Kết Giới Những Nét Chung Và Khác Biệt của TRAI ĐÀN và GIỚI ĐÀN

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Kết Giới Những Nét Chung Và Khác Biệt
Của Trai Đàn Với Giới Đàn

Thích Tâm Mãn
33.jpg


Trải qua hơn 2500 năm từ lúc Đức Thích Tôn thành đạo, chuyển Pháp Luân, nhập Niết Bàn, ngài Ca Diếp cùng 500 vi A La Hán kết tập, Đức A Nan trùng tuyên Kinh Tạng, ngài Ưu Ba Li trùng tuyên Luật Tạng, sau đó trãi qua 3 lần kết tập nữa Tam Tạng Thánh Giáo của Phật Giáo mới tập thành truyền bá khắp Năm Châu. Giáo lý Phật Giáo nói rõ sự thật của Chân Lý, nói những điều mà đôi lúc tưởng chừng như khó diễn đạt, không thể nghĩ bàn, để giúp cho chúng sanh thấu hiểu về những điều khó nghĩ khó bàn, đồng thời thọ nhận được những công năng của các pháp vi diệu này, Phật Giáo đã dùng rất nhiều phương tiện, Quyền, Thật, Đốn, Tiệm, Hiển Mật.v.v… diễn bày Chân lý trên nền tảng khế cơ, khế lý. Trai đàn, Giới Đàn cũng đều là những phương tiện để tỏ bày diễn đạt áo nghĩa huyền diệu thâm sâu của Đại thừa Phật lý.



Trai Đàn còn gọi là Pháp hội được tổ chức vào các dịp như, Đại lễ Vu Lan, lễ cầu Quốc thái Dân an, lễ cầu siêu cho chiến sĩ trận vong đồng bào tử nạn, lễ cầu an và cầu siêu cho Phật tử ở tư gia.v.v…Nội dung Pháp hội thường có như thuyết Pháp, cúng Phật, Trai Tăng, Bái sám, Đăng đàn chẩn tế thí thực. Ngoài ra những đàn tràng có tính cách đặc biệc còn dùng những ngoại khoa có nguồn gốc pha trộn nghi thức Phật Giáo, Đạo Giáo và tín ngưỡng dân gian như Đàn cúng sao giải hạn, Đàn giải oan cắt kết bạt độ, Đàn huyết bồn.v.v…Trai Đàn Pháp Hội là phương tiện hoằng pháp độ sinh của Phật Giáo.


Giới Đàn hay còn gọi Tam Đàn Đại Giới lễ truyền giới cho các môn đệ Phật Giáo còn gọi là Giới tử. Theo xưa thì Giới Đàn thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa đông để Giới tử khi thọ Giới xong thì nhập Hạ hoặc nhập Đông để trong ba tháng tu hành thúc liễm thân tâm trao dồi Giới đức. Nội dung gồm có sơ Đàn truyền Giới Sa Di, nhị Đàn truyền Giới Tỳ Kheo, tam Đàn truyền Giới Bồ Tát.v.v…Giới Đàn có tính cách nội bộ của Phật Giáo, với công năng truyền trì mạch đạo, tiếp dẫn hậu lai, nói cách khác là nơi thi tuyển người làm Phật, nối dòng họ Thích.


Trai Đàn, Giới Đàn đều gọi là Đàn vì trong hai pháp hội này đều có lập Đàn và Kết giới. Giới Đàn lập Giới Đài kết Giới Trường, theo [Thích Thị Yếu Lãm] của ngài Thích Đạo Thành đời Tống năm Thiên Hy thứ IV: “Đàn tức là Đài được đắp cao hơn mặt đất, Trường là mặt đất bằng được Tăng Yết ma cắm tiêu làm Cương Giới…” Giới Đàn kết giới để truyền Giới cho Tăng Ni Phật tử. Theo [Tăng Sử Lược] cho rằng: “ Giới Đàn có nguồn gốc từ Phật Giáo Nguyên Thủy, trong giáo lý của Phật Giáo Nguyên Thủy, những người muốn trở thành Tăng phải cụ túc hết thảy điều kiện của Tăng yêu cầu, nhất nhất phải y theo luật, nếu như có chút nào sai phạm, thì thọ giới sẽ không đắc giới”.
Trai Đàn nếu trong Pháp Hội có Đàn Phóng Diệm Khẩu (Đàn Chẩn Tế Cô Hồn) thì mới lập Đàn Kết giới. Đàn Chẩn Tế có nguồn gốc từ Kinh [Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỉ Đà La Ni] và [Cam Lộ Đà La Ni Chú] do ngài Thật Xoa Nan Đà dịch vào đời Đường Vũ Tông Trung Quốc. Diệm Khẩu còn một danh từ khác là Diện Nhiên. trong Kinh[Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỉ Đà La Ni]; Phật thuyết thần chú “Biến Thực Chân Ngôn” trong [Cam Lộ Đà La Ni Chú] Phật thuyết thần chú “Cam Lộ Chân Ngôn”, hai thần chú này là tâm điểm của Đàn Chẩn Tế. Theo Kinh [Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỉ Đà La Ni]: “Một thời Phật tại Thành Ca Tỳ La, chùa Ni Câu Luật Na, Đức Phật thuyết Pháp cho chư Tăng và chư Bồ Tát, Bấy giờ Ngài A Nan một mình ở Tịnh thất tu tập thiền định, đến nữa đêm vào khoảng canh ba, có một con Quỉ đói tên là Diệm Khẩu đến trước ngài A Nan Bạch rằng: “còn ba ngày nữa là mạng tôi hết, sanh vào trong Ngạ Quỉ”. Ngài A Nan sợ quá mới đến chổ Phật, bạch lại chuyện này và cầu Phật khai thị. Bấy giờ Đức Phật vì nhân duyên này mà nói Thần chú “ Vô Lượng Oai Đức Tự Tại Quang Minh Thù Thắng Diệu Lực Đà La Ni ”, nếu trì tụng thần chú này lập tức giải trừ các nổi khổ oan khiên của Ngạ Quỉ, phước thọ được tăng trưởng. Tu trì Pháp này, trong tất cả các thời, dùng một cái tịnh bình, đựng đầy nước trong sạch, để vào trong đó một ít cơm hoặc bánh.v.v…tay trái cầm bình, tay phải kết ấn cam lộ để trên miệng bình, tụng Thần chú 7 lần sau đó trì danh hiệu của bốn vị Phật Đa Bảo, Diệu Sắc Thân, Quảng Bát Thân, Ly Bố Úy Như Lai, sau đó bưng bình đổ thực thủy lên đất nơi cao ráo sạch sẽ làm Pháp Bố Thí. Nếu thí cho chư Thiên, Bà La Môn thì tụng Đà la ni 27 biến và sau đó đổ vào trong dòng nước sạch. Nếu cúng dường Tam Bảo, tụng Thần chú 37 lần thì thực phẩm sẽ biến thành tô đà thượng vị phụng hiến Tam Tôn…”.


Khi ngài Bất Không Tam Tạng đến Trường An Kinh Đô nhà Đường ở chùa Đại Hưng Thiện dịch bộ [Du Dà Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Cứu A Nan Đà La Ni Nghi Quỹ Kinh] lập thành nghi quỹ và thứ lớp hành trì pháp thí thực.

  1. Phá Địa ngục Chân ngôn
  2. Triệu Ngạ Quỉ Chân ngôn
  3. Triệu tội Chân Ngôn
  4. Tồi tội Chân Ngôn
  5. Định nghiệp Chân Ngôn
  6. Sám Hối Chân Ngôn
  7. Thí Cam Lộ Chân Ngôn
  8. Khai Yết Hầu Chân Ngôn
  9. Thất Như Lai Danh
  10. Phát Bồ Đề Tâm Chân Ngôn
  11. Tam Muội Da Giới Chân Ngôn
  12. Thí Thực Chân Ngôn
  13. Nhũ Hải Chân Ngôn
  14. Phổ Cúng Dường Chân Ngôn
  15. Phụng Tống Chân Ngôn.
Từ bộ Kinh trên nghi thức Chẩn Tế được hình thành. Đến đời Tống thêm vào các Pháp của [Minh Đạo Vô Giá Đại Trai] và các nghi quỹ hành trì Đông Mật nhập vào nghi thức Chẩn Tế, pháp Quán Tưởng của Thiên Đài Tông vào Thần Chú trong khoa Diệm Khẩu. Thời Nguyên, Mật Giáo Tây Tạng thịnh hành cho nên tính chất Mật Giáo càng thể hiện rõ nét hơn nhất là sự ảnh hưởng của Thủ Ấn, Phật Vũ, Đàn Thành của Tây Tạng. Trãi qua hơn 500 năm tu chỉnh cho đến đời Nhà Minh Phật Giáo Trung Quốc mới tập thành nghi thức thí thực gồm các bản như: [Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi]; [Tu Tập Du Dà Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi] của ngài Thiên Cơ. [Du Già Tập Yếu Thí Thực Nghi Quỹ] của ngài Liên Trì Đại Sư. Thời Thanh niên hiệu Khang Hy thứ 32 (1639) ngài Đức Cơ hiệu đính tập thành bộ [Du Già Diệm Khẩu Thí Thực TậpYếu], bộ [Du Già Thí Thực Nghi Quán] của ngài Phước Tụ, bộ [Du Già Diệm Khẩu Chú Tập Soạn Yếu Nghi Quỹ].v.v…Nghi thức Đàn Tràng Chẩn Tế của Phật Giáo Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, Phật Giáo Việt Nam ngày nay đều sử dụng khoa [Du Dà Diệm Khẩu] của Trung Quốc.


Pháp lập Đàn kết giới của Đàn tràng Chẩn tế so với Pháp kết Giới của Giới Đàn phức tạp hơn nhiều. Nguyên nhân ở chỗ Giới Đàn chỉ lập cương giới để truyền giới, Đàn Chẩn Tế kết giới là thiết lập một thế giới mới, cụ túc phước báo trang nghiêm như cõi Phật Tịnh độ A Di Đà để tiếp dẫn thập loại chúng sanh nhập Phật pháp giới và chính từ thế giới Hóa Thành Dụ này là cầu nối để đưa chúng sanh đến Hội Liên Trì.


Một điểm khác biệt nữa, kết Giới Trường lấy góc làm điểm như: “ từ góc Đông Nam đến góc Tây Nam, từ góc Tây Nam đến góc Tây Bắc, từ góc Tây Bắc đến góc Đông Bắc kết ba vòng thành Cương Giới…”.


Kết giới của Đàn tràng lại lấy năm hướng, chánh Đông chánh Nam, chánh Tây, chánh Bắc và Trung Ương, Đàn này được gọi [Ngũ Phương Đàn]. Nếu như kết [Cửu Châu Đàn] thì kết thêm bốn góc của Ngũ phương. Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. Đại đàn Chẩn Tế thường phải kiến lập Tam Đàn: [Ngoại Đàn], [ Nội Đàn] (Thai tạng thế Giới) và [ Mật Đàn](Kim Cang Pháp Giới).

22.jpg
29.jpg
Hình ảnh Đại Đức Thích Tâm Mãn Đăng Đàn Chẩn Tế tại chùa Long Bửu​
31.jpg
20.jpg
1.jpg
2.jpg
4.jpg
5.jpg
6.jpg
7.jpg
8.jpg
35.jpg
34.jpg
11.jpg
12.jpg
18.jpg
27.jpg
28.jpg
9.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Theo quan niệm của văn hóa Đông phương, một Thế Giới hình thành gồm các yếu tố như: “Ngũ hành” Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. “Ngũ phương” Đông, Nam, Tây, Bắc, Trung Ương. “Ngũ sắc” Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng, Đen. Đàn tràng Chẩn tế kết giới để lập nên một thế giới mới trên quan niệm này. Khi thượng sư nhiễu đàn kết giới thế giới được hình thành, để cho thế giới hóa thành Tịnh độ thượng sư phụng thỉnh Ngũ phương Như Lai nhập đàn


Lễ thỉnh Đông phương thế giới A Xúc Phật,

Nam phương Bảo Sanh Phật,

Tây phương Di Đà Phật,
Bắc phương Thành Tựu Phật,

Trung ương Tỳ Lô Giá Na Phật.


Trong [Vân Thê Bổ Chú] thuật rằng: “Nên quán tưởng tận hư không, khắp cùng Pháp giới, hết thảy hiện thành hóa cảnh…”; [Quán Trí Nghi] thuật: “lấy năm loại tràng phang cắm tiêu kết đàn…”; [Thí Thực Nghi Quán] có ghi: “…mỗi lần kết đàn, dùng năm sắc của Ngũ hành vận tưởng khởi quán….mỗi phương vị mỗi màu Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng, Đen đều phóng quang minh, trong ánh sáng hiện Ngũ phương Phật, hóa thành Đại Quang Minh thế giới..”; [Như Lai Trang Nghiêm Thế Giới Kinh] thuật: “ những chổ mà hết thảy Chư Như Lai đến đều biến thành nơi Cát tường được xưng tán là Đại Ma Ni Bảo Điện”.


Ngũ phương Phật còn xưng là Ngũ Trí Như Lai.

1.Đại Viên Cảnh Trí
2.Bình Đẳng Tánh Trí
3.Diệu Quán Sát Trí
4.Thành Sở Tác Trí
5.Pháp Giới Thể Tánh Trí

Đông phương thế giới A Súc Như Lai, thân phóng quang minh màu Xanh (Hành Mộc), kết ấn Xúc Địa với hoằng nguyện ngăn chận và diệc trừ các ác ma giữ cho thế giới hòa bình và an ổn. Đức Phật A Xúc Như Lai bổn tôn [Đại Viên Cảnh Trí]. Hàm ý tâm trí chúng sanh gốc vốn thanh tịnh trong sáng như gương, nhưng do nghiệp chướng vô minh làm cho lu mờ đen tối. Nay nương nhờ thần lực của Như Lai cộng với sự nổ lực tu trì tìm lại bản tánh trí huệ viên minh của chính mình.
Nam phương thế giới Bảo Sanh Như Lai, thân phóng quang minh màu Đỏ (Hành Hỏa), kết ấn Đại Nguyện với Đại nguyện tất cả những gì chúng sanh cần Ngài đều bố thí cho cả, bình đẳng như nhau, thế giới của Ngài toàn là báu vật. Đức Phật Bảo Sanh Như Lai bổn tôn [Bình Đẳng Tánh Trí] hàm ý chúng sanh do tham sân si cố chấp, phiền não dẫy đầy, có biết đâu tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, đều được hình thành từ Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức; Sanh, Lão, Bịnh, Tử. Nay nương nhờ thần lực của Như Lai cộng với sự nổ lực tu trì tìm lại bản tánh Trí Huệ Bình Đẳng của mình.


Tây phương thế giới A Di Đà Như Lai, thân phóng quang minh màu Trắng (Hành Kim), kết ấn Đại Định với bổn nguyện tiếp dẫn phổ độ chúng sanh vãng sanh Tây phương Cục Lạc thế Giới. Đức Phật A Di Đà Như Lai bổn tôn [Diệu Quang Sát Trí] hàm ý tiếp dẫn chúng sanh giác ngộ, nhận được cảnh giới hư không, từ Hư không đạt đến Diệu hữu, nhìn nhận thế giới mới lập thành không có điều sai khác, sự thanh tịnh của chúng sanh không sai khác với Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, trí huệ đạt đến cảnh giới này thì có thể nhập Tỳ Lô Pháp Giới.
Bắc phương thế giới Thành Tựu Như Lai, thân phóng quang minh màu Đen (Hành Thủy), kết ấn Thí Vô Úy. Với nguyện lực làm đạo sư cho hết thảy chúng sanh, trong bất cứ hoàn cảnh nào, trường hợp nào, Ngài đều tạo phương tiện để chúng sanh thoát các nổi sợ hải và thành tựu những nguyện vọng lìa khổ đau của muôn loài. Đức Phật Thành Tựu Như Lai bổn tôn [Thành Sở Tác Trí] hàm ý chúng ta nên tự mình phát tâm tu tập làm cho trí huệ Phật tánh của chúng ta phát sáng như ánh sáng của mặt trời, đem ánh sáng và hơi ấm đến cho mọi loài chúng sanh, khai mở thế giới phóng vô lượng quang minh biến thành cảnh giới Tịnh Độ ở Thế gian, mọi sự vật đều theo nguyện lực mà thành tựu, Ngũ uẩn chuyển thành Ngũ trí, lấy sự Bố thí làm nhiệm vụ phóng quang, đạt được như vậy thì tự thân [Thành Sở Tác Trí].

Trung Ương Thế Giới Tỳ Lô Giá Na Phật còn tôn xưng Đại Nhật Như Lai, thân phóng quang minh màu vàng (Hành Thổ), kết ấn Trí Quyền. Bốn vị Phật: Đông, Tây, Nam, Bắc, thể hiện tính cách của Đại Nhật Như Lai, tuy là bốn nhưng chỉ là một, một nhưng lại là bốn. Đức Đại Nhật Như Lai bổn tánh hoàn toàn thanh tịnh, vĩnh viễn bất biến, bất sanh bất diệt, cụ túc viên mãn. Đức phật Tỳ Lô bổn tôn [Pháp Giới Thể Tánh Trí] hàm ý tổng hợp Tứ Trí thành Ngũ Trí, cho đến thống nhiếp vũ trụ vạn sự vạn vật thành Pháp thân, lấy tư duy phát khởi Tịnh niệm, Chánh kiến, giác ngộ sự thống nhất của vạn sự vạn vật trong vũ trụ, từ đây lam cơ sở để thành tựu [Pháp Giới Thể Tánh Trí], biến nhập thế giới Tỳ Lô.


Sau khi kết giới, thế giới của Ngũ Trí Như Lai được thành lập, phóng đại quang minh, cụ túc thần lực, thí Vô Úy Pháp, tiếp dẫn lục đạo chúng sanh nhập đại đạo tràng diệt trừ phiền não, đốn phá Vô Minh, sám hối tội căn, quy y Tam Bảo, thừa Phật thần lực trực vãng Tây Phương, nhập Phật Pháp giới, thọ đại an lạc.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên