- Theo Tri Kiến Của Mình Thì :
@ - VÔ NIỆM = VÔ SANH
@ VÔ SANH : Theo KINH LĂNG GIÀ :
KINH LĂNG GIÀ :
" Đại Huệ Bồ Tát Lại bạch Phật rằng : Như Thế Tôn sở thuyết, tất cả tánh Vô Sanh mà như huyễn,vậy chẳng phải pháp sở thuyết của Thế Tôn trước sau tự trái nhau ư ? Sao nói Vô Sanh tánh như huyễn ?
Phật bảo Đại Huệ : Chẳng phải ta nói " Vô Sanh tánh như huyễn" có lỗi trước sau trái nhau . Tại sao nói sanh mà vô sanh ? Là dùng để giác hiện lượng của tự tâm, nói hữu phi hữu,ngoài tánh phi tánh,là phương tiện để hiện pháp Vô Sanh, chẳng phải cái thuyết của ta có lỗi trước sau trái nhau, vì bác bỏ cái thuyết nhân sanh của ngoại đạo, nên Ta thuyết tất cả tánh vô sanh. Đại Huệ ! Ngoại đạo si mê muốn cho hữu và vô đều thật,vì chẳng biết do tự tâm vọng tưởng chấp trước đủ thứ nhân duyên mà sanh.
-Đại Huệ ! Ta dùng cái thuyết Vô Sanh để thuyết, vì phá cái chấp hữu và vô. Đại Huệ ! Ta thuyết tánh âm thanh ( thanh giáo ), là vì đệ tử của Ta tạo đủ thứ nghiệp mà nhiếp thọ sanh tử ,và phá những người chấp vô kiến, đoạn kiến. Đại Huệ ! Vì phàm phu đọa ác kiến hy vọng, chẳng biết tự tâm hiện lượng,vì khiến họ lìa các tướng tánh của tự tánh nên thuyết các pháp như huyễn: vì phá tướng chấp trước do nhân duyên sanh khởi của họ, nên nói tất cả pháp tướng tự tánh như mộng huyễn, là khiến lìa bỏ chấp trước ác kiến hy vọng tất cả pháp tự và tha. Được thấy chỗ như thật, chẳng lập tà luận. Đại Huệ ! Chỗ thấy tất cả pháp như thật, là siêu việt tự tâm hiện lượng
Khi ấy, Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Vô tác, tánh Vô Sanh,
Chấp tánh nhiếp sanh tử.
Quán sát pháp như huyễn,
Nơi tướng chẳng khởi vọng "....
KINH LĂNG GIÀ
(Diễn giải ; NHƯ HUYỄN )
..." Phật bảo Đại Huệ : Pháp như Huyễn chẳng có chấp trước. Nếu mê hoặc chấp trước thì tánh chấp trước chẳng thể diệt. Pháp duyên khởi của Ta thuyết ắt đồng như pháp Nhân Duyên Sanh của ngoại đạo .
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Thế Tôn ! Nếu mê hoặc như huyễn thì phải làm nhân cho mê hoặc khác ?
Phật bảo Đại Huệ : Chẳng phải nhân duyên mê hoặc nên chẳng có lỗi. Đại Huệ ! Huyễn chẳng sanh lỗi, vì chẳng có vọng tưởng. Đại Huệ ! Huyễn từ chỗ sáng kia sanh khởi , chẳng từ chỗ lỗi tập khí vọng tưởng của chính mình sanh khởi, cho nên chẳng có lỗi. Đại Huệ ! Ấy là do tâm mê hoặc của phàm phu chấp trước, chẳng phải Thánh Hiền vậy .
..........
Phật bảo Đại Huệ : Chẳng phải đủ thứ tướng huyễn chấp trước tương tự,Nói tất cả pháp như huyễn, vì tất cả pháp chẳng thật, chóng diệt như điện, ấy là như huyễn. Ví như điện chớp hiện trong sát na, mới hiện liền diệt. Tất cả tánh như thế, đều chẳng thuộc nơi hữu và vô, chỉ do tự tâm vọng tưởng chấp có tự tướng, cộng tướng, nếu quán sát tất cả pháp vô tánh, thì chẳng phải hiện tướng chấp trước của phàm phu."....
Khi HIỂU RÕ : NIỆM VÔ NIỆM ---> Ta Mới có Thể VẬN DỤNG = NHƯ LÝ TÁC Ý Để HÀNH PHÁP Mới KHÔNG BỊ TRÓI BUỘC---> VÀ KHÔNG TẠO BẤT THIỆN NGHIỆP
- NHƯ LÝ TÁC Ý ( Ý THANH TỊNH ) : Là THEO SỰ THẤY CHÂN THẬT NHƯ ĐANG LÀ (DIỆU QUAN SÁT TRÍ )---> NHƯ HUYỄN ( CÓ ĐẤY RỒI BIẾN CHUYỂN NGAY ĐẤY ) Mà HÀNH SỬ ( Chứ Không Ỷ Tựa Theo Danh Tướng Phân Biệt Chấp Trước Của Ý, Ý Thức Nương Tựa Sự Thấy Biết Của Tàng Thức Quá Khứ Theo Lối Mòn Tương Tục Mà Nứu Giữ)---> ĐÓ LÀ CƠ SỞ THÀNH TỰU : THÀNH SỞ TÁC TRÍ.