Kiến giải về vô ngã

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43


Kính Bác Học. Có phải ý Bác nói: Phải rời "ý thức, phân biệt v.v..." mới đến được Vô ngã. Tại vì.- "đang đứng ở trên một cành cây cao, bổng dưng cành cây bị gảy" thì lúc đó đâu có thời gian để ý thức khởi lên nữa !!! Hi. hi... Vì Vô ngã là đối pháp để trừ Ngã chấp, mà Ngã chấp là do ý thức vọng tưởng sanh, nếu không có Ngã, thì cũng không có Vô ngã. Lúc đoạn trừ ý thức (lúc cành cây gãy đổ...) thì đâu kịp có ý thức nên ngã không thành lập, ngã không thành lập, thì vô ngã do đâu mà có được.

Kính.

Kính chào bạn Linhthoai!
Ý kiến và suy luận của bạn mình không bàn đúng sai.
Nhưng bác nguyenvanhoc không hỏi người đó nghĩ gì hay cảm thấy gì, chỉ hỏi người đó bay lên hay "đáp" xuống đất.
Theo tôi là "đáp" xuống đất.
Vì vật ở trên cao không có chổ bám đính thì phải rớt xuống đất, đó là lẽ tự nhiên.
"Tư nhiên" chính là "vô ngã", khi ta nhìn nhận mọi vật mọi việc đúng theo tự thân nó, đúng bản chất nó, đúng như lẽ nó phải vậy, không pha tạp thêm gì, không khoác lên nó một quan điểm nào, không tư kiến...thì là vô ngã.
Nếu ta cầm bông hoa trên tay, muốn biết nó màu gì thì ta nhìn nó để biết, không vì nó là bông hồng mà nó có màu hồng, không vì nó là bông hồng trắng mà nó có màu trắng, bởi khi héo khô thì chẳng còn màu trắng...
Hãy nhìn nhận mọi việc đúng với nó như là, đúng với bản chất của nó, thật tự nhiên không pha tạp....ấy là vô ngã.
Khi đức Phật nói "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành", đó là vô ngã, bởi Ngài thấy rõ nguyên lai sự việc, và xóa đi cái khoảng các giữa "Phật" và "chúng sinh".
Có vị thiền sư hỏi đệ tử rằng "Tại sao hai người giận nhau thì phải nói rất to?"
Và câu trả lời là: Khi họ giận nhau, cái ngã của "ta" và cái ngã của "tha nhân" cách rất xa nhau, bởi vậy họ phải nói rất to mới nghe được. Khi họ hết giận, cái khoảng cách ngắn lại, nói nhỏ nhẹ cũng đủ nghe thấy, khi xóa được cái ngã thì như Bá Nha Tử Kì, chẳng cần nói nữa.
Vậy Vô Ngã nếu nói theo đạo nghĩa là tự nhiên.
Vô ngã nếu nói theo tư tưởng nghĩa là cởi bỏ chấp kiến, cởi bỏ tư kiến.
Vô ngã nếu nói theo nhân sinh nghĩa là đem "cái ngã của ta" đến gần với "cái ngã của tha nhân".
Nhìn chung vô ngã để đi đến chổ hòa hợp, vạn vật nhất thể, đi đến Như Lai vậy!
Khi hòa hợp thì ngọn lửa Tham-Sân-Si không có chổ cháy, con người dể đạt đến chổ thanh tịnh mà cởi bỏ đau khổ.
Cởi bỏ đau khổ là cốt yếu của đạo Phật, vì vậy Vô Ngã là phần quan trọng trong giáo lí Phật giáo.
Cái suy nghĩ của vodanhladanh là như thế!
Kính chào bạn Linhthoai!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Định nghĩa Vô ngã.

Kính thưa các Bạn. Theo mình nghĩ:

* Hữu Ngã: Là có cái ngã. Chúng sanh do vô minh, luôn lầm tưởng mọi sự vật đều có một cái "Ngã", tức là sự độc lập , tự chủ, cho nên luôn định kiến một sự chắc thật vĩnh cửu vào nó. Đỉnh cao của hữu ngã là tin chắc rằng có một đấng "Tạo hóa", là Đại hữu ngã, ngài tự tại, độc lập, tự sanh mà không có ai sanh ra ngài, ngài là chủ thể tạo ra muôn vật.

* Vô ngã: Là để phá chấp về Hữu ngã, Đức Phật chỉ ra tất cả pháp đều do Duyên sanh, không có một "cái ngã" mà chỉ là sự kết hợp, tạm bợ, cái này có thì cái kia có, cái này sanh, thì cái kia sanh, cái này diệt, thì cái kia diệt, không do ai sanh, mà cũng không phải tự sanh. Tất cả do Nhân duyên sanh. (các pháp do duyên sanh, các pháp do duyên diệt, Đức Phật đại sa môn, thường dạy bảo như thế.)

* Vô ngã là pháp đối trị: Vì chúng sanh do vô minh, lầm chấp Ngã tướng, nên đức Phật dạy pháp Vô ngã để đối trị bệnh chấp đó. NGÃ là bệnh- VÔ NGÃ là thuốc. Vì là thuốc nên Vô ngã chỉ là phương tiện. Nếu chấp ngã thì lạc vào thường kiến. Nếu chấp Vô ngã thì lạc vào Đoạn kiến, vì nếu hoàn toàn Vô ngã thì chết rồi là hết. Cho nên Giáo lý Vô ngã là giáo lý "Quyền thừa". Người đạt đến Vô ngã, chỉ mới đến ngoài cửa.

Những điều suy nghĩ này cũng chưa phải là hoàn tất, vì chính tự nó cũng là Vô ngã, do duyên mà có.

Mong Bác Học chỉ dạy thêm.

Kính.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính thưa các Bạn. Theo mình nghĩ:

* Hữu Ngã: Là có cái ngã. Chúng sanh do vô minh, luôn lầm tưởng mọi sự vật đều có một cái "Ngã", tức là sự độc lập , tự chủ, cho nên luôn định kiến một sự chắc thật vĩnh cửu vào nó. Đỉnh cao của hữu ngã là tin chắc rằng có một đấng "Tạo hóa", là Đại hữu ngã, ngài tự tại, độc lập, tự sanh mà không có ai sanh ra ngài, ngài là chủ thể tạo ra muôn vật.

* Vô ngã: Là để phá chấp về Hữu ngã, Đức Phật chỉ ra tất cả pháp đều do Duyên sanh, không có một "cái ngã" mà chỉ là sự kết hợp, tạm bợ, cái này có thì cái kia có, cái này sanh, thì cái kia sanh, cái này diệt, thì cái kia diệt, không do ai sanh, mà cũng không phải tự sanh. Tất cả do Nhân duyên sanh. (các pháp do duyên sanh, các pháp do duyên diệt, Đức Phật đại sa môn, thường dạy bảo như thế.)

* Vô ngã là pháp đối trị: Vì chúng sanh do vô minh, lầm chấp Ngã tướng, nên đức Phật dạy pháp Vô ngã để đối trị bệnh chấp đó. NGÃ là bệnh- VÔ NGÃ là thuốc. Vì là thuốc nên Vô ngã chỉ là phương tiện. Nếu chấp ngã thì lạc vào thường kiến. Nếu chấp Vô ngã thì lạc vào Đoạn kiến, vì nếu hoàn toàn Vô ngã thì chết rồi là hết. Cho nên Giáo lý Vô ngã là giáo lý "Quyền thừa". Người đạt đến Vô ngã, chỉ mới đến ngoài cửa.

Những điều suy nghĩ này cũng chưa phải là hoàn tất, vì chính tự nó cũng là Vô ngã, do duyên mà có.

Mong Bác Học chỉ dạy thêm.

Kính.

Kính chào đạo hữu Thu Từ!
Đoạn '' vì nếu hoàn toàn Vô ngã thì chết rồi là hết'' mình chưa hiểu là như thế nào.
Vô ngã thì liên quan gì đến việc chết.
Kính!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Vô Học cám ơn câu trả lời của các bạn !

Riêng bạn muathularung thì câu hỏi "Vậy Giáo lý Vô Ngã là Giáo lý ra làm sao ?" không xứng tầm với bạn (vì bạn là superman _siêu nhân).



Đây mới là câu hỏi dành cho "siêu nhân" đây :

_ Khi bạn đang đứng ở trên một cành cây cao, bổng dưng cành cây bị gảy. Hỏi vậy bạn sẽ ra sao ? Bay lên hay là "đáp" xuống đất ?

Kính !

Kính bác nguyenvanhoc!
Đọc lại câu hỏi của bác, và bối cảnh của câu hỏi thì vodanhladanh ngờ rằng đây không phải là câu hỏi về vô ngã, mà hỏi về cái NGÃ của một người cụ thể.
Một người đứng trên cành cây cao, tức đứng trên cái của ta cao, có thể là tài sản của ta, quyền lực của ta, danh vọng của ta, kiến thức của ta....
Bổng nhiên cành cây bị gãy, ngay lúc đó cành cây bị nứt gãy, cái ranh giới giữa sự sinh tử xuất hiện, cái của ta có thể bị mất hết, ngay tại đây con người có thể bỏ được ngã chấp, có thể nói sinh tử là liều thuốc mạnh nhất để trừ chấp ngã. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng được, vì khi vào nghĩa trang tôi thấy có nhiều bia mộ đề rằng: Giáo sư phó tiến sĩ trưởng khoa...nhà thuốc nhân dân...bên cái mộ to đùng. Vậy ngay khi vô thường đến tước đi cái của ta, người đó có thể trưng ra cái "từng là của ta", ta từng là, ta từng có.....Cái bản Ngã không mất đi mà to lớn hơn nữa, Tức "bay lên". Ngược lại nếu nếu bỏ được chấp ngã tức "đáp" xuống đất.
Vậy câu hỏi của bác là: Ngay cả đến khi chết bạn có bỏ được chấp ngã hay không vậy?
Đây cũng chẳng phải câu hỏi mà là sự phê bình.
Kính bác!
Bình luận chỉ là bình luận!
Mong bác chỉ rỏ thêm.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


_ Khi bạn đang đứng ở trên một cành cây cao, bổng dưng cành cây bị gảy. Hỏi vậy bạn sẽ ra sao ? Bay lên hay là "đáp" xuống đất ?


Đập chắn và nước chảy.
Chặn dòng nước vẩn chảy.
Lần lượt nước càng cao
Vượt bao nhiêu đập chắn.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính thưa các Bạn. Theo mình nghĩ:

* Hữu Ngã: Là có cái ngã. Chúng sanh do vô minh, luôn lầm tưởng mọi sự vật đều có một cái "Ngã", tức là sự độc lập , tự chủ, cho nên luôn định kiến một sự chắc thật vĩnh cửu vào nó. Đỉnh cao của hữu ngã là tin chắc rằng có một đấng "Tạo hóa", là Đại hữu ngã, ngài tự tại, độc lập, tự sanh mà không có ai sanh ra ngài, ngài là chủ thể tạo ra muôn vật.

* Vô ngã: Là để phá chấp về Hữu ngã, Đức Phật chỉ ra tất cả pháp đều do Duyên sanh, không có một "cái ngã" mà chỉ là sự kết hợp, tạm bợ, cái này có thì cái kia có, cái này sanh, thì cái kia sanh, cái này diệt, thì cái kia diệt, không do ai sanh, mà cũng không phải tự sanh. Tất cả do Nhân duyên sanh. (các pháp do duyên sanh, các pháp do duyên diệt, Đức Phật đại sa môn, thường dạy bảo như thế.)

* Vô ngã là pháp đối trị: Vì chúng sanh do vô minh, lầm chấp Ngã tướng, nên đức Phật dạy pháp Vô ngã để đối trị bệnh chấp đó. NGÃ là bệnh- VÔ NGÃ là thuốc. Vì là thuốc nên Vô ngã chỉ là phương tiện. Nếu chấp ngã thì lạc vào thường kiến. Nếu chấp Vô ngã thì lạc vào Đoạn kiến, vì nếu hoàn toàn Vô ngã thì chết rồi là hết. Cho nên Giáo lý Vô ngã là giáo lý "Quyền thừa". Người đạt đến Vô ngã, chỉ mới đến ngoài cửa.

Những điều suy nghĩ này cũng chưa phải là hoàn tất, vì chính tự nó cũng là Vô ngã, do duyên mà có.

Mong Bác Học chỉ dạy thêm.

Kính.

Chào bạn Thu từ,

Theo minh định nghĩ,vô ngã không phải là phương tiện,cũng không phải là pháp đối trị.Mà vô ngã cũng như vô thường,đó là CHÂN LÝ.Vô ngã mang tính không gian còn vô thường mang tính thời gian.Theo Phật Giáo Nguyên Thủy,vô ngã có nghã là "không phải ta,không phải của ta,không phải tự ngã của ta",còn theo Phật Giáo Đại Thừa thì vô ngã có nghĩa là "vô tự tánh".Bản chất của các sự vật-hiện tượng là sự tương hỗ,tác động qua lại,tức là do các Duyên mà thành cho nên chúng mang sẵn tính vô thường và vô ngã trong đó rồi.Cho nên không thể nói khi vô ngã hoàn toàn thì chết rồi là hết được.Muốn hiểu được vô ngã thì trước tiên phải hiểu Ngã là gì đã,tại sao lại có Ngã?

Thân.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Vô Học cám ơn câu trả lời của các bạn !

Riêng bạn muathularung thì câu hỏi "Vậy Giáo lý Vô Ngã là Giáo lý ra làm sao ?" không xứng tầm với bạn (vì bạn là superman _siêu nhân).

muathularung đã viết:
cho nên nói cũng có , cũng không, cũng không mà chẳng phải không, chẳng phải không mà chẳng phải chẳng không.

Đây mới là câu hỏi dành cho "siêu nhân" đây :

_ Khi bạn đang đứng ở trên một cành cây cao, bổng dưng cành cây bị gảy. Hỏi vậy bạn sẽ ra sao ? Bay lên hay là "đáp" xuống đất ?

Kính !

Kính chú muathularung !

Theo hoatihon thì hình như câu hỏi trên của bác Văn Học có ý hỏi :

_ Khi bạn gặp nguy hiễm tai nạn chết người (dĩ nhiên là do nghiệp Ác) thì lúc đó cái thân xác của chú có Có hay Không ? Hay là cũng Có cũng Không, hoặc cũng chẳng phải Không mà cũng Không phải Có ?.

Hoatihon cho chú mượn bức ảnh nầy để trả lời câu hỏi của bác Văn Học nè :

be%20dau_zpskdbfgk8a.jpg
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Kính chú muathularung !

Theo hoatihon thì hình như câu hỏi trên của bác Văn Học có ý hỏi :

_ Khi bạn gặp nguy hiễm tai nạn chết người (dĩ nhiên là do nghiệp Ác) thì lúc đó cái thân xác của chú có Có hay Không ? Hay là cũng Có cũng Không, hoặc cũng chẳng phải Không mà cũng Không phải Có ?.

Hoatihon cho chú mượn bức ảnh nầy để trả lời câu hỏi của bác Văn Học nè :

be%20dau_zpskdbfgk8a.jpg

Cám ơn Hoatihon! muathularung đã trả lời rồi. không cần thêm thắt gì nữa. giờ chỉ còn người đặt câu hỏi nói lời cuối mà thôi
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Thật là bội thu ! Kính cám ơn tất cả mọi lời giao lưu tương tác.


Chính khi cành cây gẫy là "Đáp" ngay vào cái đầu của người hỏi, và tâm người hỏi bị tán loạn bay lên trời. nếu có mạo phạm thì mong được bỏ qua. đa tạ nhiều

Thiện tai ! Thiện tai !

giờ chỉ còn người đặt câu hỏi nói lời cuối mà thôi

Muathularụng nói sai rồi, không phải là lời nói cuối đâu, mà là lời nói đầu đó !

----------------

Các bạn ơi ! Vô Học xin mời các bạn ngắm hình ảnh một dòng sông nhé :

20140414100428_dong-song-3.jpg

Với bức ảnh này các bạn sẽ đặt tên cho nó là gì ? _ Dòng sông tuổi thơ chăng ? _ Dòng sông kỹ niệm chăng ? Dòng sông thanh bình chăng ?....

Chúng ta thấy gì nhĩ ? Đôi bờ sông "muôn thuở", một dòng nước đục ngầu dậy sóng, những đứa trẻ tắm sông đang nhào lộn, ......có đúng thế chăng ?

Vậy theo bạn dòng sông này có đứng im và tồn tại mãi cho đến bây giờ hay không ? Những đứa trẻ này, có phải đã "dính chết" giữa hư không hay không ?

Bạn nào có thể trả lời được, cho Vô Học biết, khi gợi lên vấn đề này, Vô Học nhằm muốn nói lên điều gì ?

Kính !
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Thật là bội thu ! Kính cám ơn tất cả mọi lời giao lưu tương tác.



Thiện tai ! Thiện tai !



Muathularụng nói sai rồi, không phải là lời nói cuối đâu, mà là lời nói đầu đó !

----------------

Các bạn ơi ! Vô Học xin mời các bạn ngắm hình ảnh một dòng sông nhé :

20140414100428_dong-song-3.jpg

Với bức ảnh này các bạn sẽ đặt tên cho nó là gì ? _ Dòng sông tuổi thơ chăng ? _ Dòng sông kỹ niệm chăng ? Dòng sông thanh bình chăng ?....

Chúng ta thấy gì nhĩ ? Đôi bờ sông "muôn thuở", một dòng nước đục ngầu dậy sóng, những đứa trẻ tắm sông đang nhào lộn, ......có đúng thế chăng ?

Vậy theo bạn dòng sông này có đứng im và tồn tại mãi cho đến bây giờ hay không ? Những đứa trẻ này, có phải đã "dính chết" giữa hư không hay không ?

Bạn nào có thể trả lời được, cho Vô Học biết, khi gợi lên vấn đề này, Vô Học nhằm muốn nói lên điều gì ?

Kính !

Không dám trả lời ạ, chỉ đưa ra ngu kiến của cháu,
Dòng sông tên gì mỗi người 1 cách đặt, chẳng trụ 1 câu trả lời nào cho đúng, nhưng đối với cháu đó là dòng sông kỷ niệm.
Tất cả đều đúng.
Dòng sông này đứng im và dòng chảy của nó tồn tại mãi mãi hay không thì không tránh khỏi vô thường tất có sinh và có diệt đó là đương nhiên, mà đương nhiên thì chẳng trụ quan tâm nó sinh từ bao giờ và diệt bao giờ. Vậy nó đã tồn tại rồi không sinh không diệt.
Những đứa trẻ đó là đại diện cho chúng ta. Mãi vô minh bị trôi lăn trong dòng nước siết, bị bốn dòng cuốn trôi, làm gột sạch hết trí tuệ, chìm đắm chẳng được biết đến đâu là bờ.
Khi gợi lên vấn đề này phải chăng bác muốn gợi lên rằng, vô ngã, vô thường, khổ nó vốn dĩ là lẽ thường tình, chẳng vì vô thường mà phủ nhận vô ngã, chẳng vì vô ngã mà phủ nhận vô thường, và khổ? CHấp có mà không trụ vào có, chấp không mà không trụ vào không (Ngài Tam Tạng). Tùy trường hợp mà hiểu mà có cách kiến giải khác nhau.
Thôi thì cùng nhau tạo thuyền thắng Pháp
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Thật là bội thu ! Kính cám ơn tất cả mọi lời giao lưu tương tác.



Thiện tai ! Thiện tai !



Muathularụng nói sai rồi, không phải là lời nói cuối đâu, mà là lời nói đầu đó !

----------------

Các bạn ơi ! Vô Học xin mời các bạn ngắm hình ảnh một dòng sông nhé :

20140414100428_dong-song-3.jpg

Với bức ảnh này các bạn sẽ đặt tên cho nó là gì ? _ Dòng sông tuổi thơ chăng ? _ Dòng sông kỹ niệm chăng ? Dòng sông thanh bình chăng ?....

Chúng ta thấy gì nhĩ ? Đôi bờ sông "muôn thuở", một dòng nước đục ngầu dậy sóng, những đứa trẻ tắm sông đang nhào lộn, ......có đúng thế chăng ?

Vậy theo bạn dòng sông này có đứng im và tồn tại mãi cho đến bây giờ hay không ? Những đứa trẻ này, có phải đã "dính chết" giữa hư không hay không ?

Bạn nào có thể trả lời được, cho Vô Học biết, khi gợi lên vấn đề này, Vô Học nhằm muốn nói lên điều gì ?

Kính !

Chào bác Văn học,

Nhìn tấm hình này thì minh định nghĩ đến một sát na.Dòng chảy là bất tận,không ai tắm trên cùng một dòng sông cả.Tấm ảnh đã là quá khứ,dòng nước đã chảy,những đứa bé đã lớn,chỉ còn lại một khoảnh khắc quá khứ mà thôi.Như vậy ý bác muốn nói đến "dòng chảy" Tâm thức?Những vọng tưởng luôn nổi lên rồi lại được thay thế bằng những vọng tưởng khác ...cứ thế như một dòng chảy bất tận,như sóng biển mãi vỗ bờ.
 

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6 Thg 1 2014
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Thật là bội thu ! Kính cám ơn tất cả mọi lời giao lưu tương tác.



Thiện tai ! Thiện tai !



Muathularụng nói sai rồi, không phải là lời nói cuối đâu, mà là lời nói đầu đó !

----------------

Các bạn ơi ! Vô Học xin mời các bạn ngắm hình ảnh một dòng sông nhé :

20140414100428_dong-song-3.jpg

Với bức ảnh này các bạn sẽ đặt tên cho nó là gì ? _ Dòng sông tuổi thơ chăng ? _ Dòng sông kỹ niệm chăng ? Dòng sông thanh bình chăng ?....

Chúng ta thấy gì nhĩ ? Đôi bờ sông "muôn thuở", một dòng nước đục ngầu dậy sóng, những đứa trẻ tắm sông đang nhào lộn, ......có đúng thế chăng ?

Vậy theo bạn dòng sông này có đứng im và tồn tại mãi cho đến bây giờ hay không ? Những đứa trẻ này, có phải đã "dính chết" giữa hư không hay không ?

Bạn nào có thể trả lời được, cho Vô Học biết, khi gợi lên vấn đề này, Vô Học nhằm muốn nói lên điều gì ?

Kính !

Kính quý chân Phật tử ! Quý vị hỏi đã hay mà đáp quá tuyệt vời.

Minh Thức được học thêm nhiều lắm, chỉ có len lét có thêm ý kiến với câu hỏi này :

Với bức ảnh này các bạn sẽ đặt tên cho nó là gì ? _ Dòng sông tuổi thơ chăng ? _ Dòng sông kỹ niệm chăng ? Dòng sông thanh bình chăng ?....

Tất cả mọi tên gọi cũng chỉ là giả danh thôi.

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Con chào bác Học, ý của con nè:
1. Đặt tên là Dòng Đời cho dòng sông
2. Nhìn hình con thấy những đứa trẻ thể hiện trên dòng đời mỗi đứa mỗi kiểu và tất cả đều bị cuốn trôi nếu không biết bơi, đứa nào bơi được thì tốt cho đứa đó vậy.
3. Dòng sông trên theo đúng nghĩa thì cho đến bây giờ nó ra sao con không biết vì con còn không biết bối cảnh đó ở đâu. Tuy nhiên năm tháng sau này nó có bị đất lấp vùi hay mở rộng ra thì con cũng không quan tâm vì con như 1 trong 3 đứa bé đó, lo tu tập thì bơi ngược Dòng Đời mà đến Bến Bờ, lo chấp nhất thì bị Dòng Đời cuốn văng đi và mãi lặn hụp hoặc chết chìm luôn rồi.

Như một chiếc lá giữa dòng
Dòng theo chiều nào lá theo chiều đó.
May thay chẳng phải lá kia
Có thân tạm bợ để mà lo tu
Tu được thì bơi ngược dòng
Tu mà lo hú thì dòng cuốn trôi​
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Thành thật tán thán các câu hỏi và trả lời của các Quý đạo hữu Phật tử, hay thay.
Nó giúp tôi nhận ra rằng, vô ngã và vô thường khổ đó là lẽ thường tình, quy luật bất biến của vạn vật.
Có sinh là có tử, và có khổ là vô thường, và đương nhiên khi mọi thứ là như vậy rồi thì đó là lẽ dĩ nhiên là bất biến thì đó là vô ngã.
Mặt trời bắt đấu chiếu sáng từ bao giờ (sinh), và tắt từ bao giờ (diệt) thì đó là đương nhiên, không bao giờ biết nhưng không thoát khỏi quy luật sinh tử. Nhưng việc mặt trời luôn chiếu sáng vào ban ngày, rồi thỉnh thoảng có tranh với mặt trăng vào ban đêm thì đó là bất biến, quy luật muôn đời không đổi đó là vô ngã.
Tương tự thủy triều, biển, mặt trăng, trái đất quay.
Phải có vô thường, khổ thì mới có vô ngã, vô ngã được sinh ra khi mà đã có vô thường. Vậy vô ngã diệt rồi thì lại đâm chồi nẩy mầm vô thường, khổ. Cảm ứng tương giao vô thường và vô ngã, chẳng trụ vào đâu

Các Quý đạo hữu là những thiện tri thức giúp tôi thâm trọng tâm
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Thật là bội thu ! Kính cám ơn tất cả mọi lời giao lưu tương tác.



Thiện tai ! Thiện tai !



Muathularụng nói sai rồi, không phải là lời nói cuối đâu, mà là lời nói đầu đó !

----------------

Các bạn ơi ! Vô Học xin mời các bạn ngắm hình ảnh một dòng sông nhé :

20140414100428_dong-song-3.jpg

Với bức ảnh này các bạn sẽ đặt tên cho nó là gì ? _ Dòng sông tuổi thơ chăng ? _ Dòng sông kỹ niệm chăng ? Dòng sông thanh bình chăng ?....

Chúng ta thấy gì nhĩ ? Đôi bờ sông "muôn thuở", một dòng nước đục ngầu dậy sóng, những đứa trẻ tắm sông đang nhào lộn, ......có đúng thế chăng ?

Vậy theo bạn dòng sông này có đứng im và tồn tại mãi cho đến bây giờ hay không ? Những đứa trẻ này, có phải đã "dính chết" giữa hư không hay không ?

Bạn nào có thể trả lời được, cho Vô Học biết, khi gợi lên vấn đề này, Vô Học nhằm muốn nói lên điều gì ?

Kính !

Kính bác nguyenvanhoc!
Theo voanhladanh hiểu thì bác muốn đặt tên cho bức ảnh chứ không đặt tên cho dòng sông.
Nếu vậy xin đặt tên cho bức ảnh là: VÔ LÝ.
Bởi nhìn vào:
-Nếu nói là 3 đứa trẻ. Sao chỉ 1 dòng sông?
-Nếu là 1 đứa trẻ. Sao dòng sông không trôi?
Tất cả là vô lí.
Chúng ta thấy gì nhỉ? Chúng ta thấy bức ảnh: đôi bờ sông "muôn thuở", một dòng nước đục ngầu dậy sóng, những đứa trẻ tắm sông đang nhào lộn, ...... dòng sông này có đứng im và tồn tại mãi cho đến bây giờ. Những đứa trẻ này "dính chết" giữa hư không. Nhưng tất cả 'cái thấy' này là vô lí.
Vậy 'dòng sông này' ra sao? "Dòng sông trong cuộc sống" này ra sao? Nó đã, đang và sẽ không dừng trôi và luôn có lí.
Khi gợi lên vấn đề này có lẽ Bác muốn nhắc lại rằng: Mọi biện luận đều dẩn đến vô lí. Chỉ cuộc sống mới là hữu lí, hãy tỉnh thức để nhận ra nó, khi nhận ra sẽ thấy đời chính là đạo, mà một số vị thích nói ngược: Đạo chính là đời.
Kính bác chỉ điểm thêm.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Con chào bác Học, ý của con nè:
1. Đặt tên là Dòng Đời cho dòng sông
2. Nhìn hình con thấy những đứa trẻ thể hiện trên dòng đời mỗi đứa mỗi kiểu và tất cả đều bị cuốn trôi nếu không biết bơi, đứa nào bơi được thì tốt cho đứa đó vậy.
3. Dòng sông trên theo đúng nghĩa thì cho đến bây giờ nó ra sao con không biết vì con còn không biết bối cảnh đó ở đâu. Tuy nhiên năm tháng sau này nó có bị đất lấp vùi hay mở rộng ra thì con cũng không quan tâm vì con như 1 trong 3 đứa bé đó, lo tu tập thì bơi ngược Dòng Đời mà đến Bến Bờ, lo chấp nhất thì bị Dòng Đời cuốn văng đi và mãi lặn hụp hoặc chết chìm luôn rồi.

Như một chiếc lá giữa dòng
Dòng theo chiều nào lá theo chiều đó.
May thay chẳng phải lá kia
Có thân tạm bợ để mà lo tu
Tu được thì bơi ngược dòng
Tu mà lo hú thì dòng cuốn trôi​
Bạn Trí Từ ơi!
Ai đã nói với bạn tu tập thì bơi ngược dòng đời?
Ai đã nói bơi ngược dòng thì đến bờ?
Bờ đâu phải đằng trườc mà ta lao theo? Bờ đâu phải đàng sau mà ta bơi ngược dòng? bờ đâu phải là đất dưới đáy sông mà ta phải lặn xuống ? bờ cũng không phải trên trời mà ta phải bay lên? bờ bên trái chăng,bờ bên phải chăng...cũng chưa hẳn, ngay chổ ta đứng cũng chẳng phải bờ. Bờ chính là xuôi dòng, xuôi dòng mới tìm thấy bờ?
Nếu tiếc nuối rằng bờ là nơi ta nhảy trước khi rơi xuống sông, giờ ta tìm lại nó. Vậy thì nếu nó tốt đẹp sao ta rời bỏ nó, nếu nó tốt đẹp nhưng có gì đó cưỡng ép ta, vậy có gì đó cưỡng ép ta thì nơi đó có còn là tốt đẹp không?
Dù có ai đó nói "'Quay đầu là bờ" thì cũng không bảo ta ngược dòng, mà người đó nói rằng thôi đừng vùng vẫy nữa, đừng đấu tranh nữa, đừng nhìn đời bằng đôi mắt thị phi, tức khuyên ta xuôi dòng.
Từ ngữ rất nguy hiểm, bởi vậy Đức Phật nói bốn mươi mấy năm thuyết pháp của ngài, ngài chưa nói lời nào.
Quay đầu là bờ,
Gặp đám lục bình trôi.
Ngược dòng nước, nhân đôi nghìn chướng nghiệp,
Ta xuôi dòng vô thẳng bản tâm ta.
Bờ ở bên trong há ở bên ngoài, cớ sao tìm mà phải ngược xuôi ?
Nhắm mắt lại cho sóng tâm biến mất,
Cho bụi mù ý nghĩ chợt tan ra,
Ta lặng ngắm bến bờ hạnh phúc,
Như cành hoa khai mở trong tâm
.

Bờ là dòng sông ý nghĩ dừng lại, để ta không phải ngụp lặn trong nó, Không ngụp lặn tức không có nước, không có nước thì đâu chẳng là bờ. Chừng nào bạn không còn cảm thấy khó chịu vì suy nghĩ của người khác thì: sông vẩn còn đó, nhưng bạn đã đứng ở bờ rồi.

Chúc bạn sớm tìm thấy bờ.
Thân!
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Lại thêm một mùa bội thu nữa !

Kính quý bạn, những suy tư của quý bạn đều hay, đều đáng nên suy ngẫm, tuy nhiên Vô Học tâm đắc nhất là câu trả lời của bạn minhđịnh, vì bạn ấy đã nói trúng tim đen của Vô Học khi V/h hỏi : "khi gợi lên vấn đề này, Vô Học nhằm muốn nói lên điều gì ?"

Chào bác Văn học,

Nhìn tấm hình này thì minh định nghĩ đến một sát na.Dòng chảy là bất tận,không ai tắm trên cùng một dòng sông cả.Tấm ảnh đã là quá khứ,dòng nước đã chảy,những đứa bé đã lớn,chỉ còn lại một khoảnh khắc quá khứ mà thôi.Như vậy ý bác muốn nói đến "dòng chảy" Tâm thức ? Những vọng tưởng luôn nổi lên rồi lại được thay thế bằng những vọng tưởng khác ...cứ thế như một dòng chảy bất tận,như sóng biển mãi vỗ bờ
.

Thưa vâng ! Vô Học chỉ muốn nhắc lại một điều mà hình như ai cũng đều đã biết như lời phát biểu của một vị Tổ xưa "Mạng người chỉ một sát na !".

Dòng sông là gì ? là một chuổi những giọt nước nối tiếp nhau chảy qua một vị trí, khi chúng ta nói về nó thì nó đã là quá khứ (chứ không còn là những giọt nước ban nảy nữa).

Điều này ẫn dụ cho cái gì ? Ẫn dụ cho cái TÔI của chúng ta.

Cái TÔI của chúng ta nhà Phật nói đó là một hợp thể của Ngũ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức), nhưng Vô Học xin phép được nói giản đơn dễ hiểu đó là Thể xác (Sắc) và Tâm hồn (tức là Thọ, Tưởng, Hành, Thức đó). CẢ HAI PHẦN NÀY ĐỀU SINH DIỆT TRONG TỪNG SÁT NA.

A.) _ Thể xác thì các bạn cũng đã thừa biết rồi, các tế bào của cơ thể luôn được đổi mới (tốt hơn hoặc bằng, hoặc xấu hơn). Về thân xác thì chúng ta đều biết rất rõ:

1. _ NÓ VÔ THƯỜNG :

Ba tấc hơi trời cho để sẵn, một sớm vô thường mất hết trơn. (Tam thốn khí tại thiên ban dụng, nhất đán vô thường vạn sự hưu). Cái tai nạn, cái bệnh hoạn có thể đến bất cứ lúc nào, nó cướp đi của chúng ta tất cả sự nghiệp, mơ ước, hoài vọng.

2. _ VÔ CHỦ vì chúng ta đâu có khiến cho tim đập hay máu chảy theo ý của ta được đâu.

3. _ VÔ TỰ TÁNH, mẩu đối thoại trong Na Tiên Tỳ kheo Kinh nói rõ điều này :


Vô Ngã hay Danh

Vua Di Lan Ðà ngự đến chùa San khế đa (Sankheyya), chỗ đại đức Na Tiên bây giờ đang tạm trú với tám chục tỳ kheo, ông tiến đến trước mặt Ðại đức và cung kính vái chào. Ðại đức đáp lễ. Sau lễ tương kiến, nhà vua cung kính ngồi né một bên.

Ðoạn, vua khởi chuyện hỏi rằng:
-- Kính bạch Ðại đức, trẫm muốn hỏi ngài ít câu có được không?

-- Xin Ðại vương cứ phán hỏi, bần tăng xin nghe.

-- Bạch Ðại đức, quý danh là gì?

-- Người ta gọi bần tăng là Na Tiên. Các pháp hữu của bần tăng cũng gọi bần tăng bằng tên ấy. Nhưng dù cho cha mẹ bần tăng có đặt cho bần tăng tên Na Tiên (Nagasena) hay một tên nào khác, chẳng hạn như Duy Tiên (Viranasena), Thủ La Tiên (Surasena) hoặc Duy Ca Tiên (Sihasena)..., thì chẳng qua cũng chỉ là những tên suông, đặt ra để phân biệt người nọ với người kia mà thôi. Trong những cái tên đó không hề có cái "ta" hay cái "của ta" như tà kiến và ngã chấp thường lầm nhận.

Nhà vua kinh ngạc quay sang đám tùy tùng hộ vệ và chư vị tỳ kheo trong chùa để phân bua:
-- Này năm trăm quan chức và tám chục tỳ kheo! Tất cả quý vị hãy ghi nhớ lời nói của Ðại đức Na Tiên hôm nay. Ngài nói: Tên là do cha mẹ đặt ra và bạn hữu dùng để gọi, chứ trong đó không có cái "ta". Như vậy trẫm có thể tin được lời ngài chăng?

Phân bua xong, nhà vua quay lại hỏi Ðại đức Na Tiên rằng:
-- Bạch Ðại đức! Nếu không có cái "ta" trong đó thì khi tín thí cúng dường y bát, vật thực, phòng xá, thuốc men, dụng cụ..., ai thâu nhận các món cúng dường ấy? Ai bảo tồn luân lý, đạo nghĩa? Ai tham thiền nhập định? Ai hành đạo, đắc quả và nhập niết bàn? Nếu không có cái "ta" trong người thì ai giữ giới? Ai phạm giới? Ai sát sanh? Ai trộm cướp? Ai hành dâm? Ai nói dối? Ai say sưa? Nếu quả như vậy thì không ai tạo nghiệp lành, cũng chẳng ai tạo nghiệp dữ. Luôn cả nghiệp lành dữ cũng không có. Những việc làm lành hay làm dữ không có quả báo gì hết. Bạch Ðại đức, như thế thì nếu có kẻ giết Ðại đức cũng không phạm tội sát sanh chăng? Và trong chư tăng, không có ai là giáo thọ giảng dạy, chẳng có ai là hòa thượng truyền giới thu nhận đệ tử tu lên bậc trên? Ngay các pháp hữu của Ðại đức gọi Ðại đức là Na Tiên cũng không có nốt? Và cái tên Na Tiên đó là ai? Kính mong Ðại đức giải cho trẫm được biết. Thưa Ðại đức đã nghe rõ rồi chứ?

-- Tâu Ðại vương, bần tăng đã nghe rõ rồi.

-- Người nghe đó có phải là Na Tiên không?

-- Tâu Ðại vương, không phải đâu.

-- Thế thì ai là Na Tiên? Cái gì là Na Tiên? Tóc trên đầu là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương, không phải.

-- Lông là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương, không phải.

-- Móng là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương, không phải.

-- Hay răng, da, thịt, tủy, gân... là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương cũng không phải.

-- Sắc là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương, không phải.

-- Thọ là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương, không phải.

-- Tưởng là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương, không phải.

-- Hành là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương, không phải.

-- Thức là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương, không phải.

-- Hay nhãn căn là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương, không phải.

-- Hay nhĩ căn, tỹ căn, thiệt căn, thân căn hoặc ý căn là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương, không phải.

-- Hay tất cả năm uẩn Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hợp lại là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương, không phải.

-- Hay ngoài năm uẩn ra còn có cái gì đó là Na Tiên chăng?

-- Tâu Ðại vương, cũng không phải nốt.

-- Bạch Ðại đức, nãy giờ trẫm gạn hỏi tường tận về 32 thể trược, 5 uẩn và 18 giới có phải là Na Tiên không, hết thảy đều bị Ðại đức phủ nhận. Theo lời dạy bảo của Ðại đức, trẫm quán tưởng cũng thấy rằng trong từng cái nêu hỏi đều không có Na Tiên, và Na Tiên cũng không có trong tất cả những cái đó hợp lại, Na Tiên chỉ là cái danh suông. Như vậy trong đoạn trước, Ðại đức bảo với trẫm rằng người ta gọi Ðại đức là Na Tiên, như thế là Ðại đức đã nói dối, chứ thật ra không có Na Tiên. Này năm trăm quan chức và tám chục tỳ kheo! Xin các vị hãy làm chứng cho.

Bấy giờ, Ðại đức Na Tiên chậm rãi tâu lại nhà Vua rằng:
-- Tâu Ðại vương, Ðại vương thật là một bậc đế vương thanh nhã, hưởng nhiều phước báo an vui. Nhưng trên con đường từ hoàng cung đến chùa nầy, chắc hẳn vì gặp lúc khí trời oi bức, Ðại vương thấy trong người khó chịu, ngọc thể bất an, nên tâm trí Ðại vương có phần nóng nảy kém thanh tịnh. Chẳng hay Ðại vương đến đây bằng bộ hay bằng xe?

-- Bạch Ðại đức, trẫm đến bằng xe. Chỉ khi tiến vào đây, trẫm mới đi chân.

Nghe nhà Vua nói xong, Ðại đức Na Tiên hướng về đám tùy tùng hộ vệ của nhà Vua mà phân bua rằng:
-- Này năm trăm quan chức! Xin quý vị hãy ghi nhớ lời nói của nhà Vua, Ngài bảo rằng đến đây bằng xe. Xin quý vị hãy nhớ và làm chứng cho.

Phân chứng cớ xong, Na Tiên quay lại hỏi nhà Vua:
-- Tâu Ðại vương, Ðại vương bảo rằng ngài ngự đến bằng xe. Ðó là ngài nói thật chứ?

-- Bạch Ðại đức, trẫm nói chắc thật.

-- Vậy xin Ðại vương cho bần tăng biết rõ về cái xe. Gọng có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Trục có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Bánh có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Căm có phải là xe không?

-- Thưa, không phải .

-- Thùng có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Ách có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Chỗ gác chân có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Mui có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Dây cương có phải là xe không?

-- Thưa, không phải.

-- Hay cây roi là xe?

-- Thưa, không phải.

-- Hay tất cả các món ấy họp lại và buộc chung với nhau là xe?

-- Thưa, không phải.

-- Hay ngoài các món ấy ra còn có một món nào khác gọi là xe?

-- Thưa cũng không phải.

-- Hay tiếng khua động là xe?

-- Thưa, cũng không phải nốt.

-- Vậy chớ xe là cái gì?

Nhà Vua lặng thinh, không trả lời.

Ðại đức Na Tiên dừng nghỉ một lát, rồi tâu rằng:
-- Tâu Ðại vương! Nãy giờ bần tăng đã gạn hỏi tường tận về từng món một như gọng, mui, thùng... có phải là xe không, hết thảy đều bị Ðại vương phủ nhận. Theo lời phán bảo của Ðại vương, bần tăng quả thật cũng thấy rằng trong từng món nêu hỏi đều không có xe, và xe cũng không có trong tất cả những món đó họp lại; xe chỉ là cái danh suông. Như vậy, khi Ðại vương nói với bần tăng rằng Ðại vương đến đây bằng xe, điều đó tưởng e đáng ngờ vực lắm. Ðại vương là một vị đại hoàng đế cao cả, làm chủ một vùng đất nước mênh mông, thật hẳn không đáng lại đây để nói những lời luống dối như thế. Này năm trăm quan chức! Xin quý vị hãy làm chứng cho.

Thấy nhà Vua ngồi câm nín và các quan chức thì tỏ lòng tán dương bằng nhiều cách khác nhau, Ðại đức Na Tiên bèn từ hòa tâu với nhà Vua rằng:
-- Trong kinh, Phật có dạy như vầy: "Hiệp các món gọng, thùng, bánh, mui... theo một mẫu mực nào đó thì thành một cái mà người ta tạm gọi là xe. Cũng như thế, hiệp tất cả đầu, mặt, tay, chân, hơi thở, lời nói, sự khổ, sự vui, điều lành, điều dữ... thì cũng thành một đơn vị mà người ta tạm gọi là cái "ta" để tiện bề phân biệt. Chứ thật ra thì không có cái "ta" chơn thật nào cả! Ðúng như lời của nữ tôn giả Hoa Si Ra (Vajirã) đã bạch với Ðức Thế Tôn khi Ngài còn tại thế: "Danh xưng xe sở dĩ có là do nhiều món đồ hợp lại là vẽ thành. Nhiều món cơ thể vẽ thành một vật mệnh danh là chúng sanh".

Vua Di Lan Ðà nghe đến đây, lấy làm hoan hỷ, cực lực tán thán Ðại đức Na Tiên:
-- Hay thay! Hay thay! Chớ chi Ðức Phật còn tại thế thì hẳn Ngài phải khen ngợi Ðại đức lắm.

http://www.budsas.org/uni/u-natien/natien01.htm
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Khi xưa trên hội Linh Sơn , Đức Phật đưa cành hoa Sen , đại chúng ngơ ngác . chỉ có mình Đại ca Diếp mỉm cười và được Phật ngầm trao chánh pháp nhãn tạng. Nay có người đưa ra tấm ảnh, mà làm cho các vị loạn tâm suy diễn. thiết nghĩ sẽ được nhận một chân lý rốt ráo. ai ngờ đầu lại thượng đầu. nhưng cũng rất tốt. mọi thứ luôn mới mẻ và hiển bày chân thật...
Chúc mọi người an lạc
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào bác Văn Học,chào các bạn,

Minh định rất vui vì đã đoán trúng được ý của bác.Nhân đây,vì chủ đề này là Vô Ngã,minh định cũng xin được nói thêm về vấn đề này dựa trên những gì minh định đã tìm hiểu được.Tất nhiên đây cũng chỉ là những kiến thức mà minh định học được mà thôi(nói vui là "ăn cắp" của những người khác) chứ không phải do bản thân mình tự hiểu ra được.

Như các bạn đã biết,Đức Phật sau khi thành Đạo liền thuyết giảng cho năm anh em các vị Kiều Trần Như bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế.Tại sao lại là Tứ Diệu Đế ? Minh định cũng thường hay tự hỏi tại sao bài Pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế mà không phải là các bài Pháp khác?Năm anh em Kiều Trần Như cũng là người tu hành cùng lúc với Đức Phật thì lẽ nào lại không có một chút thành tựu gì hay sao mà Đức Phật lại phải giảng "Đời là bể khổ" cho họ? Sau này khi đọc về cuộc đời Đức Phật minh định mới hiểu ra rằng : con người chúng ta ai cũng có thể thấy được cái khổ,nhận thức được cái khổ nhưng lại không hề biết vì sao lại khổ,tức là chúng ta chỉ biết ngọn,biết cái quả của khổ mà thôi,còn phần gốc,còn nguyên nhân dẫn đến khổ đau thì chỉ có Đức Phật là biết được sau khi Ngài thành Đạo nhờ chứng ngộ Duyên Khởi.Ngay từ hồi còn bé Đức Phật cũng đã thấy được các cảnh khổ của chúng sinh khiến Ngài lấy làm thắc mắc và trăn trở về nguyên nhân của khổ đau.Nhưng cũng phải mất hơn mười năm tu tập Ngài mới hiểu được thấu triệt Khổ là gì? Nguyên Nhân của khổ? Phương Pháp diệt khổ và Con đường Giải Thoát sau khi thoát khỏi khổ đau.

Cho nên có thể nói Tứ Diệu Đế chính là bài pháp quan trọng bậc nhất của Đạo Phật.Trong Tứ Diệu Đế đã bao gồm luôn cả Vô Thường,Vô Ngã,Duyên Khởi và thậm chí cả lý Như Huyễn ở trong đó rồi.Ví dụ như chữ Khổ chẳng hạn,chữ dukkha không chỉ là khổ không,mà bao gồm cả hỉ lạc trong đó nữa.Trong sướng có khổ,trong khổ có sướng,sướng và khổ luôn song hành với nhau trong cuộc đời của mỗi chúng ta.Minh định trước khi biết đến Đạo Phật cũng từng nghĩ,thế gian này hay cuộc đởi của một con người không hề có chữ Hạnh Phúc mà chỉ có những niềm vui ngắn ngủi mà thôi.Cuộc đời của chúng ta luôn có niềm vui cũng như nỗi buồn đan xen nhau.Như có một người nào đó từng nói, Hạnh Phúc nằm trong chính những nỗi trăn trở,day dứt,Hạnh Phúc nằm trong những gì khó nắm bắt,không vẹn toàn chứ nếu đã vẹn toàn thì không còn có Hạnh Phúc nữa...

Sau khi Đức Phật thuyết pháp Tứ Diệu Đế cho năm anh em các Ngài Kiều Trần Như rồi thì bài thuyết pháp thứ hai là bài gì ? Đó chính là bài pháp Vô Ngã Tướng vậy.Sau khi nhận biết thế nào là Khổ,Nguyên Nhân của Khổ,Cách diệt khổ để thành Đạo rồi thì Đức Phật liền thuyết bài kinh Vô Ngã Tướng này cho các đệ tử cùa Ngài.Tại sao lại là bài Vô Ngã Tướng này ? Đó chính là bởi khi các vị đệ tử của Ngài đã nhận thức được Con Đường thì cần phải học cách buông xả những chấp thủ,lìa bỏ Tham-sân-si,dứt bỏ các lậu hoặc,thanh lọc Tâm để "giữ Tâm ý THANH TỊNH" để tiếp tục tinh tấn trên con đường Đạo.

Vậy có thể thấy,bài học Vô Ngã là bài học thứ hai mà Đức Phật dạy các đệ tử sau Tứ Diệu Đế.Có nghĩa khi ta đã có thể thấu triệt được cuộc đời này là Vô Thường,là Khổ thì học tập Vô Ngã chính là để rũ bỏ những chấp thủ,rũ bỏ những lậu hoặc từ thô cho đến vi tế trong Tâm của chúng ta để mà đạt được Giác Ngộ.

Vậy Vô Ngã là gì ?

Theo những gì minh định hiểu và cóp nhặt được về Vô Ngã thì Vô Ngã rất đơn giản,dễ hiểu.Trước khi tìm hiểu Vô Ngã thì ta phải biết Ngã là gì? Ngã từ đâu mà sinh ra ?

Trước đây minh định hay thắc mắc Con người chúng ta là gì?Tại sao lại sinh ra?Sinh ra để làm gì?Có ý nghĩa gì không?Sau này khi biết được Phật Pháp thì minh định hiểu được rằng : con người chúng ta được tập hợp bởi cái gọi là Ngũ uẩn bao gồm Sắc-Thọ -Tưởng -Hành -Thức.Trong đó Sắc là Thân thể,còn Thọ-Tưởng-Hành-Thức là cái Tâm của chúng ta.Vậy Con người là gồm Thân và Tâm.Trong đó chúng ta được sinh ra bởi vì cái Tâm của chúng ta do trong một lúc Vô Minh mà sinh ra chấp thủ vào cái thân xác này và coi cái thân xác này là Ta,từ đó dẫn đến cái CỦA TA,TỰ NGÃ của ta.Chính vì thế mà Ngã sinh ra.

Vậy có thể nói Ngã là do Tâm Vô minh sinh ra.Vậy thì Vô Ngã sẽ là gì ? Vô ngã sẽ là Bản Tâm,Chân Tâm,Phật Tánh...Rất đơn giản phải không các bạn.Ngã do vì Bản Tâm bất giác vô minh sinh ra vậy thì khi Vô Ngã thì sẽ là trở về Bản Tâm thường hằng của chúng ta mà thôi.

Còn việc tu tập thế nào để được Vô Ngã thì minh định cũng đành...chịu:icon_winkle: bởi minh định mới đang trong giai đoạn tìm hiểu chữ KHỔ mà thôi.Cho nên bạn nào muốn tìm hiểu phương thức tu tập thế nào để đạt Vô Ngã thì cứ đọc Kinh Vô Ngã Tướng vậy...Hihih:icon_winkle:
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào bác Văn Học,chào các bạn,

Minh định rất vui vì đã đoán trúng được ý của bác.Nhân đây,vì chủ đề này là Vô Ngã,minh định cũng xin được nói thêm về vấn đề này dựa trên những gì minh định đã tìm hiểu được.Tất nhiên đây cũng chỉ là những kiến thức mà minh định học được mà thôi(nói vui là "ăn cắp" của những người khác) chứ không phải do bản thân mình tự hiểu ra được.

Như các bạn đã biết,Đức Phật sau khi thành Đạo liền thuyết giảng cho năm anh em các vị Kiều Trần Như bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế.Tại sao lại là Tứ Diệu Đế ? Minh định cũng thường hay tự hỏi tại sao bài Pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế mà không phải là các bài Pháp khác?Năm anh em Kiều Trần Như cũng là người tu hành cùng lúc với Đức Phật thì lẽ nào lại không có một chút thành tựu gì hay sao mà Đức Phật lại phải giảng "Đời là bể khổ" cho họ? Sau này khi đọc về cuộc đời Đức Phật minh định mới hiểu ra rằng : con người chúng ta ai cũng có thể thấy được cái khổ,nhận thức được cái khổ nhưng lại không hề biết vì sao lại khổ,tức là chúng ta chỉ biết ngọn,biết cái quả của khổ mà thôi,còn phần gốc,còn nguyên nhân dẫn đến khổ đau thì chỉ có Đức Phật là biết được sau khi Ngài thành Đạo nhờ chứng ngộ Duyên Khởi.Ngay từ hồi còn bé Đức Phật cũng đã thấy được các cảnh khổ của chúng sinh khiến Ngài lấy làm thắc mắc và trăn trở về nguyên nhân của khổ đau.Nhưng cũng phải mất hơn mười năm tu tập Ngài mới hiểu được thấu triệt Khổ là gì? Nguyên Nhân của khổ? Phương Pháp diệt khổ và Con đường Giải Thoát sau khi thoát khỏi khổ đau.

Cho nên có thể nói Tứ Diệu Đế chính là bài pháp quan trọng bậc nhất của Đạo Phật.Trong Tứ Diệu Đế đã bao gồm luôn cả Vô Thường,Vô Ngã,Duyên Khởi và thậm chí cả lý Như Huyễn ở trong đó rồi.Ví dụ như chữ Khổ chẳng hạn,chữ dukkha không chỉ là khổ không,mà bao gồm cả hỉ lạc trong đó nữa.Trong sướng có khổ,trong khổ có sướng,sướng và khổ luôn song hành với nhau trong cuộc đời của mỗi chúng ta.Minh định trước khi biết đến Đạo Phật cũng từng nghĩ,thế gian này hay cuộc đởi của một con người không hề có chữ Hạnh Phúc mà chỉ có những niềm vui ngắn ngủi mà thôi.Cuộc đời của chúng ta luôn có niềm vui cũng như nỗi buồn đan xen nhau.Như có một người nào đó từng nói, Hạnh Phúc nằm trong chính những nỗi trăn trở,day dứt,Hạnh Phúc nằm trong những gì khó nắm bắt,không vẹn toàn chứ nếu đã vẹn toàn thì không còn có Hạnh Phúc nữa...

Sau khi Đức Phật thuyết pháp Tứ Diệu Đế cho năm anh em các Ngài Kiều Trần Như rồi thì bài thuyết pháp thứ hai là bài gì ? Đó chính là bài pháp Vô Ngã Tướng vậy.Sau khi nhận biết thế nào là Khổ,Nguyên Nhân của Khổ,Cách diệt khổ để thành Đạo rồi thì Đức Phật liền thuyết bài kinh Vô Ngã Tướng này cho các đệ tử cùa Ngài.Tại sao lại là bài Vô Ngã Tướng này ? Đó chính là bởi khi các vị đệ tử của Ngài đã nhận thức được Con Đường thì cần phải học cách buông xả những chấp thủ,lìa bỏ Tham-sân-si,dứt bỏ các lậu hoặc,thanh lọc Tâm để "giữ Tâm ý THANH TỊNH" để tiếp tục tinh tấn trên con đường Đạo.

Vậy có thể thấy,bài học Vô Ngã là bài học thứ hai mà Đức Phật dạy các đệ tử sau Tứ Diệu Đế.Có nghĩa khi ta đã có thể thấu triệt được cuộc đời này là Vô Thường,là Khổ thì học tập Vô Ngã chính là để rũ bỏ những chấp thủ,rũ bỏ những lậu hoặc từ thô cho đến vi tế trong Tâm của chúng ta để mà đạt được Giác Ngộ.

Vậy Vô Ngã là gì ?

Theo những gì minh định hiểu và cóp nhặt được về Vô Ngã thì Vô Ngã rất đơn giản,dễ hiểu.Trước khi tìm hiểu Vô Ngã thì ta phải biết Ngã là gì? Ngã từ đâu mà sinh ra ?

Trước đây minh định hay thắc mắc Con người chúng ta là gì?Tại sao lại sinh ra?Sinh ra để làm gì?Có ý nghĩa gì không?Sau này khi biết được Phật Pháp thì minh định hiểu được rằng : con người chúng ta được tập hợp bởi cái gọi là Ngũ uẩn bao gồm Sắc-Thọ -Tưởng -Hành -Thức.Trong đó Sắc là Thân thể,còn Thọ-Tưởng-Hành-Thức là cái Tâm của chúng ta.Vậy Con người là gồm Thân và Tâm.Trong đó chúng ta được sinh ra bởi vì cái Tâm của chúng ta do trong một lúc Vô Minh mà sinh ra chấp thủ vào cái thân xác này và coi cái thân xác này là Ta,từ đó dẫn đến cái CỦA TA,TỰ NGÃ của ta.Chính vì thế mà Ngã sinh ra.

Vậy có thể nói Ngã là do Tâm Vô minh sinh ra.Vậy thì Vô Ngã sẽ là gì ? Vô ngã sẽ là Bản Tâm,Chân Tâm,Phật Tánh...Rất đơn giản phải không các bạn.Ngã do vì Bản Tâm bất giác vô minh sinh ra vậy thì khi Vô Ngã thì sẽ là trở về Bản Tâm thường hằng của chúng ta mà thôi.

Còn việc tu tập thế nào để được Vô Ngã thì minh định cũng đành...chịu:icon_winkle: bởi minh định mới đang trong giai đoạn tìm hiểu chữ KHỔ mà thôi.Cho nên bạn nào muốn tìm hiểu phương thức tu tập thế nào để đạt Vô Ngã thì cứ đọc Kinh Vô Ngã Tướng vậy...Hihih:icon_winkle:

Thế thì minh đinh như con mèo rình chuột vậy, khi chộp con chuột thì thì không mất mấy thời gian, nhưng để có cái khoảnh khắc này thì phải rình rất lâu, lại phải cẩn thận và tỉnh táo, lại phải bền chí không phân tâm....
Đọc lịch sử Đức Phật là để biết bề Ngài, để xác thực là Ngài có thật, để tán thán Ngài vì kiến thức và lòng từ bị của Ngài....Nhưng điều quan trọng nhất mà nhiều người bỏ lở, đó là xem lịch sử của Ngài là tìm từng bước chân của Ngài, là lần theo dấu của Ngài, từ 1 phàm nhân đến một bậc Toàn Giác, Ngài đã trải qua những giai đoạn nào? Đây chẳng phải là một phụ lục chỉ dấu cho ta biết trong kho tàng Kinh Điển, nên đọc cái nào trước, cái nào sau, cái nào là cơ bản giúp ta hiều các phần khác?
Vì vậy vodanhladanh rất tán thán cách tiếp cận đạo Phật của minh đinh, vodanhladanh cũng đã làm và đang làm như thế, nhưng điều kiện tiếp xúc tài liệu chính thống chưa đủ để có cái nhìn rõ ràng như bạn. Cái biết của vodanhladanh lại chủ yếu đến từ truyện (đủ thể loại), phim (phim Mỹ ). Ví như muốn biết Tham-Sân-Si độc như thế nào, xem phim Báo Thù (old boy), rất hay, cuối phim là hình ảnh một người tự do giữa 4 bức tường, đây là hình ảnh đẹp nhất.
Thân chào bạn!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên