tran nguyen hoang tri
Cựu Thành Viên Diễn Đàn
- Tham gia
- 2/5/06
- Bài viết
- 210
- Điểm tương tác
- 18
- Điểm
- 18
Trong Phật giáo cũng như các Tôn-giáo khác luôn luôn có hai phần Hiển và Mật.
Hiển giáo là những giáo lý được chỉ bày rõ ràng, còn Mật giáo là những lời dạy Bí-mật, khó hiểu, ít được phổ biến.
Mật-tông thuộc về mật-giáo là môn bí yếu nhất trong Phật giáo. Do ở chỗ bí yếu đó chúng ta cần phải hiểu sự khác biệt giữa các loại Thần chú (Dhàrani). Như Đảnh chú, Tâm chú và Tùy Tâm chú.
Chúng sanh trong ba cõi cũng có những Dhàrani, nhưng chẳng phải là Dhàrani giải thoát, mà chỉ là những rung động của thất tình lục dục. Dhàrani của Bồ-tát xuất phát từ hạnh nguyện và trí huệ, ngoài lợi ích phụ về vật chất còn đưa đến chỗ giải thoát rốt ráo.
1. Đảnh chú:
Dhàrani của chư Phật thường phát xuất từ đỉnh đầu có hào quang 1000 cánh (nhập định tuyên thuyết thần chú) được gọi là Đảnh chú. Đảnh chú là thành quả tu tập Tướng-Tánh viên-thông, Bình-đẳng, Bất-nhị. Nếu ai trì Đảnh chú thì với thời gian sẽ đạt Trí-huệ và hạnh nguyện của vị Phật, tác giả Đảnh chú ấy và người đó sẽ có pháp hệ của Ngài.
Đảnh chú là loại Dhàrani tối thượng, có công năng giúp chúng ta đạt được nhiều Tam muội giải thoát, phát huy tối đa các uy lực của Vũ trụ. Các Bồ-tát Thập địa vẫn phải trì niệm Đảnh chú cho đến khi thành Phật.
2. Tâm chú
Tâm chú do các Đại Bồ-tát thiết lập trong khi thực hành bổn nguyện độ sanh. So với Đảnh chú của chư Phật, Tâm chú có công năng kém hơn, chỉ có thể giúp chúng ta đắc một vài tam muội tức là một vài thần thông giải thoát. Khi Bồ tát đã phá vỡ được một sở chấp cố hữu của mình thì liền đó phát sinh những tần số rung động. Tần số đó là kết quả của Lý và Sự được hoàn mãn trong hạnh phá chấp của Bồ tát. Tần số tư tưởng ấy được gọi là Dhàrani nó Tổng trì Lý và Sự. Tâm chú không phải là nhân, là hột giống chánh, mà là nhân phụ có nhiệm vụ hỗ trợ các Đảnh chú bằng cách bứt phá các tạp nhiễm. Vì thế mới nói Tâm chú có công năng tiêu trừ các Nghiệp.
3. Tùy Tâm chú
Tùy Tâm chú thuộc loại phụ phát sinh từ Tâm chú. Một Tâm chú có khi có nhiều Tùy Tâm chú, đó là những câu chú ngắn mà Bồ tát đã phát minh sau khi thành tựu việc đối trị một thứ vọng tưởng nào đó mà Bồ tát thường vướng mắc.
Qua việc trình bầy trên đây, chúng ta thấy rằng Đảnh chú, Tâm chú hoặc Tùy Tâm chú nếu được trì niệm liên tục hàng ngày không những công năng tiêu trừ các nghiệp, mà giúp chúng ta thâm nhập được kho tàng Dhàrani của chư Phật và Bồ tát, từ đó mới rốt ráo hòa nhập vào lực lượng vô tận của vũ-trụ.
Mật tông như đã nói, ít được phổ biến trong giới Phật tử, vì nó là một môn học bí mật, chỉ có các vị Chân Sư mới tâm truyền cho đệ tử mà thôi. Các sách về Mật-tông được lưu truyền từ trước đến nay chỉ đề cập đến hình thức Đàn-pháp, khế-ấn, chớ tuyệt nhiên không phổ biến bí quyết thâm nhập kho Tàng thức và Đàn-pháp (kho tàng Dhàrani). Vì thế công phu Mật-tông bề ngoài tuy có giúp cho hành giả đạt được một vài thần thông. Nhưng trong rất nhiều trường hợp đã khiến cho hành-giả rơi vào nẻo tà. Do đó có thể nói là Mật-tông là con dao hai lưỡi, ngay từ khi nó trang bị cho mình một ít thần thông, nó đã hại mình rồi.
Người ta thường ít để ý đến việc trì niệm Thần-chú, chỉ chú trọng đến công phu quán chiếu do có thể sớm thành tựu định-lực và quán-lực rất cần thiết cho việc phát huy trí-huệ.
Người tu Mật-tông trái lại chuyên trì niệm Thần-chú, nhờ vậy mà các vọng niệm nằm sâu trong tạng thức lần hồi được chuyển hóa thành những chơn niệm do sức mạnh của các tần âm ba trong câu chú. Vô tình họ đã thành tựu Định-huệ mà không mất nhiều thì giờ đã để hành các pháp quán như bên thiền-tông.
Như đã nói, pháp Quán Thế Âm chủ trương Thiền Mật song tu. Nếu hiểu biết đúng và thực hành đúng thì chúng ta rút ngắn thời gian tu tập, bởi các thứ VỌNG trong tạng-thức đã bị hai thứ lực: tự-lực và tha-lực cùng một lúc chuyển hóa. Kết quả đạt được sẽ là một trạng-thái an-vui, tự-tại, Đại Niết Bàn Nội-Tâm.
Hiển giáo là những giáo lý được chỉ bày rõ ràng, còn Mật giáo là những lời dạy Bí-mật, khó hiểu, ít được phổ biến.
Mật-tông thuộc về mật-giáo là môn bí yếu nhất trong Phật giáo. Do ở chỗ bí yếu đó chúng ta cần phải hiểu sự khác biệt giữa các loại Thần chú (Dhàrani). Như Đảnh chú, Tâm chú và Tùy Tâm chú.
Chúng sanh trong ba cõi cũng có những Dhàrani, nhưng chẳng phải là Dhàrani giải thoát, mà chỉ là những rung động của thất tình lục dục. Dhàrani của Bồ-tát xuất phát từ hạnh nguyện và trí huệ, ngoài lợi ích phụ về vật chất còn đưa đến chỗ giải thoát rốt ráo.
1. Đảnh chú:
Dhàrani của chư Phật thường phát xuất từ đỉnh đầu có hào quang 1000 cánh (nhập định tuyên thuyết thần chú) được gọi là Đảnh chú. Đảnh chú là thành quả tu tập Tướng-Tánh viên-thông, Bình-đẳng, Bất-nhị. Nếu ai trì Đảnh chú thì với thời gian sẽ đạt Trí-huệ và hạnh nguyện của vị Phật, tác giả Đảnh chú ấy và người đó sẽ có pháp hệ của Ngài.
Đảnh chú là loại Dhàrani tối thượng, có công năng giúp chúng ta đạt được nhiều Tam muội giải thoát, phát huy tối đa các uy lực của Vũ trụ. Các Bồ-tát Thập địa vẫn phải trì niệm Đảnh chú cho đến khi thành Phật.
2. Tâm chú
Tâm chú do các Đại Bồ-tát thiết lập trong khi thực hành bổn nguyện độ sanh. So với Đảnh chú của chư Phật, Tâm chú có công năng kém hơn, chỉ có thể giúp chúng ta đắc một vài tam muội tức là một vài thần thông giải thoát. Khi Bồ tát đã phá vỡ được một sở chấp cố hữu của mình thì liền đó phát sinh những tần số rung động. Tần số đó là kết quả của Lý và Sự được hoàn mãn trong hạnh phá chấp của Bồ tát. Tần số tư tưởng ấy được gọi là Dhàrani nó Tổng trì Lý và Sự. Tâm chú không phải là nhân, là hột giống chánh, mà là nhân phụ có nhiệm vụ hỗ trợ các Đảnh chú bằng cách bứt phá các tạp nhiễm. Vì thế mới nói Tâm chú có công năng tiêu trừ các Nghiệp.
3. Tùy Tâm chú
Tùy Tâm chú thuộc loại phụ phát sinh từ Tâm chú. Một Tâm chú có khi có nhiều Tùy Tâm chú, đó là những câu chú ngắn mà Bồ tát đã phát minh sau khi thành tựu việc đối trị một thứ vọng tưởng nào đó mà Bồ tát thường vướng mắc.
Qua việc trình bầy trên đây, chúng ta thấy rằng Đảnh chú, Tâm chú hoặc Tùy Tâm chú nếu được trì niệm liên tục hàng ngày không những công năng tiêu trừ các nghiệp, mà giúp chúng ta thâm nhập được kho tàng Dhàrani của chư Phật và Bồ tát, từ đó mới rốt ráo hòa nhập vào lực lượng vô tận của vũ-trụ.
Mật tông như đã nói, ít được phổ biến trong giới Phật tử, vì nó là một môn học bí mật, chỉ có các vị Chân Sư mới tâm truyền cho đệ tử mà thôi. Các sách về Mật-tông được lưu truyền từ trước đến nay chỉ đề cập đến hình thức Đàn-pháp, khế-ấn, chớ tuyệt nhiên không phổ biến bí quyết thâm nhập kho Tàng thức và Đàn-pháp (kho tàng Dhàrani). Vì thế công phu Mật-tông bề ngoài tuy có giúp cho hành giả đạt được một vài thần thông. Nhưng trong rất nhiều trường hợp đã khiến cho hành-giả rơi vào nẻo tà. Do đó có thể nói là Mật-tông là con dao hai lưỡi, ngay từ khi nó trang bị cho mình một ít thần thông, nó đã hại mình rồi.
Người ta thường ít để ý đến việc trì niệm Thần-chú, chỉ chú trọng đến công phu quán chiếu do có thể sớm thành tựu định-lực và quán-lực rất cần thiết cho việc phát huy trí-huệ.
Người tu Mật-tông trái lại chuyên trì niệm Thần-chú, nhờ vậy mà các vọng niệm nằm sâu trong tạng thức lần hồi được chuyển hóa thành những chơn niệm do sức mạnh của các tần âm ba trong câu chú. Vô tình họ đã thành tựu Định-huệ mà không mất nhiều thì giờ đã để hành các pháp quán như bên thiền-tông.
Như đã nói, pháp Quán Thế Âm chủ trương Thiền Mật song tu. Nếu hiểu biết đúng và thực hành đúng thì chúng ta rút ngắn thời gian tu tập, bởi các thứ VỌNG trong tạng-thức đã bị hai thứ lực: tự-lực và tha-lực cùng một lúc chuyển hóa. Kết quả đạt được sẽ là một trạng-thái an-vui, tự-tại, Đại Niết Bàn Nội-Tâm.