- Tham gia
- 10/11/13
- Bài viết
- 294
- Điểm tương tác
- 99
- Điểm
- 43
Thấy hay hay thì cóp về để cùng tham khảo
Đôi lời về Giới - Định - Tuệ
Lấy giới làm thầy, đây có thể xem là một pháp môn mới lạ mà không ít người học Phật ngày nay, ngày mai và ngày xưa từng theo đuổi. Lấy giới làm thầy được không ít Tăng sĩ xuất gia và cư sĩ tại gia mặc nhiên tán thán, xiển dương, họ đã gần như mặc định giới là cứu cánh của đạo giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Song liệu giới có thể đảm đương tốt vai trò sống còn của chánh pháp, là cứu cánh niết bàn của chánh pháp giác ngộ?
Tuyệt nhiên là không thể. Người học Phật hoàn toàn không thể tựa vào giới mà có thể đắc pháp vô sanh, chứng ngộ đạo quả A la hán. Vai trò của giới chỉ là góp phần giúp người học Phật ngăn ngừa tham đắm, si mê, sân hận, hoài nghi và kiêu mạn. Người học Phật trang bị bảo giáp giới luật mà không có gươm trí huệ để cắt đứt phiền não, đoạn trừ vô minh thì cứu cánh giác ngộ, giải thoát hoàn toàn ở đạo Phật sẽ chỉ như là việc lần tìm và bắt giữ bóng chim, tăm cá.
Nếu mụ mẫm, si mê trói thân vào giới mà không tìm tòi, lĩnh hội sự sáng rõ, đúng mực của con đường chánh pháp thì việc quy y Phật phỏng có ích gì?
Thế nào là giới?
Thiết nghĩ ngay cả chính những người học Phật không ngừng tán thán, xiển dương việc "Lấy giới làm thầy" cũng không thật sự rõ biết giá trị cốt lõi của giới. Họ thọ trì và trói buộc người làm theo một cách máy móc, khiên cưỡng, cứng nhắc...
Năm giới luật căn bản của người học Phật thường nên thọ trì là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu (nói riêng) hay các chất kích thích (nói chung) đóng vai trò gì, có giá trị như thế nào đối với việc giác ngộ, giải thoát hoàn toàn?
Có một dịp tình cờ tôi nghe một cư sĩ tại gia cao tuổi bộc bạch với một ít niềm tự hào xen lẫn kiêu hãnh "Tôi ăn chay từ năm 12 tuổi, nay tôi đã gần 80 rồi, giờ có chết tôi cũng yên tâm".
Nghe người học Phật cao niên ấy nói mà tôi không khỏi thương cảm. Học Phật mà bất tường như vậy biết đến bao giờ mới thoát khỏi lưới mộng luân hồi. Nếu việc học Phật chỉ cần ăn chay trọn đời, giữ giới nghiêm cẩn thì con bò còn làm tốt hơn những người học Phật nhiều.
Phải chăng là có rất nhiều chủng loại động vật ăn cỏ vẫn làm tốt việc giữ giới luật, chúng gần như sẽ không cần lao nhọc dụng công mà vẫn đảm bảo việc giữ giới đúng mực. Song tin rằng ở kiếp liền kề con bò sẽ không thể thành Phật, muốn chuyển kiếp người tinh khôn đã là rất khó khăn, nhiêu khê.
Thật tế là không có bộ kinh sách nào thừa nhận hay khẳng định việc ăn chay, giữ giới là người thọ trì đắc pháp vô sanh, chứng ngộ niết bàn. Thế nên việc dùng giới trói mình và người trong sự vô minh cực đoan, quá khích sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho người học Phật. Thậm chí là việc rơi vào tà kiến đó dễ thường khiến người thọ trì xa rời sự đúng mực, sáng rõ của chánh pháp. Nguyên là việc lấy giới trói mình, cột người sẽ khiến người học Phật mê tâm tăng trưởng bản ngã, thêm sân hận, si mê, mù quáng và cực đoan, khả năng sống tùy thuận, nhu hòa ngày càng kém.
Giới luật đạo Phật có không ít nhưng chung quy lại cũng chỉ là năm giới luật chính yếu.
- Không sát sinh để phát khởi, bảo nhậm tâm từ, tăng trưởng lòng yêu thương lợi tha. Không sát sinh còn nhằm vào mục đích ngăn ngừa việc tham đắm món ngon, việc rơi vào lợi dưỡng ở người học Phật khiến họ khó thể tiến tu. Vấn đề không sát sinh không đồng nghĩa với việc con người (nói chung) hay người học Phật (nói riêng) phải ăn chay. Lẽ chay mặn là do người học Phật mê tâm đặt nặng việc thọ thực mà "thổi phồng" điều chay mặn.
Lẽ ra việc chay mặn nên hiểu là tham đắm việc uống ăn là mặn; tri túc, thiểu dục thọ thực là chay.
Bảo rằng ăn chay không phạm sát sinh là điều không thật đúng bởi lẽ dù là động vật hay thực vật thì muôn loài đều có sinh mạng. Ăn rau, ăn cơm thì cũng có hà sa chủng loài động thực vật chết trong miếng ăn của mỗi người.
- Không nói dối là giới luật nhằm ngăn ngừa việc tham sân si mạn nghi ở người thọ trì và mọi người. Bởi lẽ việc nói dối dễ gây điều tiếng thị phi, phiền não.
- Không tà dâm là giới luật góp phần ngăn trừ việc huân tập hạnh xấu, việc tham dâm, túng dục dễ khiến con người chìm sâu xuống những cõi giới thấp hơn. Nguyên nhân là việc tham đắm dục lạc dễ khiến con người mê muội, lạc thần. Trí không minh tự khắc lối đi sẽ không sáng.
- Không trộm cắp là giới luật ngăn ngừa việc tham lam, đắm nhiễm tài vật. Người học Phật giữ nghiêm giới luật này sẽ không tích góp những thói hư, tật xấu, những việc tổn người, hại mình về sau. Người không trộm cắp sẽ tránh được những phiền não, tù tội, không bị người đời khinh khi, chà đạp...
Tóm lại, giới luật có công năng giúp người học Phật giảm thiểu, dứt trừ tham sân si mạn nghi. Người thọ trì đúng mực sẽ tránh được những điều tiếng thị phi, phiền não cả trong lẫn ngoài. Giá trị của giới chỉ là trợ pháp góp phần giúp người học Phật dễ dàng hơn việc tiến tu trên con đường giác ngộ, giải thoát hoàn toàn. Giới hoàn toàn không thể đảm bảo vai trò, vị trí người thầy của người học Phật. Giới càng không thể là cứu cánh của đạo giải thoát.
Ở đời có một lượng đông đảo người không từng quy y Phật, song họ sống với những hạnh tốt, việc giữ giới luật đúng mực tự nhiên, họ ăn chay trọn đời. Tuy nhiên, nếu họ không có cơ duyên tiếp cận với sự sáng rõ, đúng mực của chánh pháp giải thoát khỏi luân hồi thì tin rằng họ chẳng thể nào vượt ra khỏi việc "Thay khuôn, đổi mặt" nơi 3 cõi 6 đường, việc đắc pháp vô sanh.
Ngược lại, một đứa trẻ mồ côi được đưa vào chùa nuôi nấng đến khi khôn lớn, việc "ăn cây nào rào cây ấy" sẽ giúp người học Phật này giữ giới nghiêm cẩn, vị Tăng bảo này sẽ không thể, không dễ trực nhận khổ não ở nẻo đời, việc rơi vào một bên và dị kiến dễ thành hình. Thế nên dù người học Phật này có làu thuộc trọn bộ Tam Tạng kinh cũng khó mong liễu ngộ được hoàn toàn chánh pháp. Việc chứng đắc đạo quả, nếm trải pháp vị càng thêm mông lung, huyễn hoặc.
Vậy nên chỉ khi người học Phật rõ biết giá trị gốc của giới luật thì mới mong có được sự tiến bước trên đường đạo. Còn bằng cứ u mê dính mắc vào những kiến thủ, kiến chấp vô minh thì e rằng việc học Phật không tiến lên mà lại trượt dài, rơi rớt về phía sau.
Vai trò của giới giúp người học Phật sinh định, rồi từ định sẽ phát khởi huệ. Trí huệ, sự hiểu biết khách quan, đúng mực, sáng rõ về vạn pháp sẽ giúp người học Phật minh tâm, kiến tánh, chứng ngộ pháp vô sanh.
Giới, định, huệ là ba môn học mà người học Phật cần phải thông tỏ. Giới định tuệ có hai dạng:
- Giới định huệ của hàng đại thừa là bên ngoài chẳng tìm có, bên trong chẳng giữ không. Một niệm chẳng sanh, muôn duyên không lặng gọi là định. Khéo hay phân biệt chẳng sanh lòng yêu ghét gọi là huệ.
- Giới định huệ của hàng tiểu thừa là chỉ chấp nơi thân, đoạn trừ tứ trụ bệnh gọi là giới. Thân hình đồng như cây khô, dứt sự hiển hiện oai nghi gọi là định. Chỉ chứng thiên không, mất lý trung đạo gọi là huệ. Cho nên còn gọi đó là pháp nghèo, là vùi lấp định huệ. Ngài Duy Ma Cật gọi là pháp tiểu thừa.
Chánh pháp có nơi đạo giác ngộ, giải thoát hoàn toàn đã trải qua hơn 2500 năm đã gom góp một lượng đông đảo người theo về. Chỉ tiếc là học nhân, hành giả không hề ít nhưng Giác giả hoàn không, sự không thực chứng ngộ hoàn toàn tinh yếu của đạo giải thoát cùng với năm tháng lâu xa mà giá trị sáng rõ, khách quan, đúng mực của con đường giác ngộ, giải thoát hoàn toàn bị mai một, nhạt nhòa.
Người học Phật ngày nay cần phải có sự tư duy, nhận thức đúng đắn về con đường giác ngộ, giải thoát hoàn toàn, người học Phật rất nên tránh xa những lề thói học Phật theo đường tà, lối rẽ. Phàm thọ nhận, hành trì, thực hiện một điều gì thì cũng rất nên rõ biết giá trị, ý nghĩa, mục đích của việc mình làm, tránh việc hành xử a dua, hưởng ứng theo số đông, phong trào một cách mông muội, chủ quan, cực đoan.
Phải chăng sự hiểu biết đúng mực, sáng rõ, khách quan mới là cứu cánh, là chìa khóa để mở cánh cửa giải thoát hoàn toàn?
Người học Phật muốn trở nên thông tuệ, việc chuyển vị thành Giác giả thì yêu cầu tối hậu là người học Phật đó tích góp đủ đầy sự hiểu biết có ở cả hai nẻo đạo đời, nếu chỉ rơi vào một bên thì việc giác ngộ hoàn toàn thật khó lắm thay. Việc giải thoát hoàn toàn thì không đòi hỏi sự hiểu biết trọn vẹn ở hai nẻo đạo đời mà chỉ cần thả lòng, buông bỏ những kiến chấp sai lầm, đắm nhiễm và việc phá ngã đúng mực.
Đôi lời về Giới - Định - Tuệ
Lấy giới làm thầy, đây có thể xem là một pháp môn mới lạ mà không ít người học Phật ngày nay, ngày mai và ngày xưa từng theo đuổi. Lấy giới làm thầy được không ít Tăng sĩ xuất gia và cư sĩ tại gia mặc nhiên tán thán, xiển dương, họ đã gần như mặc định giới là cứu cánh của đạo giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Song liệu giới có thể đảm đương tốt vai trò sống còn của chánh pháp, là cứu cánh niết bàn của chánh pháp giác ngộ?
Tuyệt nhiên là không thể. Người học Phật hoàn toàn không thể tựa vào giới mà có thể đắc pháp vô sanh, chứng ngộ đạo quả A la hán. Vai trò của giới chỉ là góp phần giúp người học Phật ngăn ngừa tham đắm, si mê, sân hận, hoài nghi và kiêu mạn. Người học Phật trang bị bảo giáp giới luật mà không có gươm trí huệ để cắt đứt phiền não, đoạn trừ vô minh thì cứu cánh giác ngộ, giải thoát hoàn toàn ở đạo Phật sẽ chỉ như là việc lần tìm và bắt giữ bóng chim, tăm cá.
Nếu mụ mẫm, si mê trói thân vào giới mà không tìm tòi, lĩnh hội sự sáng rõ, đúng mực của con đường chánh pháp thì việc quy y Phật phỏng có ích gì?
Thế nào là giới?
Thiết nghĩ ngay cả chính những người học Phật không ngừng tán thán, xiển dương việc "Lấy giới làm thầy" cũng không thật sự rõ biết giá trị cốt lõi của giới. Họ thọ trì và trói buộc người làm theo một cách máy móc, khiên cưỡng, cứng nhắc...
Năm giới luật căn bản của người học Phật thường nên thọ trì là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu (nói riêng) hay các chất kích thích (nói chung) đóng vai trò gì, có giá trị như thế nào đối với việc giác ngộ, giải thoát hoàn toàn?
Có một dịp tình cờ tôi nghe một cư sĩ tại gia cao tuổi bộc bạch với một ít niềm tự hào xen lẫn kiêu hãnh "Tôi ăn chay từ năm 12 tuổi, nay tôi đã gần 80 rồi, giờ có chết tôi cũng yên tâm".
Nghe người học Phật cao niên ấy nói mà tôi không khỏi thương cảm. Học Phật mà bất tường như vậy biết đến bao giờ mới thoát khỏi lưới mộng luân hồi. Nếu việc học Phật chỉ cần ăn chay trọn đời, giữ giới nghiêm cẩn thì con bò còn làm tốt hơn những người học Phật nhiều.
Phải chăng là có rất nhiều chủng loại động vật ăn cỏ vẫn làm tốt việc giữ giới luật, chúng gần như sẽ không cần lao nhọc dụng công mà vẫn đảm bảo việc giữ giới đúng mực. Song tin rằng ở kiếp liền kề con bò sẽ không thể thành Phật, muốn chuyển kiếp người tinh khôn đã là rất khó khăn, nhiêu khê.
Thật tế là không có bộ kinh sách nào thừa nhận hay khẳng định việc ăn chay, giữ giới là người thọ trì đắc pháp vô sanh, chứng ngộ niết bàn. Thế nên việc dùng giới trói mình và người trong sự vô minh cực đoan, quá khích sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho người học Phật. Thậm chí là việc rơi vào tà kiến đó dễ thường khiến người thọ trì xa rời sự đúng mực, sáng rõ của chánh pháp. Nguyên là việc lấy giới trói mình, cột người sẽ khiến người học Phật mê tâm tăng trưởng bản ngã, thêm sân hận, si mê, mù quáng và cực đoan, khả năng sống tùy thuận, nhu hòa ngày càng kém.
Giới luật đạo Phật có không ít nhưng chung quy lại cũng chỉ là năm giới luật chính yếu.
- Không sát sinh để phát khởi, bảo nhậm tâm từ, tăng trưởng lòng yêu thương lợi tha. Không sát sinh còn nhằm vào mục đích ngăn ngừa việc tham đắm món ngon, việc rơi vào lợi dưỡng ở người học Phật khiến họ khó thể tiến tu. Vấn đề không sát sinh không đồng nghĩa với việc con người (nói chung) hay người học Phật (nói riêng) phải ăn chay. Lẽ chay mặn là do người học Phật mê tâm đặt nặng việc thọ thực mà "thổi phồng" điều chay mặn.
Lẽ ra việc chay mặn nên hiểu là tham đắm việc uống ăn là mặn; tri túc, thiểu dục thọ thực là chay.
Bảo rằng ăn chay không phạm sát sinh là điều không thật đúng bởi lẽ dù là động vật hay thực vật thì muôn loài đều có sinh mạng. Ăn rau, ăn cơm thì cũng có hà sa chủng loài động thực vật chết trong miếng ăn của mỗi người.
- Không nói dối là giới luật nhằm ngăn ngừa việc tham sân si mạn nghi ở người thọ trì và mọi người. Bởi lẽ việc nói dối dễ gây điều tiếng thị phi, phiền não.
- Không tà dâm là giới luật góp phần ngăn trừ việc huân tập hạnh xấu, việc tham dâm, túng dục dễ khiến con người chìm sâu xuống những cõi giới thấp hơn. Nguyên nhân là việc tham đắm dục lạc dễ khiến con người mê muội, lạc thần. Trí không minh tự khắc lối đi sẽ không sáng.
- Không trộm cắp là giới luật ngăn ngừa việc tham lam, đắm nhiễm tài vật. Người học Phật giữ nghiêm giới luật này sẽ không tích góp những thói hư, tật xấu, những việc tổn người, hại mình về sau. Người không trộm cắp sẽ tránh được những phiền não, tù tội, không bị người đời khinh khi, chà đạp...
Tóm lại, giới luật có công năng giúp người học Phật giảm thiểu, dứt trừ tham sân si mạn nghi. Người thọ trì đúng mực sẽ tránh được những điều tiếng thị phi, phiền não cả trong lẫn ngoài. Giá trị của giới chỉ là trợ pháp góp phần giúp người học Phật dễ dàng hơn việc tiến tu trên con đường giác ngộ, giải thoát hoàn toàn. Giới hoàn toàn không thể đảm bảo vai trò, vị trí người thầy của người học Phật. Giới càng không thể là cứu cánh của đạo giải thoát.
Ở đời có một lượng đông đảo người không từng quy y Phật, song họ sống với những hạnh tốt, việc giữ giới luật đúng mực tự nhiên, họ ăn chay trọn đời. Tuy nhiên, nếu họ không có cơ duyên tiếp cận với sự sáng rõ, đúng mực của chánh pháp giải thoát khỏi luân hồi thì tin rằng họ chẳng thể nào vượt ra khỏi việc "Thay khuôn, đổi mặt" nơi 3 cõi 6 đường, việc đắc pháp vô sanh.
Ngược lại, một đứa trẻ mồ côi được đưa vào chùa nuôi nấng đến khi khôn lớn, việc "ăn cây nào rào cây ấy" sẽ giúp người học Phật này giữ giới nghiêm cẩn, vị Tăng bảo này sẽ không thể, không dễ trực nhận khổ não ở nẻo đời, việc rơi vào một bên và dị kiến dễ thành hình. Thế nên dù người học Phật này có làu thuộc trọn bộ Tam Tạng kinh cũng khó mong liễu ngộ được hoàn toàn chánh pháp. Việc chứng đắc đạo quả, nếm trải pháp vị càng thêm mông lung, huyễn hoặc.
Vậy nên chỉ khi người học Phật rõ biết giá trị gốc của giới luật thì mới mong có được sự tiến bước trên đường đạo. Còn bằng cứ u mê dính mắc vào những kiến thủ, kiến chấp vô minh thì e rằng việc học Phật không tiến lên mà lại trượt dài, rơi rớt về phía sau.
Vai trò của giới giúp người học Phật sinh định, rồi từ định sẽ phát khởi huệ. Trí huệ, sự hiểu biết khách quan, đúng mực, sáng rõ về vạn pháp sẽ giúp người học Phật minh tâm, kiến tánh, chứng ngộ pháp vô sanh.
Giới, định, huệ là ba môn học mà người học Phật cần phải thông tỏ. Giới định tuệ có hai dạng:
- Giới định huệ của hàng đại thừa là bên ngoài chẳng tìm có, bên trong chẳng giữ không. Một niệm chẳng sanh, muôn duyên không lặng gọi là định. Khéo hay phân biệt chẳng sanh lòng yêu ghét gọi là huệ.
- Giới định huệ của hàng tiểu thừa là chỉ chấp nơi thân, đoạn trừ tứ trụ bệnh gọi là giới. Thân hình đồng như cây khô, dứt sự hiển hiện oai nghi gọi là định. Chỉ chứng thiên không, mất lý trung đạo gọi là huệ. Cho nên còn gọi đó là pháp nghèo, là vùi lấp định huệ. Ngài Duy Ma Cật gọi là pháp tiểu thừa.
Chánh pháp có nơi đạo giác ngộ, giải thoát hoàn toàn đã trải qua hơn 2500 năm đã gom góp một lượng đông đảo người theo về. Chỉ tiếc là học nhân, hành giả không hề ít nhưng Giác giả hoàn không, sự không thực chứng ngộ hoàn toàn tinh yếu của đạo giải thoát cùng với năm tháng lâu xa mà giá trị sáng rõ, khách quan, đúng mực của con đường giác ngộ, giải thoát hoàn toàn bị mai một, nhạt nhòa.
Người học Phật ngày nay cần phải có sự tư duy, nhận thức đúng đắn về con đường giác ngộ, giải thoát hoàn toàn, người học Phật rất nên tránh xa những lề thói học Phật theo đường tà, lối rẽ. Phàm thọ nhận, hành trì, thực hiện một điều gì thì cũng rất nên rõ biết giá trị, ý nghĩa, mục đích của việc mình làm, tránh việc hành xử a dua, hưởng ứng theo số đông, phong trào một cách mông muội, chủ quan, cực đoan.
Phải chăng sự hiểu biết đúng mực, sáng rõ, khách quan mới là cứu cánh, là chìa khóa để mở cánh cửa giải thoát hoàn toàn?
Người học Phật muốn trở nên thông tuệ, việc chuyển vị thành Giác giả thì yêu cầu tối hậu là người học Phật đó tích góp đủ đầy sự hiểu biết có ở cả hai nẻo đạo đời, nếu chỉ rơi vào một bên thì việc giác ngộ hoàn toàn thật khó lắm thay. Việc giải thoát hoàn toàn thì không đòi hỏi sự hiểu biết trọn vẹn ở hai nẻo đạo đời mà chỉ cần thả lòng, buông bỏ những kiến chấp sai lầm, đắm nhiễm và việc phá ngã đúng mực.