chức GĐPTVN đã xây xong phần nền tảng và đang tiếp tục tô điểm cho ngôi Nhà Lam càng thêm khang trang, lộng lẫy giữa đời sống xã hội đầu thế kỳ XXI. Dĩ nhiên, ngôi nhà nào dù đẹp cách mấy rồi cũng sẽ có người bình phẩm chỗ này chưa tốt, chỗ kia cần sửa lại v.v… Nhưng đối với tất cả anh chị em Áo Lam đang sống trong ngôi nhà này đều cảm thấy mãn nguyện vì những gì mình đã đóng góp cho mái ấm Tình Lam có được như ngày hôm nay.
Hướng về tương lai, chúng ta tin tưởng và tự hào rằng GĐPT không thể bị diệt vong, bởi vì chủng tử Lam đã như vô vàn hạt cỏ bay khắp tứ phương tám hướng, chỉ cần nơi nào có đất có nước là cỏ nẩy mầm ngay. GĐPT không thể bị mua chuộc hay đàn áp. Hồn thiêng các bậc tiền nhân cũng như phước báu của bao sự dâng hiến và hy sinh luôn luôn bảo vệ chúng ta khỏi những cám dỗ vật chất, che chở chúng ta trước mọi thế lực muốn khuất phục Gia đình Áo Lam.
Điều này, há chẳng phải là tính ưu việt của Phật Giáo Việt Nam hay sao ? há chẳng đáng là niềm tự hào cho những người con Phật trên đất nước với truyền thống Phật Giáo Đinh-Lê-Lý-Trần hay sao ?
Để kết thúc bài này, chúng ta hãy đọc lại một đoạn được ghi trong sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của tác giả Nguyễn Lang :
“…Gia Đình Phật Tử là một tổ chức giáo dục thiếu nhi quan trọng và có sắc thái độc đáo; có thể nói đó là một trong những nét đặc biệt nhất của Đạo Phật tại Việt Nam. Tại các nước Phật Giáo trên khắp thế giới, chưa có tổ chức thiếu nhi nào đông đảo và có tổ chức khéo léo như thế …”
Cuối Thu Bính Tuất PL.2550
MINH KIM
GIAI ĐỌAN SAU NĂM 1975
I-NHỮNG THÁNG NGÀY TĂM TỐI :
Ngày 30/4/1975 là một cột mốc quan trọng ghi dấu lên trang sử Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Kể từ đây, một đoạn đường dài đầy chông gai với nhiều thử thách to lớn đang chờ đón những ngưới Áo Lam trên con đường phía trước.
Tưởng rằng sau khi đất nước có hòa bình, ba miền Nam-Trung-Bắc thống nhất về một mối sẽ là điều kiện thuận lợi để cho tổ chức Áo Lam tìm lại không khí sum họp như trước năm 1945 và cùng nắm tay xây dựng tổ chức càng thêm vững mạnh. Nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy :
-Trước hết, chính quyền cách mạng cấm chỉ mọi sinh hoạt GĐPT trong cả nước. Nhiều người đặt câu hỏi : “Vì sao một tổ chức thanh thiếu nhi sinh hoạt thuần túy tôn giáo, đem lại nhiều ích lợi như GĐPT mà lại bị cấm sinh hoạt ?” Để trả lời thắc mắc này, chúng ta hãy tìm hiểu về chủ trương, đường lối về giáo dục thanh-thiếu-nhi của đảng Cộng Sản Việt Nam thì sẽ rõ. Với chủ trương độc quyền chính trị cùng tất cả mọi lĩnh vực kinh tế-giáo dục-xã hội v.v… đảng CSVN muốn tất cả thanh thiếu nhi đều là mầm non của Đảng; tất cả công nhân, nông dân, thị dân , trí thức, phụ nữ …đều trở thành con người “Vừa hồng vừa chuyên” . Vì vậy, tất cả mọi tầng lớp, mọi thành phần trong xã hội đều phải là đảng viên, đoàn viên, đội viên, đoàn viên Công đoàn, hội viên các hội do Nhà nước thành lập và trực tiếp quản lý . Vậy thì còn chỗ nào dành cho tổ chức GĐPT ? Trong giai đoạn này, không phải chỉ có GĐPT bị giải tán, mà tất cả các hội đoàn khác sinh hoạt tại miền Nam trước ngày giải phóng cũng đều có chung số phận như : Hướng đạo, Thanh niên Hồng Thập Tự v.v…
II-BỐI CẢNH TẠO NÊN SỰ PHÂN CÁCH :
Những năm sau giải phóng, không ít đoàn sinh GĐPT tham gia vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên… nhờ có lý lịch tốt và sẵn có kỹ năng và tinh thần cộng đồng mà các em đã được huân tập từ thời còn đeo huy hiệu Sen Trắng. Một số trong các em từ vị trí một đoàn viên Thanh niên dần dần được kết nạp vào Đảng và leo lên những vị trí lãnh đạo trong guồng máy chính trị của Nhà nước . Một số khác, tuy không vào Đảng, không làm lãnh đạo nhưng vẫn được tiếp tục đem khả năng chuyên môn của mình làm việc dưới chế độ mới ; hoặc một số khác do năng động hòa nhập với cuộc sống mới nên có cuộc sống bình thường, không mặc cảm, không thù hận.
Nhưng bên cạnh số đoàn viên GĐPT có thuận duyên hòa nhập vào cuộc sống mới như vừa nêu, còn lại một số anh chị em phải vật lộn với cuộc sống từng ngày, bị phân biệt đối xử, một số khác bị vào trại cải tạo… Họ lâm vào tình trạng mất phương hướng, bất mãn và u hoài nuối tiếc cho quá khứ đẹp đẽ của tổ chức Áo Lam. Hậu quả là một số vượt biên ra nước ngoài, số khác không có điều kiện vượt biên đành chấp nhận ở lại với tâm tư u ám nặng nề trước cuộc sống mới.
Từ hai cảnh đời trái ngược nêu trên, trong đoàn viên GĐPT nẩy sinh hai thái độ, hai quan điểm, hai ước vọng và cuối cùng là hai con đường để đi. Đó là nghịch cảnh mà từ nay, anh chị em Áo Lam phải đối đầu như một thách thức lớn nhất trong trang sử GĐPTVN.
Sau này, khi sinh hoạt GĐPT được chấp nhận như một thực thể không thể cắt bỏ trong đời sống xã hội Việt Nam , một số quan điểm từ phía chánh quyền thường cho rằng “Tình trạng phân hóa hiện nay là do mâu thuẩn trong nội bộ GĐPTVN” . Điều đó đúng hay sai còn tùy vào vị trí và cách nhìn của từng phía. Tuy nhiên, chúng ta phải đau lòng chấp nhận rằng: Sau năm 1975, GĐPTVN đã bị phân chia thành hai xu thế :
1-Xu thế đối đầu với chính quyền, xem tất cả tổ chức Phật Giáo nào được chính quyền cho phép hoạt động đều là “Quốc doanh”. Họ thường công kích dữ dội những người không cùng xu thế với họ; xem những người bên kia là kẻ phản đạo, là những người không ra gì.
2-Xu thế hội nhập để phát triển không mang tính đối đầu với chính quyền, Họ chấp nhận luật pháp mới , bởi vì chỉ có như vậy mới có cơ hội duy trì và phát triển tổ chức. Họ không đành lòng làm Sào Phủ, Hứa Do ăn rau rừng để phủ nhận hưởng lộc triều đình, hay Khuất Nguyên tự tìm cái chết để khỏi mang tiếng cộng tác với chế độ mới.
III-TÁI HIỆN CUỘC ĐẤU TRANH NĂM 1963
Trở lại những gì diễn ra sau năm 1975 . Mặc dù không được sinh hoạt như trước kia, nhưng đại đa số đoàn viên GĐPT đều vẫn gắn bó với Chùa, với Thầy; cùng Thầy chịu đựng những gian nan vất vả của thời bao cấp. Thầy nhờ phật tử chia sẻ ít lon gạo mỗi ngày để nuôi chúng; Phật tử nhờ giáo lý Thầy giảng mà tìm được chút bình an trong thời buổi tối tăm của Đạo Pháp.
Cuối năm 1981, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời sau nhiều trăn trở, nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vai trò của GHPGVN cũng chưa thực sự nổi bật. Nhiều địa phương vẫn chưa thể thành lập Ban Trị Sự Tình, Thành hội ; tại các địa phương đã có Ban Trị sự cũng còn một số tự việc chưa gia nhập Giáo hội.. Các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo còn bị hạn chế rất nhiều. Mọi hoạt động trong chùa quy tụ từ 20 người trở lên đều phải xin phép chính quyền với nhiều thủ tục quanh co rắc rối. Bóng dáng anh chị em Áo Lam vẫn hiện diện đều đặn bên Giáo hội, mặc cho khó khăn, nguy hiểm vây quanh. Tình hình trong những năm này, về tinh thần, không khác gì cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm 1963, nó chỉ khác trước ở hình thức bên ngoài, còn bên trong nó thể hiện đầy đủ tính chất gan lỳ, bền bỉ, tuỳ duyên bất biến và tiềm ẩn tinh thần Bi-Trí-Dũng của những con người Phật Giáo.
IV-PHỤC SINH TỪ ĐỐNG TRO TÀN
Vào năm 1986, đảng Cộng Sản Việt Nam thi hành đường lối đổi mới . Lúc bấy giờ, chính quyền cũng bớt khắt khe với Tôn giáo. Những buổi học giáo lý, những buổi lễ do nhà chùa tổ chức đã có đông người đến dự , dĩ nhiên không thể thiếu vắng đại diện chính quyền.
Mặc dù chính quyền chưa cho phép tái hoạt động, các địa phương có phong trào GĐPT mạnh như các tỉnh miền Trung và một vài tỉnh miền Nam đã rục rịch cho đoàn ngũ hóa lại các anh chị em Áo Lam, thu nhận thêm đoàn sinh mới sinh hoạt như một đơn vị GĐPT trước đây. Thời kỳ phục sinh này là thời kỳ mang nhiều tính sử thi nhất, lãng mạng nhất, hào hùng nhất mà bất cứ một đoàn viên GĐPT nào có mặt lúc ấy cũng không thể quên. Bởi vì mỗi một chương trình kế hoạch đưa ra, mỗi một quyết định được nhất trí của tập thể lúc ấy đều mang tính táo bạo, đột phá và phảng phất một mối nguy hiểm không lường trước.
Như vậy, sinh hoạt GĐPT đã được phục sinh theo cách ấy. Vì vậy, sau này nếu có ai nói với bạn rằng GĐPT mà bạn đang sinh hoạt là “GĐPT do nhà nước thành lập” thì đó là một câu nói xúc phạm nặng nề đối với người anh em cùng mặc Áo Lam như mình. Người nói câu ấy, hay dạy cho đoàn sinh mình có suy nghĩ ấy cần phải xem lại bài học Chánh Ngữ mà mình đã từng giảng dạy cho các em.
V-VẦNG ĐÔNG LÓ DẠNG :
Tại đại hội đại biểu Phật Giáo Việt Nam lần thứ III ( Hà Nôi -1990 ), lần đầu tiên, sinh hoạt GĐPT được chính thức đưa vào chương trình nghị sự. Để đạt được điều này là cả một quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi của tất cả những người Áo Lam và những người có cảm tình với tổ chức GĐPT. Thực tế vào những năm 1986-1990, đa số tỉnh thành trong cả nước đều đã có sinh hoạt GĐPT. Nơi nào mạnh thì sinh hoạt công khai; nơi nào yếu thì sinh hoạt bán công khai (núp dưới danh nghĩa hoạt động Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử, một ngành hoạt động được ghi trong Hiến Chương GHPGVN). Thực tế đó đã đánh động lương tri của tất cả những ai còn nặng lòng với Đạo Pháp và quan hoài đến sự nghiệp Trồng Người của PGVN.
Lần lượt trên mặt báo Giác Ngô và tập san Văn Hóa, cơ quan diễn đàn hợp pháp duy nhất của GHPGVN, đã xuất hiện một loạt bài viết của Hòa Thượng Thích Minh Châu, Anh Cả Võ Đình Cường và một số tác giả khác nêu lên sự cần thiết của sinh hoạt GĐPT. Đây là những bài báo nhằm mục đích giải trình về tôn chỉ, mục đích của tổ chức GĐPT để tranh thủ sự hiểu biết và dẫn đến sự đồng tình của chính quyền và một số vị lãnh đạo trong Giáo hội lúc bấy giờ.
Sau Đại hội III, tình hình sinh hoạt GĐPT tại các địa phương được cải thiện lên một bước ( Có nghĩa là Giáo Hội mặc nhiên công nhận sinh hoạt GĐPT và ra Thông bạch hướng dẫn các BTS Tỉnh, Thành Hội quản lý sinh hoạt GĐPT tại địa phương mình ). Đây là bước đầu thể nghiệm để tiến đến chính thức công nhận và đưa sinh hoạt GĐPT vào Hiến Chương GHPGVN. Tất cả anh chị em Áo Lam đều phấn khởi vui mừng trước kết quả này.
Tháng 12/1995, Ban Tôn Giáo Chính Phủ ban hành Thông tư số 01 chính thức cho phép GĐPT sinh hoạt trong lòng GHPGVN . Tuy vậy, chính quyền cũng còn cẩn thận chỉ cho các đơn vị GĐPT đã sinh hoạt trước ngày 30/4/1975 được sinh hoạt trở lại, chứ chưa cho thành lập các đơn vị GĐPT mới.
VI-ĐỨA CON ĐƯỢC THỪA NHẬN
Sang đến Đại Hội GHPGVN lần thứ IV ( Hà Nội -1997 ), sinh hoạt GĐPT được chính thức đưa vào Hiến chương GHPGVN qua cơ chế : Cải tên Ban Hướng Dẫn Cư Sĩ Phật Tử thành Ban Hướng Dẫn Phật Tử. Ban HDPT có 2 Phân ban trực thuộc : 1)PB Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử - 2)Phân ban Hướng dẫn GĐPT.
Qua cơ chế này, các đơn vị GĐPT trực thuộc Phân ban HD.GĐPT . Phân ban này lại trực thuộc Ban Hường Dẫn Phật Tử Tỉnh, Thành hội. Mỗi đơn vị GĐPT sinh hoạt nơi tự viện nào phải có sự bảo lãnh và chịu trách nhiệm của vị trụ trì nơi ấy.
Một số người cho rằng cơ chế theo hệ thống dọc này trói buộc các đơn vị GĐPT như một cái Vòng kim cô ; rằng áp đặt quyền của vị trụ trì lên GĐPT quá nhiều . Nhưng qua thực tế sinh hoạt bao nhiêu năm nay, chúng ta thấy rằng dù theo hệ thống tổ chức trước năm 1975 thì GĐPT vẫn là một tổ chức nhỏ nằm dưới sự quản lý của một tổ chức lớn là Giáo Hội và đương nhiên một đơn vị GĐPT sinh hoạt tại chùa nào cũng đều phải có sự đồng ý và bảo trợ của vị trụ trì nơi ấy. Đó là những ràng buộc tất yếu , không có gì là áp đặt cả.
Kết quả Đại hội IV GHPGVN đã mở ra cho GĐPT một hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho GĐPT sinh hoạt công khai và hợp pháp. Tuy chưa phải đã hết khó khăn nhưng từ nay GĐPT như đứa con vô thừa nhận, nay đã được làm giấy khai sinh hợp pháp để sống trong ngôi nhà Giáo hội.
VII-VẬN HỘI MỚI, THÁCH THỨC MỚI :
Một vận hội mới đã mở ra , song những người Áo Lam cũng đồng thời phải đối diện với những thách thức mới :
1) Thách thức từ trong nội bộ : tại một số địa phương , các đơn vị GĐPT nơi đó không công nhận sự ra đời của Phân ban HD.GĐPT thuộc GHPGVN. Họ tách ra lập Ban Hướng Dẫn GĐPT , gọi đây là Gia Đình Phật Tử truyền thống và gọi các GĐPT sinh hoạt trong lòng GHPGVN là Gia Đình Phật Tử quốc doanh (do nhà nước thành lập). Một chiến dịch nói xấu để hạ uy tín những người anh em bên kia được mở ra khiến tổ chức GĐPT phân hóa thành hai phần . Một con sông Gianh đã khởi hiện trong tâm tưởng của một bộ phận anh em cùng mặc chiếc áo lam. Tư tưởng phân biệt “truyền thống” và “quốc doanh” được đem ra giảng dạy cho một bộ phận đoàn sinh mới. Không biết đến bao giờ sự phân biệt ấy mới phai nhòa trong tâm thức của các em ?
2) Thách thức từ sự nghi kỵ của Chính quyền : Dưới mắt chính quyền, tổ chức GĐPT là một “mụt nhọt đã thành sẹo” trên thân thể, xóa đi không được thôi thì đành chấp nhận sống với nó. Vì lẽ ấy, các anh chị huynh trưởng đang sinh hoạt luôn phải chịu một áp lực từ phía chính quyền. Những anh chị đang là giáo viên, công chức trong chế độ mới thì đành vì miếng cơm manh áo mà từ giả sinh hoạt GĐPT ; những anh chị không thuộc đối tượng quản lý của các cơ quan nhà nước mới có thể trở lại sinh hoạt, nhưng phải chịu sự giám sát và quản lý của các cơ quan chức năngf một cách chặt chẽ. Một vài anh chị huynh trưởng cốt cán của GĐPT tại địa phương thì thường xuyên được quan tâm đặc biệt, mọi hoạt động của các anh chị này đều không thoát khỏi sự theo dõi của “hệ thống nghe nhìn” của cơ quan chuyên trách tôn giáo.
3) Thách thức từ hiện thực xã hội : ngày xưa, đoàn viên GĐPT được tập hợp từ nhiều thành phần trong xã hội : công chức, giáo viên, quân nhân, sinh viên học sinh, công nhân, nông dân… Ngày nay chỉ còn gói gọn trong thành phần những người làm nghề tự do. Thành phần học sinh, sinh viên tuy rất yêu thích sinh hoạt GĐPT nhưng thời gian các em đến với GĐPT không lâu dài, hết cấp 3 là đã buộc phải rời tổ chức và tương lai cũng không hứa hẹn các em sẽ trở lại với GĐPT. Vào thời điểm các bạn đang đọc những dòng sử này, số anh chị huynh trưởng GĐPT trước năm 1975 còn lại trong nước đã ở tuổi thất thập cổ lai hy cả rồi, nhưng đây chính là linh hồn của tổ chức GĐPTVN cho tới giờ phút này. Tương lai GĐPT ra sao một khi thế hệ này qua dời ?
Thiết nghĩ đây mới là vấn đế cốt tử trong sinh hoạt GĐPT hiện nay. Hãy đoàn kết để cùng nhau tìm ra phương hướng cho tương lai thay vì mãi loay hoay với suy nghĩ phân biệt truyền thống hay quốc doanh.
VIII-VƯỢT QUA THÁCH THỨC, TỰ ĐỔI MỚI ĐỂ TỒN TẠI :
Tháng 7 năm 2001, tại tổ đình Từ Đàm - Huế, Hội nghị Huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn GĐPT toàn quốc được triệu tập nhằm hai mục đích :
1/Tu chính Nội quy GĐPTVN
2/Kỷ niệm 50 năm ngày khai sinh danh hiệu Gia Đình Phật Tử (1951-2001), đồng thời khai khóa trại huấn luyện Vạn Hạnh II .
Về dự hội nghị có 70 huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn và trên 200 huynh trưởng cấp Tín là trại sinh trại Vạn Hạnh II.
Vào đầu năm 2002, Nội quy GĐPT (tu chính) được Trung ương GHPGVN phê chuẩn và ban hành áp dụng trên toàn quốc. Nội quy được tu chính lần này vẫn giữ nguyên những nét căn bản của Nội quy cũ, chỉ sửa đổi một số điều về hình thức tổ chức và thủ tục xét, xếp cấp huynh trưởng…cho phù hợp với Hiến chương GHPGVN và pháp luật hiện hành.
5 năm sau, tức tháng 8-2006, hội nghị Huynh trưởng cấp Tấn – Dũng được tổ chức lần II tại tổ đình Vĩnh Nghiêm – TP.Hồ Chí Minh nhằm hai mục đích :
1/San định lại toàn bộ chương trình tu học của đoàn sinh, huynh trưởng và chương trình huấn luyện huynh trưởng GĐPT.
2/Khai khóa trại huấn luyện Vạn Hạnh III
Tham dự hội nghị lần này có 170 huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn .
300 huynh trưởng cấp Tín là trại sinh trại Vạn Hạnh III.
* * *
Tại hội nghị GĐPT toàn quốc lần II, Anh Nguyễn Thắng Nhu, trưởng Phân ban HD.GĐPT Trung ương đọc báo cáo nêu rõ :
- Trong cả nước (từ Quảng Trị trở vào) có 16 tỉnh, thành có GĐPT sinh hoạt trong lòng Giáo hội với tổng số 787 đơn vị và 57.797 đoàn viên, cụ thể như sau:
*TP.HCM có 20 đơn vị với 1223 đoàn viên (gồm huynh trưởng +đoàn sinh)
*Tỉnh Bình Dương có 8 đơn vị với 345 đoàn viên
*Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 22 đơn vị với 2250 đoàn viên
*Tỉnh Kiên Giang có 6 đơn vị với 374 đoàn viên
*Tỉnh Bạc Liêu có 5 đơn vị với 225 đoàn viên
*Tỉnh Lâm Đồng có 24 đơn vị với 2334 đoàn viên
*Tỉnh Đak Lak có 54 đơn vị với 4097 đoàn viên
*Tỉnh Kon Tum có 12 đơn vị với 772 đoàn viên
*Tỉnh Bình Thuận có 24 đơn vị với 2394 đoàn viên
*TỉnhPhú Yên có 56 đơn vị với 4372 đoàn viên
*Tỉnh Quảng Ngãi có 36 đơn vị với 1662 đoàn viên
*Tỉnh Quảng Nam có 95 đơn vị với 3427 đoàn viên
*TP. Đà Nẳng có 52 đơn vị với 3809 đoàn viên
*Tỉnh Thừa Thiên-Huế có 192 đơn vị với 17763 đoàn viên
*Tỉnh Quảng Trị có 164 đơn vị với 11845 đoàn viên
Ngoài ra, còn một số tỉnh, thành có GĐPT sinh hoạt nhưng chưa đăng ký với Ban HDPT Trung ương xin gởi huynh trưởng đại diện đến dự thính tại Hội nghị.
IX. ĐÔI DÒNG TÂM TƯ
Như vậy, sau 10 năm phục sinh và công khai hoạt động, nay tổ chức GĐPTVN đã xây xong phần nền tảng và đang tiếp tục tô điểm cho ngôi Nhà Lam càng thêm khang trang, lộng lẫy giữa đời sống xã hội đầu thế kỳ XXI. Dĩ nhiên, ngôi nhà nào dù đẹp cách mấy rồi cũng sẽ có người bình phẩm chỗ này chưa tốt, chỗ kia cần sửa lại v.v… Nhưng đối với tất cả anh chị em Áo Lam đang sống trong ngôi nhà này đều cảm thấy mãn nguyện vì những gì mình đã đóng góp cho mái ấm Tình Lam có được như ngày hôm nay.
Hướng về tương lai, chúng ta tin tưởng và tự hào rằng GĐPT không thể bị diệt vong, bởi vì chủng tử Lam đã như vô vàn hạt cỏ bay khắp tứ phương tám hướng, chỉ cần nơi nào có đất có nước là cỏ nẩy mầm ngay. GĐPT không thể bị mua chuộc hay đàn áp. Hồn thiêng các bậc tiền nhân cũng như phước báu của bao sự dâng hiến và hy sinh luôn luôn bảo vệ chúng ta khỏi những cám dỗ vật chất, che chở chúng ta trước mọi thế lực muốn khuất phục Gia đình Áo Lam.
Điều này, há chẳng phải là tính ưu việt của Phật Giáo Việt Nam hay sao ? há chẳng đáng là niềm tự hào cho những người con Phật trên đất nước với truyền thống Phật Giáo Đinh-Lê-Lý-Trần hay sao ?
Để kết thúc bài này, chúng ta hãy đọc lại một đoạn được ghi trong sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của tác giả Nguyễn Lang :
“…Gia Đình Phật Tử là một tổ chức giáo dục thiếu nhi quan trọng và có sắc thái độc đáo; có thể nói đó là một trong những nét đặc biệt nhất của Đạo Phật tại Việt Nam. Tại các nước Phật Giáo trên khắp thế giới, chưa có tổ chức thiếu nhi nào đông đảo và có tổ chức khéo léo như thế …”
Cuối Thu Bính Tuất PL.2550
MINH KIM