Khái niệm trong Phật giáo

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Các khái niệm trong giáo lý Phật Giáo không phải là những gì được soạn thảo một cách trí thức nhằm vào mục đích nghiên cứu, mà đúng hơn là một số phương tiện giúp chúng ta nhìn thấy chính xác hơn sự hiện hữu của chính mình.
Do đó thiết nghĩ cũng nên dành ra chút thì giờ để suy nghĩ về từng khái niệm một hầu lắng nghe tiếng vang của chúng trong tim ta và để cảm thấy sự thôi thúc của chúng luôn nhắc nhở chúng ta nên cố gắng bằng cách nào để thay đổi cách nhìn của mình về những kinh nghiệm cảm nhận của chính mình.
Frabrice Midal
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Vô-Thường (hay là sự chuyển động tự nhiên của các hiện tượng)

Thoạt nhìn thì khái niệm này không có gì là khó hiểu lắm, tuy thế chữ này vẫn chưa được các quyển tự điển của chúng ta (tức của người Tây Phương) nhắc đến.
Vô-thường có nghĩa là chẳng có gì trường tồn, bởi vì tất cả mọi sự vật đều phải gánh chịu sự đổi thay. Thời gian trôi qua và chẳng có gì tồn tại. Bất cứ ai cũng đều có thể biết được điều ấy và cảm nhận được sự kiện ấy.
Thuật ngữ vô-thường có vẻ phản ảnh khá trung thực ý nghĩa của chữ anitya trong tiếng Phạn – chữ -nitya có nghĩa là « thường hằng » và đầu ngữ a- thì có nghĩa là « không » tức phủ định cái thể dạng thường hằng ấy.

Thế nhưng nếu nhìn một hiện tượng dưới khía cạnh của một sự tiếp nối liên tục giữa nguyên nhân và hậu quả (causal concatenation) và xem nó như là một hiện tượng vật lý thì đấy cũng sẽ là một điều sai lầm lớn:

Tương tự như khi nhìn tất cả các hiện tượng đều phát sinh từ nguyên nhân và điều kiện, và chúng nhất thiết sẽ phải biến mất khi các nguyên nhân và điều kiện tạo ra chúng không còn hội đủ.

Những gì mà giáo huấn của Đức Phật muốn chỉ đích danh thì thật ra không liên hệ gì đến các quy luật vật lý chi phối sự hình thành của các hiện tượng.
Mà đúng hơn thì đấy là niềm hy vọng điên rồ của chúng ta cứ muốn cho mọi sự vật mà chúng ta hằng bám víu sẽ trường tồn bất tận.

Vô-thường chính là khía cạnh tự do của thực tại (nói một cách khác là sự vận hành tự nhiên của hiện thực) thách thức sức mạnh bám víu của chúng ta.
Giáo lý Phật Giáo liên quan đến sự kiện không-thường-hằng cũng là một cách chứng minh cho thấy là thế giới này không hề hàm chứa một cái ngã nào cả (đã là vô-thường thì không hàm chứa một thứ gì bất biến để mà có thể gọi đấy là một cái ngã).
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Thuật ngữ chủ yếu trong kinh điển Phật giáo không thể nào tìm hiểu được bằng cách gắn thuật ngữ vào cái gì đó vật lý như là vật này vô thường, vật kia vô ngã, vật khác thì không nhưng lại có tự tánh…v…v…
Thuật ngữ vô thường, vô ngã, không..v…v… ám chỉ cho sự hiện hữu của hiện tượng không do bởi bất cứ cái gì làm cho hiện tượng hiện hữu.
Hiện tượng vô thường luôn luôn lúc như thế này, lúc như vậy.
Hiện tượng vô ngã không do bởi bất cứ cái gì làm cho hiện tượng luôn luôn lúc như thế này, lúc như vậy.
Hiện tượng vô thường, vô ngã không do bởi bất cứ cái gì làm cho hiện tượng luôn luôn lúc như thế này, lúc như vậy nên hiện tượng hiện hữu như là không hiện hữu.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Tánh không

Tánh không là một trong các khái niệm then chốt nhất trong giáo lý Phật Giáo. Long Thụ, một nhà sư người Ấn sinh ra sau Đức Phật khoảng bảy hay tám thế kỷ, là người đầu tiên đã triển khai khái niệm này một cách toàn vẹn và mạch lạc nhất. Dựa vào các phép lý luận lôgic (nguyên tắc hợp lý) Long Thụ đã chứng minh cho thấy rằng những gì mà chúng ta cảm nhận được về thực tại đều sai lầm.

Phật Giáo không hề xác định là không có gì cả, mà chỉ nêu lên cho chúng ta thấy là những gì do chúng ta tạo dựng ra nhằm áp đặt cho thực tại mới là những gì không hề hiện hữu.
Mọi vật thể hoàn toàn trống không về các khái niệm mà chúng ta áp đặt cho chúng.
Sự trống không đó không hàm chứa một thứ gì cả, không được xác định bởi bất cứ một thứ gì cả, và nhất là không hề biểu trưng cho một sự vắng mặt nào hay một sự hiện diện nào cả.


Long Thụ từng nói như sau :
« Khi đề cập đến một sự hiện-hữu thì đấy là quan điểm chủ trương sự trường tồn, nếu đề cập đến một sự phi-hiện-hữu thì đấy là quan điểm chủ trương sự hủy diệt (hư vô). Vì thế nên các vị hiền nhân không thường trú trong sự hiện-hữu cũng không thường trú trong sự phi-hiện-hữu ».

Tánh không có nghĩa là như thế :
Đấy tức là cách phủ định tất cả các quan điểm, phá bỏ tất cả mọi luận đề, không chấp nhận bất cứ gì ngoài sự mở rộng đối với các hiện tượng được nhận biết một cách tự nhiên.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Tôi nghĩ tôi không thể nào không nói năng, như là có cái gì đó chủ động tôi khiến cho tôi nói năng.
Cái tôi nói đó không phải từ tôi, mà từ cái đó.
Tôi không biết cái đó, mà từ cái đó cho tôi biết cái đó.
Đó là trải nghiệm của tôi
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Sự tái sinh (không phải là đầu thai)

Khái niệm về sự tái sinh không phải là một khái niệm đặc thù của Phật Giáo mà đấy chỉ là một học thuyết chủ trương sự « đầu thai » (métempsychose / metempsychosis, rebirth), Học thuyết này phát sinh từ một chủ thuyết bí truyền (esotericism) thiếu hẳn sự minh bạch và chủ xướng một linh hồn có thể trú ngụ trong nhiều thân xác khác nhau. Đấy cũng chẳng khác gì với các trò chơi điện tử mà người chơi phải trải qua nhiều « kiếp sống » thì sau đó mới thắng được (tức đội lốt một nhân vật nào đó trong cuộc chơi và phải chơi đi chơi lại nhiều lần cho « quen tay » thì mới thắng được). Quan điểm ấy mang tính cách tự xem mình là trung tâm và vì thế là những gì hoàn toàn trái ngược lại với giáo huấn của Đức Phật.

Thuật ngữ « tái sinh » có vẻ phù hợp nhất với giáo huấn của Đức Phật. Thuật ngữ này phản ảnh thật trung thực với từ punarbhava trong tiếng Phạn mà nghĩa từ chương là « sinh ra trở lại ».

Khi cái chết xảy đến thì tất nhiên sẽ phải có một cái gì đó mất đi, thế nhưng cũng không phải vì thế mà bắt buộc phải có một cái gì khác còn giữ nguyên như cũ.
Cũng thế, nếu đem ngọn lửa của một ngọn đèn này để thắp cho một ngọn đèn khác thì nó có còn giữ được đúng với ngọn lửa trước kia, tức là sau khi đã được chuyển từ ngọn đèn này sang ngọn đèn khác hay không?

Một người nào đó sau khi tái sinh thì sẽ không còn giống như trước nữa thế nhưng cũng không phải là hoàn toàn khác hẳn.

Một mẫu đàm thoại rất nổi tiếng giữa nhà Vua Di-lan-đà (Milinda) và một đệ tử của Đức Phật là Na-tiên (Nâgasena) sẽ được trích dẫn dưới đây nhằm nêu lên tất cả sự khó khăn trong việc tìm hiểu về chủ thuyết này.

« Nhà vua Di-lan-đà hỏi nhà sư Na-tiên như sau :

- Thế linh hồn có hiện hữu hay không ?

- Trong lãnh vực của sự thật tuyệt đối thì không !

- Này tỳ kheo Na-tiên, phải chăng là có một con người hoán chuyển từ thân xác này sang một thân xác khác hay không ?

- Không.

-Thế nhưng tại sao người thứ hai lại phải gánh chịu các lỗi lầm đã có từ trước (người tái sinh gánh chịu nghiệp do người quá cố gây ra).

- Nếu giả sử không có sự tái sinh thì nhất định là người ấy phải tiếp tục gánh chịu lỗi lầm từ trước. Thế nhưng vì có sự tái sinh cho nên người ấy không còn gánh chịu lỗi lầm nữa.


Chúng ta thường cho rằng sinh tử có liên quan với nhau. Như là người này chết rồi sanh ở cõi khác, hay là tái sinh trở lại cõi này để độ người khác. Thật ra sự chết, và sự tái sinh là hai hiện tượng khác nhau.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Phật Giáo và cái chết

Đối với Phật Giáo thì cái chết hiện hữu thường xuyên trong mỗi chúng ta.
Thế nhưng vì vô minh nên chúng ta lại cứ xem nó như là điểm kết thúc cuối cùng của đời mình và không hề ý thức được là mình đang chết trong từng giây phút một.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Phật Giáo và cái chết

Đối với Phật Giáo thì cái chết hiện hữu thường xuyên trong mỗi chúng ta.
Thế nhưng vì vô minh nên chúng ta lại cứ xem nó như là điểm kết thúc cuối cùng của đời mình và không hề ý thức được là mình đang chết trong từng giây phút một.

1707102329724.png
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Thuật ngữ chân như: ám chỉ nơi cội nguồn của tất cả mọi hiện tượng từ nơi đó sinh ra.
Nơi đó chư Phật đều gọi là Như Lai.
Chân Như đóng vai trò quan trọng trong Thiền. Trọng tâm của Thiền là dẹp bỏ đối đãi, dẹp bỏ lý luận dựa trên quy ước. Chân Như chính là phương tiện để thực hành dẹp bỏ đối đãi, dẹp bỏ luận lý thế tục; cắt đứt tất cả hý luận để trở về cội nguồn.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Sự gia hộ của chư Phật

Nếu thu hẹp Phật Giáo để biến nó thành một con đường chỉ dựa vào sức cố gắng đơn thuần của con người thì quả thật là không có gì sai lầm hơn. Thật thế, dù cho rất nhiều học phái xem việc tu tập thiền định là quan trọng hơn hết (tức chủ trương dựa vào sức cố gắng cá nhân của con người). Thế nhưng trọng tâm của việc tu tập lại là một thể dạng buông xả (tức có nghĩa là ngược lại với sự cố gắng).

Sự Giác Ngộ không thể nào đạt được bằng cách chỉ nhờ vào các hành động đạo đức có tính cách cá nhân và một ý chí đơn thuần. Phải cần đến một cái gì khác nữa để bổ khuyết thêm. Chẳng hạn như một số phép tu chủ trương người tu hành cần phải mong cầu xin tiếp nhận được một sự thương xót hay một sự thông hiểu nào đó. Thế nhưng theo một cách nhìn khác thì sự bổ khuyết ấy cũng không phát xuất từ một nơi nào khác hơn là chính mình. Đồng thời thì cái trí tuệ giúp nhận biết được vô-ngã lại hiển hiện ra trong lòng mình như là một sự gia ân nào đó, một khả năng thiên phú thật hết sức bất ngờ và vô cùng quý báu.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

*** tới đoạn cuối rồi .. còn nữa hông? [smile]

Bản Giác:

theo Đại Thừa Khởi Tín Luận:

Chân như ---> gặp duyên vô minh ---> mà sinh khởi các hiện tượng mê vọng, trong mê vọng ==>
tâm hoàn toàn mờ mịt chẳng biết, gọi là Bất giác;


nhưng cái bản tính giác thể của tâm không hề bị thương tổn,

vẫn thường đủ tướng bình đẳng và bao hàm cái đức đại trí tuệ sáng suốt,


---> là cái thể thanh tịnh, xa lìa tất cả tâm niệm sai biệt của thế tục, tức là tính giác ngộ sẵn có, cho nên gọi là Bản giác

ờ mà đúng hông? [smile]
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Mục tiêu của Phật giáo chỉ là về nguồn.
Mục tiêu của Phật tử là đi theo thuật ngữ.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Thiền, bước quan trọng cơ bản là người thực hành phải có kinh nghiệm làm chủ tâm ngôn.
Mức thấp nhất, Thiền gọi là “không theo vọng tưởng.”
Mức rốt ráo, Thiền gọi là “thấy tánh” hay “về nguồn” hoặc “về nhà.”
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Lòng từ bi

Từ bi cũng là một khái niệm chủ yếu trong Phật Giáo. Đấy là một thể dạng thật thanh cao của con tim, là mối âu lo thiết tha mong cầu sao cho tất cả chúng sinh đều tránh khỏi khổ đau.

Nếu muốn nắm vững khái niệm này thì nhất thiết phải hiểu rằng đấy không phải là một thứ bổn phận cũng không phải là một sự tự nguyện.
Chúng ta không trở thành một người có lòng từ bi.
Bởi vì từ bi là một động lực bộc phát từ con tim của mình trong thể dạng nguyên sinh của nó.
Quả thật không có gì khổ sở hơn cho những ai mong muốn được trở thành người từ bi.
Họ chỉ có thể trở thành những con người từ bi giả mạo vì mục tiêu của họ là muốn che đậy một sự hung hăng nào đó.
Lòng từ bi đích thật phải là một động lực bùng lên và không thể đè nén được, tương tự như lòng thương xót của một người mẹ khi nhìn thấy con mình đang ốm đau

Bất cứ nơi nào có sự hiện diện của lòng từ bi thì nơi ấy chúng ta sẽ không hề cảm thấy sợ hãi và hoang mang, đấy là một thể dạng vượt lên trên mọi sự tính toán nhỏ mọn của cái ngã. Thật vậy, cái ngã luôn tìm đủ mọi cách để bảo vệ vòng ảnh hưởng của nó, trong khi ấy thì lòng từ bi lại là một thể dạng hoàn toàn mở rộng và thân thiện. Lòng từ bi giúp chúng ta hiểu rằng không có một biên giới thật sự nào ngăn cách giữa chúng ta với tất cả các chúng sinh khác.

Phật Giáo triển khai nhiều phép luyện tập giúp phát huy lòng yêu thương sâu xa đối với tất cả mọi sinh linh.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Thuật ngữ không ám chỉ: ở nơi “không”, ở chỗ “không“ sự hiện hữu của tất cả mọi hiện tượng mới được hiển bầy.

Huệ Năng nói: Mỗi sự lý phải hiểu tới tận chỗ, cả thảy sự lý phải hiểu tới tận chỗ. Thế giới tuy là trống không, mà có thể bao hàm muôn vật. Cả thảy các sắc tướng: Mặt trời, mặt trăng, tinh, tú, núi, sông, đất bằng, nguồn suối, khe, rãnh, cỏ cây, rừng, bụi, kẻ dữ, người lành, việc dữ, việc lành, thiên đàng, địa ngục, cả thảy biển lớn, các núi Tu Di, nhứt thiết đều ở trong chỗ “không”.
Cả thảy ba đời mười phương Chư Phật đều do trong pháp ấy mà hiện ra. Ở trong chỗ “không” được coi là mẹ của chư Phật
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên