BÙNG CHÁY VÀ NHỎ GIỌT
Giai đoạn thứ bảy phát triển từ giai đoạn trước và cũng được thực hiện kết hợp với hơi thở bình. Một lần nữa, ta tìm thấy đối tượng thiền định là chữ A ngắn và cây kim lửa của nó, và khiến ngọn lửa dần dần dài ra. Nó có bản chất là ngọn lửa rất mạnh, bốc lên qua chính giữa của trung mạch. Khi đến trung tâm của luân xa tim, nó cuộn theo chiều kim đồng hồ một vòng quanh chữ HUM lộn ngược, nhờ đó đưa nó tới gần hơn với sự tan chảy. Ngọn lửa sau đó tiếp tục dần đi lên theo trung mạch cho đến khi nó đến trung tâm của luân xa cổ họng, nơi nó cuộn theo chiều kim đồng hô một vòng quanh chữ OM thẳng đứng, cũng đưa nó đến gần hơn tới sự tan chảy. Sợi lửa sau đó tiếp tục đi lên cho đến khi nó đến trung tâm của luân xa đỉnh đầu và chạm vào đáy của chữ HAM lộn ngược. Kết quả là, một giọt màu trắng nhỏ giọt từ chữ cái giống như bơ tan chảy và nhỏ giọt khi nó được giữ trên lưỡi của một ngọn lửa đang cháy. Tại thời điểm này, ta quán tưởng ngọn lửa lắng xuống, thu gọn lại thành cây kim lửa phát ra từ A ngắn. Trong quán trình thiền này không cần phải hình dung ra đệm mặt trăng.
Giọt trắng tan chảy nhỏ giọt từ HAM thành một sợi dài, mảnh, mỏng như sợi tơ nhện. Điều này tương tự như cách mật ong nhỏ giọt thành một sợi dài từ một lỗ nhỏ thủng trên hộp mật. Khi nhỏ xuống, giọt tan vào OM ở cổ họng, khiến ta cảm thấy cực kỳ sung sướng. Sau đó giọt thoát ra khỏi OM, tiếp tục giáng xuống cho đến khi tới luân xa tim, nơi nó hòa tan vào HUM khiến chúng ta trải nghiệm lạc thọ thậm chí còn lớn hơn trước. Cuối cùng, giọt xuống đến luân xa rốn và hòa tan vào ngọn lửa của A ngắn, khiến nó trở nên nóng hơn, giống như bơ nhỏ giọt vào ngọn lửa đang cháy sẽ khiến ngọn lửa cháy dữ dội hơn. Khi nhiệt độ của chữ cái tăng lên, trải nghiệm hạnh phúc của chúng ta cũng tăng lên theo. Nếu có thể, toàn bộ quá trình quán tưởng này nên được thực hiện trong khi giữ hơi thở bình. Nếu việc này quá khó, ta có thể thực hiện thở bình trước rồi sau đó, trong lúc thở bình thường, tăng chiều dài của kim lửa và tiếp tục phần còn lại của giai đoạn thiền định này.
MỘT GIẢI THÍCH VỀ BÙNG CHÁY VÀ NHỎ GIỌT PHI THƯỜNG
Giai đoạn thứ tám này tương tự như giai đoạn trước và cũng được thực hiện kết hợp với thở bình. Kim lửa đi lên qua trung mạch giống như một sợi dây điện nóng đỏ. Nó quấn quanh HUM và OM như trước rồi đi lên đến trung tâm của luân xa đỉnh đầu. Khi ngọn lửa chạm đến HAM, quá trình thực hành bắt đầu khác với giai đoạn trước. Thay vì làm tan chảy giọt trắng, sợi lửa cuộn theo chiều kim đồng hồ một lần quanh chưz cái, đưa nó gần tới điểm tan chảy, rồi tiếp tục qua trung mạch, cong xuống cho đến khi đạt đến điểm mà trung mạch kết thúc giữa hai lông mày.
Khi ngọn lửa đến điểm giữa hai lông mày, ánh sáng của nó tỏa ra từ lỗ hổng ở đó, ngay lập tức vươn tới tận cùng của không gian, thấm nhuần toàn thể môi trường và cư dân của các cõi dục, sắc và vô sắc. Ánh sáng thanh lọc những lỗi lầm và ô nhiễm của tất cả các thế giới này và cư dân của chúng khiến chúng tan chảy thành ánh sáng, hòa trộn hoàn toàn vào nhau và trở nên không phân biệt trong một quả cầu ánh sáng xanh lam nhỏ đơn nhất. Ta quán tưởng quả cầu này trước mặt mình, có kích thước bằng một bóng đèn.
Đến đây, ta quán tưởng rằng toàn thể chư Phật của ba thời và mười phương xất hiện dưới dạng các bản tôn nam và nữ trong sự ôm ấp nhất điểm, lấp đầy toàn bộ không gian bên ngoài quả cầu ánh sáng. Ta quán tưởng những tia sáng xanh rực rỡ phát ra từ quả cầu, đi vào qua lỗ mũi trái của nam thần. Ánh sáng này hòa tan vào giọt bất hoại trong các luân xa của chúng sinh thần thánh, khiến họ trải nghiệm đại lạc tự nhiên vô nhiễm.
Khi mỗi cặp đôi kinh nghiệm đại lạc này, họ tan vào ánh sáng. Các phương diện nam thần tan vào những giọt trắng, các phương diện nữ thần tan vào các giọt đỏ. Các giọt bắt nguồn từ mỗi cặp đôi hòa quyện hoàn toàn với nhau để tất cả những gì còn lại của mỗi giọt là một giọt duy nhất trong bản tính của đại lạc, có màu trắng với một chút đỏ.tất cả những giọt ánh sáng riêng biệt này tan vào một, đi vào chúng ta qua điểm giữa hai lông mày. Từ đây, giọt quyền năng này đi lên qua trung mạch của chúng ta cho đến khi nó chạm đến chữ HAM ở trung tâm luân xa đỉnh đầu. Sau đó, nó hòa tan vào chữ HAM, trở nên hoàn toàn hợp nhất với bản thể của toàn bộ các nam nữ thần bản tôn. Ta cảm thấy rằng HAM hiện đã được ban đại phúc bởi quyền năng và trí tuệ của chư Phật ba thời và mười phương. Điều rất quan trọng là ta càng tập trung cao độ càng tốt.
Sau đó, ta quay lại chú ý đến luân xa rốn. Như trước, ta thấy ngọn lửa cực nóng được tạo ra bởi A ngắn như một cây kim lửa. Một lần nữa, ngọn lửa mạnh mẽ này bốc lên trung mạch cho đến khi nó chạm đến chữ HAM trên đỉnh đầu. Vì tại thời điểm này, việc quán tưởng HUM và OM sẽ gây xao lãng, ta quán tưởng ngọn lửa đi thẳng lên trung mạch đến HAM, khiến chữ này tan chảy. Khi nó tan chảy, giọt trắng nhỏ giọt từ chữ cái, bắt đầu chảy xuống trung mạch cho đến khi nó chạm đến OM trong luân xa cổ họng, mà bây giờ chúng ta đưa trở lại tâm trí. Khi nó chạm vào OM, chữ này được chuyển hóa khiến cho bản tính của nó trở thành tổng hợp của toàn thể bản tôn nam và nữ. Sau đó, giọt trắng chảy xuống luân xa tim, chạm vào HUM, khiến nó chuyển hóa theo cùng một cách, tiếp theo chảy xuống luân xa rốn, nơi nó cũng chuyển hóa A ngắn. Bây giờ, với sự tập trung mạnh mẽ, ta cảm thấy rằng A ngắn, bản tính của đại lạc, là tổng hợp của toàn thể chúng sinh giác ngộ của ba thời và mười phương. Việc này khiến nhiệt độ do A ngắn tạo ra tăng lên rất nhiều.
Duy trì trạng thái tập trung này một lúc rồi quán tưởng rằng ánh sáng rực rỡ của nội hỏa lan tỏa khắp 64 nan hoa của luân xa rốn và sau đó là khắp 72 ngàn kinh mạch của thân thể, sửa chữa mọi khuyết điểm của chúng, thanh tẩy toàn thể khí và giọt, hấp thu mọi tiêu cực của thân, khẩu, ý. Theo cách này, các kinh mạch, khí và giọt của chúng ta được gia trì bởi thần lực và trí tuệ của mọi chúng sinh giác ngộ viên mãn.
Nếu cần làm ấm thân thể thông qua thiền định này, ta nên quán tưởng ánh sáng trôi chảy trong 72 ngàn kinh mạch rất nóng. Tuy nhiên, nếu thiếu kỹ năng, quán tưởng này có thể làm giảm nhiệt trong trung mạch, từ đó cản trở sự chín muồi của chính quả trong thiền nội hỏa. Thậm chí còn có nguy cơ thiền nội hỏa của ta thoái hóa thành việc hành pháp bất tịnh và do vậy mang kại kết quả kém hơn. Như đã nêu ra trước đây, mục đích chính của thiền nội hỏa là để chuyển hóa toàn bộ khí, mạch, giọt của chúng ta, thanh lọc tất cả khí bấ tịnh, diệt trừ mọi ý nghĩ thô thiển và tiêu cực bao gồm cả những quan niệm nhị nguyên vi tế nhất vốn cản trở thành tựu giác ngộ viên mãn. Tất cả những mục đích cao cả này đều đạt được thông qua kinh nghiệm ánh sáng của nội hỏa.
Thiền nội hỏa là một quá trình dần dần. Nếu ta cảm thấy nóng nhiều ngay từ đầu khi mới thực hành, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy tâm trí chúng ta không tập trung vào đúng chỗ để thiền. Lúc đầu, nhiệt chỉ nên được tạo ra trong không bào bên trong trung mạch tại luân xa rốn, chứ không phải trong cơ thể vật lý thô thiển.
Có một yogi vĩ đại tên Sangye Gyatso, tu viện của ông ở vùng Se của Tây Tạng, Khi ông mất, trời đang vào mùa đông và có rất nhiều tuyết trên mặt đất. Trong khi qua đời, ông đã duy trì thiền định nhất tâm vào tịnh quang trong suốt một tháng, và vì sự tập trung của ông vào thực hành nội hỏa quá mạnh mẽ nên toàn bộ tuyết xung quanh tu viện đều tan chảy.
Nếu thành công chuyển hóa và thanh lọc tất cả khí, mạch, giọt của mình, tâm trí của chúng ta sẽ tự nhiên trở nên cực kỳ sáng suốt và minh mẫn, kết quả là ta sẽ đạt được một mức độ thấu thị và các thần thông. Những dự đoán của một thiền giả đạt đến cấp độ này sẽ rất chính xác. Những năng lực như vật là sản phẩm phụ tự nhiên của việc thiền nội hỏa, nhưng chúng không phải là những thần thông chuẩn mực. Như Atisa đã nêu trong
Đèn Soi Nẻo Giác, thần thông thanh tịnh, chuẩn mực chỉ đạt được sau khi chúng ta đã đạt được trạng thái an trú tĩnh lặng thật sự.
Khi các khí, mạch, giọt đã được thanh lọc và các luồng khí đã được đưa vào trung mạch, các quan niệm nhị nguyên, nguồn gốc của luân hồi, không còn bất cứ cơ sở nào nữa và do đó chúng biến mất. Vô số những suy nghĩ tiêu cực do tâm nhị nguyên thúc đẩy tự động biến mất mà không cần nỗ lực, kết quả là tâm trí tự nhiên phát triển những phẩm chất tích cực.
Giai đoạn thứ tám của thiền định được gọi là “phi thường” vì nó hiệu triệu quyền năng và phúc lành từ các bản tôn nam và nữ. Nó có ba lợi ích chính: (1) nó ban lực gia trì từ các bản tôn nam và nữ; (2) nó ban ân điển và tịnh hóa khí, mạch, giọt, do đó triệt tiêu các tư tưởng tiêu cực; (3) nó khiến nội hỏa được đốt lên và bùng cháy để các giọt tan chảy và lưu hành trong trung mạch, nhờ đó phát sinh đại lạc tự nhiên.
Đến đây kết thúc phần đầu tiên về thiền nội hỏa. Thực hành nội hỏa đặc biệt này được gọi là “Đấng hung nộ có bốn luân xa” và chủ yếu được giải thích trong mật điển
Hevajra và cũng có trong các mật điển
Samputa và
Samvara Nhỏ. Hầu hết các yogi ban đầu đã thực hành hệ thống này và đạt được giác ngộ hoàn hảo nhờ nó, vì vậy nó là một kho báu vô cùng quý giá.
TỊNH QUANG VÀ BỐN HỶ
Dựa trên những điều này, một giải thích về thực hành bốn hỷ và chín hòa nhập
Phần này được diễn giải theo hai mục:
1. Giải thích về bốn hỷ
2. Giải thích về chín hòa nhập
GIẢI THÍCH VỀ BỐN HỶ
Có hai nhóm tứ hỷ, nhóm thuộc giai đoạn phát sinh và nhóm thuộc giai đoạn thành tựu. Giai đoạn sau sẽ được mô tả ở đây. Kinh nghiệm bốn hỷ của giai đoạn thành tựu phụ thuộc vào việc các luồng khí đi vào, trụ lại và hòa tan trong trung mạch. Phương pháp để thực hiện điều này là tám giai đoạn thiền nội hỏa. Nếu thực hành thành công tám giai đoạn này, chắc chắn chúng ta sẽ có thể đạt được sự kiểm soát mong muốn đối với các luồng nội khí của mình. Bởi việc nhận ra khi nào các luồng khí đi vào, trụ lại và hòa tan trong trung mạch là rất quan trọng, ta cần phải làm quen với các dấu hiệu liên quan đến từng giai đoạn này. Vì vậy, trước khi thảo luận về bốn hỷ, sẽ hữu ích nếu trình bày một mô tả chi tiết về các dấu hiệu này.
Chúng ta có thể biết được khí đã vào trung mạch hay chưa bằng cách kiểm tra hơi thở của mình. Thông thường, hơi thở của ta mất cân bằng. Nhiều không khí được thở ra qua một bên lỗ mũi hơn là qua bên kia, và không khí bắt đầu thoát ra khỏi một bên lỗ mũi trước bên kia. Tuy nhiên, khi khí đã vào trung mạch do kết quả của tám giai đoạn thiền định, sức ép và thời gian của hơi thở sẽ giống nhau ở cả hai bên lỗ mũi khi hít vào và thở ra. Do đó, dấu hiệu đầu tiên cần lưu ý là chúng ta sẽ thở đềi qua cả hai lỗ mũi. Một sự mất cân bằng đáng chú ý khác trong hơi thở bình thường là hơi hít vào mạnh hơn hơi thở ra hoặc ngược lại. Dấu hiệu thứ hai cho thấy luồng khí đã đi vào trung mạch là áp lực khi hít vào sẽ bằng chính xác áp lực khi thở ra.
Ngoài ra còn có hai dấu hiệu cho thấy các luồng khí đang trú ngụ trong trung mạch: (1) hơi thở của chúng ta càng lúc càng yếu đi, cuối cùng là ngưng hẳn, và (2) mọi chuyển động của bụng bình thường liên quan đến hơi thở đều dừng lại. Trong diễn biến thông thường của mọi việc, nếu hơi thở ngừng lại thì chúng ta sẽ tràn ngập hoảng loạn và nghĩ rằng mình sắp chết, nhưng nếu ta có thể ngừng thở thông qua sức mạnh thiền định, thay vì hoảng loạn, tâm trí của ta sẽ trở nên tự tin, thoải mái và linh hoạt hơn.
Khi các luồng khí an trú trong trung mạch, chúng ta không còn phải dựa vào không khí thô để sinh tồn nữa. Bình thường hơi thở của chúng ta chỉ dừng lại vào lúc chết. Trong lúc ngủ, hơi thở của ta trở nên tinh tế hơn nhiều, nhưng không bao giờ dừng hẳn. Tuy nhiên trong quá trình hành thiền ở giai đoạn thành tựu, hởi thở có thể dừng hẳn mà không khiến chúng ta bất tỉnh. Sau khi các luồng khí đã an trú trong trung mạch từ năm tới mười phút, chúng có thể thoát ra ngoài trở lại vào các kinh mạch phải và trái. Nếu chuyện này xảy ra, ta sẽ tiếp tục thở. Không khí lưu thông qua hai lỗ mũi là dấu hiệu cho thấy các luồng khí không trú ngụ trong trung mạch.
Như đã đề cập từ trước, thiền nội hỏa khiến các luồng khí không chỉ thâm nhập và trú ngụ trong trung mạch, mà còn hòa tan trong đó. Những dấu hiệu nào cho thấy các luồng khí đã hòa tan trong trung mạch? Có bảy luồng khí phải hòa tan, mỗi luồng có một dấu hiệu cụ thể cho thấy quá trình hòa tan của nó đã hoàn tất. Bảy luồng khí là:
1. Khí nguyên tố đất
2. Khí nguyên tố nước
3. Khí nguyên tố lửa
4. Khí nguyên tố gió
5. Khí gắn kết với tâm trí của sự xuất hiện màu trắng
6. Khí gắn kết với tâm trí của màu đỏ tăng cường
7. Khí gắn kết với tâm trí của màu đen gần thành tựu
Bốn luồng khí đầu tiên là thô còn ba luồng khí cuối là tinh tế. Bảy luồng khí này tan dần theo trình tựu, với mỗi lần hòa tan đều có một hình dạng cụ thể.
Khí nguyên tố đất hỗ trợ và tăng cường mọi thứ liên quan đến nguyên tố đất trong cơ thể chúng ta, chẳng hạn như xương, sụn, móng tay. Khi khí nguyên tố đất tan rã trong trung mạch, chúng ta nhận thấy một sự xuất hiện được gọi là “hình dạng giống như ảo ảnh”. Điều này giống như hình ảnh của nước lấp lánh đôi khi dược nhìn thấy trên nền sa mạc. Có ba cấp độ là hình dạng giống như ảo ảnh này được nhận thức, tùy thuộc vào mức độ mà khí nguyên tố đất đã hòa tan vào trung mạch. Nếu sự tan rã chỉ nhẹ nhàng, hình ảnh sẽ mơ hồ, ít rõ ràng nhất và rất khó nhận ra. Nếu sự tan rã gần như hoàn toàn, hình ảnh sẽ rõ ràng và sống động hơn. Nếu khí nguyên tố đất hòa tan trọn vẹn, hình ảnh sẽ rõ ràng và sống động không thể nhầm lẫn, và không thể không nhận ra. Khi khí nguyên tố đất hòa tan và hình dạng giống như ảo ảnh đã được nhận thấy, luồng khí tiếp theo sẽ hòa tan và một hình ảnh khác sẽ xuất hiện. Luồng khí đầu tiên càng tan rã trọn vẹn, nhận thức của chúng ta về hình ảnh tiếp theo này sẽ càng sống động.
Khí thứ hai hòa tan là nguyên tố nước, hỗ trợ và tăng cường các nguyên tố lỏng của cơ thể như máu. Sự xuất hiện liên quan đến sự hòa tan này được gọi là “hình dạng giống khói”. Một số tài liệu nói rằng hình ảnh này giống như khói bốc lên từ một ống khói, nhưng đây không phải là hình dạng thật sự, có một sự xuất hiện giống như khói bốc lên, nhưng việc này xảy ra ngay trước sự tan rã thực sự của khí nguyên tố nước. Phải đến khi hình dạng ban đầu này lắng xuống thì mới nhận ra được sự xuất hiện giống như khói thực sự. Điều này giống như những làn khói xanh lam mỏng manh trôi nổi trong không khí trong một làn sương xoáy chậm. Như trước đây, có ba cấp độ mà sự xuất hiện này được nhận thức tùy thuộc vào mức độ tan ra của nguyên tố nước.
Tiếp theo là sự hòa tan của khí nguyên tố lửa. Khí này hỗ trợ và tăng cường nguyên tố lửa trong cơ thể và chịu trách nhiệm cho nhiệt độ cơ thể, vân vân. Dấu hiệu cho thấy khí nguyên tố này tan ra là “hình dạng giống như đom đóm lấp lánh”. Sự xuất hiện này đôi khi được mô tả như một ngọn lửa nổ lách tách nhìn thấy vào ban đêm, với các tia lửa bốc lên xoáy phía trên ngọn lửa giống như đom đóm lấp lánh. Một lần nữa, có ba cấp độ mà hình dạng này được nhận thức tùy thuộc vào mức độ hòa tan.
Tiếp theo, khí nguyên tố gió tan rã. Đây là khí được tạo ra từ các ý nghĩ khái niệm thô. Nó cung cấp năng lượng cho các hiện tượng nhị nguyên thô và các ý nghĩ khái niệm thô phát sinh từ việc giữ cho những hiện tượng này là đúng. Dấu hiệu cho thấy khí thô thứ tư bắt đầu tan rã là “hình dạng giống như ngọn nến”. Điều này giống như ngọn lửa ổn định, thẳng đứng của một ngọn đèn bơ hoặc nến đang tắt trong một căn phòng không có gió lùa. Một lần nữa, có ba cấp độ mà hình ảnh này được nhận thức.
Khi khí nguyên tố đất đã hòa tan trong trung mạch và sức mạnh của nguyên tố đất do đó đã bị suy yếu, có vẻ như nguyên tố nước đã tăng lên vì khi sức mạnh của nguyên tố trước giảm đi, thì nguyên tố sau được nhận thức rõ ràng hơn. Vì lý do này, sự hòa tan của khí nguyên tố đất vào trung mạch thường được mô tả là “nguyên tố đất hoàn tan vào nguyên tố nước”. Với lý do tương tự, sự hòa tan sau đó được gọi là “nguyên tố nước hòa tan vào nguyên tố lửa”, “nguyên tố lửa hòa tan vào nguyên tố gió”, “nguyên tố gió hòa tan vào ý thức”.
Sau hình dạng giống như ngọn nến, tất cả tâm thức khái niệm thô đã ngừng hoạt động vì các luồng khí mà chúng bám vào đã tan rã và biến mất. Khi các thiền giả đã thành tựu sự tan biến của luồng khí thứ tư, tâm thức vi tế đầu tiên, tâm thức của sự xuất hiện màu trắng, sẽ phát sinh. Với tâm thức này, thiền giả nhận thấy sự xuất hiện màu trắng giống như bầu trời trống rỗng vào một đêm thu trong trẻo tràn ngập ánh sáng rực rỡ của mặt trăng. Như trước đây, có ba cấp độ rõ ràng đối với sự xuất hiện này tùy thuộc vào khả năng của thiền giả.
Vào thời điểm này, tâm trí hoàn toàn thoát khỏi những khái niệm thô như 80 tư tưởng biểu lộ được liệt kê dưới đây, và nhận thức duy nhất là khoảng không trắng. Chúng sinh bình thường cũng nhận thức được sự xuất hiện này, ví dụ như vào lúc chết, nhưng họ không thể nhận ra nó hoặc kéo dài nó vì ở giai đoạn này, mức độ tỉnh giác thô phàm tục đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên, mặc dù không có tỉnh giác thô ở giai đoạn này, những người đã tu luyện đúng cách theo các thực hành của mật tông có thể sử dụng sức tỉnh giác vi tế mà họ đã phát triển trong quá trình thiền định để nhận ra và kéo dài sự xuất hiện màu trắng, điều mà chúng sinh bình thường không thể làm được.
Khi luồng khí vi tế gắn với tâm thức của tướng trắng tan rã, tâm thức của tướng đỏ tăng cường sẽ phát sinh. Tâm này và khí của nó vi tế hơn tâm và khí của tướng trắng. Dấu hiệu khi tâm này xuất hiện là một hình dạng giống như bầu trời trống rỗng tràn ngập ánh sáng mặt trời đỏ. Một lần nữa, có ba cấp độ sáng tỏ cho sự xuất hiện này.
Khi khí vi tế gắn kết với tâm tăng cường đỏ tan biến, tâm thức đen gần thành tựu xuất hiện. Tâm này và khí gắn kết của nó thậm chí còn vi tến hơn tâm khí tăng cường đỏ. Tâm đen gần thành tựu có hai cấp độ: phần trên và phần dưới. Phần trên của tâm đen gần thành tựu vẫn sở hữu tỉnh giác vi tế, nhưng phần dưới không có tỉnh giác gì hết. Nó được kinh nghiệm như trạng thái vô thức tràn ngập, giống như một cơn ngất lịm rất sâu. Vào thời điểm này, chúng ta xuất hiện với những người khác như đã chết.
Dấu hiệu khi tâm đen gần thành tựu xuất hiện là một hình ảnh giống như bầu trời đen và trống rỗng. Hình ảnh này xuất hiện cùng với phần trên của tâm đen gần thành tựu, ngay sau khi tâm đỏ tăng cường chấm dứt. Khi kinh nghiệm tâm đen gần thành tựu tiến triển, chúng ta tiến gần đến trạng thái vô thức hoàn toàn, tỉnh giác vi tế của ta sẽ chấm dứt. Khí càng tan vào trung mạch mạnh mẽ, ta càng trở nên vô thức sâu hơn trong tâm đen gần thành tựu, và khi ta càng trở nên vô thức sâu hơn vào lúc này, ta sẽ càng nhận thức rõ ràng hơn sự xuất hiện tiếp theo của tịnh quang. Điều này tương tự như trải nghiệm của một người trong căn phòng tối trong một quá trình dài, anh ta ở đó càng lâu, thế giới bên ngoài sẽ càng sáng hơn khi cuối cùng anh ta xuất hiện. Vì vậy, mức độ sáng được trải nghiệm tùy thuộc vào độ sâu và thời gian của bóng tối trước đó.
Khi khí gắn kết với tâm đen gần thành tựu tan rã, tâm tịnh quang xuất hiện. Tâm này và khí gắn kết của nó là vi tế nhất trong tất cả. Dấu hiệu xảy ra khi tâm này xuất hiện là sự xuất hiện giống như bầu trời mùa thu lúc rạng đông hoàn toàn trong trẻo và trống rỗng.
Khi tâm thức của tịnh quang xuất hiện, một tâm tỉnh giác rất vi tế được phục hồi, tùy theo trình độ phát triển của thiền giả. Khí rất vi tế và tâm rất vi tế được gắn liền với nó nằm trong giọt bất hoại ở trung tâm luân xa tim. Bình thường tâm rất vi tế không hoạt động, nhưng vào thời điểm tịnh quan xuất hiện, nó hiển lộ và trở nên năng động. Nếu đã tu luyện các kỹ thuật của mật tông và đã trở nên thành thạo, chúng ta sẽ có thể nhận thức và duy trì sự xuất hiện của tịnh quang. Cuối cùng, nhờ học cách sự dụng tâm tỉnh giác rất vi tế được phát triển ở giai đoạn này, ta sẽ có thể tập trung tâm trí rất vi tế của mình vào tính không, và theo cách này sự dụng tâm tịnh quang như một phương tiện để đạt được Pháp Thân Phật.
Tâm thức của chúng ta không thể trở nên tinh tế hơn tâm của tịnh quang. Trong bốn lần xuất hiện (giống ảo ảnh, giống khói, giống đom đóm lấp lánh và giống ngọn nến), các khí thô tan rã, còn trong ba lần tiếp theo (xuất hiện màu trắng, đỏ tăng cường, và gần thành tựu màu đen) các luồng khí vi tế tan rã. Sau đó, với sự xuất hiện của tịnh quang, tâm rất vi tế và khí gắn kết với nó sẽ hiển lộ và trở nên năng động. Những thứ này không thể tan rã vì chúng không thể bị hoại diệt. Sau khi chết, chúng chỉ đơn giản chuyển sang kiếp sống tiếp theo.
Trong ba khí vi tế do tâm vi tế tạo ra, khí kém vi tế nhất là khí do tâm của tướng trắng tạo ra. Tâm này được gọi là “tướng trắng” vì tất cả những gì được nhận thức là tướng của không gian trắng, trống rỗng. Nó cũng được gọi là “trống rỗng” vì tâm của tướng trắng nhận thức không gian trắng này là trống rỗng. Ở giai đoạn này, tướng trắng và tướng trống rỗng có sức mạnh ngang nhau.
Khi khí do tâm trắng tạo ra tan rã, khí thứ hai trong ba khí vi tế là khi tăng cường màu đỏ xuất hiện. Khí do tâm này tạo ra vi tế hơn khí do tâm trắng tạo ra, tâm này được gọi là “tăng cường đỏ” vì khí không gian màu đỏ đang tăng cường. Nó cũng được gọi là “rất trống rỗng” vì khí do tướng trống rỗng tạo ra mạnh hơn khí do tâm trước đó tạo ra. Ở giai đoạn này, tướng không mạnh hơn tướng đỏ.
Khi khí của tâm tăng cường đỏ tan ra, tâm vi tế thứ ba, tâm gần đạt được màu đen xuất hiện, tâm này được gọi là “gần thành tựu” vì kinh nghiệm tịnh quang đã gần kề. Nó cũng được gọi là “đại không” vì sự sự xuất hiện trống rỗng thậm chí còn lớn hơn tâm trước đó.
Khi khí vi tế thứ ba do tâm đen gần thành tựu tan rã, tâm tịnh quang xuất hiện, tâm này được gọi là “tịnh quang” vì bản tính của nó rất sáng suốt và minh mẫn, và vì nó nhận thức được một hình dạng giống như ánh sáng của buổi bình minh mùa thu. Nó cũng được gọi là “toàn thể không” vì nó không có tất cả các khí thô và vi tế và chỉ nhận thức được một hình dạng trống rỗng. Đối tượng của tâm tịnh quang rất giống về hình thức với đối tượng được nhận thức bởi một Đấng Siêu Phàm trong trạng thái thiền định về tính không. Nhìn chung, bốn tâm: tâm của tướng trắng, tâm của màu đỏ tăng cường, tâm của màu đen gần thành tựu và tâm của tịnh quang được gọi là “bốn không”.
Nếu một thiền giả mật tông đạt đến trình độ cao, người đó sẽ có trải nghiệm rất sống động về tịnh quang và có thể duy trì trải nghiệm đó trong một thời gian dài. Trải nghiệm về tịnh quang của chúng ta sống động thế nào tùy thuộc vào mức độ sống động của bảy lần xuất hiện trước đó, và điều này lại phụ thuộc vào mức độ mạnh mẽ của các luồng khí hòa tan vào trung mạch. Nếu các luồng khí hòa tan rất mạnh, thiền giả sẽ có trải nghiệm sống động về tất cả những lần xuất hiện và có thể kéo dài thời gian trải nghiệm của mỗi lần. Có thể duy trì trải nghiệm của mỗi lần xuất hiện càng lâu thì ta càng có thể duy trì tịnh quang lâu hơn.
Nếu một người chết một cách dữ dội, người đó sẽ tiến triển qua những sự xuất hiện này rất nhanh, nhưng nếu cái chết chậm hoặc tự nhiên, những hình dạng này sẽ được trải nghiệm dần dần và lâu hơn. Nếu đã chứng ngộ được cô lập ý của giai đoạn thành tựu, như sẽ được giải thích chi tiết thêm ở đoạn sau, chúng ta sẽ có được chính xác cùng một trải nghiệm về những hình dạng này trong trạng thái tập trung sâu sắc như sẽ có khi chúng ta đang chết thực sự. Hơn nữa, nếu đã tu luyện tốt trong thiền định này, ta sẽ có thể thiền về tính không trong suốt cả bốn trạng thái không, ngoại trừ trong thời gian dành cho sự bất tỉnh hoặc ngất xỉu, của tâm gần đạt được màu đen.
Để có thể nhận thức rõ ràng bốn trạng thái không, chính xác như trong quá trình chết, chúng ta phải có khả năng hòa tan tất cả các luồng khí vào giọt bất hoại ở trung tâm luân xa tim. Nếu chúng hòa tan vào một luân xa khác, chúng ta sẽ kinh nghiệm những hình tướng tương tự nhưng chúng là nhân tạo, không phải là các hình tướng thực sự sẽ xảy ra khi những luồng khí hoà tan vào giọt bất hoại, như hiện tượng xảy ra vào lúc chết.
Mặc dù một thiền giả thành tựu có thể an trú trong tịnh quang trong một thời gian dài, những cuối cùng họ phải tiến lên. Khi chúng ta xuất hiện từ tịnh quang, điều đầu tiên ta trải nghiệm là tâm đen gần thành tựu theo thứ tự ngược lại. Sau đó, ta trải nghiệm theo trình tự tâm đỏ tăng cường, tâm trắng, tám mưới tâm khái niệm thô, tâm xuất hiện giống ngọn nến, vân vân, tâm diễn hóa theo thứ tự ngược lại với trình tự mà chúng đã hòa tan trước đó.
Vì vậy, tâm của tịnh quang là nền tảng cho tất cả các tâm thức khác. Khi các tâm thô và vi tế cùng với các luồng khí của chúng hòa tan vào giọt bất hoại ở luân xa tim, chúng ta chỉ còn lại tịnh quang, rồi sau đó chính từ tịnh quang này mà tất cả các tâm thức khác diễn hóa, mỗi tâm thức thô hơn tâm trước đó.
Nói chung, người ta nói rằng có 25 hiện tượng thô tan rã khi một chúng sinh trải qua quá trình chết. Đó là:
Năm uẩn:
1. Nhóm của hình tướng, sắc
2. Nhóm của cảm nhận, thọ
3. Nhóm của sự phân biệt, tưởng
4. Nhóm các yếu tố thành phần, hành
5. Nhóm nhận thức, thức
Bốn nguyên tố:
6. Đất
7. Nước
8. Lửa
9. Gió
Sáu năng lực:
10. Năng lực giác quan mắt
11. Năng lực giác quan tai
12. Năng lực giác quan mũi
13. Năng lực giác quan lưỡi
14. Năng lực giác quan thân thể
15. Năng lực tinh thần
Năm đối tượng:
16. Các hình dạng thị giác bao gồm trong dòng tương tục của ta
17. Âm thanh trong dòng tương tục của chúng ta
18. Mùi hương trong dòng tương tục của ta
19. Vị trong dòng tương tục của ta
20. Các vật thể xúc chạm trong dòng tương tục của ta
Năm trí tuệ căn bản:
21. Trí tuệ căn bản như gương
22. Trí tuệ căn bản bình đẳng
23. Trí tuệ căn bản phân biệt cá thể
24. Trí tuệ căn bản thành tựu các hoạt động
25. Trí tuệ căn bản pháp giới
Bốn nhóm đầu tiên trong số này dễ hiểu. Đối với năm trí tuệ căn bản, sau đây là một giải thích ngắn gọn về chúng. Trí tuệ như gương căn bản được gọi như vậy vì nó là một tâm trí bình thường có thể nhận thức nhiều đối tượng cùng một lúc, giống như một tấm gương có thể đồng thời phản chiếu nhiều hình dạng khác nhau. Trí tuệ căn bản bình đẳng là tâm trí nhớ lại những kinh nghiệm như dễ chịu, khó chịu, hoặc trung tính. Trí tuệ căn bản phân biệt cá thể là tâm trí nhớ lại tên riêng của bạn bè, người thân, vân vân. Trí tuệ căn bản hoàn thành các hoạt động là tâm trí nhớ lại các hoạt động bên ngoài thông thường, mục đích, vân vân. Trí tuệ căn bản pháp giới là tâm trí hạt giống của pháp thân trí tuệ Phật.
Vào thời điểm chết, hầu hết mọi người đều trải qua sự tan rã của 25 đối tượng này theo thứ tự được chỉ ra bên dưới, với một số hiện tượng tan rã tương ứng với từng uẩn trong năm uẩn:
Năm hiện tượng ở cấp độ của sắc uẩn:
1. Sắc uẩn
2. Trí tuệ căn bản như gương
3. Nguyên tố đất
4. Năng lực giác quan mắt
5. Các hình dạng thị giác trong dòng tương tục của ta
Năm hiện tượng ở cấp độ thọ uẩn
6. Thọ uẩn
7. Trí tuệ căn bản bình đẳng
8. Nguyên tố nước
9. Năng lực giác quan tai
10. Âm thanh trong dòng tương tục của ta
Năm hiện tượng ở cấp độ tưởng uẩn
11. Tưởng uẩn
12. Trí tuệ căn bản phân biệt cá thể
13. Nguyên tố lửa
14. Năng lực giác quan mũi
15. Mùi hương trong dòng tương tục của ta
Năm hiện tượng ở cấp độ hành uẩn
16. Hành uẩn
17. Trí tuệ căn bản thành tựu các hoạt động
18. Nguyên tố gió
19. Năng lực giác quan lưỡi
20. Vị bao gồm trong dòng tương tục của ta
Năm hiện tượng ở cấp độ thức uẩn
21. 80 tư tưởng biểu lộ
22. Tâm của sự xuất hiện màu trắng
23. Tâm của màu đỏ tăng cường
24. Tâm của màu đen gần thành tựu
25. Tâm tịnh quang của cái chết
Các dấu hiệu bên ngoài liên quan đến sự tan rã của mỗi một trong năm hiện tượng của sắc uẩn là:
1. Tứ chi của cơ thể trở nên gầy đi và cơ thể yếu hơn, mất đi sức mạnh
2. Tầm của chúng ta trở nên không rõ ràng, mờ nhạt
3. Cơ thể trở nên gầy gò, tứ chi lỏng lẻo, chúng ta có cảm giác chìm xuống đất
4. Chúng ta không thể mở hoặc nhắm mắt được nữa
5. Sự tươi sáng của cơ thể bị mất đi, vẻ đẹp của chúng ta bị giảm sút
Dấu hiệu bên trong liên quan đến năm sự tan rã này là hình dạng giống như ảo ảnh. Sự xuất hiện này phát sinh vì khí của nguyên tố đất tan rã trong trung mạch, sức mạnh của nguyên tố đất giảm đi, do đó như thể sức mạnh của nguyên tố nước mạnh hơn.
Các dấu hiệu bên ngoài liên quan đến sự tan rã của mỗi một trong năm hiện tượng ở cấp độ thọ uẩn là:
6. Nhận thức về cơ thể không còn cảm thấy dễ chịu, khó chịu hoặc trung tính nữa
7. Chúng ta không còn trải nghiệm những cảm giác cá nhân về tinh thần như hạnh phúc, đau khổ hay thờ ơ
8. Các chất lỏng trong cơ thể bắt đầu khô kiệt
9. Chúng ta không còn nghe thấy âm thanh bên ngoài nữa
10. Tiếng vo ve bên trong tai không còn nhận thức được nữa
Dấu hiệu bên trong liên quan đến năm sự tan rã này là hình dạng giống như khói. Hình dạng này phát sinh vì sức mạnh của nguyên tố nước đang giảm và do đó như thể sức mạnh của nguyên tố lửa đang trở nên mạnh hơn.
Các dấu hiệu bên ngoài liên quan đến sự tan rã của mỗi một trong năm hiện tượng ở cấp độ tưởng uẩn là:
11. Chúng ta không còn nhận ra được người thân và bạn bè
12. Chúng ta không còn nhớ được tên của những người thân và bạn bè thân thiết
13. Nhiệt độ thoát khỏi cơ thể và quá trình tiêu hóa dừng lại
14. Hơi hít vào của ta trở nên yếu và nông, trong khi hơi thở ra trở nên dài và mạnh, chúng ta bắt đầu thở khò khè và phát ra tiếng thở hấp hối
15. Ta không còn phát hiện được ra mùi, kể cả mùi của chính mình
Dấu hiệu bên trong liên quan đến năm sự tan rã này là hình dạng lấp lánh giống như đom đóm. Hình dạng này phát sinh vì sức mạnh của nguyên tố lửa đang giảm và do đó như thể sức mạnh nguyên tố gió đang trở nên mạnh hơn.
Các dấu hiệu bên ngoài liên quan đến sự tan rã của mỗi một trong năm hiện tượng ở cấp độ hành uẩn là:
16. Ta không thể di chuyển được nữa
17. Ta không còn nhớ múc đích của công việc và hoạt động hoặc thậm chí chúng là gì trong kiếp sống đang kết thúc
18. Không còn hít vào hay thở ra thông qua các lỗ mũi nữa, mọi hơi thở đều dừng lại vì 10 luồng khí đã kết tụ ở tim.
19. Lưỡi trở nên ngắn, dày và xanh ở gốc, và chúng ta không còn có thể nói rõ ràng nữa.
20. Không còn khả năng trải nghiệm các vị
Cũng vào thời điểm này, nhận thức về cơ thể không còn khả năng kinh nghiệm bất cứ đối tượng xúc giác nào như độ nhám, độ mịn, độ cứng, độ mềm, nóng và lạnh. Điều này do sự tan rã của các năng lực giác quan cơ thể và các đối tượng xúc giác nằm trong dòng tương tục của chính chúng ta. Dấu hiệu bên trong liên quan đến toàn bộ sự tan rã này là hình dạng giống như ngọn nến.
Vào thời điểm này, hầu hết các tâm thức thô cùng với khí của chúng đã tan rã, những gì còn lại là kinh nghiệm về sự tan rã của thức uẩn. Uẩn này có các cấp độ thô và tế. Tâm thức thô cuối cùng tan rã nhất thiết phải là một trong 80 tư tưởng biểu lộ. Một trong số những tư tưởng này phụ thuộc vào các hoạt động và thói quen của người sắp chết trong kiếp sống đang kết thúc. Ví dụ, nếu người đó đã tu luyện sâu rộng bồ đề tâm, thì tâm thức thô cuối cùng phát sinh có thể là tâm từ bi. Mặt khác, tư tưởng thô cuối cùng trong dòng tương tục của một người có tâm thức hỗn loạn có thể là tức giận hoặc dính chấp. Bây giờ, khi hình dạng như ngọn nến đã phát sinh, tâm thức cuối cùng trong 80 tâm thức này cuối cùng hấp thụ cùng với sức mạnh tinh thần thô và trí tuệ căn bản của pháp giới.
Mặc dù chúng ta có vô số tâm niệm thô, nhưng tất cả chúng đều nằm trong 80 tư tưởng thô. Những thứ này đến lượt nó lại được chia thành ba nhóm: 33 tư tưởng thô biểu lộ tâm trí của hình dạng màu trắng, 40 tư tưởng biểu lộ tâm của màu đỏ tăng cường, 7 tư tưởng biểu thị tâm màu đen gần thành tựu. Chúng được gọi là “biểu lộ”vì những tư tưởng này là lý do quyết định biểu lộ sự tồn tại của những tâm thức tinh tế mà chúng phát sinh. Dòng tương tục của 33 tư tưởng đầu tiên khởi nguồn phát sinh từ tâm của hình dạng màu trắng xuất hiện rồi hòa tan trở lại vào tâm đó lúc chết. Tương tự, dòng tương tục của 40 tư tưởng tiếp theo ban đầu phát sinh từ tâm của màu đỏ tăng cường và tan rã trở lại vào tâm đó khi chết., dòng tương tục của 7 tư tưởng cuối cùng lúc đầu khởi nguồn phát sinh từ tâm màu đen gần thành tựu và tan rã trở lại vào tâm đó khi chết. Vì vậy, mặc dù tất cả 80 tư tưởng thô đều tan rã trước khi tâm của hình dạng màu trắng phát sinh, nhưng dòng tương tục của chúng không tan biến hoàn toàn vào thời điểm này. Dòng tương tục của 33 tư tưởng đầu tiên cuối cùng ta vào thời diểm tâm của hình dạng màu trắng, dòng tương tục của 40 tư tưởng tiếp theo vào thời điểm tâm của màu đỏ tăng cường, và dòng tương tục của 7 tư tưởng cuối vào thời điểm tâm màu đen gần thành tựu.
Bình thường, chúng ta không có nhận thức về tâm của hình dạng trắng, tăng cường đỏ và cận thành tựu đen vì đối với chúng sinh bình thường, những tâm này chỉ xuất hiện yếu ớt khi chìm vào giấc ngủ và mạnh hơn một chút trong quá trình chết; nhưng vào những thời điểm như vậy, chúng ta không có tâm tỉnh giác thô. Tuy nhiên, ta có thể biết về sự tồn tại của ba tâm vi tế này thông quá kinh nghiệm của mình về 80 tư tưởng thô, phát sinh từ chúng và là kết quả của chúng. Ví dụ, bằng cách quan sát 33 tư tưởng đầu tiên, ta có thể thấy rằng bản thân các tâm và khí gắn kết của chúng phát sinh khá mạnh hoặc thô. Tương tự, ta có thể quan sát thấy tâm và khí của 40 tư tưởng tiếp theo phát sinh ít mạnh hơn, còn tâm và khí của 7 tư tưởng cuối cùng thậm chí còn yếu hơn. Từ đó, ta có thể suy ra sự tồn tại của ba loại tâm và khí vi tế tạo ra những tư tưởng thô này, mỗi loại đều tinh tế hơn loại trước đó và theo cách này, chúng ta có thể biết về sự tồn tại của các tâm của hình dạng trắng, tăng cường đỏ, và cận thành đen. Vì vậy, do 80 tư tưởng thô này là những lý do quyết định, là những kết quả chỉ ra sự tồn tại cho nguyên nhân của chúng, nên chúng được gọi là “biểu lộ” của ba tâm vi tế.
Ba nhóm tư tưởng thô này được liệt kê như sau:
33 khái niệm biểu thị tâm trí của hình dạng màu trắng:
1. Tách biệt lớn khỏi sự dính mắc: một tâm trí không mong muốn một đối tượng
2. Tách biệt trung bình khỏi dính mắc
3. Tách biệt nhỏ khỏi dính mắc
4. Tinh thần đến và đi: tâm trí đi ra các đối tượng bên ngoài và đi vào các đối tượng bên tỏng
5. Nỗi khổ lớn: nỗi lo lắng tinh thần được kinh nghiệm khi phải xa rời một đối tượng hấp dẫn
6. Nỗi khổ trung bình
7. Nỗi khổ nhỏ
8. Thanh bình: tâm trí duy trì thanh bình
9. Khái niệm: một tâm trí bị xao lãng hướng tới một đối tượng bên ngoài
10. Nỗi sợ lớn: tâm trí sợ hãi phát sinh khi gặp phải một vật khó chịu
11. Nỗi sợ trung bình
12. Nỗi sợ nhỏ
13. Tham lớn: tâm trí bị thu hút bởi một đối tượng dễ chịu
14. Tham trung bình
15. Tham nhỏ
16. Nắm giữ: một tâm trí nắm giữ chặt chẽ các đối tượng ham muốn
17. Phi đạo đức: nghi ngờ về hành động đạo đức
18. Đói: một tâm trí thèm muốn thức ăn
19. Khát: tâm trí thèm khát uống
20. Cảm xúc lớn: cảm xúc vui, đau đớn hoặc thờ ơ
21. Cảm xúc trung bình
22. Cảm xúc nhỏ
23. Khái niệm về người nhận thức
24. Khái niệm về nhận thức
25. Khái niệm về đối tượng được nhận thức
26. Điều tra: một tâm trí điều tra những gì phù hợp và không phù hợp
27. Xấu hổ: tâm trí từ bỏ hành vi sai trái vì những lý do liên quan đến bản thân
28. Từ: tâm trí mong muốn người khác thoát khỏi đau khổ
29. Bi: tâm trí bảo vệ hoàn toàn một đối tượng quan sát
30. Mong muốn gặp gỡ điều hấp dẫn
31. Lo ngại: tâm trí không an trú trong tính chắc chắn
32. Sưu tầm: tâm trí thu thập của cải
33. Ghen tị: tâm trí bị quấy rầy bởi may mắn hoặc phẩm chất tốt của người khác
40 khái niệm biểu thị cho tâm trí của sự tăng cường màu đỏ
1. Dính mắc: tâm trí dính mắc vào một đối tượng chưa đạt được
2. Giữ: tâm trí dính mắc với một đối tượng đã đạt được
3. Niềm vui lớn: tâm vui vẻ khi thấy điều hấp dẫn
4. Niềm vui trung bình
5. Niềm vui nhỏ
6. Hân hoan: tâm vui vẻ khi đạt được mục tiêu mong muốn
7. Sung sướng: tâm trí liên tục kinh nghiệm một đối tượng khao khát
8. Ngạc nhiên: chiêm nghiệm một đối tượng chưa từng xuất hiện trước đó
9. Phấn khích: tâm bị xao lãng khi nhận biết một đối tượng hấp dẫn
10. Hài lòng: tâm trí thỏa mãn với đối tượng dễ chịu
11. Ôm ấp: một tâm trí muốn ôm áp
12. Hôn: tâm trí muốn hôn
13. Hút: tâm muốn hút
14. Ổn định: tâm trí liên tục không thay đổi
15. Nỗ lực: tâm trí hướng đến thiện hạnh
16. Kiêu ngạo: tâm trí tự cho mình là cao cả
17. Hành vi: ý định hoàn thành một hành động
18. Cướp: tâm trí muốn ăn trộm của cải
19. Sức mạnh: tâm trí muốn chinh phục người khác
20. Thích thú: tâm trí quen dần với con đường thiện hạnh
21. Đại bẩm sinh: tâm trí gắn liền phi đạo đức vì kiêu ngạo
22. Trung bẩm sinh
23. Tiểu bẩm sinh
24. Hăng hái: muốn tranh biện với người xuất chúng mà không có lý do
25. Tán tỉnh: muốn chơi đùa khi thấy đối tượng hấp dẫn
26. Khuynh hướng tức giận: tâm trạng phẫn nộ
27. Đức hạnh: tâm trí mong muốn đặt tinh tấn trên nền tảng thiện hạnh
28. Lời nói và sự thật rõ ràng: tâm trí muốn nói để người khác có thể hiểu, tâm trí không thay đổi cách phân biệt của mình về các sự kiện
29. Dối trá: tâm trí muốn nói những đã thay đổi khả năng phân biệt sự thật
30. Xác định: tâm trí có ý đồ kiên định
31. Không nắm giữ: tâm trí không muốn nắm giữ thứ gì
32. Người tài trợ: tâm trí muốn cho đi tài sản
33. Khuyên răn: tâm trí muốn khuyên bảo những người lười thực hành pháp
34. Chủ nghĩa anh hùng: tâm trí muốn chiến thắng kẻ thù chẳng hạn như ảo tưởng
35. Không xấu hổ: tâm trí gắn liền với tính bất thiện, không từ bỏ hành vi sai trái mặc dù chúng ta không chấp nhận hoặc bị cấm đoán bởi tôn giáo
36. Giả vờ: tâm trí lừa dối người khác thông qua đạo đức giả
37. Chặt chẽ: tâm trí có lòng tận tụy khôn ngoan
38. Xấu xa: tâm trí quen với quan điểm xấu
39. Không hiền lành: tâm trí muốn làm tổn thương người khác
40. Gian đối: tâm trí gian dối
7 khái niệm biểu thị tâm trí của màu đen gần thành tựu
1. Dính mắc trung bình: tâm trí với sự dính mắc và ghét bỏ ngang nhau
2. Quên: tâm trí có chánh niệm bị suy thoái
3. Sai lầm: tâm trí nhận thức một ảo ảnh thành nước thực sự, vân vân
4. Không nói: tâm trí không muốn nói
5. Trầm cảm: tâm trí phiền muộn
6. Lười biếng: tâm trí không vui với thiện hạnh
7. Nghi ngờ: tâm trí không chắc chắn
Sau khi 80 tâm thô này tan rã, người hấp hối sẽ kinh nghiệm sự tan rã của các tâm vi tế, bắt đầu với tâm có hình dạng màu trắng, nhận thức được hình dạng giống như bầu trời trong xanh, trống rỗng được bao trùm bởi ánh sáng chói màu trắng. Hình dạng màu trắng mà tâm này nhận thức phát sinh vì nút thắt ở luân xa đỉnh đầu đã nới lỏng hoàn toàn và giải phóng giọt màu trắng, sau đó giọt này đi xuống qua trung mạch. Hình dạng màu trắng xảy ra trong khi giọt này đang đi xuống luân xa tim và kéo dài cho đến khi nó đạt đến đỉnh của giọt bất hoại ở tim. Do đó, đối tượng thực sự của nhận thức tại thời điểm này giống như hình dạng bầu trời trống rỗng, nhưng hình dạng này được bao trùm bởi màu trắng vì giọt trắng đang đi xuống. Tâm trí nhận thức được hình tướng này được gọi theo nhiều tên khác nhau là “tâm có hình dạng màu trắng”, “không”, hoặc “không đầu tiên”.
Khi tâm có hình tướng màu trắng và khí cưỡi trên nó cuối cùng tan biến vào giọt bất hoại ở luân xa tim, dấu hiệu của sự tan biến của chúng là sự xuất hiện của tâm tăng cường màu đỏ, nhận thức được hình tướng giống như bầu trời trống rỗng tràn ngập ánh sáng mặt trời màu đỏ. Hình dạng màu đỏ mà tâm này nhận thức xuất hiện vì nút thắt ở luân xa rỗn giờ đã nới lỏng hoàn toàn và giải phóng giọt màu đỏ, giọt này đi lên qua trung mạch.
Sự xuất hiện của màu đỏ xảy ra khi giọt đỏ này đang đi lên về phía luân xa tim và kéo dài cho đến khi nó chạm đến đáy của giọt bất hoại ở tim. Tâm trí nhận thức được hình dạng này được gọi khác nhau như “tâm tăng cường màu đỏ”, “chính không” hoặc “không thứ hai”.
Vào lúc này, giọt bất hoại được bao bọc hoàn toàn trong hai giọt: giọt trắng rơi xuống từ đỉnh đầu và giọt đỏ đi lên từ rốn. Hai giọt này bao phủ giọt bất hoại như một chiếc hộp bao quanh nó, do đó tạo ra kinh nghiệm về bóng tối. Tâm trí nhận thức được bóng tối này là tâm đen gần thành tựu, nhận thức được một hình dạng giống như bầu trời trống rỗng tràn ngập màu đen. Nó phát sinh khi tâm đỏ tăng cường cùng với khí gắn kết với nó đã hòa tan vào giọt bất hoại. Như đã đề cập trước đó, khi tâm đen gần đạt được đầu tiên phát sinh, chúng ta duy trì chánh niệm vi tế, nhưng khi tâm trí này tiến triển, ta hoàn toàn mất chánh niệm. Tâm trí nhận thức này được gọi khác nhau là “tâm đen gần thành tựu”, “đại không” hoặc “không thứ ba”.
Sau kinh nghiệm của tâm trí gần thành tựu màu đen, các nút thắt của luân xa tim nới lỏng hoàn toàn, cho phép giọt trắng tiếp tục đi xuống và giọt đỏ đi lên. Khi những giọt này tách ra, người hấp hối kinh nghiệm tâm tịnh quang của cái chết, nhận thức được một hình ảnh giống như bầu trời trong trẻo, trống rỗng vào lúc bình mình. Cũng giống như việc từ từ mở nắp hộp để ánh sáng đi vào ngày càng nhiều, thì sự chia tách của hai giọt đóng kín tạo ra kinh nghiệm về tịnh quang. Khi các giọt tách ra, người hấp hối lấy lại được chánh niệm rất vi tế do kết quả của tâm rất vi tế và khí cưỡi của nó biểu hiện. Tâm nhận thức này được gọi khác nhau là “tâm tịnh quang của cái chết”, “toàn thể không”, hay “không thứ tư”.
Trong khi chúng ta đang kinh nghiệm tịnh quang của cái chết, ta thực sự không chết. Điều này là do giọt bất hoại ở tim được hình thành từ các giọt trắng và đỏ rất vi tế nhận được từ cha mẹ chúng ta khi thụ thai và hiện diện trong suốt cuộc đời, vẫn chưa được mở. Cái chết thực sự xảy ra khi giọt được mở ra và tâm rất vi tế cùng khí gắn kết của nó rời đi đến kiếp sống tiếp theo.
Trong quá trình trải nghiệm tịnh quang của cái chết, mọi luồng khí đều tan biến thành giọt bất hoại ở tim. Sau khi quá trình này hoàn tất, những giọt trắng và đỏ rất vi tế tạo nên giọt bất hoại cuối cùng tách ra và tâm rất vi tế cùng khí gắn kết với nó rời đi đến kiếp sống tiếp theo. Những dấu hiệu chung bên ngoài cho thấy chúng ta thực sự đã chết và tâm cùng khí rất vi tế đã rời đi là giọt trắng thoát ra qua cơ quan sinh dục và giọt đỏ thoát ra qua lỗi mũi. Tuy nhiên, những dấu hiệu này không xảy ra đối với những người chết đột ngột hoặc chết hung bạo.
Ngay khi kinh nghiệm tịnh quan chấm dứt, sự ngây ngất sâu sắc của tâm đen gần thành tựu thuộc thứ tự đảo ngược xuất hiện. Đây là tâm đầu tiên của trạng thái trung ấm. Sau đó, như đã đề cập, chúng ta kinh nghiệm theo trình tự tâm tăng cường màu đỏ, tâm hình dạng màu trắng, sự tái xuất của 80 khái niệm biểu thị và hình dạng giống như ngọn nến, tiếp theo là hình dạng giống như đom đóm lấp lánh, hình dạng như khói, cuối cùng là hình dạng giống như ảo ảnh, cùng với các ý thức liên quan của chúng. Tóm lại, sau tịnh quang của cái chết, chúng sinh trạng thái trung ấm trải nghiệm bảy dấu hiệu còn lại theo thứ tự ngược lại.
Nếu trong vòng bảy ngày, một chúng sinh trung ấm không tìm thấy những điều kiện nghiệp thích hợp để tái sinh, họ sẽ trải qua một cái chết nhỏ, sau đó nhận một thân trung ấm khác. Khi cuộc sống trung ấm kết thúc, chúng ta kinh nghiệm tám dấu hiệu từ hình dạng giống như ảo ảnh đến tịnh quang, và khi cuộc sống trung ấm tiếp theo bắt đầu, ta trải nghiệm bảy dấu hiệu theo thứ tự ngược lại, từ màu đen gần thành tựu đến hình dạng giống như ảo ảnh.
Một chúng sinh trong trạng thái trung ấm chắc chắn sẽ tìm thấy nơi tái sinh trong vòng 49 ngày. Khi nơi này đã sẵn sàng, người đó sẽ chết và nhận thức tám dấu hiệu từ hình dạng giống như ảo ảnh đến tịnh quang. Ví dụ, nếu chúng sinh đó có nghiệp được tái sinh thành người, thì khi kinh nghiệm tịnh quang kết thúc, tâm rất vi tế và khí cưỡi của nó sẽ đi vào tử cung của người mẹ. Tâm đầu tiên khi thụ thai trong tử cung là tâm gần đạt được màu đen, sau đó các dấu hiệu còn lại của thứ tự đảo ngược dần dần được trải nghiệm. Tiếp theo, khi thai nhi phát triển, tâm của chúng sinh mới thụ thai dần trở nên thô hơn.
Từ lời giải thích ngắn gọn về cái chết, trạng thái trung ấm và tái sinh này, chúng ta có thể hiểu sơ bộ về quá trình mà người thực hành Đại Ấn Kim Cương Thừa phải kiểm soát và chuyển hóa.
Cho đến nay trong văn bản này, thuật ngữ “tịnh quang” đã được sử dụng để chỉ một số loại kinh nghiệm khác nhau. Vì kinh nghiệm tịnh quang có tầm quan trọng cốt lõi trong thiền Đại Ấn nên sẽ có ích ở giai đoạn này khi giải thích ngắn gọn các loại tâm tịnh quang khác nhau.
Tịnh quang được định nghĩa là tâm rất vi tế phát sinh thông qua sức mạnh của tâm đen gần đạt được và được kinh nghiệm trực tiếp sau khi tâm đen gần đạt được đã chấm dứt. Tịnh quang của cái chết, ví dụ, chỉ có thể được trải nghiệm sau khi dấu hiệu thứ bảy của cái chết chấm dứt. Có hai loại tịnh quang: tịnh quang mẹ và tịnh quang con. Loại trước là tịnh quang phát sinh tự nhiên trong khi ngủ và chết, còn loại sau là tịnh quang chỉ phát sinh khi các luồng khí đã hòa tan trong trung mạch thông qua sức mạnh thiền định.
Có hai loại tịnh quang: tâm cô lập của tịnh quang và tâm không cô lập của tịnh quang. Thuật ngữ “tâm cô lập” nói chung ám chỉ một tâm trí cô lập khỏi những luồng khí mà các tâm thô thiển đang gắn kết. Cụ thể hơn, nó được áp dụng cho một trong bốn không phát sinh khi, thông qua sức mạnh thiền định, những luồng khí hòa tan vào giọt bất hoại ở luân xa tim. Do đó, tâm có hình dạng màu trắng phát sinh thông qua sức mạnh của các luồng khí hòa tan vào giọt bất hoại ở tim thông qua thiền định là một tâm trí cô lập, cũng như các tâm tăng cường màu đỏ và gần đạt được màu đen phát sinh khi các luồng khí hòa tan vàp giọt bất hoại ở tim thông quan thiền định. Tuy nhiên, không có tâm nào trong số này là tâm cô lập của
tịnh quang. Tâm này chỉ phát triển sau khi
không thứ ba, tâm cô lập gần đạt được màu đen, đã chấm dứt.
Đối với tâm không cô lập của tịnh quang, đây là tâm của tịnh quang phát sinh khi, thông qua thiền định, các luồng khí hòa tan vào trung mạch thông qua một trong chín cửa ngoài luân xa tim. Như trước đây, một tâm như vậy chỉ có thể được kinh nghiệm sau sự chấm dứt của tâm đen gần đạt được, nhưng không phải tâm đen gần đạt được phát sinh khi các luồng khí hòa tan trong trung mạch thông qua tim. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tâm không cô lập của tịnh quang được cô lập theo nghĩa là nó được loại bỏ khỏi các khí thô.
Tịnh quang con cũng có thể được phân chia thành tịnh quang ví dụ và tịnh quang nghĩa. Cái trước là tịnh quang con nhận ra tính không một cách khái niệm, bằng phương tiện của một hình ảnh chung, còn cái sau là tịnh quang con nhận ra tính không một cách trực tiếp, không có một hình ảnh chung.
Tịnh quang ví dụ cũng có hai phần tâm không cô lập của tịnh quang ví dụ và tâm cô lập của tịnh quang ví dụ. Cái trước là tịnh quang con nhận ra tính không bằng một hình ảnh chung khi các luồng khí đã hòa tan vào trung mạch tại bất cứ điểm nào khác ngoại giọt bất hoại ở tim, còn cái sau là tịnh quang con nhận ra tính không bằng một hình ảnh chung khi các luồng khí đã hòa tan vào giọt bất hoại ở tim.
Tâm cô lập của tịnh quang ví dụ có hai phần: tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng và tâm cô lập của tịnh quang ví dụ không tối thượng. Cái trước là tịnh quang phát sinh thông qua sức mạnh của tất cả các luồng khí, bao gồm khí bao trùm toàn thể hòa tan vào giọt bất hoại ở tim, và sau này là tịnh quang phát sinh thông qua sức mạnh của bất cứ luồng khí nào, ngoài khí bao trùm toàn thể, hòa tan, thậm chí một phần, vào giọt bất hoại. Những kinh nghiệm của tịnh quang ví dụ tối thượng, và tịnh quang ví dụ không tối thượng đều phụ thuộc vào các nút thắt của luân xa tim được nới lỏng. Điều này là do cả tịnh quang ví dụ tối thượng và tịnh quang ví dụ không tối thượng đều là các tâm cô lập. Những phương pháp để đạt được các tâm cô lập này được giải thích trong năm giai đoạn của giai đoạn thành tựu.
Có thể nới lỏng một phần các nút thắt của luân xa tim thông qua các thiền định như nội hỏa và niệm kim cương của mật điển Bí Mật Tập Hội. Mặc dù tám giai đoạn của thiền nội hỏa được mô tả trước đó chủ yếu tập trung vào luân xa rốn, nhưng một khi trung mạch đã được thâm nhập qua bất cứ cánh cửa nào, thì việc nới lỏng các nút thắt ở tim sẽ tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các thiền này, chúng ta không thể nới lỏng hoàn toàn các nút thắt ở luân xa tim và do đó khiến khí bao trùm toàn thể khắp nơi trong thân hòa tan vào giọt bất hoại trước khi chết. Vì vậy, khi đã hoàn thiện sức mạnh của các kỹ thuật như thiền nội hỏa và niệm kim cương, hành giả mật tông phải, hoặc là phải chấp nhận một
mudra hành động, hoặc phải đợi cho đến lúc tịnh quang của cái chết như được giải thích bên dưới. Nếu không chấp nhận một mudra hành động, thì việc chỉ hành thiền sẽ không thể khiến khí bao trùm toàn thể hòa tan vào giọt bất hoại ở tim và vì vậy tạo điều kiện cho việc đạt được tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng. Tuy nhiên, một hành giả mật tông đủ tiêu chuẩn không chấp nhận mudra hành động có thể kinh nghiệm tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng trong quá trình trải nghiệm tịnh quang của cái chết.
Một khi tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng đã đạt được trước khi chết, thì chắc chắn thiền giả sẽ đạt được giác ngộ trong kiếp đó. Khi một thiền giả như vậy xuất hiện từ một khóa tu trong đó tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng được thành tựu, người đó sẽ tự động đạt được thân huyễn bất tịnh. Thứ này được gọi là “bất tịnh” vì hành giả vẫn chưa từ bỏ những chướng ngại để giải thoát. Điều này là vì người đó vẫn chưa đạt được những con đường cao hơn của mật tông, là con đường trực tiếp chứng ngộ tính không bằng tâm của đại lạc tự nhiên. Nếu một hành giả đã đạt được thân huyễn bất tịnh thiền về tính không liên tục, cuối cùng người đó sẽ đạt được tịnh quang nghĩa, và đồng thời đạt được những con đường cao hơn của mật tông. Khi thiền giả này thành tựu thiền định quân bình về tịnh quang nghĩa, người đó sẽ tự động đạt được thân huyễn thanh tịnh, sau đó sẽ chuyển hóa thành Sắc Thân của một vị Phật giác ngộ trọn vẹn. Theo cách này, một thiền giả đã đạt được tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng trước khi chết chắc chắn sẽ đạt được giác ngộ trong kiếp đó.
Nếu tâm cô lập cỉa tịnh quang ví dụ tối thượng đạt được lúc chết, thì chính tịnh quang của cái chết sẽ chuyển thành tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng, và thay vì đi vào trạng thái trung ấm, thiền giả sẽ đạt được thân huyễn. Chính nhờ thân huyễn này mà đạt được giác ngộ. Đôi khi người ta nói rằng trong trường hợp này, thiền giả trở thành một vị Phật ở trạng thái trung ấm, hoặc với một thân trung ấm, nhưng trên thực tế, thân của thiền giả như vậy không phải là một thân trung ấm thực sự vì người đó đã đạt được thân huyễn, đó là thân của một thần bản tôn.
Theo mật tông, dấu hiệu thứ tam khi chết, tịnh quang của cái chết, là pháp thân nền tảng, thân trung ấm theo sau là báu thân nền tảng, còn thân mà sự tái sinh được thực hiện là hóa thân nền tảng. Ba thứ này không phải là Pháp Thân, Báu Thân, Hóa Thân thực sự của một vị Phật, mà chỉ là những nền tảng được thanh lọc trong các giai đoạn phát sinh và thành tựu của thực hành mật tông, và nhờ đó chuyển hóa thành ba thân kết quả của một vị Phật.
Ba thân nền tảng được thanh lọc trực tiếp bằng thiền định giai đoạn thành tựu. Tịnh quang của cái chết được thanh lọc bởi tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng. Khi tâm cô lập này thiền về tính không, nó trở thành Đại Ấn, là sự hợp nhất của lạc và không. Bằng cách kinh nghiệm bản tính đại lạc của tịnh quang và thiền về tính không với tâm cô lập này, thiền giả sẽ tránh được trải nghiệm cái chết. Vì thiền giả đã thanh lọc tịnh quang của cái chết theo cách này, anh ta cũng sẽ tránh được trải nghiệm trạng thái trung ấm, tâm trí và thân thể có căn nguyên trọng yếu là tịnh quang của cái chết và khí mà nó gắn kết, và thay vào đó sẽ đạt được thân huyễn. Tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng trở thành tâm của thân huyễn và khí mà nó gắn kết trở thành chính thân huyễn.
Một thiền giả có thể thanh lọc tịnh quang của cái chết và trạng thái trung ấm theo cách này sẽ tự nhiên có thể thanh lọc sự tái sinh, và chuyển hóa nó thành con đường tâm linh. Chìa khóa để thanh lọc ba nền tảng này là đạt được tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng. Tâm cô lập này giống như thần dược giả kim có thể biến kim loại thường thành vàng, ở chỗ nó chuyển hóa cái chết, thành trạng thái trung ấm và tái sinh thành ba thân thần linh của một vị Phật giác ngộ trọn vẹn.
Trong cả hai giai đoạn phát sinh và thành tựu của mật tông, điều quan trọng là cần hiểu rõ ba điều: các nền tảng được thanh lọc, cái gì thanh lọc các nền tảng này và kết quả của sự thanh lọc này. Các nền tảng được thanh lọc là như nhau trong cả hai giai đoạn” pháp thân nền tảng (cái chết), báu thân nền tảng (trạng thái trung ấm), và hóa thân nền tảng (tái sinh). Tuy nhiên, phương tiện thanh lọc chúng lại khác nhau ở mỗi giai đoạn. Trong giai đoạn thành tựu, tịnh quang của cái chết được thanh lọc trực tiếp bởi tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng, trạng thái trung ấm bởi thân huyễn, và tái sinh bằng yoga hóa thân của thân huyễn. Trong thực hành giai đoạn phát sinh, ba nền tảng này được thanh lọc bằng ba yoga được gọi là “đưa ba thân vào con đường”. Ba yoga này thanh lọc các nền tảng của chúng gián tiếp, do đó các thực hành giai đoạn phát sinh giống như một buổi diễn tập cho các quá trình thanh lọc thực sự diễn ra trong giai đoạn thành tựu. Nếu thiền giai đoạn phát sinh của chúng ta thành công thì thiền giai đoạn thành tựu cũng sẽ rất mạnh mẽ, và khi thành công thì ba nền tảng có thể được thanh lọc mà không gặp nhiều khó khăn. Kết quả của quá trình thanh lọc này là ba thân của một vị Phật: Pháp Thân kết quả, Báu Thân kết quả, Hóa thân kết quả.
Bây giờ, khi đã hoàn tất thảo luận về cách thức các luồng khí đi vào, lưu lại và hòa tan trong trung mạch, chúng ta có thể tiến hành giải thích về phương pháp tạo ra bốn hỷ thông qua việc thực hành nội hỏa.
Bằng cách thiền liên tục trong một khoảng thời gian liên tục về chữ A ngắn bên trong trung tâm luân xa rốn, và bằng cách hòa trộn tâm trí của chúng ta hoàn toàn với đối tượng thiền định này, ta sẽ có thể khiến các luồng khí đi vào, trụ lại và hòa tan trong trung mạch như đã mô tả trước đây. Như một kết quả của việc các luồng khí này đi vào cánh cửa luân xa rốn, khí hướng xuống, nằm ngay bên dưới luân xa này, sẽ di chuyển lên trên. Đến lượt nó sẽ đốt cháy nội hỏa, được quán tưởng là chữ A ngắn, và khiến nó bùng cháy. Nhiệt sinh ra do nội hỏa bùng lên sẽ làm tan chảy giọt trắng trong luân xa đỉnh đầu, được quán là chữ HAM ngược, và nó sẽ bắt đầu chảy xuống qua trung mạch. Chính chuyển động của giọt trắng nhẹ nhàng chảy xuống trung mạch này tạo ra kinh nghiệm về hỷ, hoặc lạc.
Khi giọt chảy xuống trung tâm luân xa họng, chúng ta kinh nghiệm hỷ đầu tiên, được gọi đơn giản là “hỷ”. Bằng cách làm cho sự chú tâm thiền định của vững chắc vào chữ OM được quán ở trung tâm cổ họng, chúng ta có thể kinh nghiệm hỷ đầu tiên này trong một khoảng thời gian kéo dài. Giai đoạn đầu tiên của hỷ sẽ được trải nghiệm miễn là giọt trắng không chảy đi khỏi luân xa họng.
Sau khi ở lại trong luân xa này một thời gian, giọt trắng sẽ được phép tiếp tục chảy xuống trung mạch. Khi nó chảy xuống trung tâm của luân xa tim, ta sẽ kinh nghiệm hỷ thứ hai trong bốn hỷ. Trạng thái này được gọi là “tối thượng hỷ” vì niềm vui được trải nghiệm tại thời điểm này lớn hơn hỷ đầu tiên. Một lần nữa, ta có thể duy trì lạc thọ này bằng cách tập trung vào chữ HUM ở trung tâm tim.
Sau khi duy trì tối thượng hỷ một thời gian, ta nên để giọt trắng chảy xuống trung tâm luân xa rốn. Khi việc này xảy ra, ta sẽ kinh nghiệm hỷ thứ ba và thâm chí còn lớn hơn, được gọi là “phi thường hỷ”. Nếu thiền nội hỏa thành công, ta sẽ có thể duy trì trải nghiệm phi thường hỷ này lâu như ta mong muốn.
Khi giọt trắng rời khỏi luân xa rốn, nó chảy xuống trung mạch cho đến khi chạm đến đỉnh của cơ quan sinh dục. Việc này tạo ra hỷ thứ tư trong bốn hỷ, gọi là “đại hỷ tự nhiên”, là một giai đoạn của đại hỷ tự nhiên. Lạc thọ này vượt trội ba hỷ trước đây và có thể duy trì trong thời gian dài. Ở các chúng sinh bình thường, khi giọt trắng chạm đến đỉnh cơ quan sinh dục, nó sẽ nhanh chóng bị giải phóng và sức mạnh của kinh nghiệm hỷ lạc sẽ sớm giảm đi. Tuy nhiên, đối với một thiền giả mật tông thành tựu, điều này không xảy ra. Bởi vì Yogi đã khiến các luồng khí đi vào, trụ lại và hòa tan trong trung mạch và đã kiểm soát được luồng khí hướng xuống, giọt trắng sẽ chỉ chảy trong trung mạch và do vậy có thể được giữ ở đầu của cơ quan sinh dục mà không bị giải phóng.
Khi đạt được lạc thọ này, ta nên sử dụng tâm trí của đại lạc tự nhiên để thiền về tính không, sự thiếu vắng tồn tại cố hữu. Sau ki duy trì kinh nghiệm này một thời gian, ta nên đảo ngược dòng chảy của giọt trắng và khiến nó di chuyển lên trên qua trung mạch. Cho đến khi quen với thiền đi xuống này, chúng ta sẽ cần rất nhiều sự tập trung để thực hiện thiền đảo ngược đi lên. Tuy nhiên, với thực hành, ta có thể đảo ngược dòng chảy của giọt trắng một cách khá tự nhiên và không tốn nhiều công sức.
Khi giọt trắng lên trên, ta sẽ trải nghiệm bốn hỷ càng mạnh mẽ. Bởi vì giọt trắng bâ giờ đang chảy lên trên, chúng được gọi là “bốn hỷ theo thứ tự ngược”. Mỗi trạng thái này là một giai đoạn của đại lạc tự nhiên và nên được kết hợp với thiền về tính không.
Hỷ thứ nhất của trật tự đảo ngược phát sinh khi giọt trắng trôi chảy lên luân xa rốn. Khi nó chảy lên tim, ta kinh nghiệm tối thượng hỷ của thứ tự đảo ngược, rồi khi nó chảy lên cổ họng, ta trải nghiệm phi thường hỷ. Cuối cùng, khi giọt trắng chảy lên trung tâm của luân xa đỉnh đầu, ta kinh nghiệm đại hỷ tự nhiên của thứ tự ngược. Đây là kinh nghiệm cao nhất trong toàn bộ trải nghiệm về hỷ lạc. Khi nó xảy ra, ta được thấm nhuần bởi hỷ lạc lớn lao và ta có thể duy trì trải nghiệm này trong thời gian rất dài. Trên thực tế, ta sẽ tiếp tục trải nghiệm sung sướng này không ngừng, ngay cả khi ta không còn hành thiền nữa. Thực hành trải nghiệm các giai đoạn của đại lạc tự nhiên này và sử dụng những tâm trí này để thiền về tính không chính là bản chất của giai đoạn thành tựu, và chúng ta có thể dành toàn bộ cuộc đời mình để tham gia vào nó một cách có ích.
Như đã đề cập từ trước, Kinh và Mật sử dụng các cấp độ tâm trí khác nhau để thiền về đối tượng không. Tâm trí mạnh mẽ nhất trong số các tâm như vậy là tâm của đại lạc tự nhiên. Nó có sức mạnh lớn hơn nhiều để phá hủy các chướng ngại đối với sự giải thoát và toàn tri hơn bất cứ tâm nào khác vì nó hoàn toàn thoát khỏi những suy nghĩ khái niệm thô kệch và các hiện tượng nhị nguyên. Các khái niệm thô kệch không thể làm nhiễu loạn tâm thức của đại lạc tự nhiên vì những luồng khí hỗ trợ những khái niệm như vậy đã bị tan biến trong trung mạch và vì vậy ngừng hoạt động. Vì không còn nguy cơ can thiệp từ những khái niệm thô kệch này nữa nên chúng ta có thể thiền về tính không với sức mạnh và sự sáng suốt to lớn. Tâm trí chủ thể và tính không đối tượng hòa trộn không thể phân biệt được như nước hòa trộn với nước.
Ngoài việc là phương pháp tối thượng để loại trừ các chướng ngại cho sự giải thoát và toàn tri, thiền định này cũng là phương pháp tối thượng để thành tựu các thân linh thiêng của một vị Phật. Tâm đại lạc tự nhiên là nguyên nhân cốt lõi cho Pháp Thân Phật, còn luồng khí mà nó cưỡi lên là nguyên nhân cốt lõi cho Sắc Thân Phật. Từ đó, ta có thể hiểu rằng thiền về đại lạc tự nhiên cũng là phương pháp tốt nhất để hoàn thành hai tích tập trí tuệ và công đức, tương ứng là nguyên nhân của Pháp Thân và Sắc Thân.
Một thiền giả thành công trong các phương pháp này không cần tham gia vào bất kỳ hoạt động tinh thần nào khác. Đối với những người đủ may mắn để thành thạo các phương pháp như vậy, mọi hành động hàng ngày của họ, dù là đi bộ, ăn uống hay bất cứ việc gì, đều giúp hoàn thành các bộ tích tập trí tuệ và công đức. Mật tông được gọi là “con đường nhanh” vì một thực hành duy nhất, thiền về đại lạc tự nhiên và tính không, cắt đứt hai chướng ngại và hoàn thành hai bộ tích tập.
Một số người có quan điểm hoàn toàn sai lầm về mật tông. Chẳng có bất kỳ kinh nghiệm nào về đại lac và tính không, họ vẫn tuyên bố: “Tôi là một Yogi mật tông”, rồi sau đó uống rượu, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, tranh cãi, tham gia vào hoạt động tình dục sai trái, vân vân. Việc gắn liền với hành vi như vậy không nên được coi là giống như đi theo con đường mật tông. Rốt cuộc, những hành động như vậy có thể được thực hiện bởi bất cứ ai. Những người có mong muốn trong sáng trở thành những yogi mật tông thực sự thay vào đó nên nỗ lực thật nhiều để làm chủ thiền định vừa được mô tả, và nên làm như vậy với động lực bồ đề tâm hoàn hảo.
Nếu kinh nghiệm bốn hỷ được phân tích chi tiết hơn, có thể phân ra thành mười sáu hỷ theo thứ tự thuận và mười sáu hỷ theo thứ tự ngược. Ví dụ, khi giọt trắng rơi xuống một phần tư đường giữa đỉnh đầu và luân xa cổ họng, thì phần đầu tiên của hỷ thứ nhất được trải nghiệm. Mỗi hỷ trong bốn hỷ cũng được chia thành bốn phần có cường độ tăng dần, do đó tạo thành tổng cộng ba mươi hai giai đoạn của kinh nghiệm hỷ lạc.
Trong khi an trú trong đại hỷ tự nhiên của thứ tự đảo ngược, tâm nguyên thủy của chúng ta sẽ hoàn toàn chuyển hóa thành bản tính của đại lạc tự nhiên. Một tâm thức như vậy vừa là tâm vi tế vừa là tâm trí nguyên thủy. Theo Kinh, hỷ chỉ có thể là một yếu tố tinh thần chứ không phải là tâm trí nguyên thủy, nhưng trong Mật thì không phải vậy. Ở đây có một tâm trí của đại lạc tự nhiên cũng là tâm trí nguyên thủy.
Nguyên nhân chính của thân huyễn là khí rất vi tế do tâm rất vi tế của tịnh quang thiền về tính không tạo ra. Khi thiền giả xuất quan từ khóa tu mà tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng đã thành tựu, người đó sẽ đắc được một thân không giống với thân vật lý trước đó của mình. Nó sẽ giống về ngoại hình với thân của Thần bản tôn của giai đoạn phát sinh, ngoài trừ việc nó sẽ có màu trắng. Một hình tướng như vậy chỉ có thể được nhận thức bởi một người đã đạt được thân huyễn. Về mặt này thì thân huyễn tương tự như một thân giấc mơ ở chỗ cả thân giấc mơ và thân huyễn đều phát sinh từ khí rất vi tế. Mật điển Bí Mật Tập Hội nói rằng thân giấc mơ và phép ẩn dụ tốt nhất cho thân huyễn và chứng minh rằng có thể đạt được điều đó.
Để đạt được tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng, chúng ta phải thành tựu công năng thiền định về các mạch, khí, giọt. Hơn nữa, để đạt được tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng trước khi tịnh quang của cái chết xuất hiện, cần phải chấp nhận một
mudra hành động có phẩm chất. Lama Je Tsongkhapa đã không chấp nhận một
ấn hành động vì ông quan tâm đến phúc lợi của các vị chức sắc theo ông. Mặc dù ông đã ở giai đoạn có thể thiền với ấn hành động mà không tích lũy chút tiêu cực nào, mặc dù là một nhà sư nhưng ông đã không làm như vậy. Tại sao không? Ông muốn bảo vệ những đệ tự thiếu kiên nhẫn trong tương lai, những người nghĩ rằng họ có thể noi gương ông mà không đủ điều kiện, sẽ bị cám dỗ để lấy một người phối ngẫu trước thời hạn và do đó sẽ tạo ra nguyên nhân cho tái sinh thấp hơn thay vì giác ngộ.
Je Tsongkhapa được ca ngợi rộng rãi trong suốt cuộc đời và sau đó bởi nhiều Yogi vĩ đại vì công cuộc trình bày tường minh và độc đáo của ông về các thực hành mật tông. Ông đặc biệt nổi tiếng vì những lời giải thích của mình về phương pháp để đạt được thân huyễn. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã chứng minh cách đạt được bốn không của tâm cô lập thông qua sức mạnh của pháp trì tụng kim cương trong mật điển Bí Mật Tập Hội. Sau đó, vào ngày 25 của tháng thứ 10 theo lịch Tây Tạng, khi sắp rời bỏ thân xác thô của mình, ông đã đạt được tâm cô lập của tịnh quang ví dụ tối thượng bằng cách hội nhập tịnh quang con và mẹ. Khi xuất khỏi thiền định đó, ông đã đạt được thân huyễn mà nhờ nó ông đạt giác ngộ.
Trên thực tế, Je Tsongkhapa đã là đức Phật Văn Thù giác ngộ viên mãn. Để mang lại lợi ích cho người khác, đức Văn Thù xuất hiện dưới nhiều hình tướng: giác và phàm, tăng và tục. Trong trường hợp này, ông xuất hiện như một vị thầy đáng kính, người đã chứng minh con đường Kinh và Mật thanh tịnh để đạt đến giác ngộ viên mãn trong cuộc sống và công việc của mình và trao cho các đệ tử may mắn của ông một tấm gương tuyệt vời để noi theo. Những hành động của các bậc giác ngộ như đức Văn Thù vượt ngoài phạm vi tâm trí của những chúng sinh bình thường.
Nói chung, có bốn hỷ của giai đoạn phát sinh và bốn của giai đoạn thành tựu. Để đạt được cái trước, không cần phải đưa khí vào trung mạch vì bốn hỷ này chủ yếu đạt được thông qua sức mạnh của sự chú tâm thiền định. Đối với cái sau, chúng là kết quả của sự hòa tan và trôi chảy của giọt trắng bên trong trung mạch. Chúng ta nên tập dượt cho kinh nghiệm này bằng cách thực hành bốn hỷ của giai đoạn phát sinh như được mô tả trong các mật điển Bí Mật Tập Hội, Hung Nộ Tôn, Kim Cương Du Già Nữ, vân vân, và bằng cách làm theo hướng dẫn của một bậc thầy mật tông đủ tiêu chuẩn.
Bốn hỷ của giai đoạn thành tựu được thực hành kết hợp với thiền nội hỏa và các phương pháp khác như tụng niệm kim cương. Đầu tiên, chúng ta nên thực hiện tám giai đoạn thiền nội hỏa như đã mô tả từ trước. Nhiệt sinh ra từ việc này sẽ làm tan chảy giọt trắng ở đỉnh đầu, chảy xuống trung mạch từ đỉnh đầu đến cổ họng, từ cổ họng đến tim, từ tim đến rốn, rồi từ rốn đến đầu cơ quan sinh dục. Điều này sẽ mang lại kinh nghiệm về đại hỷ tự nhiên, chúng ta nên duy trì trải nghiệm này trong khi thiền về tính không. Sau đó, ta nên tạo ra bốn hỷ theo thứ tự ngược lại, tất cả đều là các giai đoạn của đại lạc tự nhiên và do đó tiếp tục thiền về tính không với tâm cực lạc tối thượng. Như vậy là kết thúc phần giải thích về bốn hỷ.