HỎI ĐÁP VỀ SÂN HẬN

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
GIẢI VỀ SÂN
Pháp sư Thongkham Medhivongs​

DOSA nghĩa là sân hận.Nhưng theo đúng Phạn ngữ ta có thể diễn dịch ra là GIẬN DỮ VÀ LÀM HẠI NGƯỜI. Sân hận là một trong tam độc

HỎI: quả của sân hận như thế nào?
ĐÁP: rất dễ hiểu : Người sân hận hay có nhiều oan trái oán thù, hằng tâm nóng nảy không thanh tịnh thảnh thơi

HỎI: do đâu mà tâm trở nên sân hận?
ĐÁP: Sự sân hận do một nguyên nhân rất nhỏ, nhu sự tham lam, chẳng khác nào một đám rừng cháy dữ dội chỉ do nơi một đám lửa nhỏ. Vì vậy Đức Phật có dạy người ta không nên dễ duôi cho đốm lửa nhỏ không hại gì

HỎI: vậy sự sân hận khởi lên do một điểm nhỏ là điểm gỉ?
ĐÁP: Do nơi ARATI - sự bất mãn.Đây tôi xin nêu ra nguyên nhân sanh sân hận:
1. ARATI: Bất mãn
2.PATIGHA: Bực tức
3.KODHA: Sân
4. DOSA: Sân hận
5.BYÀPÀDA: Cột oán thù
Khi quý vị trông thấy sự trình bày trên thì quý vị đã nhận thấy sự đi tuần tự của tâm sân hận. Sau đây tôi xin giải từng chi tiết để quý vị dễ nhận xét

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
ARATI: BẤT MÃN

ARATI: BẤT MÃN

Nguyên nhân sanh ra sân hận trước hết nó do nơi sự không ưa , tức là sự bất mãn,cũng như lòng thamlam sanh lên là do sự ưa thích vậy

HỎI: Sự bất mãn do nơi đâu sanh ra
ĐÁP: Sự bất mãn này sanh lên do nơi lòng ham muốn cho vừa ý mình; khi không vừa ý mình hay không toại nguyện, thì sanh ra sự bất mãn.

Khi sự bất mãn sanh ra trong tâm cũng chưa là một sự tại hại, nó chỉ làm tâmta không thỏa mãn thôi.Nếu ta không diệt trừ nó từ bấy giờ, thì nó sẽ lần đi đến PATIGHA: Bực tức


HỎI: Nếu ta muốn diệt trừ sự bất mãn thì phài làm sao?
ĐÁP: Phải dùng ngay YONISOMANASIKARA nghĩa là dùng trí nhớ có trí tuệ kèm theo quan sát tâm từng sát na. Ý tôi muốn nói có trí nhớ như ông quan canh cửa thành, vị này biết rõ người nào nên cho vào thành, người không nên cho vào thành,và người cần bắt giữ lại. Nếu để những kẻ bất lương xâm nhập vào thành thì nó sẽ quấy rối nhân dân trong thành không thể làm ăn đươc, và cũng có thể hại cho vua và hại cho quốc gia

Quốc gia đây ví cho thân người, có thành trì chắc có sáu cửa ra vào là sáu căn . Còn tâm thì ví như nhà vua. Người có trí luôn nhớ canh giữa các cổng thành, không cho các đề mục bên ngoài xâm nhập vào làm cho âm nhơ đục; hay là trí nhớ biết đề mục này nếu đem vào tâm thì làm tâm trở nên nhơ đục. Nhơ đục đây có nghĩa là bất mãn, sân hận, bực tức và oán thù


HỎI: Cái gì nhận biết đề mục? Cái gì nhận biêtđề mục xấu làm cho tâm nổi phiền não, nếu không phải là tâm?
ĐÁP: Sự nhận biết ở sáu cửa không phải gọi là tâm mà gọi là thức. Khi thức có trí nhớ và trí tuệ giúp vào thì thức ấy biết rằng đề mục nào làm cho tâm bất mãn, rồi đi lần đến sân hận oán thù. Trí nhớ và trí tuệ sẽ làm cho tâm thức nhận biết cái tai hại của sân hận và oán thù.
 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
HỎI: Nhược bằng trí nhớ không thể ngăn đón đề mục ấy tâm đã bất mãn rồi nó sẽ ra sao ?

PATIGHA: BỰC TỨC​
ĐÁP: Tâm sẽ đi đến chỗ bực tức. Khi sự bực tức đã sanh lên, thì tâm không còn sáng suốt nữa, khi ấy tâm chỉ thiên về một bên là nghĩ rằng ta phải làm. tâm bực tức làm cho con người khó chịu, đây là nguyên nhân nổi lửa sân.
Người muốn trừ ngay sự bực tức trong lúc này phải có sự DAMA nghĩa là dạy tâm


HỎI: Phải dạy bằng cách nào?
ĐÁP: Có nhiều cách dạy tâm, nhưng khó làm cho nó vắng lặng liền được, là vì nó đang nóng nảy, ta phải cố xa lánh chỗ nào đang làm cho ta bực tức, để ta xa lánh hoàn cảnh bên ta, rồi hãy nhớ niệm một trong bốn đề mục tham thiền.
Khi tâm trở lại bình tĩnh, thì người lại nhận thấy ngay sự tai hại của bực tức, là sẽ đem lại nhiều sự bận lòng, oán thù, oan trái,.v.v.
Riêng tôi thì tôi lại đi tìm một nơi nào mát mẻ, hay đi uống nước mát từng hớp một cho tâm tôi lần trở nên yên tịnh, chừng ấy mới nghĩ tới cái hại của lòng sân, và quả báo của sự không sân giận

 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
KODHA: SÂN


Hỏi: nếu ta không thể dằn được sự bực tức,tâm sân lại phát sanh, ta phải làm cách nào để trừ sân? Hiện tượng của sân ra sao?

KODHA: SÂN
Đáp: Sân tức là giận, nó làm cho tâm rất nóng nảy, mất hẳn sự bình tĩnh, mặt biến sắc,tay chân run, khi nói tiếng đổi giọng
Sân gây hại rất nhiều,vì khi sân đã sanh lên, thì tâm chỉ biết làm hung dữ, sân đem lại đủ các tai hại cho mình. đức Thế Tôn có dạy sân là một vật rất nhơ bẩn, hôi thúi, một khi tâm đã sân rồi thì không còn phân biệt phải quấy, tâm trở nên đen tối và có thể gây ba điều hại:
1. Sân làm cho tâm đen tối
2. Sân làm cho tâm làm việc không hay, nhất là mất phẩm hạnh
3.Sân thường làm cho việc hư hỏng
Nếu ta muốn nhận định được ta thì ta nên xem xét từ bên trong ta (tức tâm ta) như thế nào rồi xét đến hạnh kiểm, cuối cùng xét đến việc làm của ta. Còn muốn nhận diện cho rõ người ngoài ta, thì ta phải xét ngược lại, nghĩa là nên xét việc làm, rồi xét hạnh kiểm, cuối cùng mới xét đến tâm

1. Khi tâm không sân thì trong sạch vui vẻ thảnh thơi, suy nghĩ điều gì cũng thông suốt, trí tuệ minh mẫn và thanh tịnh.
Trái lại khi nó sân thì xấu không sao nói hết. Nói về suy nghĩ của tâm, khi nó đã sân thì không bao giờ suy nghĩ việc lành điều thiện.Khi đã sân lên thì mặc dầu người có học thức tới tột độ trong thế gian này, cũng trở nên tối mê,khi ấy không khác gì người điên
2.Đức Thế Tôn dạy rằng khi sân thì con gười mất phẩm hạnh. Người chưa sân thì từ cử chỉ nhỏ nhặt đến lời nói việc làm đều nhã nhặn,khả ái,như ng khi sân hận thì mọi việc đều thay đổi hẳn, người ta trở nên vũ phu tàn bạo, vì lẽ tâm không còn yên tịnh mát mẻ.Khi tâm sân thì sự hành động khác hẳn và mặt mày cũng không còn đẹp ra vẻ thiện lương nữa
3. Khi sân thì không khi nào người ta làm việc được hoàn mỹ, vì tâm không còn yêu thích việc đang làm nữa.
Người có tánh sân vốn it có bạn, vì ít người dám giao tiếp. Khi người ấy làm lớn thì tai hại nhiều, vì những người dưới quyền ít dám gần và cũng không khi nào dám nói gì dầu cho họ biết ông chủ họ làm việc sai lầm

DIỆT SÂN​
Như chúng ta đã biết. sân là một thói quen xấu,không ai ưa và muốn gần. Khi viết đến đoạn này tôi không muốn giải nhiều, vì tôi biết là nói về sân cho quý vị nghe, không khác gì nói chuyện nhức răng cho các cụ nghe, các cụ đã biết qua nhức răng như thế nào rồi. Nhưng điều tôi muốn nói là phương pháp DIỆT TRỪ SÂN.
Có ba phương pháp diệt sân:
1- Làm thế nào để chặn đứng sân
2- Khi đã sân rồi thì làm thế nào dập tắt được
3- Làm thế nào để dứt được sân cho không còn sân nữa
Trước hết tôi nhắc lại: bệnh tinh thần là tham lam sân hận và si mê,thường làm cho chúng ta đau khổ thất vọng và buồn rầu và cũng là nhân đem lại luân hồi, chỉ có vị lương y đại tài là đức Phật tìm ra phương pháp trừ bệnh ấy. Vậy nên tôi giải đây là phương pháp và các phương thuốc để trị bịnh của vị lương y đại tài ấy.
 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
1.Phương pháp ngăn ngừa sân

1. Phương pháp ngăn ngừa sân
Bước đầu tiên ta nên ngăn đừng cho sự bất bình phát sanh, vì lẽ ngừa bịnh hơn chữa bịnh
Ví dụ như ta bị người mắng chưởi, thì tất nhiên ta bất bình đến bực tức, tới sân, kế là sân hận sau là oán thù. Bất bình và bực tức chỉ là hai bước đầu tiên chưa thật là một tai hại, nhưng đến bước thứ ba sân mới đáng kể là quan trọng. Tâm thường tuần tự như vậy, nhưng vì ta thường chăm nom hay nói cho dễ nghe là không có tu tập theo phương pháp chánh định hay Tứ niệm xứ của Đức Thế Tôn dạy, nên chỉ khi tâm sanh lên quá mau không đủ trí nhớ quan sát nó nên nó tự phát ra. Vì chúng ta thiếu trí nhớ để kiểm soát tâm, nên ta cảm thấy như lòng sân phát sanh ra liền, trong khi ta thường gặp trường hợp không vừa lòng, chớ thật sự thì tất cả đều sanh ra tuần tự như vừa kể trên.

Muốn chặn đứng sân có nhiều vị dạy rằng khi biết mình sân thì lập tức niệm số tức quán, tức là đếm hơi thở. Theo tôi khi đã đến sân rồi thì ít người còn sáng suốt để niệm gì được hết, bởi thiếu trí nhớ nên để đề mục xấu xâm nhập vào tâm, không còn sáng suốt nhu ngay lúc ban sơ, thì làm sao có sáng suốt để niệm hơn thở khi sân đã phát sanh trong tâm rồi .
Theo tôi mọi người cần phải có trí nhớ để ngăn đón đừng cho sự bất mãn phát sanh. Nếu ta biết khi sự bất mãn đã sanh lên, nên niệm một trong 40 đề mục tham thiền. Sở dĩ người ta có thể chặn được sự bất mãn nơi đây là vì sự bất mãn chưa có thể làm cho tâm rung động mạnh, trí nhớ còn có thể kiềm chế tâm được. Khi ta đã niệm m ột đề mục nào chính là ta cố đem tâm ta ra ngoài hoàn cảnh ta đang ở, ý tôi muốn nói đem tâm ra khỏi đề mục làm cho ta bất mãn.
Sự bất mãn ví như lửa của diêm quẹt, ta có thể thổi tắt được, không phải gọi hàng xóm đến phụ dập tắt.
Người muốn thắng được sân nên hành theo pháp nhẫn nại

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên