Gọi Đức Phật bằng bạn

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Gọi Đức Phật bằng bạn

Như thuốc hay thì bệnh sẽ lành, không cần phải biết ai làm nên vị thuốc hoặc nó từ đâu lại.
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôn du hành một mình thăm viếng các trú xứ của những Tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hành tiến thoái của họ.
Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:
- Này Nàgita, mỗi khi đi ngang một làng mạc mà thấy một am cốc của tỳ kheo, thì dù vị ấy đang ráo riết thiền tọa, Như Lai cũng không hài lòng về trú xứ của vị ấy. Vì sao? Vì vị ấy có thể bị phụ nữ, trẻ con, người lớn trong làng đến phiền nhiễu, tán chuyện làm cho vị ấy không thể chứng đắc những pháp chưa chứng, và có thể thối thất những pháp đã chứng. Trái lại, mỗi khi trông thấy một vị Tỳ kheo ở trong rừng, dưới gốc cây, thì dù vị ấy đang tựa gốc cây mà ngủ gục, Như Lai vẫn hài lòng, nghĩ rằng: tỳ kheo này sau khi hết cơn buồn ngủ, có thể tiếp tục tọa thiền không bị ai quấy rối. Y sẽ chứng đắc những pháp chưa chứng đắc.

<center><table style="text-align: center;" class="contentimg"> <tbody> <tr> <td>
thien_18.9_ducphat1_kienthuc_UBOO.jpg.ashx
</td> </tr> <tr> <td style="text-align: center;"> Ảnh minh họa.
</td> </tr> </tbody> </table></center>​

Trong cuộc du hành chúng ta đang nói đến, khi đức Thế tôn đi ngang một làng nọ thì trời sẩm tối. Ngài ghé vào nhà một người thợ gốm xin trú ngụ. Không ai biết đấy là Ðấng giác ngộ, vì Ngài làm như một Tỳ kheo thông thường giản dị, không có tùy tùng thị giả. Ngài ngỏ lời với thợ gốm:
- Này thợ gốm, tôi có thể nghỉ tại nhà người một đêm không?
Thợ gốm nhìn Ngài đáp:
- Sa môn muốn ở lại cũng được, nhưng đã có một vị đến trước cũng đang nghỉ tại đây. Xin hiền giả (tiếng xưng hô với những vị Tỳ kheo còn trẻ) hãy ngỏ lời với vị ấy, nếu ông ta đồng ý thì xin hiền giả cứ tự tiện.
Ðức Thế tôn bước vào. Gặp một vị Tỳ kheo trẻ đang ngồi, Ngài hỏi:
- Hiền giả, tôi muốn ở lại đây một đêm, có phiền gì cho người chăng?
- Ồ thưa hiền giả, không có gì phiền. Nhà thợ gốm rất rộng.
Thế tôn bèn trải thảm cỏ ngồi kiết già. Vị Tỳ kheo cũng ngồi thiền đến quá nửa đêm. Ðức Thế tôn quán sát cử chỉ tỳ kheo thanh niên ấy, lấy làm hài lòng. Ngài nghĩ: "Thanh niên này có những cử chỉ tín thành. Ta hãy hỏi chuyện y". Và Ngài mở lời:
- Này bạn, nhân danh ai mà bạn đã từ bỏ gia đình, sống đời khất sĩ ? Ai là thầy của bạn?
Tỳ kheo đáp:
- Ồ bạn ơi, có sa môn dòng họ Thích Ca đã từ bỏ ngai vàng để trở thành một ẩn sĩ. Thiên hạ đồn rằng Ngài đã đạt chánh giác, được tôn xưng là Phật, Thế tôn. Chính nhân danh Con Người cao cả đó mà tôi đã xuất gia. Bậc Thế tôn ấy là đạo sư của tôi. Tôi thích sống như Người.
- Vậy con người cao cả đó, đức Phật, Thế tôn ấy, bây giờ ở đâu?
- Này bạn, có một đô thị ở phía Bắc gọi là Xá vệ, chính nơi đó đức Thế tôn đang ngự tòa.
- Bạn có khi nào thấy Ðấng Thế tôn ấy chưa? Bạn có nhận ra Ngài nếu gặp Ngài không?
- Bạn ơi! Làm sao tôi có được cái diễm phúc ấy? Tôi chưa bao giờ trông thấy Ngài, chỉ mới nghe danh Ngài thôi. Nhưng chính nhờ Ngài mà tôi bỏ tục xuất gia, sống đời không nhà. Tôi chưa được gặp Ngài thì làm sao nhận ra Ngài được?
Ðức Thế tôn suy nghĩ: "Thanh niên này đã nhân danh ta mà xuất gia. Vậy ta hãy thuyết pháp cho y". Rồi Ngài dạy:
- Hỡi khất sĩ, tôi sẽ giảng pháp cho bạn, hãy lắng nghe.
- Ðược, bạn cứ nói đi.
Ðức Thế tôn thuyết pháp cho vị tỳ kheo ấy về cấu tạo của con người gồm bốn đại, năm uẩn, trong đó không có cái gì là ta hay của ta, toàn là những kết hợp vay mượn từ bên ngoài, biến chuyển luôn luôn để đi đến hoại diệt. Do nhận thức chân chính ấy, khi mắt tiếp xúc với sắc, tai với âm thanh v.v... phát sinh ra cái thấy cái nghe, v.v... và những cảm thọ như dễ chịu, khó chịu v.v..., vị Tỳ kheo không tham đắm, không ghét bỏ vì quán sát những cảm thọ ấy không phải là ta không phải của ta. Vị ấy có thái độ "huệ xả" (giải thoát nhờ trí tuệ), không còn vọng tưởng, được sự bất động. Khi dứt được những vọng tưởng như vậy, vị Tỳ kheo ấy được gọi là ẩn sĩ tịch tịnh.
Ðức Thế tôn dùng âm thanh vi diệu như tiếng hót chim Ca lăng tần già để thuyết pháp cho vị Tỳ kheo ấy; khích lệ ông, làm cho ông hân hoan phấn khởi với những lời pháp của Ngài, như thể được nếm vị cam lồ bất tử. Nghe xong thời pháp của Thế tôn, vị tỳ kheo biết ngay đấy chính là Ðấng A La Hán chánh đẳng giác ông đang ngưỡng mộ tôn thờ. Ông sửa lại y, quỳ gối chắp tay bạch:
- Bạch Thế tôn, con thật ngu si đã gọi Ngài là bạn. Xin Thế tôn cho con sám hối tội lỗi.
- Này Tỳ kheo, vì ngươi không biết nên không gọi là tội lỗi.

Lời bàn: Qua giai thoại này, ta thấy rõ khi vị Tỳ kheo lắng nghe đức Phật và lãnh hội lời dạy của Ngài, ông không biết người đang nói với mình là ai, đấy là giáo lý của ai, nhưng ông thấy được chân lý qua những lời dạy ấy. Như thuốc hay thì bệnh sẽ lành, không cần phải biết ai làm nên vị thuốc hoặc nó từ đâu lại.
Theo Chùa Phúc Lâm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Gọi Đức Phật bằng bạn

........
..........
...........


Theo Chùa Phúc Lâm

_____________________________

Thân chào đạo hữu Nhuận Tâm,

Câu chuyện này có lẽ quý Tăng/Ni chùa Phúc Lâm lấy phần tự sự trong bổn Kinh DHATUVIBHANGASUTTAM, No.140 trong MAJJHIMA NIKAYA tức KINH PHÂN BIỆT GIỚI, số 140 TRUNG BỘ KINH của Cố Hòa Thượng Minh Châu, Việt dịch hay KINH PHÂN BIỆT LỤC GIỚI, số 162 TRUNG A HÀM của Thầy Tuệ Sĩ, Việt dịch. Đây là bổn Kinh mà Phật Đà dạy về Lục Giới tức Đất, Nước, Gió, Lửa, Không, Thức và Niết Bàn cho Tỷ Kheo Pu ku sa ti - Pukkusati là người xuất gia chỉ do tín tâm khi nghe HỒNG DANH của PHẬT ĐÀ SAKYAMUNI tức đệ tử ký danh. Đúng là Pukkusati đã gọi Phật Đà là Đạo Hữu nhưng PHẬT ĐÀ không gọi Pukkusati là "bạn" mà gọi là Tỷ Kheo-Bikkhu vì nghĩa của chữ Bikkhu là Khất Sĩ-Mendicante chỉ chung cho tất cả các ẩn sĩ du phương. Nguyên văn khi Phật Đà quán sát người thanh niên Khất Sĩ tự xưng là đệ tử ký danh của Ngài là "intelligent and earnest" (theo bản PTS) tức "bậc lợi căn và chí tâm tu học". Bài viết này còn thiếu đoạn kết theo bản chú giải, thì sau buổi Thuyết Pháp, Pukkusati đã xin Phật Đà làm lễ Xuất Gia vì khi đó đã có Giáo Hội, nhưng vì thiếu vật dụng gồm bình bát và y áo ( được ví là đôi cánh chim tự do bay giữa thanh không) nên Pukkusati xin phép ra ngoài xin của cúng dường thập phương. Nhưng không may bị một con trâu điên húc chết và khi nghe được tin này Phật Đà đã tuyên ngôn Pukkusati là một Tỷ Kheo đắc thánh quả Bất Lai, vĩnh viễn không sanh về thế gian này nữa.

Bài kinh này, theo thiển ý của Trừng Hải vốn rất khó hiểu, cũng là một trong những bổn kinh theo các học giả Phật tử nghiên cứu nhận xét là căn bản của giáo pháp Lục Đại Duyên Khởi cũng là Pháp Giới Duyên Khởi của Hoa Nghiêm Tôn và cũng là nơi khởi nguyên của câu "Tứ Đại Giai Không" của Thiền Môn.

Nếu đạo hữu Nhuận Tâm thích thú, Trừng Hải xin cùng trao đổi về Bổn Kinh này, tức nhiên do Trừng Hải chỉ là cư sĩ nên xin lấy một bản chú giải của Tỷ Kheo Walpola Sri Rahula để đàm luận vì không dám giải giảng Kinh Điển, hề hề.

Mến chào
 

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Hối âm ĐH Trừng Hải

Thân chào đạo hữu Nhuận Tâm,
Nếu đạo hữu Nhuận Tâm thích thú, Trừng Hải xin cùng trao đổi về Bổn Kinh này, tức nhiên do Trừng Hải chỉ là cư sĩ nên xin lấy một bản chú giải của Tỷ Kheo Walpola Sri Rahula để đàm luận vì không dám giải giảng Kinh Điển, hề hề.
Mến chào
Kính chào ĐH Trừng Hải ! Chân thành cảm ơn sự dẫn giải thêm bài viết trên cho đầy đủ ý nghĩa . Dụng tâm trong lời thuyết giảng của Đức Phật dạy cho chúng sanh hiểu cái nghe biết giáo lý phải hiểu sâu sắc từng câu để tự sửa mình vì vậy Nhuận Tâm cũng rất tâm đắc với những sự Pháp đàm chánh kiến và sẵn sàng đón nhận lời hay ý đẹp của các bạn đồng tu .
Kính ,
Nhuận Tâm
Đạo đời là lẻ sống còn
Lý chơn nuôi dưỡng quả tròn phước duyên
Tầm sâu diệu pháp chân nguyên
Vẹn tình Pháp lữ vườn Thiền như nhiên ....

 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Nhuận Tâm... sẵn sàng đón nhận lời hay ý đẹp của các bạn đồng tu .
Kính ,
Nhuận Tâm
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chắc bác Trừng Hải cũng biết câu ca dao hay tục ngữ này:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Vô chùa gọi Bụt bằng anh...</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chỉ có Việt Nam mình chơi "ngông" như vậy!
</span></span>
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chắc bác Trừng Hải cũng biết câu ca dao hay tục ngữ này:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Vô chùa gọi Bụt bằng anh...</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chỉ có Việt Nam mình chơi "ngông" như vậy!
</span></span>
_______________________________

Kính bác Tuấn Tú,

Nói về Việt nam thì Trừng Hải hay sử dụng chữ "Đại Việt ta" nghĩa là có Trừng Hải này trong đó. Nay thấy bác dùng chữ "Việt Nam mình" thì Trừng Hải này cũng nghĩ rằng (lấy bụng ta suy ra bụng người, hề hề) chắc có bác Tuấn Tú trong kia, hề hề.

Ôi, đất nước tang thương, bể dâu dâu bể
Lệ chảy ngàn dòng cũng không dứt khổ đau.
Xin hãy để máu xương, rời xa mãi mãi
Mà vĩnh viễn tìm, một đóa Vô Ưu.

cảm tác, trừng hải.

Đồng kính, hề hề
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
_______________________________

Kính bác Tuấn Tú,

Nói về Việt nam thì Trừng Hải hay sử dụng chữ "Đại Việt ta" nghĩa là có Trừng Hải này trong đó. Nay thấy bác dùng chữ "Việt Nam mình" thì Trừng Hải này cũng nghĩ rằng (lấy bụng ta suy ra bụng người, hề hề) chắc có bác Tuấn Tú trong kia, hề hề.

Ôi, đất nước tang thương, bể dâu dâu bể
Lệ chảy ngàn dòng cũng không dứt khổ đau.
Xin hãy để máu xương, rời xa mãi mãi
Mà vĩnh viễn tìm, một đóa Vô Ưu.

cảm tác, trừng hải.

Đồng kính, hề hề
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính bác Trừng Hải,
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Làm gì có cái ý "suy bụng ta ra bụng người" (nhân, ngã) chứ!?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bác đã gọi "mình" bằng bác, tôi cũng xưng kính "ta" bằng bác, trên tinh thần bình đẳng Vô ngã.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngoài đời, căn cứ theo tuổi tác mà phân định thứ bậc để xưng hô. Trong chùa, căn cứ theo giới luật và thanh qui mà cư xử cho vẹn đạo tình. Người lớn tuổi xuất gia phải gọi Tỳ kheo trẻ tuổi xuất gia trước bằng "anh" và xưng là "em". Vị Tỳ kheo trẻ tuổi nếu biết khiêm nhường và cung kính vẫn có thể gọi vị Tỳ kheo lớn tuổi bằng bác, chú...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật dạy: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh", bình đẳng không phân biệt tuổi tác, màu da, địa vị... Vậy câu tục ngữ trên gọi Phật bằng "anh" hay "bạn" không có gì lỗi. Đó là tinh thần vô ngã của người tu.
<p style="padding-left: 56px;"><I>Phật đang ngó mình không nháy mắt
Mình cũng nhìn đức Phật trân trân
Hai đàng hòa một tinh thần
Tức mình với Phật được gần nhau luôn.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên