- Tham gia
- 9/11/19
- Bài viết
- 14
- Điểm tương tác
- 4
- Điểm
- 3
Hòa thượng Thích Thanh Từ là một vị cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Hòa thượng một nhà hoằng pháp lớn, một dịch giả và là tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều tài liệu nhất về thiền tông. Cùng chúng tôi tìm hiểu về vị cao tăng này trong bài viết dưới đây nhé.
TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH THANH TỪ
Thiền Sư Thích Thanh Từ tên thật là Trần Hữu Phước (sau đổi thành Trần Thanh Từ) sinh ngày 24 tháng 7 năm 1924 (Giáp Tý) tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).
Cha của thiền sư tên thật là Trần Văn Mão, từ nhỏ theo nghiệp Nho, lớn lên theo đạo Cao Đài, cả đời giữ nếp sống thanh bần. Mẹ của Hòa thượng tên thật là Nguyễn Thị Đủ, quê ở làng Thiện Mỹ, dòng Thanh Bạch, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Cụ bà chân chất hiền lành, suốt đời tận tụy hi sinh vì chồng con.
Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng nhưng Người đã nổi bật những nét riêng từ thuở ấu thơ: trầm mặc, ít nói, thích đọc sách, có chí xuất trần và đặc biệt rất hiếu thảo với Cha Mẹ.
Ngày 15 tháng 07 năm 1949 (Kỷ Sửu) sau ba tháng công quả tại chùa Phật Quang (xứ Bang Chang, huyện Trà Ôn), Hòa thượng được Tổ Thích Thiện Hoa chính thức cho xuất gia với pháp danh là Thanh Từ. Thế là ước nguyện của Người đã được thành tựu. Từ đây Hòa thượng siêng năng theo Tổ công phu bái sám, vừa học giáo lý, vừa dạy trẻ em, ngoài ra còn phụ giúp trông nom coi sóc mấy chục chú Tiểu trong chùa. Công việc tuy nhiều, song Hòa thượng luôn chuyên tâm học Giáo điển.
QUÁ TRÌNH HỌC PHẬT
Từ năm 1949-1950, sư thầy Thích Thanh Từ theo học Sơ Đẳng Phật học tại Phật Học Đường Phật Quang.
Đến năm 1951 thì học tiếp Trung Đẳng Phật học tại Chùa Phật Quang nhưng không lâu sau đó thì chùa Phật Quang xảy ra binh biến, tất cả Tăng chúng phải di chuyển lên chùa Phước Hậu để tá túc. Hòa thượng Thích Thanh Từ tiếp tục học Trung Đẳng tại đây và thọ giới Sa Di do Tổ Khánh Anh làm Hòa thượng đàn đầu vào năm 1952.
Đến năm 1953, Hòa thượng theo sư phụ Tổ Thiện Hoa lên Sài Gòn để theo học lớp Trung Đẳng tại Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang. Đầu năm 1954 thì Thọ giới Cụ túc do Tổ Huệ Quang làm Hòa Thượng đàn đầu.
Từ năm 1954-1959, Hòa thượng học Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Nam Việt. Những vị đồng khóa cùng ra trường với Hòa thượng như quý ngài Huyền Vi, Thiền Định, Từ Thông…
QUÁ TRÌNH HOẰNG PHÁP CỦA HOÀNG THƯỢNG
Các chức vụ trong Giáo hội
Từ năm 1960-1966 Hòa Thượng đã giữ các chức vụ trong Ban Hoằng Pháp Giáo hội Tăng Già Nam Việt như sau:
Năm 1974, Thiền sư thành lập Thiền Viện Bát Nhã và Linh Quang cũng tại Vũng Tàu.
Năm 1975 trở đi, Người tiếp tục cho xây dựng và phát triển các thiền viện mang tên CHIẾU: Thường Chiếu (1974), Viên Chiếu (1975), Huệ Chiếu (1979), Linh Chiếu (1980), Phổ Chiếu (1980), Tịch Chiếu (1987), Liễu Đức (1986).
Năm 1993 thành lập Thiền Viện Trúc Lâm Phụng Hoàng tọa trên núi Phụng Hoàng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km. Đây là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng tu theo thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Năm 2002, Thầy cho trùng tu Chùa Lân, lập thành thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử.
Năm 2005, tiếp tục thành lập Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
Tính đến năm 2013, Hòa thượng Thích Thanh Từ có công xây dựng trên 60 Thiền Viện, Thiền Tự và trên 100 đạo tràng học Phật tu Thiền theo thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
Các Thiền viện do Hòa thượng thành lập
Dưới đây là danh sách các thiền viện chính thức được Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập làm nơi giáo hóa và hướng dẫn tu hành cho các Phật tử trong và ngoài nước:
Hòa thượng Thích Thanh Từ đã đi du hóa tại các nước:
Những ấn phẩm và tác phẩm
Hòa thượng Thích Thanh Từ đã viết, dịch (chuyển ngữ) rất nhiều bộ Kinh, Luận và Sử từ tiếng Hán sang tiếng Việt để giảng dạy và phổ biến cho Tăng Ni, Phật tử.
Kinh
Với những đóng góp to lớn ấy, có thể nói Thiền sư Thích Thanh Từ là một trong những thiền sư đáng kính trọng nhất của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, một vị chân tu đạo hạnh và thực tiễn, một nhà hoằng pháp lớn đã dành cả cuộc đời mình để làm sống lại Thiền Tông đời Trần – mở ra một con đường tươi sáng cho Tăng Ni, Phật tử mãi mãi về sau.
Nguồn: Gỗ Thành Vinh - gothanhvinh.com
TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH THANH TỪ
Thiền Sư Thích Thanh Từ tên thật là Trần Hữu Phước (sau đổi thành Trần Thanh Từ) sinh ngày 24 tháng 7 năm 1924 (Giáp Tý) tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).
Cha của thiền sư tên thật là Trần Văn Mão, từ nhỏ theo nghiệp Nho, lớn lên theo đạo Cao Đài, cả đời giữ nếp sống thanh bần. Mẹ của Hòa thượng tên thật là Nguyễn Thị Đủ, quê ở làng Thiện Mỹ, dòng Thanh Bạch, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Cụ bà chân chất hiền lành, suốt đời tận tụy hi sinh vì chồng con.
Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng nhưng Người đã nổi bật những nét riêng từ thuở ấu thơ: trầm mặc, ít nói, thích đọc sách, có chí xuất trần và đặc biệt rất hiếu thảo với Cha Mẹ.
Ngày 15 tháng 07 năm 1949 (Kỷ Sửu) sau ba tháng công quả tại chùa Phật Quang (xứ Bang Chang, huyện Trà Ôn), Hòa thượng được Tổ Thích Thiện Hoa chính thức cho xuất gia với pháp danh là Thanh Từ. Thế là ước nguyện của Người đã được thành tựu. Từ đây Hòa thượng siêng năng theo Tổ công phu bái sám, vừa học giáo lý, vừa dạy trẻ em, ngoài ra còn phụ giúp trông nom coi sóc mấy chục chú Tiểu trong chùa. Công việc tuy nhiều, song Hòa thượng luôn chuyên tâm học Giáo điển.
QUÁ TRÌNH HỌC PHẬT
Từ năm 1949-1950, sư thầy Thích Thanh Từ theo học Sơ Đẳng Phật học tại Phật Học Đường Phật Quang.
Đến năm 1951 thì học tiếp Trung Đẳng Phật học tại Chùa Phật Quang nhưng không lâu sau đó thì chùa Phật Quang xảy ra binh biến, tất cả Tăng chúng phải di chuyển lên chùa Phước Hậu để tá túc. Hòa thượng Thích Thanh Từ tiếp tục học Trung Đẳng tại đây và thọ giới Sa Di do Tổ Khánh Anh làm Hòa thượng đàn đầu vào năm 1952.
Đến năm 1953, Hòa thượng theo sư phụ Tổ Thiện Hoa lên Sài Gòn để theo học lớp Trung Đẳng tại Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang. Đầu năm 1954 thì Thọ giới Cụ túc do Tổ Huệ Quang làm Hòa Thượng đàn đầu.
Từ năm 1954-1959, Hòa thượng học Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Nam Việt. Những vị đồng khóa cùng ra trường với Hòa thượng như quý ngài Huyền Vi, Thiền Định, Từ Thông…
QUÁ TRÌNH HOẰNG PHÁP CỦA HOÀNG THƯỢNG
Các chức vụ trong Giáo hội
Từ năm 1960-1966 Hòa Thượng đã giữ các chức vụ trong Ban Hoằng Pháp Giáo hội Tăng Già Nam Việt như sau:
- Phó vụ trưởng Phật học vụ, sau đó là Vụ trưởng Phật học vụ.
- Quản viện kiêm giáo sư Phật Học viện Huệ Nghiêm.
- Giảng sư Viện đại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Dược Sư, Từ Nghiêm,…
Năm 1974, Thiền sư thành lập Thiền Viện Bát Nhã và Linh Quang cũng tại Vũng Tàu.
Năm 1975 trở đi, Người tiếp tục cho xây dựng và phát triển các thiền viện mang tên CHIẾU: Thường Chiếu (1974), Viên Chiếu (1975), Huệ Chiếu (1979), Linh Chiếu (1980), Phổ Chiếu (1980), Tịch Chiếu (1987), Liễu Đức (1986).
Năm 1993 thành lập Thiền Viện Trúc Lâm Phụng Hoàng tọa trên núi Phụng Hoàng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km. Đây là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng tu theo thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Năm 2002, Thầy cho trùng tu Chùa Lân, lập thành thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử.
Năm 2005, tiếp tục thành lập Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
Tính đến năm 2013, Hòa thượng Thích Thanh Từ có công xây dựng trên 60 Thiền Viện, Thiền Tự và trên 100 đạo tràng học Phật tu Thiền theo thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
Các Thiền viện do Hòa thượng thành lập
Dưới đây là danh sách các thiền viện chính thức được Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập làm nơi giáo hóa và hướng dẫn tu hành cho các Phật tử trong và ngoài nước:
- Thiền Viện Chơn Không, núi Tương Kỳ – Vũng Tàu, thành lập vào tháng 04 năm 1971; dời về Thường Chiếu năm 1986 và tái thiết năm 1995.
- Thiền viện Thường Chiếu (lấy theo danh xưng một vị Thiền sư Việt Nam nổi tiếng thời Lý) thành lập tháng 08 năm 1974 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
- Thiền viện Viên Chiếu (cũng là tên một vị thiền sư nổi tiếng thời Lý) thành lập tháng 04 năm 1975 tại xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai.
- Thiền viện Huệ Chiếu thành lập tháng 04 năm 1979 ở khu Đại Tòng Lâm, ấp Quảng Phú, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Thiền viện Linh Chiếu (xã Phước Thái, Huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai) thành lập tháng 02 năm 1980.
- Thiền viện Phổ Chiếu thành lập tháng 06 năm 1980 ở khu Đại Tòng Lâm, ấp Tân Phú, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Thiền viện Tịch Chiếu (khu phố Hải Tân, xã Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) thành lập tháng 07 năm 1987.
- Thiền viện Liễu Đức (xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai) thành lập năm 1989.
- Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt (Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng) thành lập tháng 04 năm 1993 nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng, mà còn là điểm tham quan và chiêm bái của nhiều du khách trong và ngoài nước.
- Thiền viện Tuệ Quang (đặt theo tên của vị Thiền sư Thiền phái Trúc Lâm) thành lập năm 1998.
- Thiền viện Hương Hải (đặt theo tên của một thiền sư lỗi lạc phái thiền Trúc Lâm Yên Tử vào cuối đời Hậu Lê) thành lập năm 2000 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
- Thiền viện Đạo Huệ (ấp Hiền Hòa, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) thành lập năm 2000.
- Thiền viện Quang Chiếu (Forthworth, Texas, Hoa Kỳ) thành lập năm 2000.
- Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng (Bonsall, California, Hoa Kỳ) thành lập năm 2001.
- Thiền viện Tuệ Thông (xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) thành lập năm 2002.
- Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Chùa Lân) thành lập năm 2002 trên núi Yên Tử, Quảng Ninh.
- Thiền viện Bồ Đề (Boston, Hoa Kỳ) thành lập năm 2002.
- Thiền viện Diệu Nhân (đặt theo tên một nữ thiền sư nổi tiếng là công chúa thời nhà Lý) thành lập năm 2002 tại Sacramento, Hoa Kỳ.
- Thiền tự Ngọc Chiếu (Chapman Avenue, Garden Grove, California, Hoa Kỳ) thành lập năm 2002.
- Thiền viện Vô Ưu (San Jose, California, Hoa Kỳ) thành lập năm 2002.
- Thiền tự Đạo Viên (Chemin de la Sablière, Lantier, Québec, Canada) thành lập năm 2002.
- Thiền tự Thường Lạc (Avenue Rouget de Lisle, 94400 Vitry-sur-Seine, Pháp).
- Thiền tự Pháp Loa (đặt theo tên của môn đệ vua Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử) được thành lập năm 2002 tại Australia (Úc).
- Thiền tự Hiện Quang (đặt theo tên của vị tổ khai sơn phái thiền Trúc Lâm Yên Tử) thành lập năm 2002 tại số số 07 Walmer Avenue St.Albans Victoria, Australia (Úc).
- Thiền tự Hỷ Xả thành lập năm 2002 tại 3 Womma Rd Penfield, South Australia 5121, Australia (Úc).
- Thiền viện Tiêu Dao (đặt theo tên của một vị thiền sư nổi tiếng thuộc thế hệ thứ tư của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử) được thành lập ở Úc.
- Thiền tự Tuệ Căn tại số 7 Lichfield St, Victoria Park 6100 WA, Australia (Úc).
- Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức (xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) thành lập vào ngày 16 tháng 1 năm 2011.
- Hòa thượng cũng đã góp sức trùng tu hai Tổ đình Phật Quang và Phước Hậu (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).
Hòa thượng Thích Thanh Từ đã đi du hóa tại các nước:
- Campuchia (1950)
- Ấn Độ, Sri Lanka, Nhật Bản (1965)
- Trung Quốc (1993)
- Pháp (1994, 2002)
- Thụy Sĩ (1994)
- Canada (1994, 2002)
- Indonesia (1996)
- Canada (1994, 2002)
- Hoa Kỳ (1994, 2000, 2001, 2002)
- Úc Châu (1996, 2002).
Những ấn phẩm và tác phẩm
Hòa thượng Thích Thanh Từ đã viết, dịch (chuyển ngữ) rất nhiều bộ Kinh, Luận và Sử từ tiếng Hán sang tiếng Việt để giảng dạy và phổ biến cho Tăng Ni, Phật tử.
Kinh
- Bát-nhã Tâm Kinh giảng giải (1998)
- Kinh Bát Đại Nhân Giác giảng giải (1997)
- Kinh Bát-nhã giảng giải (2000)
- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải (1993/2000)
- Kinh Kim Cang giảng giải (1997)
- Kinh Lăng-già Tâm Ấn (dịch 1993/1997)
- Kinh Thập Thiện giảng giải (1993/1998)
- Kinh Viên Giác giảng giải (2000)
- Bích Nham Lục (dịch 1995/2002)
- Kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải (1993/1999)
- Thiền Căn Bản (dịch 1993/1999)
– Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán (dịch 1963)
– Tọa Thiền Tam-muội (dịch 1961)
– Lục Diệu Pháp Môn (dịch 1962) - Thiền Đốn Ngộ (dịch 1973/1999)
– Thiền Tông Vĩnh Gia Tập (dịch 1974)
– Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn (dịch 1971)
– Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ
– Tọa Thiền Dụng Tâm Ký
– Tham Thiền Yếu Chỉ (dịch 1962) - Thiền Sư Thần Hội giảng giải (2001/2002)
– Hiển Tông Ký (dịch và giảng 1993) - Truyền Tâm Pháp Yếu giảng giải (2007)
- Thiền Sư Việt Nam (1991/1995/1999)
- Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20 (1992/1998)
- Cành Lá Vô Ưu (1994/1998)
- Ba Vấn Đề Trọng Đại Trong Đời Tu Của Tôi (1997)
- Phật Giáo Với Dân Tộc (1998)
– Phật Giáo Trong Mạch Sống Dân Tộc (1966)
– Vài Nét Chính Luân Lý Phật Giáo (1967)
– Đạo Phật Với Tuổi Trẻ (1959/1987) - Thanh Quy Thiền viện Trúc Lâm (1999)
- Hai Quãng Đời Của Sơ Tổ Trúc Lâm (1997/2002)
- Hoa Vô Ưu tập 1 (2000)
- Hoa Vô Ưu tập 10 (2003)
- Hoa Vô Ưu tập 2 (2000)
- Hoa Vô Ưu tập 3 (2000)
- Hoa Vô Ưu tập 4 (2000)
- Hoa Vô Ưu tập 5 (2002)
- Hoa Vô Ưu tập 6 (2001)
- Hoa Vô Ưu tập 7 (2002)
- Hoa Vô Ưu tập 8 (2003)
- Hoa Vô Ưu tập 9 (2003)
- Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục giảng giải (1999)
- Khóa Hư Lục giảng giải (1996)
- Kiến Tánh Thành Phật giảng giải (2000)
- Luận Giải Thi Tụng Mười Bức Tranh Chăn Trâu giảng giải (1999)
- Nguồn An Lạc (2001)
- Phật Pháp Tại Thế Gian tập 1 (2005)
- Phật Pháp Tại Thế Gian tập 2 (2005)
- Phật Pháp Tại Thế Gian tập 3 (2006)
- Phụng Hoàng Cảnh Sách tập 1 (2003/2006)
- Phụng Hoàng Cảnh Sách tập 2 (2003/2006)
- Phụng Hoàng Cảnh Sách tập 3 (2003/2006)
- Phụng Hoàng Cảnh Sách tập 4 (2004)
- Phụng Hoàng Cảnh Sách tập 5 (2004)
- Phụng Hoàng Sách Tấn tập 1 (2005)
- Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải (1997)
- Tiến Thẳng Vào Thiền Tông (2005)
- Trọn Một Đời Tôi (2000)
- Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục giảng giải (1996)
- Xuân Phụng Hoàng tập 1 (2004)
- Xuân Phụng Hoàng tập 2 (2005)
- Xuân Trong Cửa Thiền tập 1, 2, 3 (1991/1998)
- Xuân Trong Cửa Thiền tập 4 (1996/1998)
- Mộng
- Phá ngã
- Gió nghiệp
- Cuộc đời qua mắt tôi
- Chiếc thân phút chót
- Chân Không
- Đường Thạch Đầu
- Đường Đại Mai
- Đường Tiêu Dao
- Anh nếu biết
- Tặng bạn
- Về quê
- Hoa quì dại
- Bài học của cuộc đời
Với những đóng góp to lớn ấy, có thể nói Thiền sư Thích Thanh Từ là một trong những thiền sư đáng kính trọng nhất của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, một vị chân tu đạo hạnh và thực tiễn, một nhà hoằng pháp lớn đã dành cả cuộc đời mình để làm sống lại Thiền Tông đời Trần – mở ra một con đường tươi sáng cho Tăng Ni, Phật tử mãi mãi về sau.
Nguồn: Gỗ Thành Vinh - gothanhvinh.com