Hoa Nghiêm- Huyền Môn

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
150
Điểm tương tác
118
Điểm
43
Kính chào đạo hữu Sô Cô La thân mến,

Lật bàn là thần thông, bàn lật là pháp tướng.

Nếu kiến giải thì mở miệng là thần thông, tiếng nói là pháp tướng.

Nói thế này thì người theo Giáo lại gật gù mà người theo Tông lại quở trách.

Vì sao lại bị quở trách ?

Mến kính,
Ba Tuần.
Ha ha...

Chào bác 3.

Làm gì có việc này? - Em chỉ đang nói là ngày trước 2 vị Lâm Tế và Phổ Hóa đang hỏi nhau về đoạn kinh Hoa Nghiêm kia thôi mà

Theo bác thì sao? - Sợi lông nuốt cả biển lớn là việc gì?

Ha ha...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Ha ha...

Chào bác 3.

Làm gì có việc này? - Em chỉ đang nói là ngày trước 2 vị Lâm Tế và Phổ Hóa đang hỏi nhau về đoạn kinh Hoa Nghiêm kia thôi mà

Theo bác thì sao? - Sợi lông nuốt cả biển lớn là việc gì?

Ha ha...
Kính đạo hữu Sô Cô La thân mến,

Sợi lông bé xíu, làm sao nuốt cả biển lớn. Đó là việc tào lao mà ! Tại nó đâu có miệng mà nuốt ? Hề hề

Mến kính,
Ba Tuần.
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
150
Điểm tương tác
118
Điểm
43
Kính đạo hữu Sô Cô La thân mến,

Sợi lông bé xíu, làm sao nuốt cả biển lớn. Đó là việc tào lao mà ! Tại nó đâu có miệng mà nuốt ? Hề hề

Mến kính,
Ba Tuần.
Ha ha...

Bác trả lời như vậy quả thật là cô phụ cho Thiền quá :D

Nếu vậy thì ngài Lâm Tế rảnh quá mà ha ha... :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Ha ha...

Bác trả lời như vậy quả thật là cô phụ cho Thiền quá :D

Nếu vậy thì ngài Lâm Tế rảnh quá mà ha ha... :D
Ơ hay,

Lâm Tế tự cho là người vô sự, mà vô sự rồi thì tất nhiên rất rảnh, vì thế chuyên làm cái việc vơi bớt sự bận rộn cho kẻ nhiều sự khác, nên cũng đâu lạ gì. Hề hề

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
150
Điểm tương tác
118
Điểm
43
Ơ hay,

Lâm Tế tự cho là người vô sự, mà vô sự rồi thì tất nhiên rất rảnh, vì thế chuyên làm cái việc vơi bớt sự bận rộn cho kẻ nhiều sự khác, nên cũng đâu là gì. Hề hề

Mến kính,
Ba Tuần.
Ha ha...

Thôi vậy!

Có lẻ bác tham thiền nhưng chưa thấy được chổ này nên bác chưa biết.

Chờ bác rõ việc này rồi bàn tiếp :D

ha ha...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Ha ha...

Thôi vậy!

Có lẻ bác tham thiền nhưng chưa thấy được chổ này nên bác chưa biết.

Chờ bác rõ việc này rồi bàn tiếp :D

ha ha...
Hề hề,

Nói về chỗ chưa biết thì nhiều lắm, ví như trưa mai vợ Sô Cô La nấu cho món gì ăn Sô Cô La có biết không ?

Vậy nên Tham Thiền chẳng có chỗ cùng tột vậy !

Mến kính,
Ba Tuần.
Ps: Chúng ta tạm thôi, nhường chỗ cho thầy Viên Quang tiếp tục viết bài.
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,431
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Kính đạo hữu Sô Cô La thân mến,

Sợi lông bé xíu, làm sao nuốt cả biển lớn. Đó là việc tào lao mà ! Tại nó đâu có miệng mà nuốt ? Hề hề

Mến kính,
Ba Tuần.
Bác Ba Tuần Nói Như Thế Đấy ! ???
-Vì
Sơi lông ...KHÔNG NHƯ... =SỢI LÔNG

Miệng Nghiệp Nặng Mang...Vẹo Cả Trời ,
-GIỚI Theo PHÁP GIỚI !???...Nhớ Ai Ơi
Buông Lung Bỏ Ngỏ...Thân Trôi Nổi ....
DI ĐÀ... Mau Niệm =ĐỦ KHÓA THỜI .

Theo Trải Nghiệm Của An LongThi:
Khởi Khóa Tu NIỆM HỒNG DANH PHẬT A DI ĐÀ = NIỆM THẦM THÀNH TIẾNG ==> TOÀN THÂN TẬP TRUNG LẮNG NGHE ==> Cho ĐẾN KHI =THẤY HẢO TƯỚNG MIỆNG...TƯỚNG LƯỠI RỘNG DÀI =KHẮP TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI=NHƯ THẬT.... !???
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Theo Phật cũng hay mà theo Tổ cũng tốt.-Bởi vì việc này do cái thấy của hành giả mà được đầy đủ. Nếu chẵng thấy được thì uhm đành " Hẹn ngày tái ngộ" :D
Tại con đọc đoạn trên tự nhiên nhớ đến đoạn ngài Lâm Tế hỏi ngài Phổ Hóa nên nêu ra để làm minh chứng cho người tham khảo hiểu rằng Thiền với Giáo tuy 2 mà 1 thôi ha ha.... :D
tiểu51.jpg


tiểu5.jpg
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
150
Điểm tương tác
118
Điểm
43
Bác Ba Tuần Nói Như Thế Đấy ! ???
-Vì
Sơi lông ...KHÔNG NHƯ... =SỢI LÔNG

Miệng Nghiệp Nặng Mang...Vẹo Cả Trời ,
-GIỚI Theo PHÁP GIỚI !???...Nhớ Ai Ơi
Buông Lung Bỏ Ngỏ...Thân Trôi Nổi ....
DI ĐÀ... Mau Niệm =ĐỦ KHÓA THỜI .

Theo Trải Nghiệm Của An LongThi:
Khởi Khóa Tu NIỆM HỒNG DANH PHẬT A DI ĐÀ = NIỆM THẦM THÀNH TIẾNG ==> TOÀN THÂN TẬP TRUNG LẮNG NGHE ==> Cho ĐẾN KHI =THẤY HẢO TƯỚNG MIỆNG...TƯỚNG LƯỠI RỘNG DÀI =KHẮP TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI=NHƯ THẬT.... !???

Ha ha...

Bác cứ tiếp tục đi!

Mới được lúc thật lúc không thật vậy còn xa lắm

Phải lúc nào cũng Thật mới ok vậy!

Như lục Tổ nói: Ngay cả lúc oánh nhau cải lộn cơ :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Bác Ba Tuần Nói Như Thế Đấy ! ???
-Vì
Sơi lông ...KHÔNG NHƯ... =SỢI LÔNG

Miệng Nghiệp Nặng Mang...Vẹo Cả Trời ,
-GIỚI Theo PHÁP GIỚI !???...Nhớ Ai Ơi
Buông Lung Bỏ Ngỏ...Thân Trôi Nổi ....
DI ĐÀ... Mau Niệm =ĐỦ KHÓA THỜI .

Theo Trải Nghiệm Của An LongThi:
Khởi Khóa Tu NIỆM HỒNG DANH PHẬT A DI ĐÀ = NIỆM THẦM THÀNH TIẾNG ==> TOÀN THÂN TẬP TRUNG LẮNG NGHE ==> Cho ĐẾN KHI =THẤY HẢO TƯỚNG MIỆNG...TƯỚNG LƯỠI RỘNG DÀI =KHẮP TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI=NHƯ THẬT.... !???
Kính chào đạo hữu An Long thân mến,

Niệm như thế rất tốt, tuy nhiên cần rõ rằng thấy Phật báo thân thì hỷ lạc khinh an, toàn thân mát dịu. Nếu thấy Thiên ma báo thân Phật thì rùng mình bức bách chẳng được khinh an.

Tuy thế, "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai", lại nói " thấy mà chẳng cho là chứng đắc thì đó là cảnh giới tốt, thấy mà cho là chứng đắc chứng Thánh liền lọt vào ma đạo".

Cẩn trọng như thế, cung kính và vô sở trụ là được.

Mến kính,
Ba Tuần.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Bài 16 * 2. Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng Môn. - Vạn vật đồng nhất thể.

Để xây dựng một nền tảng hợp lý xác chứng quan điểm nhận thức phát xuất từ Thiền quán cho rằng vạn vật đồng nhất trên cơ bản và chỉ hiện hữu trong thế tương giao vô tận, Pháp Tạng trong Ngũ giáo chương tìm cách giải thích tại sao và như thế nào vạn hữu hiện khởi hỗ tương nhiếp nhập vô ngại. Luận chứng đại cương có thể tạm chia làm ba phần. Phần đầu đề cập tánh đồng nhất của vạn hữu, kế tiếp là vấn đề hỗ tương y tồn, và cuối cùng chứng minh một là tất cả, tất cả là một.

Trước tiên, Pháp Tạng thuyết minh sự bao hàm và dung nạp lẫn nhau giữa Hiện tượng và Bản thể, giữa Sự và Lý, đúng theo ý nghĩa câu “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” trong Tâm kinh. Đó là bước đầu cần thiết cho sự thiết lập hệ thống tư tưởng gọi là thuyết sự sự vô ngại. Ba khí cụ được sử dụng trong giai đoạn mở đầu này. Một là lý duyên khởi, căn cứ sở y của hệ thống, thứ đến là thuyết ba tánh dùng làm khung ý niệm để thảo luận các vấn đề duyên khởi, và cuối cùng là phép tứ cú của Trung quán, phương thức thích hợp nhất để quán sát và phân tích ba tánh.

Có nhiều nguyên nhân được nêu ra khác với lý do cần thiết để cắt nghĩa tại sao Pháp Tạng dùng thuyết ba tánh của phái Duy thức theo truyền thống Huyền Tráng làm khung ý niệm để luận chứng về thuyết sự sự vô ngại hay pháp giới trùng trùng duyên khởi. Bao gồm một học thuyết quan trọng của phái Duy thức như thuyết ba tánh có thể là để hiển bày đặc tính viên dung của hệ thống tư tưởng của Ngài. Lại nữa, đưa thuyết ba tánh làm một phần của toàn bộ tư tưởng của Ngài là một cách gián tiếp chỉ trích thuyết này có tính cách phiến diện chỉ soi sáng một phần của toàn thể mà thôi. Ngoài ra, theo một số học giả Nhật bản, Pháp Tạng muốn chứng tỏ với triều đình nhà Đường rằng triết lý viên dung của Hoa nghiêm theo cách Ngài giải thích đầy đủ hơn thuyết Duy thức của Huyền Tráng và cung cấp một cơ bản lý do thích ứng với các mối quan hệ giữa Triều đình Thiên tử và các nước chư hầu lúc bấy giờ. Ngang đây, tác giả bài này không thể không băn khoăn về tình thế hiện tại trên hoàn cầu và không ngăn chận được ý nghĩ nếu Hoa kỳ mê muội không biết học hỏi và tìm cách ứng dụng lý thuyết tương dung của Hoa nghiêm trong chính sách toàn cầu hóa thời quả là một điều bất hạnh cho nhân loại!

Trái với quan điểm Duy thức, Pháp Tạng cho rằng cái gọi là chơn và vọng không phải là hai thứ trật tự của thực tại hoàn toàn riêng biệt và đối nghịch nhau mà thật ra chúng bất tương ly và vô sai biệt. Để chứng minh chỉ có một thực tại trong đó chơn vọng hòa hiệp, không một không khác, Pháp Tạng trước hết giải thích tánh nào trong ba tánh cũng có hai nghĩa giống nhau là vọng và chơn hay Hữu và Không. Từ đó Ngài đồng nhất hóa ba tánh, giảm trừ khoảng cách và sự sai biệt giữa hai đối cực, biến kế và viên thành, vọng và chơn, mê và ngộ, luân hồi và niết bàn, tục đế và chân đế, ... đến độ chúng hóa đồng nhất. Hơn nữa, bằng phương pháp rút ba về hai Pháp Tạng chỉ cho thấy cái thế giới ngoài kia chẳng những là một thế giới sắc tướng mà còn chính là Pháp thân của chư Phật.

* Đồng nhất trong dị biệt.

Sau bước đầu chứng minh sự bao hàm và dung nạp lẫn nhau giữa hiện tượng và bản thể, giữa Sự và Lý, nay đến giai đoạn giải thích thế nào là vạn hữu đồng nhất thể. Vì “Do tánh Không mà tất cả pháp được thành tựu và hợp lý” (Trung luận) và “Cái Một luân lưu toàn vẹn trong thế giới đa thù” (dẫn chứng kinh Hoa nghiêm trong Lăng già sư tư ký của Huệ Khả), cho nên vạn vật dù tướng dạng sai khác đến đâu, chúng cũng đồng nhau ở chỗ tất cả đều Không. Đồng nhất ở đây là đồng nhất trong dị biệt, nghĩa là sự vật giống nhau vì chúng khác nhau.

Chủ trương đồng nhất trong dị biệt của Pháp Tạng được thấy trong cách phân tích mọi hữu thành hai thể, đồng thể và dị thể. Đây là kết quả của luận chứng phân tích ba tánh. Riêng mỗi tánh và toàn ba tánh đều có hai nghĩa, tùy lúc gọi tên khác nhau, khi thời chơn và vọng, khi thời Không và Hữu. Vì ba tánh là các pháp sở tri cho nên pháp sở tri nào cũng theo đó mà có hai nghĩa như vậy. Lần này, hai nghĩa là đồng thể và dị thể và do hai nghĩa này mà các pháp thành tương tức tương nhập. “Sở dĩ có hai môn này là vì trong các duyên khởi môn đều có hai nghĩa: 1. Không hỗ tương quan hệ (bất tương do nghĩa); bởi vì mỗi cái tự thân đầy đủ các phẩm tính (cụ đức), như trong nhân không cần hội đủ duyên (bất đãi duyên). 2. Hỗ tương quan hệ (tương do nghĩa), như cần hội đủ các duyên vậy. Nghĩa đầu là đồng thể; nghĩa sau là dị thể.” (T. 45, 1866, 503b. Tuệ Sỹ dịch).

Hiểu một cách tiêu cực, đồng thể có nghĩa là hết thảy pháp đều giống nhau ở chỗ có tự thể Không. Tuy nhiên, tất cả pháp là dị thể tại vì trên phương diện Hữu mỗi pháp có mỗi cách khác nhau. Như lửa và nước đồng nhất thể vì bản thể chúng là Không, nhưng cách thức mỗi môn hiện có thời rõ ràng là dị biệt.(Tham khảo: Hồng Dương Nguyễn Văn Hai - NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI)

* Nhất đa tương dung.- Có nghĩa là - Vạn vật đồng nhất thể.- Tức là Đồng một Thể Tánh Không- Thể Chân Như- Thể Pháp Thân của Phật

Cũng xin kính cẩn lưu ý các Bạn:
* Hầu hết các học thuyết Tôn Giáo Thế Gian cũng đều có thuyết Vạn vật đồng nhất thể, cũng có nói về Bản Thể, Chân Như, Niết Bàn, Cực Lạc.... Tuy mài mại nhưng không giống Kinh Phật nói.- Nên Thật Giả lẫn lộn, khó phân.

Hoa Nghiêm- Huyền Môn Thyt_g10

* ĐÂY LÀ CHỖ DỂ LẦM LẠC CỦA NGƯỜI HƯỚNG PHẬT (KHÔNG KHÉO ) SẼ LỆCH SANG NGOẠI ĐẠO .

Hành Nhân nên khéo tư duy:

* BẢN THỂ - CHÂN NHƯ CỦA ĐẠO PHẬT THÌ VÔ SANH - VÔ TÁC.
* Cái gọi là "BẢN THỂ - CHÂN NHƯ" CỦA NGOẠI ĐẠO THÌ HỮU SANH- HỮU TÁC.

(Cẩn thận Dùng 4 Pháp Ấn mà Trạch Pháp kẻo lầm.
VQ có bài viết .- VỀ NGUỒN HIỂU ĐẠO, để so sánh, phân tích, trạch pháp ở đề mục VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ. Mong các Bạn vào xem)
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Bài 17 * 2. Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng Môn. - CHÂU BIẾN HÀM DUNG QUÁN

Hoa Nghiêm- Huyền Môn Co_kho14

Hàm ý: Cái lớn và cái bé tương dung (hàm chứa nhau), cái một và cái nhiều tương tức (là nhau, tôi là anh và anh là tôi), sự biến nhiếp vô ngại và sự giao thoa tự tại, đó là châu biến hàm dung quán.- Nằm trên bình diện sự sự vô ngại pháp giới.

Châu hay chu có nghĩa là khắp hết, không có chỗ nào không có. Châu biến là chỗ nào cũng có mặt. Cái này ôm lấy được tất cả cái kia, cái kia ôm lấy được tất cả cái này. Hàm là ôm lấy, dung là chứa đựng. Cái này ôm lấy cái kia, cái kia ôm lấy cái này. Điều này tương đương với cái mà David Bohm gọi là the implicated order tức là trật tự nội nhiếp. Nhìn vào một cái thì thấy được tất cả các cái, tại vì cái một chứa đựng cái tất cả. Cái lớn chứa đựng cái bé và cái bé chứa đựng cái lớn.

Thầy Pháp Tạng muốn cái gì cũng mười cho tròn, cho đẹp. Vì vậy khi viết Hoa Nghiêm Bách Nghĩa Hải thầy đưa ra mười chương và mỗi chương có mười đoạn. Mười chương nhân mười đoạn nên thành một trăm đoạn vì vậy nên gọi là bách môn. Huyền môn mới có mười cánh cửa, còn bách môn thầy Pháp Tạng làm tới một trăm cánh cửa.

* Châu biến hàm dung quán: Pháp quán này dựa trên cái lý “Sự Sự vô ngại pháp giới” mà lập ra. “Châu biến” là lan ra, biến hóa cùng khắp tất cả; “Hàm dung” là bao gồm, thâu nhiếp hết, dung thông tất cả. “Châu biến hàm dung quán” là pháp quán nhằm mục đích nhận chân được rằng: cái pháp một và nhiều không ngại nhau, lớn và nhỏ trùm nhau, dung nhiếp lẫn nhau, lớp lớp không cùng tột, ẩn hiện tự tại, đồng thời tương tức tương nhập, thâu nhiếp, dung thông nhau cho đến vô cùng vô tận, trùm chứa cả vũ trụ bao la.

Theo pháp quán này, hành giả quán sát cái Lý nơi một Sự, rồi do một Sự ấy mà mỗi mỗi Sự khác cũng đều thấy rõ. Hành giả lại quán mọi Sự tức nơi Lý, rồi theo Lý ấy mà mỗi mỗi Sự đều dung thông. (tham khảo Thiện Tri Thức Pháp Tạng).

CHÂU BIẾN HÀM DUNG QUÁN là để thấy- Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng .- Pháp Quán để vào Thật Tướng Pháp .
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Nhất Đa Tương dung Bất đồng

Hề hề,

Nhất là một, Đa là nhiều.
Tương dung: Tương là hòa hợp; Dung là bao gồm, chứa đựng
Bất đồng: không phải là như nhau.
Vậy Nhất Đa Tương dung Bất đồng là Cái một và cái nhiều hòa hợp mà dung chứa lẫn nhau nhưng không đồng nhất, một là một mà nhiều là nhiều.
Ví dụ như một nguyên tử gồm hạt nhân/*** có các electron quay chung quanh thì khoảng cách giữa electron và *** này bất định có thể là nano, micro, mét, kilomet...vô cực (?) nên một nguyên tử có thể bao hàm nhiều nguyên tử và ngược lại nhưng giữa nguyên tử này với các nguyên tử khác vẫn giữ nguyên đặc tính chớ không thay đổi vậy.
Phật giáo Huê nghiêm thì hay ví dụ nhiều ngọn đèn trong một phòng có ánh sáng tương dung nhiếp với nhau nhưng mỗi ngọn đèn vẫn là chính nó.

Vậy hàm dung quán đối với hành giả thì như thế nào: Lục đại bao hàm đất nước gió lửa không thức. Mà đất nước gió lửa và không hòa hợp sanh sắc như là hạt cát thì khi quán hạt cát thì bằng Trí (Thức chuyển thành Trí hay Thức Trí bất nhị) thì hành giả thấy rõ duyên khởi của đất nước gió lửa duyên Không (tạo ra hạt cát) + Thức chính là Pháp giới (Lục đại Duyên khởi) và ngược lại (Lăng già Kinh ghi, bậc A la hán bằng Trí lực của mình có thể can thiệp vào Tứ đại + Không để tạo ra Sắc pháp)


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Nhất Đa Tương dung Bất đồng

Hề hề,

Nhất là một, Đa là nhiều.
Tương dung: Tương là hòa hợp; Dung là bao gồm, chứa đựng
Bất đồng: không phải là như nhau.
Vậy Nhất Đa Tương dung Bất đồng là Cái một và cái nhiều hòa hợp mà dung chứa lẫn nhau nhưng không đồng nhất, một là một mà nhiều là nhiều.
Ví dụ như một nguyên tử gồm hạt nhân có các nguyên tử quay chung quanh thì khoảng cách giữa nguyên tử và hạt nhân này bất định có thể là nano, micro, mét, kilome...vô cực (?) nên một nguyên tử có thể bao hàm nhiều nguyên tử và ngược lại nhưng giữa nguyên tử này với các nguyên tử khác vẫn giữ nguyên không thay đổi vậy.
Phật giáo Huê nghiêm thì hay ví dụ nhiều ngọn đèn trong một phòng có ánh sáng tương dung nhiếp với nhau như mỗi ngọn đèn vẫn có đặc tính riêng của nó.

Vậy hàm dung quán đối với hành giả thì như thế nào: Lục đại bao hàm đất nước gió lửa không thức. Mà đất nước gió lửa và không hòa hợp sanh sắc như là hạt cát thì khi quán hạt cát thì bằng Trí (Thức chính là Trí vì Thức Trí bất nhị) thì hành giả thấy rõ duyên khởi của đất nước gió lửa duyên Không (tạo ra hạt cát) + Thức chính là Pháp giới (Lục đại Duyên khởi) và ngược lại (Lăng già Kinh ghi, bậc A la hán bằng Trí lực của mình có thể can thiệp vào Tứ đại + Không để tạo ra Sắc pháp)


Trừng Hải
mặt trời.jpg

Mô Phật
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Bài 18 * 2. Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng Môn. - Tất cả nơi một- một nơi tất cả.

Nói rằng sự vật không có tự tính không có nghĩa là chúng không có Bản tánh hay Thật tướng. Thật tướng của chúng là Không, là Thực tại cứu cánh. Bản tánh của sự vật là Phi Bản tánh; chính cái Phi Bản tánh là Bản tánh của chúng. (Vô Tánh là Thật Tánh của tất cả các Pháp).

Tánh Không bàn bạc khắp nơi, nghĩa là "Tánh Không" - có trong mọi sự vật. Tánh Không của một Pháp đồng nhất với Tánh Không của tất cả mọi Pháp. Bởi Tánh Không an lập trong mọi Pháp nên do tương đồng mà Tánh Không vô hạn, không có biên giới, do đó bao hàm được vạn Pháp. Vạn hữu tức vũ trụ không tự hiện hữu, chỉ hiện hữu khi đủ duyên, chỉ hiện hữu bằng vào quan hệ, lớp này lớp khác trùng trùng vô tận, một làm duyên cho tất cả, tất cả làm duyên cho một, tất cả nơi một, một nơi tất cả.

Vì thế vũ trụ ví như một mạng lưới nhân sinh vĩ đại, tất cả khởi lên đồng thời, nương tựa lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, mỗi hữu không chướng ngại hiện hữu và hoạt động của hữu khác. Mạng lưới ấy còn gọi là Pháp Giới (Dharma Dhàtu), là hình tướng tích cực của Tánh Không, là biểu lộ động của Chân Như. Pháp giới vừa chỉ thế giới hiện tượng tức thế gian giới, chi phối bởi định lý y tánh duyên khởi Pháp, vừa chỉ cảnh giới Chân Như của Chư Phật, vô vi tịch diệt, ái tận Niết Bàn. Nếu xét về toàn thể tiến trình duyên khởi của vũ trụ, thời bản tính của hiện khởi là vũ trụ nói theo nhân, là Tánh Không, là Pháp Giới.

Pháp giới duyên khởi là lý thuyết cho rằng vũ trụ nói theo quả là cộng đồng tạo tác của tất cả mọi loài, tương quan liên hệ trên đại thể, và hiện khởi trong hỗ tương giao thiệp. Hết thảy mọi sự vật cá biệt giao thiệp nhau, nhưng mỗi sự vật duy trì trọn vẹn cá biệt tính trong tự thân.

Stephen Hawking, nhà bác học trứ danh về vật lý lý thuyết, đề xướng một vũ trụ tương tợ Pháp Giới Hoa Nghiêm. Vào năm 1970, cùng với vật lý gia Roger Penrose, ông sử dụng thuyết tương đối của Einstein, và khám phá một định lý toán học theo đó vũ trụ hiện khởi từ một dị điểm toán học gọi là điểm nguyên thủy của vũ trụ. Thuyết này thường được gọi là Thuyết Bùng Nổ (Big Bang).

Hoa Nghiêm- Huyền Môn Hking110



Nhưng thuyết này mới giải quyết vấn đề hiện khởi của vũ trụ được một nữa mà thôi, vì thuyết tương đối không đủ khả năng mô tả điểm nguyên thủy của vũ trụ.
Bởi vậy, vào năm 1981, Stephen Hawking tìm cách phối hợp thuyết tương đối với cơ học lượng tử, dùng ảo số biểu tượng thời gian, và thành công chứng minh bằng toán học rằng vạn hữu hiện khởi không phải từ một dị điểm mà từ một thực tại nhất thể, đồng nhất và đối xứng, không dị điểm, không sai biệt, không sinh không diệt. Theo nguyên lý bất định của Heisenberg, sự vật hiện khởi là do Thực tại tự tánh sai biệt, bất biến tùy duyên, mà thăng giáng năng lượng phát khởi, phá hủy tính đối xứng nguyên thủy của Thực tại. Bắt đầu tiến trình biến chuyển là sự sinh khởi tương thành có tính cách đối xứng, nghĩa là những cặp đối đãi hạt và phản hạt phát hiện đồng thời, đồng biểu hiện một năng lượng giống nhau nhưng khác ở điểm “hạt là năng lượng dương” và “phản hạt là năng lượng âm”. Sở dĩ cân bằng âm dương như thế tại vì sinh khởi của hạt và phản hạt phát xuất từ một vũ trụ mà tổng số năng lượng là không. Nói theo thuật ngữ Phật Đạo, vũ trụ là Chân Không và sinh khởi tương thành những cặp đối đãi hạt – phản hạt là Diệu Hữu. Trong trường hợp hạt và phản hạt va chạm nhau thời chúng tương hủy theo nghĩa là chúng hỗ tương nhiếp nhập hoàn chuyển năng lượng trở lại. Về sau cứ mỗi lần nhiệt độ của vũ trụ giảm đến một mức độ nào đó thời lại thêm một lần tính đối xứng ở mức độ đó bị phá hủy. Số hạt và số phản hạt bắt đầu chênh lệch, số hạt trở nên nhiều hơn số phản hạt. Do đó, với thời gian phát hiện những hạt sai biệt, trước là hạt nặng như dương điện tử, trung hòa tử, sau là hạt nhẹ như âm điện tử. Sau đó do lực hấp dẫn các hạt tập hợp lại tạo thành nguyên tử, nguyên tử thành phân tử, … Rồi đến lượt thiên hà thành hình, từ đó khởi sinh sao và các hệ thống hành tinh, v.v … Sinh mệnh cuối cùng thành lập do hội đủ các yếu tố cần thiết.

Về mặt Pháp Tướng, mỗi một sự vật cá biệt tự giữ được tính riêng, làm đối tượng cho sự nhận biết nó là nó.

Về mặt Pháp Tánh, Thật Tướng của vạn hữu là Không, không có giới hạn, không có phần vị sai biệt.

Do đó mỗi một sự vật châu biến và bao hàm dung thông vũ trụ. Đây là nhãn quan Viên dung của Hoa Nghiêm: Chân Như vốn Thanh tịnh, mãn túc, và viên minh, nhưng cũng có diệu dụng năng sanh tạo ra thế giới sum la vạn tượng. Có thể nói Thế giới này là một thế giới trùng trùng duyên khởi nằm gọn trong lòng một vi trần mà không bị thu nhỏ lại.

Có bốn trường hợp tương dung:

Cái một ở trong cái một: một hiện hữu cá biệt duy trì trọn vẹn cá biệt tính về phương diện Pháp Tướng, đồng thời về mặt Pháp Tánh bao hàm một cá thể khác là do cả hai cá thể cùng có Thật Tướng là Không.
Cái một ở trong tất cả: tất cả không để mất cá biệt tính của chúng đồng thời dung chứa mỗi mỗi cá thể mà Pháp Tánh đồng nhất với Pháp Tánh của tất cả.
Tất cả ở trong cái một: cái một vẫn giữ được cá biệt tính, đồng thời bao hàm tất cả là do tất cả đồng nhất một Tánh Không.
Tất cả ở trong tất cả: tất cả duy trì cá biệt tính của chúng về mặt Pháp Tướng, đồng thời mỗi mỗi cá thể bao dung tất cả về mặt Pháp Tánh.
Tóm lại, Thực tại cá biệt được bao hàm trong một Thực tại bao la, và Thực tại bao la này lại thấy tham dự trong từng mỗi Thực tại cá biệt. Thêm nữa, mỗi mỗi hiện hữu cá biệt bao hàm trong chính nó tất cả những hiện hữu khác. Như thế có thể nói có một sự hỗ tương giao thiệp toàn diện trong Pháp Giới, quan hệ loại Nhất Đa Tương Tức còn được gọi là Không (Sùnya), là Vô sinh (Anutpàda), và Vô tự tính (Asvabhàva).

(Tham khảo: Luận Giải Trung Luận Tánh Khởi và Duyên Khởi.- Hồng Dương Nguyễn Văn Hai)

Kính các Bạn.- Pháp Giới vũ Trụ dầu lớn, dầu nhỏ, dầu nhiều, dầu ít - nhưng chỉ trong Tâm (Nhất Chân Như) biến hiện, đều Phi Bản Tánh (Tánh Không).- Đó là lý Nhất tức nhất thiết- Nhất thiết tức nhất.- Ở Nhất Đa Tương Dung Bất đồng Môn này đó vậy.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Bài 19 * 3/. DUY TÂM HỒI CHUYỂN THIỆN THÀNH MÔN - Cũng tức là - Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức Môn.- Định Nghĩa.

  • Hỏi: DUY TÂM là gì ?
  • Đáp: Loài Hữu tình (như con người) đều có TÂM.

TÂM có 2 biểu hiện: 1. Bản Thể (Tịch- tịnh) 2. Hiện Tượng (Chiếu- động).

* Con người chỉ nhận biết và Chấp thủ phần Chiếu làm 8 Thức - chủ yếu là Ý Thức - (còn cho là linh hồn, là Tâm ! ).- Thật ra dù là chấp thủ phần Chiếu, hoặc là chấp thủ phần Tịch.- Thì đều là thể bất toàn, khiếm khuyết của Tâm. Nhà Phật gọi cái bất toàn đó là VỌNG TÂM.- Cái Vọng Tâm này bị nhà Phật bác bỏ (gọi là Vô minh cần hóa giải).

* Hành giả đệ tử Phật, nhận ra Chân Tâm (là Chân- Vọng- Tịch- Chiếu đồng thời) .- Đó là Như Lai Tàng Tâm.

Duy Tâm nói ở đây chính là : Chân tâm thanh tịnh- Như Lai Tàng.

DUY TÂM HỒI CHUYỂN là, các môn giáo nghĩa v.v… đều do tánh chân tâm thanh tịnh Như Lai Tạng kiến lập. Hoặc thiện hoặc ác đều theo tâm mà chuyển, nên nói HỒI CHUYỂN THIỆN THÀNH. Ngoài tâm không riêng có cảnh nên nói DUY TÂM.

Đây là căn cứ vào tâm mà nói rõ cái căn bản của duyên khởi, cũng chính là tất cả các pháp đều nương vào tâm Như lai tạng tự tính thanh tịnh mà được thành lập, thiện hay ác đều do tâm chuyển, cho nên gọi là Duy tâm hồi chuyển (duy tâm xoay chuyển).

Như dùng sư tử vàng làm ví dụ, thì vàng là bản thể, sư tử dụ cho hiện tượng, vàng và sư tử hoặc ẩn hoặc hiện, hoặc một hoặc nhiều, đều không có tự tính, do tâm xoay chuyển, nói sự, nói lí, có thành, có lập .- Đó là Duy tâm hồi chuyển thiện thành môn.
Hoa Nghiêm- Huyền Môn Luzen_10


Sự thành lập khéo léo của các môn đều quay về nhất tâm. Duy tâm tức là tất cả đều từ tâm. Hồi chuyển thiện thành có nghĩa là khéo léo qui về nơi tâm. Tướng-tánh, hiện tượng-bản thể, duyên sinh, tất cả những cái chúng ta đưa ra đều là phương tiện. Tất cả đều từ một tâm mà ra.

Cũng tức là - Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức Môn. Ý Nghĩa.

Ngài Pháp tạng cho rằng Duy tâm hồi chuyển thiện thành môn, mới chỉ biểu thị lí do các pháp vô ngại, chứ chưa thể biểu thị tướng vô ngại, cho nên, trong Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 1, ngài đổi thành Chủ bạn viên minh cụ đức môn. [X. Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.4; Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao Q.10]. (xt. Thập Huyền Môn).

* Chủ là cái chính, bạn là cái phụ. Tùy theo trường hợp, có lúc cái này làm chủ, cái kia làm bạn, nó thay đổi nhau mà đóng vai trò, không có cái nào quan trọng hơn cái nào.

* Đức Quan Âm bồ tát đã thành Phật lâu rồi mà vẫn đóng vai đệ tử. Đức Thích Ca cũng vậy, ngài đã thành Phật lâu rồi mà cũng có thể đóg vai thính chúng, thanh văn. - Chính Đức Quan Âm cũng hóa hiện ra nhiều tướng, khi thì con nít, khi thì người lớn, tùy theo trường hợp mà đóng vai trò, lúc nào cần làm con nít thì chúng ta làm con nít, lúc nào cần làm người lớn thì chúng ta làm người lớn. Nếu cần làm sư chị thì ta sợ gì không làm sư chị? Nếu cần làm sư em thì tại sao ta không làm sư em? Miễn là mình làm cho đẹp, cho thành mà thôi. Không có cái nào quan trọng hơn cái nào.

* Ở trong một cây lúa, trong một bông hoa cũng vậy. Nó có chủ, có bạn. Cái nào nổi bật hơn, trở thành quan trọng nhất thì nó là chủ. Cái nào núp sau lưng để yểm trợ thì là bạn. Núp sau lưng không có nghĩa là không quan trọng bằng. Khi một cái núp sau lưng biểu hiện ra thì cái hồi nãy hiển hiện làm chủ bây giờ trở thành bạn. Làm vua, làm tôi, làm anh, làm em, làm thầy, làm trò đều là như vậy. Kiếp này ta làm thầy, kiếp sau ta làm trò. Kiếp này ta làm cha, kiếp sau ta làm con. Vấn đề là ta làm được trách vụ của mình cho đẹp thôi. Một cái hiển thì tất cả cái khác ẩn. Ẩn-hiển, chủ-bạn có liên hệ với nhau, chúng ta phải làm cho khéo, phải làm như những nhà nghệ thuật.

* Trong nghệ thuật hát bội, có những qui luật của hát bội: khuôn mặt người đóng vai trung thần thì bôi màu khác, nịnh thần thì bôi màu khác, không được lẫn lộn. Sau khi diễn xong vai người nịnh, rồi làm người trung thì phải bôi màu khác.

- Ẩn-hiển, chủ-bạn là như vậy.

* Nói về sự thành tựu của những thiện đức mà nhờ đó, chủ và tớ cùng hoạt động một cách nhịp nhàng và xán lạn. Nếu cái này là chủ thì tất cả những cái khác sẽ hoạt động như là thần tử của nó, nghĩa là theo lý tắc nhất tức nhất thiết và nhất thiết tức nhất. Chúng tạo thành một toàn thể viên toàn trên thực tế, cái này cái kia xen lẫn nhau.

* Tất cả mười huyền môn đều thiết lập bởi một nguyên lý của sự pháp hiện kỳ diệu của tâm, không ngoài giáo lý nhất tâm.

* Thế giới bên ngoài là sự phóng hiện của tâm và từ thế giới này ta cũng trực ngộ được Chân tâm, đây là nguyên lý “tùng tướng hiển tánh”. (Không có vấn đề vật chất ngoài tinh thần, hay tinh thần ngoài vật chất, cả hai yếu tố chung một bản thể.).

Đó là ý nghĩa: Duy tâm hồi chuyển - Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức Môn.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức

Hề hề


Chủ là chính (hay hiển); Bạn là phụ (hay ẩn)
Viên Minh: Rõ sáng
Cụ Đức: Đầy đủ.
Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức: thấy rõ sáng một cách vô ngại toàn cảnh cái hiện đồng cái ẩn trong cùng một sát na thời không.
Ví dụ như một đồng tiền có hai mặt; nếu là mặt ngửa thì sẽ không thấy mặt sấp trong một đơn vị thời gian nhưng với Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức Môn thì trong một sát na hành giả có thể thấy cùng lúc (hay đồng thời không) cả mặt sấp lẫn mặt ngửa một cách rõ sáng vô ngại.


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức

Hề hề


Chủ là chính (hay hiển); Bạn là phụ (hay ẩn)
Viên Minh: Rõ sáng
Cụ Đức: Đầy đủ.
Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức: thấy rõ sáng một cách vô ngại toàn cảnh cái hiện đồng cái ẩn trong cùng một sát na thời không.
Ví dụ như một đồng tiền có hai mặt; nếu là mặt ngửa thì sẽ không thấy mặt sấp trong một đơn vị thời gian nhưng với Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức Môn thì trong một sát na hành giả có thể thấy cùng lúc (hay đồng thời không) cả mặt sấp lẫn mặt ngửa một cách rõ sáng vô ngại.


Trừng Hải
sen-tay1-s.png

Mô Phật.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Hề hề,

Câu hỏi có thể viết thành...sách để luận giải he he nhưng có thể nói đơn giản như sau:

Nhân duyên - Pháp thân
Nhân duyên thì có pháp hòa hợp và bất hòa hợp (Duy thức tông). Pháp hòa hợp thì sanh tử, luân hồi. Pháp bất hòa hợp thì đình chỉ các hữu vi pháp do ngăn cản các duyên hòa hợp dẫn tới đình chỉ Hành Hữu mà hư vô hóa Vô minh cũng chính là các pháp thiền quán.
Pháp thân thì duy chỉ có Phật đà (thuyết Tam Thân Phật) nên đương nhiên quá trình đắc Pháp thân sẽ trải qua các giai đoạn từ Phàm phu - Thanh văn, Duyên giác - Bồ tát và Phật đà.

Quán Thật tướng Pháp
Pháp thân nơi chúng sanh phàm phu thì được gọi là Phật tánh được ví như quặng vàng li ti ẩn sâu ở Như lai tàng (Chân như ở trong phiền não gọi là Như lai tàng). Có nơi gọi là hạt giống Bồ đề sanh Bồ đề trí.
Bồ đề trí là Trí giác ngộ, gồm có ba, Thanh văn Duyên giác, Bồ tát và Phật đà.
Ở Thanh văn thì Thật tướng pháp là Vô thường, Khổ Không, Vô ngã tự thành nhờ Tứ thánh đế.
Ở Bồ tát thì Thật tướng pháp là Không, Vô tướng, Vô nguyện tự thành nhờ Lục Ba la mật
Và ở Phật đà thì Bất khả tư nghì bất tư nghì bất khả tư nghì...chỉ có thể tán thán mà tuyệt lự (Con xin đảnh lễ Bồ đề Tát bà ha).


Trừng Hải
Kính Bậc Bồ Tát Tăng
van_th10 (1).png

Kính chào các vị tiền bối. Xin được góp chút quan điểm riêng để tham khảo ạ!

Pháp Thân là cái thân làm bằng Pháp :D tên như nghĩa luôn kkk :D

1. Nhân Duyên nào tạo thành Pháp Thân?

  • Chẳng phải Nhân Duyên vì chúng sanh vốn có mà không biết :D
  • Chẳng phải Tự Nhiên vì Chỉ Phật mới biết và chỉ cho người đời :D

2. Dùng " Trí không" Như thế nào để quán pháp thân?

- Chẵng dùng được " Trí Không" mà phải dùng trí tuệ mà quán :D . Như cái nhà tối thì bật điện lên, nhờ ánh sáng mà rõ từng ngóc ngách. " Trí Không" ví như không gian tràn đầy ánh sáng lúc bật đèn vì vậy muốn có " Trí Không" Thì trước tiên nên bật trí tuệ lên :D

kính Bậc Thanh Văn Tăng
ts nb.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Kính chào đạo hữu Tham Trang thân mến,

Pháp thân là bản thể thanh tịnh của vạn pháp, cũng gọi là bản giác tánh không, cũng gọi là chân như thật tướng, cũng gọi là đệ nhất nghĩa đế, cũng gọi là chân tâm thường trụ, cũng gọi là bản giác diệu minh, cũng gọi là Diệu Tâm, cũng gọi là Kỳ Tâm, cũng gọi là Như Lai v...v Tóm lại, tùy dụng lập danh, do có vô số dụng nên có vô số danh.

1. Nhân duyên nào tạo thành Pháp thân ? Kinh Lăng Nghiêm, Q2/ Phật dạy rõ ràng: "phi nhân duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên, vô phi và bất phi, vô thị và phi thị, lìa tất cả tướng, là tất cả pháp".

2. Làm sao để Quán thật tướng pháp thân ? Kinh Kim Cang dạy rõ: " Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai", lại nói "Bất ưng trụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm".

Vậy làm sao để không trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp ? Cần phải Tham Thiền (Hỏi về Pháp thân) hoặc niệm Phật (Nhớ về Pháp thân).

Nhưng pháp thân vô tướng, chưa từng thấy biết qua, làm sao hỏi làm sao nhớ ?

Phật ví như cùng tử,
Nghèo khổ phải xin ăn,
Nay tin Phật, giàu sang,
Quyết tìm lại cho được !
Lòng tin đã chân thiết,
Hỏi, Niệm ắt siêng năng,
Nhân duyên khi đầy đủ,
Tự thoát phiền não trần,
Khi phiền não tan rã,
Là lúc thấy Pháp thân,
Tự tại và vô ngại,
Hỷ lạc sướng muôn phần.
Từ Bi Trí đều đủ,
Sức phương tiện có thừa,
Liền vào biển ái dục,
Rước người khỏi bờ mê.

Mến kính,
Ba Tuần.
Kính Bậc Giác Ngộ
cầu nguyện.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên