Giá trị công việc

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
xin hỏi "cái biết nương nơi thân mà BIẾT gọi là BIỆT NGHIỆP" là sao ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .... kính bạn MT một ly trà [smile]:

câu hỏi này đòi hỏi chúng ta SUY TƯ một tý về 1 cảnh ở trong phim Bồ Đề Đạt Ma

https://www.youtube.com/watch?v=_W5-N0gH1pY ... phút 52+

có 1 vị hòa thượng tên là KHÔNG TRÍ hỏi Bồ Đề Đạt Ma: .... thân thọ tâm pháp ... đều là KHÔNG ... xin hỏi có ĐÚNG CHĂNG ?

Bồ Đề Đạt Ma đưa tay kí cho 1 phát vào đầu: BỐP

vị HT đó nói: Ấy ... sao ngài lại đánh người ?

Bồ Đề Đạt Ma hỏi lại: ngươi nói tất cả đều là không .... tại sao lại CÓ ĐAU ?



KHOAN .... chưa hết ... tới đây ... chúng ta lấy 1 điểm làm TÂM .... và từ cái TÂM ĐÓ = SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC ... vẽ thành 1 VÒNG TRÒN gọi là TA [smile]


xin hỏi:

- CÁI TÂM .... có được tính là 1 phần của VÒNG TRÒN không ?


cho nên HẠ NHỨT ĐAO .... là chặt bớt cái vòng tròn .. cho tới khi .... cái điểm tựa làm nên TẤT CẢ NHỮNG VÒNG TRÒN ĐÓ .... là TỪ MỘT ĐIỂM .... đúng không ? [smile]


nhà thơ Nguyễn Khuyến ngày xưa từ quan bỏ vào rừng viết bài AO THU ... đoạn đầu thật là cô đọng, trầm lắng ... thanh tịnh

vậy mà MỘT CON CÁ ĐỚP ĐỘNG BÈO 1 CÁI THÔI .. là hết ...


nhưng mà CÁI TÂM ĐÓ CÓ THƯỜNG BIẾT KHÔNG ?

- là bởi vì ... thu cái vòng to thiệt to tới mức cuối cùng .... cho tới lúc không còn AI LUÔN .... thì VẪN CÒN TÂM mà [smile]

-->> đương nhiên là BIẾT RỒI [smile]




cho nên Bồ Đề Đạt Ma mới nói cái vấn đề mà chỉ có TÂM NHÃN mới nhìn thấy:

nhìn những sự việc ... "TA" không nhìn thấy

nghe những âm thanh ... "TA" không nghe được

biết những sự việc .... "TA" không biết được



--->> đó mới là CHÂN LÝ .... bởi vì ... ."TÂM" ở trong CÁI TA đó ... nó BIẾT NHIỀU THỨ LẮM ... [ha ha hahahahha]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
hỏng hiểu bạn KLL nói gì , bạn có hiểu bạn nói gì không ?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha ha ... à mà hỏng biết có thể là một sự tình cờ không .... [smile]

là khi Bồ Đề Đạt Ma bỏ đi vào ĐẠT MA ĐỘNG .. thì vị chủ trì ... mà Đạt Ma Động nằm ở trong đó ... cũng tên là --> MINH THIỆN [smile]

- chắc tại ĐẠT MA TỔ SƯ ở đó lâu .. nên ngài trả chút tiền ... MƯỚN PHÒNG thôi [smile]


cho nên tui cũng ở trong suy tư của bạn khá lâu ..

-->> nên trả TIỀN MƯỚN PHÒNG cho bạn đó [smile] .... có thể tiền này khó xài ... mai mốt xài được thì bạn sẽ biết ...

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
xin hỏi "cái biết nương nơi thân mà BIẾT gọi là BIỆT NGHIỆP" là sao ?

Hi hi...

Chào bạn Minh Thiện!

Trong kinh Lăng Ngiêm Đức Phật có nói 2 loại vọng kiến Biệt nghiệp. Và đồng phận đấy.

Tâm tánh sẵn sàng vốn chẳng có ta người. Tại theo vọng kiến từ vô thỉ mà bất giác nên vọng thấy sanh tử, luân hồi chứ tâm tâm xưa nay chẵng có tâm khác, không có lập ta, người, chúng sanh nào trong Tâm được cả. Nếu cái vọng kiến chấp ta, người không tiêu được thì chắc chắn tiếp tục mê lầm hì hi...

Tâm tâm chẳng khác trẻ cũng Tâm này. Già cũng Tâm này. Có thân cũng tâm này. Không Thân cũng Tâm này. Đừng đuổi theo hình tướng thì tự nhiên rỗng rang sáng suốt khắp nơi.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
xin hỏi "cái biết nương nơi thân mà BIẾT gọi là BIỆT NGHIỆP" là sao ?

Cái biết vốn cùng khắp, chẳng phải chỉ giới hạn nơi thân.

Nay nương thân mới biết, thân liệt thì chẳng biết. Nếu thật chẳng biết thì cái chẳng biết cũng phải không ( chỗ này dễ nhầm lẫn).

Người đói mà ta ăn dù ăn tới no thì người vẫn đói, đó là biệt nghiệp. Ta người cũng nhìn, người thấy ta chẳng thấy ấy là biệt nghiệp. Ta người cùng đọc người ngộ ta mê ấy là biệt nghiệp...

6 căn chẳng lìa thân, đồng một tánh biết nên nói "nương nơi thân mà biết" tức là biệt nghiệp vậy.

 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
có lẽ do ngôn từ , biệt nghiệp là gi ? biệt là riêng biệt , nghiệp là hành động có chủ đích --- vậy biệt nghiệp là hành động có chủ đích được thực hiện riêng biệt , riêng lẻ

cái biết nương nơi thân mà biết thì có liên quan gì đến hành động có chủ đích được thực hiêng riêng biệt , riêng lẻ ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hạnh là việc làm. Làm nhiều lần trở thành quen, đụng cảnh liền làm như vây, nên gọi là nghiệp.

Nghiệp cũng còn gọi là tính cách.

Đã có chủng tử dẫn đường mới biết mà làm. Việc không biết làm thì lúng túng, ngơ ngác.

Cho nên Biết và Nghiệp Nghiệp và Thân có mối liên hệ khăng khít với nhau.
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Người nằm xuống từ ngàn xưa vang bóng
Ta bước qua từ ngữ rụng hai lần

Bùi Giáng
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi... Chào bạn Minh Thiện!

Chấp tâm ở trong thân tức là tạo biệt nghiệp. Vì cái chấp hư vọng nên cái nghiệp cũng hư vọng. Tuy hư vọng nhưng không phải là không có tướng hư vọng. Ví như niệm tưởng hư vọng nhưng không phải hoàn toàn không.
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
hạnh là một chuẩn mực đạo đức
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
cái biết nương nơi thân mà BIẾT gọi là BIỆT NGHIỆP --- ví dụ đơn giản như sau : khi bị đứt tay, nương nơi thân mà biết đau , cái biết này liên quan gì đến biệt nghiệp , một hành đông có chủ đích được thực hiện riêng rẽ ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Bùi Giáng đâu rồi Bùi Giáng ơi
Hai hàng ba chữ ướt đôi môi
Hậu sinh ngậm chữ phun đầy giấy,
Ta nghe một tiếng, biết Thôi rồi.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
cái biết nương nơi thân mà BIẾT gọi là BIỆT NGHIỆP --- ví dụ đơn giản như sau : khi bị đứt tay, nương nơi thân mà biết đau , cái biết này liên quan gì đến biệt nghiệp , một hành đông có chủ đích được thực hiện riêng rẽ ?


Bởi bị đứt nên sau đó có Cảm Giác đau ở tay!
Nhiều người ĐAU mà không có cảm giác giác đau mà mình lại có cảm giác đau thì làm sao giải thích?


Cái biết từ thân là cái biết từ nhiều kiếp trước nên gọi là BIỆT NGHIỆP.

Nói một cách khác là tất cả những gì mà bạn biết kiếp này là do tích tụ từ nhiều kiếp trước.

“Thế biệt do nghiệp sanh”, trong luận Câu Xá ( Phẩm nghiệp)

Cuộc bàn luận về một đề tài Phật giáo như “Biệt nghiệp và cộng nghiệp” giữa hai nhà khoa học tự nhiên, hai nhà bác học thế giới: Một là Matthieu Ricard, người Pháp, tiến sĩ Sinh học, trở thành một tu sĩ Phật giáo tại một thiền viện Tây Tạng ở Katmandu (Nepal).
Người thứ hai là Trịnh Xuân Thuận, một người Mỹ gốc Việt, một nhà bác học về Vật lý thiên văn, đang công tác tại Viện Công nghệ học California, và là giáo sư ở trường Đại học Virginia.

Chủ đề của cuộc đàm thoại như sau: Khái niệm về nghiệp (karma) của Phật giáo có ý nghĩa hay không? Thuyết nghiệp liên hệ như thế nào với luật nhân quả và tư tưởng định nghiệp (destin deterministe). Nếu theo đạo Phật, cái ta và con người cá nhân là ảo ảnh, thì cái gì luân hồi trong vòng sanh tử?(chương 8,cuốn “Vô biên trong lòng bàn tay”_L’infini dang la paume da la main _Trịnh Xuân Thuận)


Thuận: Nếu hai loại biệt nghiệp và cộng nghiệp theo Phật giáo đều do quá khứ quyết định, thì phải chăng đây là một hình thức của quyết định luận (determinisme)?

Matthieu: Không, thuyết nghiệp phản ánh luật nhân quả, thuyết nghiệp không phải là quyết định luận. Nghiệp là hành động, nghiệp do hành động tạo ra, thì nghiệp cũng do hành động của con người mà thay đổi.

Mathieu: Về từ nguyên mà nói, karma có nghĩa là “hành động”. Những điều chúng ta làm, nói và suy nghĩ không những có một tầm quan trọng về đạo đức, mà chúng còn tạo ra thế giới của chúng ta. Nhận thức của chúng ta đối với thế giới là kết quả của toàn bộ thực nghiệm của tâm thức của chúng ta từ nhiều đời, nhiều kiếp.

Ngược lại, tâm thức đó lại bị chi phối bởi cấu trúc thân thể chúng ta, bộ não và hệ thần kinh chúng ta. Đây là một ví dụ nữa của luật tương tác nhân quả (causalité réciproque). Chắc chắn là con người nhận thức vũ trụ khác với bầy ong bầy dơi. Cách thức hoạt động của tâm thức chúng ta gắn liền với cái mà chúng ta gọi là “vũ trụ của chúng ta”.

Do có những thực nghiệm tương tợ nhau trong nhiều kiếp quá khứ, mà có những cộng đồng loài hữu tình có một nhận thức tương tợ nhau về thế giới. Đó là kết quả của cái mà đạo Phật gọi là cộng nghiệp (karma collectif) nói lên nhận thức của chúng ta đối với thế giới, ngoài ra, còn có biệt nghiệp (karma individuel) là kết quả của kinh nghiệm cá nhân của mỗi người.

http://vuonhoaphatgiao.com/phat-pha...hiep-bao-luan-hoi/biet-nghiep-va-cong-nghiep/
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .... kính lão ca BT một ly trà [smile]:

có một cái kinh mà đức Phật giảng rất là sớm trong những bài giảng của ngài ... đó là Kinh Vô Ngã Tướng ... .. cái chữ "TƯỚNG" này sự tồn tại của nó kinh khủng lắm ...

- chúng ta thử tưởng tượng .... cái THÂN ... cái TÂM ... nó dễ xa lìa ... nhưng mà:

i. Bồ Đề Đạt Ma kí một phát .. Ớ .. sao ngài lại đánh người ...

khi Đạt MA Tổ Sư bỏ đi .... cái đầu của Không Trí vẫn còn đau .... [smile]


ii. Bách Trượng và Lâm Tế .... nếu phải chấm điểm cả NHỊ TỔ .. thì ngài Bách Trượng trong một bài thi giỏi hơn ngài Lâm Tế [smile]

- Sư theo hầu Mã Tổ đi dạo, thấy một bầy vịt trời bay qua, Tổ hỏi: "Đó là cái gì?" sư đáp: "Con vịt trời." Tổ hỏi: "Bay đi đâu?" sư đáp: "Bay qua." Mã Tổ bèn nắm lỗ mũi sư kéo mạnh, đau quá sư la thất thanh. Mã Tổ bảo: "Lại nói bay qua đi!"

--> Nghe câu ấy, sư tỉnh ngộ.


khi ngài Lâm Tế hỏi đại ý Phật Pháp ba lần ... đều bị Hoàng Bá đánh ba lần .... tức quá bỏ chùa đi luôn [smile]


tại sao RỚT BÀI THI ? [smile]

tại vì ngài Bách Trượng coi "CÁI ĐAU" đó ở ngoài tâm ..... sau khi được MÃ TỔ NHẮC NHỞ ... là NÓ KHÔNG PHẢI LÀ ĐÀN CHIM BAY QUA TÂM ... sở dĩ nhớ ĐÀN CHIM BAY QUA = là tại vì CÓ NHỚ .... có ĐẶT Ở TRONG TÂM ....

cho nên sau khi về Chùa .. còn ngồi khóc ... nhưng chút hồi đã hết đau ... hết khóc lại cười ... hôm sau ra pháp hội ... chót mũi lại chẳng đau ... phiền não không phải là một phần của tâm ...

chúng ta xem tiếp hậu câu truyện ấy ....

Trở về phòng thị giả, sư khóc lóc thảm thiết, những người chung phòng nghe được bèn hỏi: "Huynh nhớ cha mẹ phải không?" sư đáp: "Không." "Bị người ta mắng chửi phải không?" sư đáp: "Không." Vị sư hỏi: "Vậy tại sao lại khóc?" sư đáp: "Lỗ mũi tôi bị Hòa Thượng kéo đau thấu xương." Vị thị giả kia lại hỏi: "Có nhân duyên không khế hội?" sư đáp: "Đi hỏi Hòa Thượng đi." Vị thị giả ấy tới hỏi

Mã Tổ rằng: "Thị giả Hoài Hải có nhân duyên gì chẳng khế hội, mà đang khóc ở trong phòng, xin Hòa Thượng vì chúng con mà nói pháp." Mã Tổ bảo: "Y đã khế hội, các ngươi tự hỏi lấy y." Vị thị giả lại trở về phòng hỏi: "Hòa Thượng nói huynh đã khế hội, nên bảo chúng tôi về hỏi huynh." sư bèn cười ha hả. Các vị sư bảo: "Vừa rồi khóc sao bây giờ lại cười?"

sư đáp: "Vừa rồi khóc bây giờ lại cười.". Chúng tăng không ai hiểu chuyện gì.

Hôm sau Mã Tổ vừa lên tòa, tăng chúng nhóm họp xong. sư bước ra cuốn chiếu, Mã Tổ xuống tòa, sư theo sau đến phương trượng. Mã Tổ hỏi: "Ta chưa nói câu nào, tại sao ngươi cuốn chiếu?" sư thưa: "Hôm qua bị Hòa Thượng kéo chót mũi đau quá." Mã Tổ bảo: "Hôm qua ngươi để tâm chỗ nào?" sư nói: "Chót mũi ngày hôm nay lại chẳng đau." Mã Tổ bảo: "Ngươi đã hiểu rõ việc hôm qua." Sư làm lễ rồi lui ra


*** cái mũi đau đã hết đau ... nếu còn để nó ở trong tâm .... thì vẫn còn đau .. vì GIẬN MÃ TỔ đó mà .... [smile]


Tổ Lâm Tế lúc đó không được như vậy ... ngài để ba lần bị đánh đó ở trong tâm ... mặc dù TÂM ở 1 chỗ SÂU HƠN .... đối với chư tướng của TÂM ....

- toàn là TA không nè ..


Đức Phật ở đời cũng chịu không biết bao nhiêu nghịch cảnh: quốc phá gia vong ... đệ tử âm mưu đòi đánh đòi giết .. đòi phá ... vv. ....

nhưng cái "CHỖ BẤT ĐỘNG" của NGÀI .. là KHÔNG CHO RẰNG NHỮNG THỨ ĐÓ LÀ TÂM ... KHÔNG PHẢI LÀ "CHƠN TÂM" ... cho nên tứ tướng này .... càng đi sâu càng khó mà ..

cho nên .. cái TÌNH với ĐAU KHỔ .... là chỗ chấp trước vướng mắt khiên cho người dính vào chữ tình đó .... quên luôn cả chữ tình của TÂM luôn ... bởi vì vậy mà HT Thích Tuệ Sĩ viết trong Thắng Man Giảng Luận về chữ tình:

tình yêu có thể nhận chìm người ta xuống bể sâu của nước mắt

nhưng tình yêu cũng là hương vị ngọt ngào nuôi lớn thánh thai của Bồ Tát

trong cùng ý nghĩa ấy ...

tình yêu được đồng hóa với NHƯ LAI TẠNG



cho nên chữ TÌNH đối với từng công việc .. từng nhấc tay động chân ... từng cái thân mạng "TÂM TƯỚNG" mà chúng ta đang mang ... cũng đều là từ CÁI TÂM này "SINH RA" [smile] [ha ha hah a]


gác lạnh về khuya ... CƠN GIÓ LÙA

ao thu .. cá đớp .... ĐỘNG CHÂN BÈO

thằng tèo .. cầm chén rung .... TRĂNG VỠ

-->> càn khôn .. tận thị .... GIỚI TỬ TRUNG



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Bởi bị đứt nên sau đó có Cảm Giác đau ở tay!

Nhiều người ĐAU mà không có cảm giác giác đau mà mình lại có cảm giác đau thì làm sao giải thích?

Cái biết từ thân là cái biết từ nhiều kiếp trước nên gọi là BIỆT NGHIỆP.

Nói một cách khác là tất cả những gì mà bạn biết kiếp này là do tích tụ từ nhiều kiếp trước.

“Thế biệt do nghiệp sanh”, trong luận Câu Xá ( Phẩm nghiệp)

ha ha hah ... kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]

- giả như cái tay đó bị trúng độc ... bị bịnh .. hư hoại luôn ... đau đớn nhức nhối đau khổ --> tới mức phải CẮT BỎ luôn thì sao ?

--> tới lúc đó .. chúng ta có nhận "CÁNH TAY" đó là = TÂM nữa không ?


vậy bây giờ chúng ta phân biệt HAI CÁI BIẾT luôn:

i. Cái Biết Từ Thân .... là cái Biết của một người có cả hai tay lành lặn ... bi giờ bị mất một tay .... đau hoài .. vì cái tay đó đâu có mọc lại được ?


ii. Cái Biết từ "CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ" ... bởi vì Chơn Tâm luôn thường trú ... nên nó cũng biết luôn .... nhưng cái biết đó ... cũng "BIẾT XÂY DỰNG" được một thân mạng bình yên không ?

--> chơn tâm thường trú thì ai cũng nói ... nhưng sự thường trú của nó ... có thể làm được gì nhỉ ?? ... và có ai nhận ra được "NĂNG LỰC của cái CHƠN TÂM" ấy là gì không ? [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
hạnh là một chuẩn mực đạo đức

ha ha ha ... kính bạn MT một ly trà [smile]:

có một vị lão ca đang xây dựng trang blog ở đây nói ... khi ổng hơn 60 mới quy y .. thì người thày khởi môn của ổng nói:

GIỚI là cái hàng rào thì ổng hiểu ngay .... chắc hạnh cũng là "CÁI HÀNG RÀO" để cho "NGƯỜI TA" được an toàn đấy .... dù sự an toàn đó chỉ là một không gian và một thời gian cho một cái thân ....


nhưng NGƯỜI ẤY là ai .. thì sự AN TOÀN CỦA NGƯỜI ẤY .... sẽ có lúc VÔ THƯỜNG NÓ Ở TRONG HÀNG RÀO HẠNH đó luôn [smile]

- chắc là VÔ THƯỜNG nó phá được hàng rào HẠNH mà không cần phải đi qua CÁI HÀNG RÀO [smile]


-->> chắc cũng phải là "UP GRADE" = thăng hoa cái HẠNH hàng rào đó luôn thành BỒ TÁT HẠNH "đương thể tức không" như là ngài Vân Môn nói ... thì mới được .. [smile]


À mà tí xíu quên .. trong bài giảng của Bồ Đề Đạt Ma dành cho Lương Võ Đế ... có một đoạn nói tới "sức công phá của Vô Thường" đối với các HẠNH ... có thể nói là đối với các hạnh chưa hẳn là CÔNG ĐỨC HOÀN HẢO

9. Phật là gì?

Phật ở trong tâm của mỗi người, giữ giới luật tu khổ hạnh, cầu kinh, học vấn, nghĩa lý -->> tất cả những việc này chẳng dùng được việc gì cả.

Mục đích duy nhứt mà mỗi người cần phải đạt đến là sự giác ngộ. Khi nào đã đến sự giác ngộ là một vị Phật. Một vị Phật với tất cả chư Phật, dù cho kẻ ấy không đọc được một chữ nào hết.

Là Phật, nghĩa là thấy được Phật Tánh nơi chính mình, nơi tâm mình, bản thể vô hình và không rờ mó được mong manh như hư không. Tâm ấy mỗi người đều mang trong mình.

Tâm ơi hỡi tâm! Mi lớn đến nỗi bao trùm cả thế giới, mi nhỏ đến nỗi mũi kim không thể xuyên qua được. Hỡi tâm của ta, mi là Phật, mi chính là mi, ta phải qua Trung Hoa để truyền đạo lý.


*** đâu phải cái HẠNH hàng rào nào cũng là bảo vệ được an toàn hết ... và sẽ có lúc chẳng làm gì được ... đoạn này nói tới một cái TÂM ở bên trong . không gì đụng vào được ... nhỏ đến nỗi không gì xuyên qua được ... hạnh này chắc phải gọi là " - - - - HẠNH"


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Ai bị đứt tay?

chỉ muốn nói rằng cái biết chỉ là cái biết , những hành động có chủ đích thì mới tạo nghiệp

đức Phật và các vị ngộ đạo thân họ cũng bị đứt tay nhưng trong cảm thọ chỉ có cảm thọ thì lấy gì tạo nghiệp

ai bị đứt tay -- câu hỏi này có nhiều câu trả lời , câu hỏi bạn nên hỏi là trong những post vừa qua tham sân si có hiện diện không ? bạn không cần trả lời ở đây

riêng tui , nếu cứ dây dưa sẽ là nhân duyên cho tham sân phát khởi , nên xin dừng ở đây
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .. kính bạn MT một ly trà [smile]:

ha ha hah ... phải chi một mình tui xài chữ này thì tui đã là người NỔI TIẾNG rồi [smile]

- theo định nghĩa chữ Viên thường được dùng để tả những đơn vị hình tròn, có kích thước giống nhau


thí dụ: Đệ Tử của Bồ Đề Đạt Ma bay lượn trên không đáp xuống nói với Di Kiến Vương rằng ....

lúc thấy khắp thì nhỏ NHƯ HẠT VI TRẦN

người biết nó là PHẬT

kẻ không biết .... thì là TA



https://www.youtube.com/watch?v=_W5-N0gH1pY .. Đạt Ma Tổ Sư, phút 24+ (smile)


như vậy ... HẠT VI TRẦN cũng TRÒN ... và ĐỒNG KÍCH THƯỚC như nhau .....

ờ ... mà giống nhau chỗ nào nhỉ ? [smile]

*** nhưng có thể nào kích thước là những ẩn số của vô minh: như là kích thước thêm vào số 1 là vô minh, số hai là hành .. số ba là thức ... thứ bốn là danh sắc .... thêm vào 12 số ... nên VIÊN NÀO CŨNG TRÒN luôn [smile]


chữ Viên cũng được dùng để miêu tả .... tính giác trong tất cả mọi tướng nữa ... nên mới gọi là TÁNH VIÊN GIÁC

...

chữ Viên cũng được dùng để miêu tả cái Chân Thật luôn có mặt trên từng cây số nữa ... nên gọi là VIÊN CHÂN


mình tui là đủ các LOẠI VIÊN như thế .. thì tui là ĐẠI GIA rùi [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên