VỀ NGUỒN - HIỂU ĐẠO.

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 1.- Phương cách Học Đạo.

Phật dạy:
"Người Học rộng mến Đạo, Đạo tất khó gặp. Kẻ Giữ chí Hành Đạo, Đạo sẽ rất lớn."

Ý là:
"Lấy sự Thông minh, học rộng, nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu Đạo. Kẻ Bền chí hành đạo, thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng. (K. 42 Chương).

Kính các Bạn: Thông minh, học rộng, Tri Kiến (Đa văn- Quảng bác) nhiều. Đối với con đường đạt Đạo tuy cần, nhưng chưa đủ.- Bởi vì Đạo không phải do Thông minh, học rộng, nghe biết nhiều, mà đạt được.- Như Pháp thoại ở kinh Lăng Già, sau đây:

“Thiện Tài Đồng Tử (Sudhana) lại thưa: Có phải do nghe những ngôn thuyết và chương cú về Bát nhã Ba la mật mà được hiện chứng?”
“Diệu nguyệt (Sucandra) đáp: Không phải. Tại sao thế? Bởi vì Bát nhã Ba la mật thấy suốt thể tánh chân thật của các pháp mà hiện chứng vậy.
“Thiện Tài thưa: Há không phải do nghe mà có tư duy và do tư duy và biện luận mà được thấy Chân Như là gì ? và há đây không phải là tự chứng ngộ?
“Diệu Nguyệt đáp: Không phải vậy. Không hề do nghe và tư duy mà được tự chứng ngộ. Này Thiện nam tử, đối với nghĩa này ta phải lấy một thí dụ, ngươi hãy lắng nghe!
“Thí dụ như trong một sa mạc mênh mông không có suối và giếng, vào mùa xuân hay mùa hạ khi trời nóng, có một người khách từ Tây hướng về Đông mà đi, gặp một gã đàn ông từ phương Đông đến, liền hỏi gã rằng: tôi nay nóng và khát nước ghê gớm lắm; xin chỉ cho tôi nơi nào có suối trong và bóng cây mát mẻ để tôi có thể uống nước, tắm mát, nghỉ ngơi và hoàn toàn tươi tỉnh lại?
“Gã đàn ông ấy theo lời yêu cầu, liền chỉ dẫn cặn kẽ cho người khách rằng:
cứ tiếp tục đi về hướng Đông, rồi sẽ có con đường chia làm hai nẻo, nẻo phải và nẻo trái. Bạn nên hãy theo nẻo bên phải và gắng sức mà đi tới chắc chắc bạn sẽ đến một nơi có suối trong và bóng mát.
“Này thiện nam tử, bây giờ ngươi có nghĩ rằng người khách nóng khát, từ Tây đến, khi nghe nói đến suối mát và những bóng cây, liền tư duy về việc đi tới đó càng nhanh càng tốt, người ấy có thể trừ được cơn khát và được mát mẻ chăng?
“Thiện Tài đáp: Dạ không; người ấy không thể làm thế được; bởi vì người ấy chỉ trừ được cơn nóng khát và được mát mẻ khi nào theo lời chỉ dẫn của kẻ kia mà đi ngay đến dòng suối rồi uống và tắm ở đó.
“Diệu Nguyệt: Này thiện nam tử, đối với Bồ tát cũng vậy không phải chỉ do nghe, tư duy và huệ giải mà có thể chứng nhập hết thảy pháp môn. Này thiện nam tử, sa mạc là chỉ cho sinh tử; người khách đi từ Tây chỉ cho các loài hữu tình; nóng bức là tất cả những sự tướng mê hoặc; khát tức là tham và ái;gã đàn ông từ đông đến và biết rõ đường lối là Phật hay Bồ tát, an trụ trong nhất thiết trí, các ngài đã thâm nhập chân tánh của các pháp và Thật nghĩa bình đẳng; giải trừ khát cháy và thoát khỏi nóng bức nhờ uống dòng suối mát là chỉ cho sự chứng ngộ chân lý bởi chính mình vậy.(K. Lăng Già)

Kính các Bạn: Để cảnh giác , để tu học đúng hướng, không bị hiểu sai lệch chánh Pháp, dẫn đến không thành Chánh Quả. Đức Phật có dạy về Tứ Y Pháp.- Trong đó "Y Trí bất Y Thức" là việc rất quan trọng để học và Tu Hành theo Phật.

Cũng với ý này. Lời tựa Đại Trí Độ Luận rằng: Trong kinh 4 Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.
  • Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.- Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp.
  • Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới.- Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí (Thức Tình) mà tư duy thì sẽ mất đi chỗ y chỉ.
  • Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn người tạp học thì phải chịu thúc thủ chẳng sao bước vào được cửa Không,- Chỉ ví như cá muốn hóa rồng, phí công mà chẳng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung. (hết trích).
Kính các Bạn.- Bởi vậy. Học Phật Pháp, chúng ta phải học và hiểu đúng phương pháp theo Phật dạy.- Nghĩa là: Không nên dùng THỨC mà học, mà nên dùng TRÍ BÁT NHÃ mà học,mới tránh được sai lầm đáng tiếc, mới có được Chánh giải thoát, được Thành Chánh quả. - Do vậy chúng ta cần Chánh Tư Duy và khéo Trạch Pháp.

Kính Quý Thiện Tri Thức và các Bạn.

Người học Phật cần vào CHÂN THẬT NGHĨA. Nhưng Đạo Lộ lại vô vàn Huyễn Tượng làm lạc lối sai đường.- Do trăn trở vấn nạn này VQ tuy học sơ trí thiểu. Nhưng cũng nhiều lần mạo mụi mà viết loạt bài, như:

Tam Pháp Ấn. Góc khuất Pháp Tịnh Độ, Mạn đàm về Pháp Thiền, v.v...

Nhân gần đây tư duy về Đại Pháp Niết Bàn, Chân Như. VQ tình cờ lướt qua một số tư tưởng của các "Học giả" đã nghiêng cứu Tôn giáo và Đạo học.

+ Nhận thấy Tư Tưởng của các "Học giả" so với tư tưởng Chánh Thống của Phật dạy, có những điểm tương tợ, mà cũng có những điểm Dị Biệt.

+ Nhân xem Hoa Nghiêm Huyền Môn.- Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng Môn. - Vạn Vật Đồng Nhất Thể. Và Muốn làm sáng tỏ Nghĩa lý.

+ Để tìm ra Chân Thật Nghĩa, cũng để Trạch Pháp hầu đạt vị ngọt Chánh Pháp. VQ mạo muội viết chủ đề Về Nguồn Hiểu Đạo này. Kính mong Quý Tôn Túc và Các Bạn Đạo vào xem và chỉ giáo.

Xin vô cùng tri ân.
Về Nguồn Hiểu Đạo Phyt3112
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 2.- "ĐẠO".

Khi tìm vào Tôn Giáo (bất kỳ), chúng ta gặp rất nhiều khái niệm về Đạo.- Đại khái như:

  • Đạo: Là con đường dẫn đến ... Như nói.- Thanh Văn Đạo, Duyên Giác Đạo v.v....
  • Đạo: Là Bổn Phận... Như nói.- Đạo phu thê, đạo Bằng hữu v.v...
  • Đạo: Là Tôn Giáo.... Như nói.- Đạo Phật, Đạo Chúa v.v...

Ngoài những ý nghĩa thô sơ.- Đạo còn mang nghĩa siêu xuất, triết lý. Như nói:

+ Đạo: Là Lý Tánh Tuyệt Đối.

+ Đạo: Theo quan niệm Cổ ở Trung Quốc: gọi là "Hình nhi Thượng học". Chỉ Cái vô-hình, tinh-thần, "Lý của Đạo".- "Hình nhi thượng học" . Là một triết học danh từ ."Trừu tượng" bắt nguồn từ 《dịch kinh 》tại 《dịch kinh hệ từ thượng 》bên trong có "Trừu tượng nhân gọi là "ĐẠO", hình mà xuống nhân gọi là khí".

+ Đạo: Ở Đạo Đức Kinh của Ngài Lão Tử, nói về Đạo:

Phiên âm:

1. Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.
2. Vô danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu.
3. Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu.
4. Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn.
Dịch xuôi:
1. Đạo (mà) có thể gọi được, không phải là Đạo thường (hằng cửu). Tên mà có thể gọi được, không (còn) phải là tên thường (hằng cửu).
2. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật.
3. Cho nên thường không có dục để nhìn thấy chỗ vi diệu của mình. Thường có dục, để nhìn thấy chỗ giới hạn (công dụng) của mình.
4. Hai cái đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác nhau, đều gọi là Huyền nhiệm. (Cái) tối ư huyền nhiệm ấy chính là cửa phát sinh ra mọi điều huyền diệu.

+ Đạo: Ở kinh 42 Chương.- Phật dạy: "Vị sa-môn xuất gia cắt đứt tình dục, lìa bỏ luyến ái, thấu hiểu tận nguồn tâm, đạt lý thâm diệu của Phật, rõ pháp vô vi, trong không có chỗ chứng đắc, ngoài không có chỗ mong cầu, tâm chẳng trói buộc vào đạo, cũng chẳng tạo thêm nghiệp quả, không chỗ niệm tưởng, không tạo tác, chẳng tu chẳng chứng, chẳng trải qua các quả vị, tự nhiên cao tới tột bực. Đó gọi là ĐẠO." .

Như vậy: ĐẠO có rất nhiều nghĩa. Chúng ta tuỳ trường hợp, tuỳ nhận thức mà biết về Đạo. Nhưng quan trọng hơn hết.- Đối với Phật Đạo: Thật tu, Thật Học, mới thật Chứng về Đạo.- mới là Chân thật "Đạt Đạo ", mới là "Hành giả".- Còn nếu chỉ tìm hiểu về Đạo, Nghiêng cứu về Đạo.- Chỉ mới là "Học giả". Nhẫn đến.- Có những người có "Tâm Chí" thực Tu. nhưng Dùng "Thức tình" để học hỏi, tu hành. Cuối cùng cũng không thể biết "Đạo". Không thể Đạt Đạo. Vì họ "Nấu cát mong thành Cơm", thì không bao giờ Thành tựu được ! Vì Đạo Không phải tìm trong "Vọng Thức".


Về Nguồn Hiểu Đạo N_phyt14


Cổ nhân khuyên:

Đạo không cầu do đâu mà được?
Coi giấy xưa chấp trước hữu, vô
Lằn mằn dưới gốc cây khô
Mà trông có trái gẫm âu nực cười!
Trong mắt người có ngươi mới tỏ,
Sách không thầy mới ngỏ làm sao?
Xưa nay giáo pháp truyền trao
Không thầy há dễ mặt nào nên thân.
Xưa Thánh nhân ân cần Lão Tử,
Huỳnh Đế còn "Sư Phụ" Quảng Thành,
Thiện Tài ngũ thập tam tham,
Thiếu Lâm đoạn tí Thần Quang lưu truyền…
Xem lịch sử tiên hiền, cổ Thánh
Biết bao gương khổ hạnh tham (Thiền) cầu (Đạo)
Người chí quyết tìm tu học đạo
Cầu hỏi thầy vật báu ở đâu?
Đạo tuy rộng lớn cao sâu
Nhỏ hơn mảy bụi dễ hầu biết sao!
(Sám hồi tâm)​
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính các Bạn.- Bởi vậy. Học Phật Pháp, chúng ta phải học và hiểu đúng phương pháp theo Phật dạy.- Nghĩa là: Không nên dùng THỨC mà học, mà nên dùng TRÍ BÁT NHÃ mà học,mới tránh được sai lầm đáng tiếc, mới có được Chánh giải thoát, được Thành Chánh quả. - Do vậy chúng ta cần Chánh Tư Duy và khéo Trạch Pháp.
Về Nguồn Hiểu Đạo Phyt3112
Kính bạch Thầy,

Chỗ này quả đúng với lời người xưa: "Thấy phải thấy ngay, suy nghĩ thành sai", người học Kinh Giáo thường cho Tư trong Văn Tư Tu là suy nghĩ, nên ở nơi lời Phật Tổ gặp chỗ khó hiểu mà tìm khắp đó đây, suy lường biện giải tới chỗ hợp lý hợp ý thì lấy làm thích thú, cho là liễu nghĩa, đâu ngờ lọt vào hang quỷ ổ ma mà không tự biết. Chẳng rõ, Tam Tạng giáo điển đều ở nơi tự tâm mình, nếu biết đem chỗ khó hiểu khó hội đó hướng thẳng vào bên trong mà hỏi, thình lình tâm lặng ý thanh chợt hay nghĩa ấy sáng tỏ như Trăng giữa Trời.

Xưa kia Đại sư Trí Giả, bậc Long Tượng trong Giáo quán, ở nơi Kinh Pháp Hoa mà thâm nhập, vào định Pháp Hoa Tam Muội, được đời xưng là thuyết pháp đệ nhất, cũng đâu phải ở nơi suy tư mà hội, đó là ở chỗ tĩnh lặng của tâm ý mà sáng tỏ đó thôi.

Ngưỡng mong người học Kinh Giáo phải "trực chỉ nhân tâm" hội khế lời Phật, thì Pháp pháp tương truyền chẳng bị đoạn dứt vậy.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Chỗ này quả đúng với lời người xưa: "Thấy phải thấy ngay, suy nghĩ thành sai", người học Kinh Giáo thường cho Tư trong Văn Tư Tu là suy nghĩ, nên ở nơi lời Phật Tổ gặp chỗ khó hiểu mà tìm khắp đó đây, suy lường biện giải tới chỗ hợp lý hợp ý thì thấy làm thích thú, cho là liễu nghĩa, đâu ngờ lọt vào hàng quỷ ổ ma mà không tự biết. Chẳng rõ, Tam Tạng giáo điển đều ở nơi tự tâm mình, nếu biết đem chỗ khó hiểu khó hội đó hướng thẳng vào bên trong mà hỏi, thình lình tâm lặng ý thanh chợt hay nghĩa ấy sáng tỏ như Trăng giữa Trời.

Xưa kia Đại sư Tri Giả, bậc Long Tượng trong Giáo quán, ở nơi Kinh Pháp Hoa mà thâm nhập, vào định Pháp Hoa Tam Muội, được đời xưng là thuyết pháp đệ nhất, cũng đâu phải ở nơi suy tư mà hội, đó là ở chỗ tĩnh lặng của tâm ý mà sáng tỏ đó thôi.

Ngưỡng mong người học Kinh Giáo phải "trực chỉ nhân tâm" hội khế lời Phật, thì Pháp pháp tương truyền chẳng bị đoạn dứt vậy.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
sen41.jpg

Mô Phật.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 3.- "VỀ NGUỒN" ?

Ở kinh 42 Chương.- Phật dạy: "Vị sa-môn xuất gia cắt đứt Ái Dục, thấu tỏ nguồn tâm, đạt lý thâm diệu của Phật, rõ pháp Vô Vi, trong không có chỗ chứng đắc, ngoài không có chỗ mong cầu, tâm chẳng trói buộc vào đạo, cũng chẳng tạo thêm nghiệp quả, không chỗ niệm tưởng, không tạo tác, chẳng tu chẳng chứng, chẳng trải qua các quả vị, tự nhiên cao tới tột bực. Đó gọi là "ĐẠO"." .

Kính các Bạn: * Thấu hiểu tận nguồn tâm, đạt lý thâm diệu của Phật, rõ pháp vô vi. Đó là việc cần Tu Chân Chánh của một Hành Giả.

Vậy: Thế nào là "VỀ NGUỒN" ?
- Đó là :

  • Cội nguồn của Tâm.
  • Cội nguồn của các Pháp.
Ở Kinh hoa Nghiêm, phần Thập Huyền, có nói về môn: Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng Môn.

* Nhất đa tương dung.- Có nghĩa là dung chứa nhau. vì đồng một Thể.

* Vạn vật đồng nhất thể.- Tức là Đồng một Thể Tánh Không- Thể Chân Như- Thể Pháp Thân của Phật.

* Về Nguồn.- Tức là về BẢN THỂ CHÂN NHƯ.

Kính các Bạn. Đây là Diệu Lý sâu mầu của Phật dạy.

Nhưng ở Thế Gian.- Có rất nhiều Tôn giáo, nhiều Triết Thuyết, nhiều vị "Học Giả" cũng đã dầy công nghiêng cứu, tư duy, cũng là vấn đề Vạn vật đồng nhất thể, về Niết Bàn, về Chân Như. này.

Việc làm của các vị Học giả đó, cũng phần nào kích khởi, trợ giúp đề mục Thiền quán và trạch Pháp... Và nhân "Học thuật" này VQ tự điều chỉnh nhận thức của mình về Thâm Nghĩa Vạn vật đồng nhất thể (theo Phật dạy).

Kính các Bạn:

"VỀ NGUỒN" là về chỗ "Vạn vật đồng nhất thể"... Nhưng đường về muôn vạn nẽo... Cái "Nhất Thể" này. Rất nhiều Tôn Giáo, nhiều triết thuyết, nhiều quan điểm na ná hơi giống nhau.- Chúng ta chọn thế nào để vào Phật Đạo ?
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 4.- Hai giai đoạn dẫn vào Phật Đạo.

Hỏi: Đối diện "Đường Đời muôn vạn nẽo" Chúng ta chọn cách thế nào để vào Phật Đạo ?

Đáp: * Đầu tiên. chúng ta nên biết Khái niệm.- Học giả là gì ? Hành giả là gì ?
* Kế tiếp chúng ta mang sở học để thực tế vào Tu Hành.

A/. Giai Đoạn Học.

* Học giả:
là một người thể hiện sự uyên bác lớn, có kiến thức vững chắc, rộng và sâu trong một hoặc nhiều ngành (Ở đây là triết lý và Tư Tưởng). Thuật ngữ học giả xuất phát từ tiếng Latinh erudītus .

* Vào thời cổ đại, có học giả hoặc nhà hiền triết. Ông là một người đàn ông lớn tuổi, là nguồn tư vấn cho những người cai trị và xã hội nói chung.

Cách để trở thành một học giả.- phải Tạo thói quen trở thành một học giả:

  • Đặt câu hỏi về tất cả mọi thứ.
  • Một học giả thực thụ đặt câu hỏi cho mọi điều họ nghe hay đọc. Họ không bao giờ thu nhận mọi thông tin ngoài mặt mà sẽ cố kiểm tra để đảm bảo thông tin đó là thật.
  • Nếu thứ gì đó nghe có vẻ không hợp lý, thì có thể là nó có vấn đề thật! Kể cả những thứ nghe rất xác đáng nhưng hóa ra lại sai sự thật, nên hãy đảm bảo kiểm tra mọi thông tin.
  • Hãy tò mò.- Học giả là những người bẩm sinh tò mò. Họ muốn biết về tất cả mọi thứ!

* Hạng Học Giả Phàm phu thì chấp "Động", lấy phần "động" tức 6 Tri kiến của 6 giác quan, chúng nó chỉ là biểu hiện của Tâm cho đó là TRI THỨC, Lại chấp lấy Thức Tâm này là NGÃ. Vì vậy "Tâm của chúng sanh" chỉ là VỌNG TÂM, là Tri kiến Lập Tri.(Căn bản của Vô Minh).

* Vì "Thức tâm" chỉ là một nữa của Tâm, nên chỉ là một thể BẤT TOÀN. Do Tâm Thức Bất Toàn nên các sự thấy nghe hay biết (6 Tri kiến) của "Vọng Tâm- Huyễn Ngã" đều không đú̀ng "Sự thật" (không khế hợp NHƯ).

Tóm lại:

* Học giả là những người Có Sự Thông minh, học rộng, nghe biết nhiều.- Là một Trí Thức , thấy xa, hiểu rộng.

* Sự Phân Biệt (Tri kiến) của "Học giả" là giai đoạn đầu tiên.- Phân biệt bởi Thức Tình.- NHÀ PHẬT GỌI LÀ THẾ TRÍ BIỆN THÔNG.

B/. Giai Đoạn Hành.
* Hỏi: Còn Hành giả
?

Đáp: Hành giả là Những học giả, vào giai đoạn kế tiếp.- sau khi học hỏi hiểu biết rồi, thì đem sở học mà thực hành, mà cọ xác thực tế, để thân chứng thực tế.

* Một Hành giả chân chánh đệ tử Phật, thực hành theo lời Phật dạy Y TRÍ BẤT Y THỨC.- Đây là thực hiện lời Phật dạy: Dùng trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được thật tướng của các pháp.

Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc rễ sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới.

Phải là Một Hành giả, mới mong đi vào Phật Đạo, tránh thoát được Mê Lộ do Thức và Tưởng

Như lời Tổ Quy Sơn cảnh tỉnh Sư Hương Nghiêm:- Ta nghe ngươi ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, đó là ngươi thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh xem ?

+ Đây là Tổ nhấn mạnh. Chỗ "thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử". Bởi vì "Hiểu" và "Tưởng" là thuộc về Tưởng tri.
tiểudu.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 5.- Nhân tử Nguyễn Văn Thọ. - Vị Học Giả lớn (Đáng kính) trong làng Tư Tưởng, Triết Học.

Ngài Nhân tử Nguyễn Văn Thọ. - Vị Học Giả lớn.- Từ năm 1956, ngài bắt đầu khảo cứu về các triết thuyết và các đạo giáo Đông Tây, nhất là Dịch Kinh, Bà La Môn, Phật, Lão, và Khổng giáo.

Theo ngài cô động lại:

‒ Thiên địa vạn vật đồng nhất thể (Monistic theory), theo từ ngữ Á Đông;

‒ Học thuyết Phóng Phát (Emanation theory) theo từ ngữ Âu Châu;

‒ Học thuyết Phóng Phát Tán Phân (Emanation & Division Theory) theo Kinh Dịch.

Học Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể từ ngàn xưa, đã hàm tàng trong các triết học và tôn giáo Á Đông, như Dịch Kinh, như Bà La Môn, Phật, Lão, Khổng.

Cha ông ta xưa đã biết điều đó nên mới có những khẩu quyết như:

Nhất tán Vạn, Vạn qui Nhất; Tam Giáo Đồng Nguyên, Vạn Giáo Nhất Lý, hay Đồng qui nhi thù đồ.

* May mắn cho VQ đã tìm được tác phẩm của ngài, và nhận thấy đây là một kho tàng "Nguyên Liệu" - có thể chế biến thành món ăn tinh thần.

* Món ăn ngon hay dở, thượng phẩm hay phàm phẩm là do người nấu, mà không nên trách kho tàng "Nguyên Liệu" .

Ở bài viết này.- VQ trích xuất "Nguyên Liệu" do Ngài Nhân tử Nguyễn Văn Thọ. Để:


  • Phân tích,
  • So Sánh,
  • Rút kinh nghiệm.
  • Để minh định lại tư Tưởng Niết Bàn, Chân Như mà bản thân mình đã huân tập.
  • Rốt cùng để làm tư lương, làm năng lượng để vào thành Trì " Thiên địa vạn vật đồng nhất thể" k. Hoa Nghiêm.




Xin Vô cùng Tri Ân Ngài Nhân tử Nguyễn Văn Thọ. - Vị Học Giả lớn.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 6.- Luận điểm cốt lõi của Ngài (Học Giả).

Ngài viết rằng:
Tất cả đều cho thấy rằng giữa lòng vũ trụ biến thiên, luôn tiềm ẩn Bản Thể bất biến.

Về phương diện đạo giáo, học thuyết này đưa ra một cái nhìn hết sức siêu tuyệt. Nó chủ trương:

‒ Trời Phật chẳng có ở đâu xa mà đã ở ngay trong lòng sâu con người.

‒ Con người vì có cùng một Bản Thể với vũ trụ, với Nguồn Sinh vũ trụ, nên có một giá trị siêu tuyệt, cũng như có những khả năng vô biên vô tận. Những khả năng này hiện nay còn tiềm ẩn. Con người cần phải dùng thời gian, không gian, dùng vũ trụ, ngoại cảnh, cần hợp lực với tha nhân để khai triển, để thực hiện những khả năng vô biên ấy.

‒ Con người nếu trầm tư, mặc tưởng, nếu biết thu thần, định trí, nếu biết đi sâu vào tâm khảm của chính mình sẽ tìm ra được Chân tướng sang cả; thân thế và định mệnh siêu tuyệt của mình.

‒ Vì con người có cùng một Bản thể với quần sinh, nên tha nhân với ta là một, vạn vật với ta là một. Ta cần phải yêu, phải trọng, phải hợp tác với tha nhân và với quần sinh vũ trụ.

‒ Lúc chung cuộc tiến hóa, khi tiến tới điểm Omega, theo từ ngữ của Teilhard de Chardin, con người sẽ trở về hợp nhất với Bản Thể vũ trụ:

‒ Bà La Môn, Phật giáo gọi thế là Nhập Niết Bàn.

‒ Lão giáo gọi thế là Phối Thiên hay Đắc Đạo.

‒ Khổng Giáo gọi thế là Phối Thiên.

‒ Cao Đài gọi thế là Phối Thiên, hay Thiên Nhân hợp nhất, hay Thuần Chân Vô Ngã.

‒ Teilhard de Chardin gọi thế là thành Chúa Thánh Thần.

Có thể nói học thuyết này đã chứng minh được rằng: Thánh Hiền Đông Tây, Kim Cổ không phân đạo giáo đều có đồng một niềm tin, một học thuyết, một tầm nhìn, một lối nghĩ, một đường lối như nhau. Tuy sự phát biểu, và lề lối diễn đạt có hơi khác biệt nhau, nhưng đại ý vẫn là một.

Tôi nghĩ rằng trong tương lai nhân loại sẽ nhận ra rằng học thuyết này mới là CHÂN LÝ VĨNH CỬU BẤT BIẾN của trời đất, và sẽ dùng nó làm kim chỉ nam để khảo cứu khoa học, triết học, đạo giáo, đồng thời cũng dùng nó làm đuốc sáng soi đường cho mình trong công cuộc tu trì, qui nguyên phản bản, thành chân chứng thánh.

Nay, đem trình bày cùng quí vị học thuyết này, tôi ước mong được quí vị chia sẻ lập trường của tôi, ý nguyện của tôi.(lượt trích)

Kính các Bạn:
* Có thể tóm lượt quan điểm của Ngài - Học giả-
  • 1. Vạn vật (kể cả con người) chung cùng một "Bản Thể".
  • 2. Cái "Bản Thể" mà Ngài- Học giả- thuyết minh. Chính là "Nguồn Sinh vũ trụ" (Là Đại Ngã)
  • 3. Tất cả Tôn giáo đều chung một nhận định này.
Đối với 3 luận điểm cốt lõi của Ngài- Học giả- . VQ thấy: Có lẻ Ngài quá chủ quan cường điệu.- Vì chí ít thì Phật Giáo KHÔNG NHẬN QUAN ĐIỂM " NGUỒN SINH VŨ TRỤ" (Là Đại Ngã) LÀM BẢN THỂ.
Hay nói cách khác:

BẢN THỂ mà Phật Giáo dạy là: "Thị chư Pháp Không Tướng.-Bất Sanh, Bất Diệt, Bất Khứ, Bất Lai, Bất Cấu, Bất Tịnh, Bất Tăng, Bất Giảm"(trích Tâm kinh Bát nhã).- Tức là Vô Sanh, Vô Tác.

BẢN THỂ mà Ngài- Học giả- chủ trương là: "Nguồn Sinh vũ trụ" (Vũ Trụ do Đại Ngã sanh ra), Tức là Hữu Sanh, Hữu Tác.

Dẫn đến Xác Định :

* ĐÂY LÀ HAI NGUỒN TƯ TƯỞNG KHÔNG CÙNG CẢNH GIỚI.
* HAI ĐỊNH HƯỚNG NHẤT THỂ (NIẾT BÀN, CHÂN NHƯ) GIỮA PG VÀ THẾ GIAN.- KHÔNG ĐỒNG THỂ.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 7.- Luận điểm của Ngài (Học Giả).Về "Chân Như"

Ngài Học Giả rằng:

Những nét chính yếu của học thuyết này có thể phác họa.- Đại khái chủ trương như sau:

- Vũ trụ này không phải đã được tạo dựng nên bởi không, mà chính là đã từ một nguyên lý, từ một bản thể duy nhất sinh hóa, phóng phát ra. Nguyên lý tuyệt đối ấy có muôn nghìn tên gọi: đó là Brahman, là Thượng Đế vô ngã, là Đạo, là Vô, là Hư, là Vô Cực, là Thái Cực, là Chân Như, là Ein-Sof v.v..

Nguyên lý, Bản thể duy nhất ấy đã sinh hóa ra chư thần (théogony) và vũ trụ (cosmogony).

- Bản thể ấy, vì sinh hóa ra muôn loài, vì là căn cơ, trục cốt muôn loài nên tiềm ẩn, hàm tàng trong lòng vạn hữu (immanence) chứ không tách rời, chứ không siêu xuất vạn hữu (transcendence).

- Vì chủ trương Thượng Đế nội tại, tiềm ẩn ngay trong đáy lòng vạn hữu, vì chủ trương Thượng Đế không tách rời khỏi vũ trụ, mà chính là toàn thể vũ trụ, nên thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể có bộ mặt Phiếm thần (Pantheism).

- Con người vì đồng bản thể với vũ trụ với Thần linh, nên con người có thể trở thành thần linh, nếu biết quay về tâm khảm mà tìm cho ra bản thể siêu việt ấy.

- Mục đích cũng như ý nghĩa của đời sống nhân quần chính là tìm cho ra Bản thể siêu việt của mình, tu luyện để trở thành thần linh, trở về với một, với căn bản, với bản thể tuyệt đối, duy nhất. (hết trích)

Kính các Bạn.
* Như Quan Điểm "Chân Như" (Theo trích dẫn trên).- Ngài Học giả, chủ thuyết: - Vũ trụ này không phải đã được tạo dựng nên bởi "KHÔNG", mà chính là đã từ một nguyên lý, từ một bản thể duy nhất sinh hóa, phóng phát ra (Nghĩa là từ "HỮU").

* Trong khi đó Quan Điểm CHÂN NHƯ của Phật Giáo là "KHÔNG".- Như Trung Quán Tổ Long Thọ thuyết minh:

Pháp do các duyên sanh
我說即是無
Ta nói đó là "KHÔNG".
亦為是假名
Cũng chính là giả danh
亦是中道義.
Cũng là nghĩa trung đạo.
未曾有一法
Chưa từng có pháp nào
不從因緣生
Chẳng từ nhân duyên sanh
是故一切法
Thế nên tất cả pháp
無不是空者
Không pháp nào không phải "KHÔNG".
(Trung Quán Luận)

Do vậy. Ta thấy rõ :

  • CHÂN NHƯ (Niết Bàn) của PG là Chân Không. khác hẳn.
  • CHÂN NHƯ (Niết Bàn) của Thế Gian là Chân Hữu.

Khẳng định: " Vạn Vật Đồng Nhất Thể" hai trường phái PG và Thế Gian khác nhau (Đồng Âm mà Dị Nghĩa).
Nghĩa là:



    • " Vạn Vật Đồng Nhất Thể" của Phật Giáo là Đồng ở Thể "CHÂN KHÔNG"
    • " Vạn Vật Đồng Nhất Thể" của Thế Gian là Đồng ở Thể "Chân Hữu" (Tức Đại Ngã hay Thượng Đế)
thật giả.jpg
 
Last edited:

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Không có lý nào có người muốn vào trong chỗ giao lưu tư tưởng này để nói dóc?
Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.
Mạo muội hỏi ông bạn sự thấy nghe hay biết của ông bạn về những gì mà ông bạn cho là tôn giáo dị biệt, hay đồng thể từ đâu mà ông bạn có?
Sở dĩ tôi hỏi ông bạn vì câu ông bạn trích nói về đạo là cái gì cũng không phải là đạo (Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh)
Theo tôi nhận xét "cái gì cũng đều là đạo." nhưng nếu có người nói đạo là cái gì đó dị biệt, hay đồng thể thì chỉ người nói đó mới là người biên kiến nông cạn chủ quan cường điệu.
Cũng nói thêm như trong Phật giáo có câu "tất cả đều là phật pháp thì cái gì không phải là Phật pháp?" nói như vậy nghĩa là người nào thấy tất cả mà không có ý thức của mình cho tất cả là dị biệt hay đồng thể thì người đó mới là thấy tất cả đều là Phật pháp.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Không có lý nào có người muốn vào trong chỗ giao lưu tư tưởng này để nói dóc?
Dạ. Thưa Bạn. Người muốn vào chỗ Giao lưu tư tưởng này để nói dóc ? Hay tìm trạch Pháp, hoặc cứu xét Tâm Tánh là tùy ở Sở thích, tùy nghiệp lực... thôi ạ.
Nhất thiết do Tâm Tạo ạ ....

À. Còn tùy Bạn là Học giả hay Hành giả ạ.- Nếu Bạn chỉ biết nói dóc, thì Bạn sẽ không thấy được Chân Thật nghĩa đâu ạ...
 
Last edited:

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Dạ. Thưa Bạn. Người muốn vào chỗ Giao lưu tư tưởng này để nói dóc ? Hay tìm trạch Pháp, hoặc cứu xét Tâm Tánh là tùy ở Sở thích, tùy nghiệp lực... thôi ạ.
Nhất thiết do Tâm Tạo ạ ....

À. Còn tùy Bạn là Học giả hay Hành giả ạ.- Nếu Bạn chỉ biết nói dóc, thì Bạn sẽ không thấy được Chân Thật nghĩa đâu ạ...
Nói như ông bạn nghĩa là người vào nói dóc không biết mình vì nguyên nhân nào mà lại muốn vào trong này nói dóc, như vậy người nói dóc cũng không biết, mình nói dóc, cũng như vậy người nghe không thể nào biết người đó nghe được gì đâu mà nói người ta nói dóc.
Còn cái gì là học giả, hay hành giả không phải là tùy ở tôi, hay là tùy ông bạn nhận xét. Không có cái gì có thể tự cho mình, hay là cho cái gì khác là gì (dị biệt, hay đồng nhất thể) được cả.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Không ai có thể tự nói mình là gì. Người nào biết mình là gì thì người đó quy căn đắc chỉ.
Tự mình y chỉ mình,
Nào có y chỉ khác.
Nhờ khéo điều phục mình,
Ðược y chỉ khó được.
Không ai có thể chỉ giáo được cho mình.
Tự mình, làm điều ác,
Tự mình làm nhiễm ô,
Tự mình không làm ác,
Tự mình làm thanh tịnh.
Tịnh, không tịnh tự mình,
Không ai thanh tịnh ai!”
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Bài 8.- ĐẠO HUYỀN ĐỒNG & THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ .

(Học Giả) nói về Đạo Huyền Đồng: Chủ trương Thượng đế là Bản Thể con người, là cốt lõi con người, và luôn luôn tiềm ẩn trong lòng con người (God is immanent in man). Plotinus nói: "Thượng đế không ở ngoài con người, nhưng ở ngay trong lòng vạn hữu. Chỉ tại ta ngu dốt không biết điều đó mà thôi.»

Eckhart cũng nói: «Thượng đế gần tôi hơn chính tôi, Ngài cũng gần gỗ đá như vậy, nhưng chúng không biết điều đó.»

Mục tiêu của Đạo huyền đồng: Trở về với Nhất thể (Thượng Đế Phiếm Thần).

Tóm lại, Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể sẽ trở thành một học thuyết đạo giáo hết sức cao siêu, nếu ta thay chữ Bản Thể bằng những danh từ như Thượng đế, Allah, Chân Như, Đạo v.v...

* Đạo Huyền Đồng (dường như là Đạo Lão) Chủ trương Thượng đế là Bản Thể con người.

Như vậy:
THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ là "Đồng cái Bản Thể Thượng Đế Phiếm Thần".- Mục tiêu của Đạo huyền đồng: Trở về với Nhất thể.

* Đạo Phật: THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ là "Đồng Thể Chân Như- Bất Khứ, Bất Lai". - với Đạo Phật.- "Chân Như" là Bất Khứ, Bất Lai (không có chỗ đi, cũng không có chỗ trở về).

Như vậy: THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ của 2 nền Tư Tưởng (Phật & Lão) không hề gặp nhau.
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,420
Điểm tương tác
169
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Cũng nói thêm như trong Phật giáo có câu "tất cả đều là phật pháp thì cái gì không phải là Phật pháp?" nói như vậy nghĩa là người nào thấy tất cả mà không có ý thức của mình cho tất cả là dị biệt hay đồng thể thì người đó mới là thấy tất cả đều là Phật pháp.
Khà Khà...
-Nói Như Thiện MỚI LÀ NÓI DÓC !
-Vì KINH KIM CƯƠNG ĐỨC PHẬT CHỈ RÕ :
..." Như Lai nói HẾT THẨY PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP,Ông Tu-Bồ-Đề ơi ! cái mà ta nói là HẾT THẨY PHÁP ĐÓ,TỨC LÀ KHÔNG PHẢI HẾT THẨY PHÁP,"....

KINH LĂNG GIÀ :
- Thế Tôn ! BẬC THÁNH CŨNG CÓ PHÂN BIỆT NHƯ THẾ,CŨNG THẤY SỰ VỌNG TƯỞNG, do TƯỞNG chẳng lìa SỰ,cũng là chấp tướng.CHẤP TƯỚNG LÀ CẢNH GIỚI CỦA PHÀM PHU,
CHẲNG CHẤP TƯỚNG MỚI LÀ CẢNH GIỚI TỰ SỞ HÀNH của BẬC THÁNH.
BẬC THÁNH chẳng cho là CẢNH GIỚI TỰ TƯỚNG Là CẢNH GIỚI ,DO CẢNH GIỚI CỦA PHÀM PHU mà TỰ TÂM THẤY CẢNH GIỚI
Theo TƯỚNG DUY NHẤT là VÔ TƯỚNG,BẢN THỂ CỦA VÔ TƯỚNG là PHÁP THỂ ;
BẬC THÁNH CŨNG THẤY TỰ TÁNH,CŨNG THẤY PHÁP THỂ NƠI TỰ TÁNH,Nơi TƯỚNG CỦA TỰ TÁNH,NƠI TƯỚNG CỦA TỰ TÁNH CŨNG PHÂN BIỆT NHƯ vọng tưởng của phàm phu.
-HIỂN HIỆN TỰ TÁNH NHƯ THẾ, Chỉ là CHẲNG NÓI HỮU NHÂN mà Gọi Là VÔ,cho nên CHẲNG NÓI HỮU VÔ.Vì NÓI HỮU VÔ thì ĐỌA KIẾN CHẤP TÁNH TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP ."

....VẬY ; "..CŨNG CÓ PHÂN BIỆT NHƯ THẾ ,CŨNG THẤY VỌNG TƯỞNG " (Do Tưởng Chẳng Lìa Sự)...Mà DẪN NHẬP Chúng HỮU TÌNH =VỀ NƠI CHÁNH PHẬT PHÁP =CHẲNG CHẤP TƯỚNG...=VÔ NGÃ TƯỚNG ,VÔ NHÂN TƯỚNG,VÔ CHÚNG SANH TƯỚNG ,VÔ THỌ GIẢ TƯỚNG ....Thì Đó Là BẬC THÁNH !
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Thuyết vạn vật đồng nhất thể không thể xảy ra thời đức Phật. Cũng như 84000 pháp môn (phương tiện) không thể hiện hữu một lúc xảy ra thời đức Phật.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Khà Khà...
-Nói Như Thiện MỚI LÀ NÓI DÓC !
-Vì KINH KIM CƯƠNG ĐỨC PHẬT CHỈ RÕ :
..." Như Lai nói HẾT THẨY PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP,Ông Tu-Bồ-Đề ơi ! cái mà ta nói là HẾT THẨY PHÁP ĐÓ,TỨC LÀ KHÔNG PHẢI HẾT THẨY PHÁP,"....

KINH LĂNG GIÀ :
- Thế Tôn ! BẬC THÁNH CŨNG CÓ PHÂN BIỆT NHƯ THẾ,CŨNG THẤY SỰ VỌNG TƯỞNG, do TƯỞNG chẳng lìa SỰ,cũng là chấp tướng.CHẤP TƯỚNG LÀ CẢNH GIỚI CỦA PHÀM PHU,
CHẲNG CHẤP TƯỚNG MỚI LÀ CẢNH GIỚI TỰ SỞ HÀNH của BẬC THÁNH.
BẬC THÁNH chẳng cho là CẢNH GIỚI TỰ TƯỚNG Là CẢNH GIỚI ,DO CẢNH GIỚI CỦA PHÀM PHU mà TỰ TÂM THẤY CẢNH GIỚI
Theo TƯỚNG DUY NHẤT là VÔ TƯỚNG,BẢN THỂ CỦA VÔ TƯỚNG là PHÁP THỂ ;
BẬC THÁNH CŨNG THẤY TỰ TÁNH,CŨNG THẤY PHÁP THỂ NƠI TỰ TÁNH,Nơi TƯỚNG CỦA TỰ TÁNH,NƠI TƯỚNG CỦA TỰ TÁNH CŨNG PHÂN BIỆT NHƯ vọng tưởng của phàm phu.
-HIỂN HIỆN TỰ TÁNH NHƯ THẾ, Chỉ là CHẲNG NÓI HỮU NHÂN mà Gọi Là VÔ,cho nên CHẲNG NÓI HỮU VÔ.Vì NÓI HỮU VÔ thì ĐỌA KIẾN CHẤP TÁNH TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP ."

....VẬY ; "..CŨNG CÓ PHÂN BIỆT NHƯ THẾ ,CŨNG THẤY VỌNG TƯỞNG " (Do Tưởng Chẳng Lìa Sự)...Mà DẪN NHẬP Chúng HỮU TÌNH =VỀ NƠI CHÁNH PHẬT PHÁP =CHẲNG CHẤP TƯỚNG...=VÔ NGÃ TƯỚNG ,VÔ NHÂN TƯỚNG,VÔ CHÚNG SANH TƯỚNG ,VÔ THỌ GIẢ TƯỚNG ....Thì Đó Là BẬC THÁNH !
Ông bạn muốn vào đây để nghe tôi nói dóc? Hay ông bạn muốn vào đây để nói dóc?
Không có lý nào có người muốn vào trong chỗ giao lưu tư tưởng này để nói dóc?
Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Thế nào là trừng hải (thấy biển) là thấy người ta nói dóc?
Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.

Thiện Tài Đồng Tử (Sudhana) lại thưa: Có phải do nghe những ngôn thuyết và chương cú về Bát nhã Ba la mật mà được hiện chứng?”
“Diệu nguyệt (Sucandra) đáp: Không phải. Tại sao thế? Bởi vì Bát nhã Ba la mật thấy suốt thể tánh chân thật của các pháp mà hiện chứng vậy.
“Thiện Tài thưa: Há không phải do nghe mà có tư duy và do tư duy và biện luận mà được thấy Chân Như là gì ? và há đây không phải là tự chứng ngộ?
“Diệu Nguyệt đáp: Không phải vậy. Không hề do nghe và tư duy mà được tự chứng ngộ.
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,420
Điểm tương tác
169
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Ông bạn muốn vào đây để nghe tôi nói dóc? Hay ông bạn muốn vào đây để nói dóc?
Không có lý nào có người muốn vào trong chỗ giao lưu tư tưởng này để nói dóc?
Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.
Mình Vào Đây Để TỎ RÕ =SỰ CHÂN THẬT ( NHƯ THỊ...Của PHÁP GIỚI TÍNH )...Và SỰ KHÔNG CHÂN THẬT !
Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.
Đức Phật Cũng Dậy Rằng :
KINH LĂNG GIÀ :
- Thế Tôn ! BẬC THÁNH CŨNG CÓ PHÂN BIỆT NHƯ THẾ,CŨNG THẤY SỰ VỌNG TƯỞNG, do TƯỞNG chẳng lìa SỰ,cũng là chấp tướng.CHẤP TƯỚNG LÀ CẢNH GIỚI CỦA PHÀM PHU,
CHẲNG CHẤP TƯỚNG MỚI LÀ CẢNH GIỚI TỰ SỞ HÀNH của BẬC THÁNH.
BẬC THÁNH chẳng cho là CẢNH GIỚI TỰ TƯỚNG Là CẢNH GIỚI ,DO CẢNH GIỚI CỦA PHÀM PHU mà TỰ TÂM THẤY CẢNH GIỚI
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
* May mắn cho VQ : đã tìm được tác phẩm của ngài, và nhận thấy đây là một kho tàng "Nguyên Liệu" - có thể chế biến thành món ăn tinh thần.

* Món ăn ngon hay dở, thượng phẩm hay phàm phẩm là do người nấu, mà không nên trách kho tàng "Nguyên Liệu" .

Xin Cảm ơn Các Vị Thợ nấu ăn, An Long, thiện, là người thợ nấu lành nghề.
bzenh_11.jpg

Bạn An Long. có vẻ nấu món dễ ăn hơn. Bạn thiện thì hơi khó ăn một chút.
Chắc Nguyên liệu (của Học giả ) không đồng đều chăng ?
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên