GIÁO LÝ MẬT TÔNG

tran nguyen hoang tri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
2 Tháng 5 2006
Bài viết
210
Điểm tương tác
18
Điểm
18
1.-Lục đại: Mật tôn chủ trương Lục đại là chơn thật thể của vũ trụ. Lục đại đà: địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại và thức đại. Lục đại là bản nguyên của các tánh năng sinh (sinh ra), năng lưu (lưu xuất ra).

Trong lục đại thì năm đại trước thuộc về vật, đại cuối cùng (thức đại) thuộc về tâm. Sau đại này mỗi mỗi đều dung thông, không ngăn ngại, thâu nhiếp lẫn nhau, làm nhân làm duyên cho nhau mà sinh ra các pháp.

Lục đại bao hàm 3 phương diện

Thể đại, tức là bản thể chung cùng của vũ trụ;

Tướng đại, tức là hình tướng của sự vật và chúng sanh

Dụng đại, tức là ngôn ngữ, động tác, cong dụng của mỗi sự vật.

Vũ trụ vạn hữu không có cái gì ra ngoài thể đại, tướng đại, dụng đại.

Thể, tướng, dụng là chúng ta dùng trí lực chia chẽ ra như thế để dễ quán sát; chứ thực ra ba phương diện ấy không thể rời nhau, không thể tồn tại riêng rẽ được. Ngoài thể đại, thì tướng đại và dụng đại cũng không thể có được; ngoài tướng đại thì thể đại và dụng đại cũng không thể có được. Vì vậy xét một phương diện thì rõ được cả ba.

Như chúng ta đã thấy ở đoạn trên: sáu đại dung thông, thâu nhiếp lẫn nhau, và ba phương diện: thế, tướng , dụng cũng không thể rời nhau, nên vũ trụ vạn hữu, mặc dù muôn hình vạn trạng, rộng lớn vô biên, vẫn có lý dung thông vô ngại, châu biến khắp tất cả. Cái đó gọi là lý tánh hay chơn như. Lý tánh hay chơn như là nồng cốt của sự tướng nhưng nếu không có sự tướng, thì chơn như hay lý tánh cũng không thể biểu dương được. Lý tánh và sự tướng là hai khía cạnh tịnh và động của nhất như. Nói tóm lại, có lý tức có sự, có sự tức có lý. Lý tánh của vũ trụ vạn hữu cũng tức là Phật tánh. Như vậy, Phật tánh đều sẵn có trong mọi chúng sanh, trong mọi hình thức.

Muốn chứng ngộ Phật tánh, muốn thể nhập chơn như, trước tiên phải quan sát sự tướng, sự tướng có thể gồm trong bốn loại sau đây tức là bốn Mạn trà- la.

2.- Bốn Mạn trà- la: Mạn trà- la nghĩa là tròn trịa đầy đủ, rộng lớn không lường. Bốn pháp Mạn trà- la, hay gọi tứ Mạn tưởng đại, là bốn tướng rộng lớn, đầy đủ của bản thể do sáu đại mà biến hiện ra. Bốn pháp Mạn trà- la là:

đại Mạn trà- la.- nghĩa rộng là thân của các loài hữu tình trong mười pháp giới, là sắc tướng của môn pháp trong vũ trụ, các sắc tướng của môn pháp trong vũ trụ, y theo lục đại mà hiện.

Nghĩa hẹp là chỉ cái sắc tướng trang nghiêm của Phật, Bồ tát được thể hiện trong các pho tượng chạm trổ, tô vẽ.v.v...

Tam muội gia Mạn trà- la.- nghĩa rộng là hết thải các cơ khí trong vũ trụ, những vật dụng thường ngày của chúng sanh, hay rộng hơn nữa là cái đặc tánh riêng biệt của mỗi pháp, núi, sông, cây cỏ...nghĩa hẹp là chỉ những vật mà Phật và Bồ tát thường cầm như hoa sen, ngọc bửu châu, cành dương liễu để tiêu biểu cho lời thề nguyện hay cái đặc tánh thù thắng riêng của quý Ngài trong việc cứu độ chúng sanh.

Pháp Mạn trà- la. -nghĩa rộng là hết thảy âm thanh, lời nói, hình ảnh, tên gọi, ký hiệu trong vũ trụ. Nghĩa hẹp là chỉ cho những chủng tử hay chơn ngôn của các đức Phật hay Bồ tát. Chủng tử ở đây tức là chữ cái. Chữ tiêu biểu cho bản thể của Phật và Bồ tát, như chủng tử của đức Ðại Nhựt Như Lai (đọc là A), chủng tử của Ngài Kim Cang Tát đỏa (đọc là Hùm). Còn chơn ngồn tức là Mật chú, và danh hiệu của Phật, Bồ tát cùng tất cả văn nghĩa trong các kinh điển.

Yết ma Mạn trà- la:- Yết ma là cử động làm các sự nghiệp. Vậy nghĩa rộng của Yết ma Mạn trà- la là chỉ cho hết thảy động tác của chúng sanh và môn vật. Nghĩa hẹp là chỉ cho hết thảy oai nghi động tác của chư Phật và Bồ tát để làm các sự nghiệp độ sinh.

Bốn Mạn trà- la này đồng thời tồn tại, đã có một Mạn trà- la, tức phải có ba Mạn trà- la kia. Bốn Mạn này Phật, Bồ tát và chúng sanh đều có. Bốn mạn của Phật không lìa bốn mạn của chúng sanh; bốn mạn của chúng sanh không lìa bốn mạn của Phật. Vì thế, kinh thường gọi là bốn mạn không lìa nhau.

Mantra là một số âm chứa đựng sức mạnh của vũ trụ hay biểu hiện khía cạnh nào đó của Phật. Mantra chính là thần chú, được đọc lặp đi lặp lại nhiều lần trong các buổi tu tập hành trì.

Thần chú còn gọi là đà la ni (Dhàranì), Hán dịch là tổng trì, tức bao gồm tất cả, đó là những thần chú mang sức mạnh siêu nhiên, thường thì đà la ni dài hơn thần chú (mantra).

Sự hành trì và đọc tụng thần chú là một trong ba khía cạnh thân mật, khẩu mật và ý mật. Đọc thần chú là khẩu mật. Thần chú là một công cụ để biểu diễn tinh thần, thái độ tâm lý, tri thức, ý chí và thành thực mới là những yếu tố quan trọng để biến thần chú thành năng lực hay mời gọi các năng lực siêu nghiệm khác. Hơn nữa, thần chú chỉ có thần lực với những ai đã trải qua kinh nghiệm do thụ pháp và hành trí dưới sự hướng dẫn của một đạo sư (Guru).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên