hoiquang

KIẾN TÁNH VÀ KIẾN CẮN!? THỜI ĐẠI 4.0

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
...
2h40 chiều.
Chiều nay Hoiquang xin nhắc đến 1 công án kinh điển trong nhà Thiền:

CÔNG ÁN NAM TUYỀN TRẢM MIÊU.

Công án copy lại nguyên văn như sau:
"Một hôm, có một số thiền sinh đã chỉ vì chuyện của một con mèo mà tranh cãi không ngừng, lúc bấy giờ Nam Tuyền thiền sư thấy thế, nắm cổ con mèo giơ lên cao và bảo:

“Này chư vị, trong số chư vị nếu có ai vì mèo mà có thể nói được một lời thì tôi sẽ không giết con mèo này, nếu không, tôi lập tức chém nó ngay. Hãy thử nói một câu!”

Lúc ấy, đám đông lặng thinh.

Thế là Nam Tuyền lập tức giết chết con mèo.

Đến đêm, một đệ tử của Mã Tổ là Triệu Châu (Tùng Phẩm) từ ngoài về, Nam Tuyền thiền sư đem câu chuyện xảy ra ban ngày thuật lại cho ông. Triệu Châu nghe xong, đã không một lời nào đáp lại, cởi đôi giầy rơm đội lên đầu rồi bước ra khỏi phòng


Nam Tuyền thiền sư thấy vậy bèn nói: “Lúc ấy nếu ngài có mặt, con mèo đã không bị giết...”

Hoiquang vốn là kỹ sư, nên không rành kinh điển , ngữ lục...Và cũng chưa bao giờ được có duyên đọc hết mấy công án THIỀN.
Nhưng hễ nghe nói công án là Hoiquang rất thích, vì câu chữ dí dỏm, đặc sắc, thách đố...
Trước khi Hoiquang kiến tánh, thì không thể hiểu nổi 1 công án, nhưng từ khi kiến tánh hay kiến cắn cũng được...hihi thì mọi công án , bất kỳ công án nào Hoiquang cũng có thể giải thích cho các bạn, đáp án đúng mồn một, và đã hiểu lý do tại sao công án lại khó hiểu đến vậy, tại sao phải kỳ đặc đến vậy. Bởi vì tất cả công án các chư Tổ cũng chỉ nhằm chỉ CÁI TÁNH cho thiền sinh kiến ra thấy ra tức kiến tánh mà thôi!

Quay lại chuyện công án NAM TUYỀN TRẢM MIÊU ở trên:
Trong bối cảnh mấy học trò không lo tu học mà lo loạn tâm bàn chuyện con mèo xanh mèo đỏ thì Ngài NAM TUYỀN muốn nhân cơ hội này làm cho đệ tử kinh ngạc, hoảng hồn hoảng vía để dạy đệ tự kiến tánh, ngài mới bèn túm lấy con mèo đưa lên nói chém nói giết gì đó...

Câu chuyện tới đây thì mấy đệ tử cuả ngài không ai lĩnh hội yếu chỉ THIỀN TÔNG, tức không ai KIẾN TÁNH cả, tất cả đều ngơ ngác vì kinh sợ vị thầy của mình sao lại nói lời ác khẩu thật khiếp quá....hi

Bởi vì họ đã quên mình theo vật, quên bản tâm của mình mà chạy theo con vật là mèo, mắt họ chăm chú nhìn mèo mà nào có nhìn vào TÂM của họ đâu...

Ngài NAM TUYỀN đang dạy pháp đốn giáo, đang chỉ cái TÂM sờ sờ nhưng rốt cuộc ngài phải thất vọng.
...

và câu tiếp theo: "Thế là Nam Tuyền lập tức giết chết con mèo." Câu này không phải vậy các bạn.
Câu này có lẽ đã tam sao thất bản, hoặc ai đó cố tình dịch sai, hoặc vô tình thêm vào câu chuyện của ngài NAM TUYỀN.

Các bạn hãy dùng chánh kiến của mình nghĩ xem, Phật pháp luôn từ bi hỷ xã, dạy làm lành lánh dữ, ăn chay niệm Phật...., vậy hà cớ gì có PHÁP TU giết xúc vật dạy người đời kiến tánh???

Hoiquang chỉ là một ngoại đạo lòa nhậm, trí tuệ còn u mê, không có duyên tham cứu nhiều kinh Phật. Nhưng để nói giết 1 mạng (con mèo ) mà dạy thiền sinh khai ngộ, kiến tánh thì Hoiquang xin thưa HOIQUANG KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC.

TRÁI VỚI GIÁO LÝ NHÀ PHẬT

Thà gã bợm nhậu thiếu mồi xông vào dựt con mèo từ tay NGÀI NAM TUYỀN mà đem cắt cổ nhổ lông xào lăng luột xã thì còn ít tội lỗi hơn .

Giết vật để ăn thì có thể tạm du di tạm tha thứ vì nói rằng mình chưa ăn chay nổi...
Còn giết vật để tiêu khiển giải trí thì tội lỗi tội lỗi.
Càng không thể có 1 vị PHẬT, vị TỔ nào giết hại sanh vật làm phương tiện dạy tu hành. Đặc biệt dạy kiến tánh.

Chỉ sợ rằng mai mốt có ai đó ở ngoài đời nói dạy PHÁP ĐỐN NGỘ mà bảo bạn rằng bạn hãy tự tay giết chó, mèo, gà vịt ngang ngỗng để khai ngộ để kiến tánh để gặp THẦN TIÊN PHẬT thì bạn hãy cảnh giác đó là TÀ PHÁP ( PHÁP NÀY CŨNG chỉ là ánh xạ tuyến tính nhưng là tà)

Còn hơn thế nữa, chỉ sợ rằng mai mốt có ai đó dạy rằng : nếu muốn kiến tánh, nếu muốn gặp NHƯ LAI thì bạn hãy tự chặt tay mình, tự chặt chân mình cổ mình...hoặc đi chặt tay chân người khác...(thì nhà thương hoặc nhà lau sẽ là nơi người ấy đến!)
HỒI QUANG xin xác định đây là TÀ PHÁP, đây là vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, trái với lòng từ bi hỷ xã của ĐỨC PHẬT, trái chánh pháp nhà PHẬT.
...

Kính! Ngài NAM TUYỀN ai đó đã tam sao thất bản về NGÀI nói ngài giết mèo để dạy thiền sinh kiến tánh thì xin NGÀI hoan hỉ....Hoiquang xin biện minh cho ngài.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
16/3/20
Bài viết
469
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Hí hí... Với tâm đời,,, thì thùng rỗng kêu to mang hàm ý châm biếm tiêu cực. Còn tu đạo,,, thì thùng rỗng kêu to là thực tế... Càng rỗng chừng nào thì sức dụng càng lớn chừng ấy vậy!

Hahaha... Vô Vô Vô Ngã chừng nào thì Vị Tha chừng nấy... Bạn đừng lo ai nghĩ về bạn,,, chỉ sợ bản ngã mình chưa chết thôi,,, tu đạo là sợ nhất tự dối mình.

Nhớ lời tổ dạy - Chứng Ngộ là chướng ngại! hay là - Vô thủ trước Niết Bàn!

Tỉnh giác... các mối quan hệ là mộng huyễn...
Cung kính.
 
Sửa lần cuối:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
16/3/20
Bài viết
469
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Đến đêm, một đệ tử của Mã Tổ là Triệu Châu (Tùng Phẩm) từ ngoài về, Nam Tuyền thiền sư đem câu chuyện xảy ra ban ngày thuật lại cho ông. Triệu Châu nghe xong, đã không một lời nào đáp lại, cởi đôi giầy rơm đội lên đầu rồi bước ra khỏi phòng

Nam Tuyền thiền sư thấy vậy bèn nói: “Lúc ấy nếu ngài có mặt, con mèo đã không bị giết...”

Huhuhu... Giải công án này mà như vậy,,, thì càng giết chết Nam Truyền luôn chứ giải oan cái gì!

Con mèo có thật chết không,,, làm sao biết là ngài đã cứu sống sau đó? Mấy trò thần thông ảo thuật bây giờ trên mạng quá trời.(Nam Truyền sát sanh?). Hí hí... Hành động của ngài quên mình vị tha (xứng danh là Tổ): Phá chấp giới,,, Phá tất cả chấp... Chặt đứt đường Tâm.
Nếu thình lình ai ngộ thì tốt còn không thì cũng hữu dụng về sau...

Đoạn thấu công án ở chỗ: Triệu Châu..... cởi đôi giầy rơm đội lên đầu rồi bước ra khỏi phòng.

Hí hí.... doi troi dap dat khong dính dáng den...
---------------------------
Ôi tôi buồn tôi đi lang thang... bởi vì đâu
Các bạn sao nào,,, buôn chuyện với nhau đi..
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

chúng ta đều biết tâm tại sao không an ... và cũng rõ tâm không an có lý do đó mà .... tại vì nó đang có biểu hiện: khổ, vô thường vô ngã .. ... và những biểu hiện đó ... lại là chỗ "nhìn thấy được" ...

- chẳng phải 1 .. cũng chẳng phải 2 ... sắc tức thị không .. không tức thị sắc

- kiến tánh ở đâu ... và làm sao kiến tánh [smile]


cho nên .. .TÂM mới là chỗ người ta nương vào đó mà lãnh hội bởi vì:

nhược nhân dục liễu tri

tam giới nhứt thiết phật

ưng --> quán --> pháp, giới, tánh

nhứt thiết duy tâm tạo


cho nên ... lãnh hội cũng đòi hỏi sự lãnh hội ở đúng chỗ .. nơi các pháp làm thầy .. nơi giới, tánh .. là chủng tử của vạn pháp .. là đặc tính của vạn pháp làm thầy [smile] ... cho nên lời ông Thích Ca nhắn nhủ lúc ông tịch diệt .. là các đệ tử hãy TÔN PHÁP làm THẦY [smile] --> đúng mà ...

ờ mà đúng chứ ?



(1) Tương Tục (smile)

hồi đó .. có 1 lần đọc 1 lời giới thiệu của Thích Nữ Trí Hải về Thế Giới mà cảm thấy như là đúng là 1 trời ... của sự sinh động, biến động .. điên đảo .. đều đã ở sẵn trong tâm con người [smile]

Vũ Trụ: không gian ... không ngằn mé gọi là vũ ... thời gian vô cùng tận gọi là trụ ..

ở trong vũ trụ đó --> có biết bao nhiêu loài khác nhau, đồng biệt
---> ... sướng khổ bất đồng..... [smile]

nhưng mà .. tạm gác chuyện đó lại để chúng ta nhìn thấy .. đó là hiện trạng làm nên TƯƠNG TỤC .. những dòng tương tục .. bể khổ, thế giới .. vũ trụ [smile]

tại sao lại có những dòng tương tục ?

như tại sao anh ks thực phẩm có quán tính tập khí của anh ks thực phẩm .. tại sao người chiến sĩ cầm súng phải bắn xả vào quân địch ... mặc dù KẺ THÙ THẬT SỰ .. đâu phải là người ? ... vì chúng ta rõ tâm chuyển ... tánh không mà ? [smile]

nhưng mà ... có những dòng tập khí trái ngược .. xung khắc .. mâu thuẫn và đứng trước sự tương tác va chạm của nó ... kết quả luôn là như vậy .. làm nên hiện tướng của tương tục ... là ĐỊNH NGHIỆP [smile]

người chiến sĩ có thể làm khác đi chăng ? [smile]

có ... nhưng mà TÂM CHUYỂN .. trong 1 lúc cả 2 phía .. khi cả hai phải loại bỏ nhau trên chiến trường .. chắc xác xuất cũng cỡ thấp hơn là xác xuất bị SÉT NGẪU NHIÊN ĐÁNH TRÚNG .. tức là cỡ 1 phần mấy triệu [smile]

cho nên .. trong Công Án Nam Tuyền Trảm Miêu .. chúng ta cũng nhìn thấy rõ ... được những nét này ...

(1) tương tục ... nghiệp quả .. do đồng biệt ... mâu thuẫn xuất hiện.... như là TRẢM MIÊU .. định nghiệp [smile]

(2) và không tương tục mâu thuẫn .. như hành động Triệu Châu đội dép đi ra .. TÂM CHUYỂN .. .TÁNH CHUYỂN [smile] ... sự chuyển hóa của các dòng tương tục từ tâm [smile]

nếu không có (1) .. thì không thể có phật tử .. hay những người tu hành làm QUAN TÒA .. làm CHIẾN SĨ .. làm TƯỚNG .. làm nhân vật này ... làm người nọ [smile] ... phật pháp sẽ ly thế gian pháp ... [smile]

và nếu không có (2) .. .thì không có tâm .. không có nương tâm mà lãnh hội .. phật giáo không có sự giải thoát ... bởi ly tâm [smile]


*** cái mô hình biến động này ... ở trong dịch kinh dùng Thủy Hỏa để làm biểu tượng ... điển hình như quẻ Thủy Hỏa Kí Tế ... trong đó .. từng hào trong 6 hào .. vừa trung .. vừa trung vừa chính đứng đúng vị trí của chúng [smile]

---> 1 khi một hào biến động .. không đúng vị trí .. thì cảnh giới, thế giới .. tên gọi .. trường hợp ... đã có tên .. đã có định mệnh khác nhau rùi [smile] ... phải hông ?[smile]

*** Cũng vậy thôi .. mô hình tâm, thế giới và vũ trụ của phật giáo .. cũng là tâm ngũ uẩn ... một khi hông còn phải là ngũ uẩn giai không thì mô hình thế giới đó .. vũ trụ đó .. xã hội đó .. tới những trường hợp có tên gọi khác nhau ... và biến động khác nhau [smile]



(2) Xuất Gia [smile]

người ta nói .. 1 người đi tu .. cả họ được nhờ ...[smile]

2 người đi tu .. .thì 2 họ được nhờ ...

--> tại vì họ hàng, thân thuộc, bà con .. người ta dễ tin nhau hơn, dễ đối xử thật thà với nhau hơn .. và TÍN GIẢI .. HÀNH CHỨNG .. ngay từ bước đầu ... đã thành công hơn 1 nửa công đoạn bởi vì ... thành tín và chí tâm của những người có quan hệ họ hàng thân thích với nhau mà [smile] ... phải hông [smile] ?

nhưng trong công án này .. có tới 2 TỔ ... họ đều đi tu .. [smile]

--> nhưng người được nhờ ... là những người KHÁC HỌ [smile] ... họ đâu có nghe nhau nhiều lắm [smile] ... phải hông ? [smile]

mà mâu thuẫn xung đột của họ [smile] .. con mèo chết ... cũng chưa chắc đã CHUYỂN ĐƯỢC NHỮNG DÒNG TƯƠNG TỤC này [smile] ...


và nếu chúng ta để ý ... từng bước trong từng công đoạn đó .. cũng có GIÁ ĐÓ [smile]

- TÍN: .... để có TÍN có nhiều khi .. cái GIÁ phải đưa ra .. nhiều vô kể ... chứ đừng nói 1 con mèo .. 1 mạng sống nhỏ nhoi

*** nhiều khi sự thay đổi của 1 NIỀM TIN ... phải trả 1 cái giá rất đắt .. như là trong đệ nhị thế chiến .. để BỘ CHIẾN TRANH của NHẬT phải thay đổi niềm tin là họ không có đường thắng .. không có cơ hội ... người ta phải thả 2 trái bom nguyên tử xuống hai thành phố .. giết chết biết bao nhiêu người dân vô tội --> thoáng nghe thấy đó là 1 giải pháp rất là vô nhân đạo ..

nhưng đó là 1 giải pháp vô nhân đạo ... trong khi trên bàn lựa chọn: tất cả các giải pháp --> đều vô nhân đạo hơn .. vì chiến tranh đang tiếp diễn, việc vô nhân đạo xảy ra không ngừng --> vì CHIẾN TRANH MÀ .. ĐANG THẾ CHIẾN MÀ .. .. .để thay đổi niềm tin của một hệ thống tư tưởng .. cái giá phải trả lớn như vậy đó [smile]

.. còn tốn biết bao công sức, thời gian .. bao nhiêu tư duy .. bao nhiêu biến cố, biến động .. tháo gỡ tỉ mì .. cẩn thận từng mối .. từng uẩn khúc .. từng góc quanh co [smile]


- HÀNH CHỨNG .. để có hành chứng .. cũng không phải dễ .. nến điều chúng ta TÍN GIẢI .. còn phải qua giai đoạn thực hành tháo gỡ những tập khí .. dòng tương tục lâu dài .. mối tương quan ... không phải làm chủ, biến động theo ý của từng cá nhân dễ dàng ..


(3) Đạo Gì ? [smile]

đã nói là kiến tánh .. thì cuối cùng ... đời mình cũng vẫn thế ... [smile] ... vẫn là không ... đúng chứ [smile]

nhưng con đường đạo ... giả như ĐẶT LỰA CHỌN của CÁ NHÂN đứng ở những trường hợp khác nhau ... chúng ta sẽ CHỌN MÌNH LÀ AI ? [smile] .. được mà [smile]

(a) thí dụ như là cái BÀN là LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHIẾN TRANH .. trong khi chiến tranh đang tiếp diễn từng giây, từng phút .. từng giờ ...

vậy thì chúng ta chọn làm người chiến sĩ ? ... làm tướng ? ... làm người dân ? .... làm kẻ bị nạn ?

hay là 1 người tu hành ... ồ ... những chuyện VỚ VẨN TRONG ĐỜI --> chẳng mắc mớ gì tới tôi [smile] ... vì SỐNG CHẾT của cá nhân chính mình .. tui còn mặc kệ [smile]



(b) hay chúng ta đứng trước 1 trường hợp khác ...

mâu thuẫn giữa những người XUẤT GIA [smile] .. thì chúng ta chọn TIN CÁI GÌ? ... đi con đường CỦA AI ? [smile]

mặc dù tất cả mọi con đường khác biệt .. đều đi cùng 1 hướng ---> HOÀN KHÔNG [smile]

nhưng vẫn là VỊ TRÍ của chính bản thân trên con đường đó .... sự khẳng định, hiện hữu ngay tại điểm đó ... [smile]

---> đã được nhìn thấy là 1 CON ĐƯỜNG KHÁC .. xuất hiện như là 1 CON ĐƯỜNG TRÁI NGHỊCH ... tồn tại như 1 NGHỊCH LÝ [smile]


mô hình đồng biệt của Phật Giáo .. trên tâm NGŨ UẨN ... rất là lớn .. tại vì NGÃ [smile]

- đừng nói là những người khác ngã .. ngã khác nhau .. cũng đủ rối loạn

- ngay cả những người đi cùng đường .. cũng tu cùng phật đạo .. cùng chùa (chắc cũng cùng 1 sự phụ) 1 định hướng .. nhiều khi ... nhanh chậm khác nhau .. "sự cách biệt" đã là NGÃ KHÁC NHAU [smile] .. cũng là rối loạn

cho nên ... ông Phật cũng miêu tả rất đúng về những dòng tương tục ...là SỰ ĐẢO ĐIÊN VĨ ĐẠI [smile] --> đúng mà [smile]

Thế giới này rộng lớn .. mô hình đồng biệt, ngã lập .. .cho chúng ta thấy sự mênh mông, biến động nhiều không kể xiết .. và nhìn thấy hết .. cho nên ... tui nghĩ BẠN NÊN TỰ ĐI NHIỀU HƠN ... NHÌN HIỂU NHIỀU HƠN .. ĐỨNG VÀO NHỮNG VỊ TRÍ ĐÓ, KINH NGHIỆM NHIỀU HƠN [smile]

--> bạn sẽ HIỂU ĐƯỢC NỘI DUNG CÔNG ÁN này đó [smile] ...


phải hông ? [smile]



ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Sửa lần cuối:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
VQ góp vui với các Bạn về Công án Trãm mèo nha:

Tương tự Công Án Trảm mèo...

Khi ấy gió thổi, lá phướn lay động. Một vị tăng nói gió động, vị kia nói phướn động, cãi nhau mãi không thôi. Ngài Lục tổ Huệ Năng tiến tới bảo “Không phải gió động, không phải phướn động, tâm các ông động”. Đại chúng nghe vậy đều vô cùng ngạc nhiên,

Đọc xong câu chuyện trên có lẽ phần đông chúng ta cũng ngạc nhiên nhưng là ngạc nhiên trước thái độ của Tổ. Người ta đang nói chuyện gió, phướn, Ngài không góp ý được gì cho sáng tỏ vấn đề lại gạt ngang bảo tâm người ta động.
Chúng ta Suy nghĩ ra:
Gió thổi làm cho phướn động, phướn động khiến người ta biết có gió thổi. Nếu không có gió phướn không động, nếu không có phướn làm sao biết có gió thổi. Nên cả hai không thể tách rời nhau. Nói phướn động là chỉ nhìn hiện tượng trước mắt, nói gió động cũng chỉ xét đến nguyên nhân, cả hai đều phiến diện, chú ý mặt này, bỏ quên mặt khác.

Cũng như vậy. Nam Truyền trảm mèo là có tội hay con mèo đền tội ? Hay thật ra Tâm chúng ta có tội Động Tâm ?
Ở đây chúng ta không nói chuyện con mèo, mà nói chuyện Tâm và Tánh...

Kinh Thủ LĂNG NGHIÊM có bài kệ:

Thấy - Nghe như bệnh nhặm,
Ba cõi tựa Không hoa.
Phản văn.- Bệnh nhặm hết,
Sạch trần Tâm thanh lương.

Vâng ! Chúng ta mãi chạy theo thấy nghe suy nghĩ Nam truyền chém mèo, chạy theo tội phước để làm gì. Hãy: PHẢN VĂN VĂN TỰ TÁNH. Kiến Tánh tại nơi đây....
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
VQ góp vui với các Bạn về Công án Trãm mèo nha:

Tương tự Công Án Trảm mèo...

Khi ấy gió thổi, lá phướn lay động. Một vị tăng nói gió động, vị kia nói phướn động, cãi nhau mãi không thôi. Ngài Lục tổ Huệ Năng tiến tới bảo “Không phải gió động, không phải phướn động, tâm các ông động”. Đại chúng nghe vậy đều vô cùng ngạc nhiên,

Đọc xong câu chuyện trên có lẽ phần đông chúng ta cũng ngạc nhiên nhưng là ngạc nhiên trước thái độ của Tổ. Người ta đang nói chuyện gió, phướn, Ngài không góp ý được gì cho sáng tỏ vấn đề lại gạt ngang bảo tâm người ta động.
Chúng ta Suy nghĩ ra:
Gió thổi làm cho phướn động, phướn động khiến người ta biết có gió thổi. Nếu không có gió phướn không động, nếu không có phướn làm sao biết có gió thổi. Nên cả hai không thể tách rời nhau. Nói phướn động là chỉ nhìn hiện tượng trước mắt, nói gió động cũng chỉ xét đến nguyên nhân, cả hai đều phiến diện, chú ý mặt này, bỏ quên mặt khác.

Cũng như vậy. Nam Truyền trảm mèo là có tội hay con mèo đền tội ? Hay thật ra Tâm chúng ta có tội Động Tâm ?
Ở đây chúng ta không nói chuyện con mèo, mà nói chuyện Tâm và Tánh...

Kinh Thủ LĂNG NGHIÊM có bài kệ:

Thấy - Nghe như bệnh nhặm,
Ba cõi tựa Không hoa.
Phản văn.- Bệnh nhặm hết,
Sạch trần Tâm thanh lương.

Vâng ! Chúng ta mãi chạy theo thấy nghe suy nghĩ Nam truyền chém mèo, chạy theo tội phước để làm gì. Hãy: PHẢN VĂN VĂN TỰ TÁNH. Kiến Tánh tại nơi đây....
Đúng như Thầy Vienquang6 chia sẻ,

"Phản văn bệnh nhặm trừ,
Trần tiêu, Giác trong sạch".

Hay như cổ đức nói:

" Một niệm Tịnh tâm cuối cùng,
Thành Chánh Giác"

Cho nên, Tâm tịnh thì Độ tịnh.
Tâm có thể, dụng, tánh, tướng.

Tướng của Tâm là niệm, thể của Tâm là Trí (Giác), tánh của tâm là Thấy, biết, dụng của Tâm là sanh tử luân hồi.

Chúc chư hữu an lạc, tinh tấn.

Ps: Kiếp này Phật sẽ ra đời,
Nên Tôi khuyến tấn mọi người cùng đi.
Đạo này chỉ một lối đi,
Phật thừa là tánh Thấy, Nghe nơi mình.
Bản Tâm của Phật là mình.
Còn nghi còn vấn, Tịnh thời Viên Minh.
Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
ngày 8/6/2021, 9h10
- Cảm ơn các bạn Vienquang6, Khuclunglinh, Bantoioi, cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên thân mến.
(có mấy câu hỏi của Bantoioi mình sẽ trả lời bạn sau mục số 6 này...)
Nhân dịp bạn Vienquang6 đang nói về câu chuyện GIÓ ĐỘNG HAY PHƯỚNG ĐỘNG rất là hay ở trên của ngài LỤC TỔ tôi xin sang đề mục số 6:

6/ LỤC TỔ HUỆ NĂNG:
(sáng nay Hoiquang định viết đề mục số 6 là về LỤC TỔ, thật vui khi mở diển đàn ra thì vô tình rất vui thấy bạn Vienquang6 nhắc đến ngài LỤC TỔ ....hihi thật sự rất trùng hợp!)

Các em học sinh, sinh viên ạ!
Hồi Hoiquang tầm 10 tuổi, tức cách đây tròn 33 năm, thời buổi ấy chắc cái diễn đàn PHẬT PHÁP ONLINE này chưa có đâu vì có internet đâu mà có...hihi

Lúc ấy Hoiquang chỉ là 1 cậu bé, và cũng thường được mẹ kể cho nghe nhiều mẫu chuyện bên PHật giáo HÒA HẢO, bên PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT tức đạo PHẬT THÍCH CA vậy...

Trong đó có câu chuyện về ngài LỤC TỔ HUỆ NĂNG ...
Được nghe mẹ kể thấy hay hay và ngộ ngộ thật.

Các em học sinh, sinh viên biết hay ở chỗ nào, và ngộ ngộ ở chỗ nào không?
Đó là cuộc đời của ngài LỤC TỔ khác một trời một vực so với ngài THẦN TÚ
Lục tổ thì dốt, nghèo, quê quán ở nơi gọi là "man gợ"
Vào chùa thì ngài LỤC TỔ chỉ ở nhà củi xóa bếp, giã gạo, bửa củi, nấu cơm...làm việc nặng nhọc ..chưa một lần bước ra chánh điện bái lạy hay chưa được thầy ( NGŨ TỔ) dạy tu hành bao giờ....

(chú thích: từ mang gợ ví như thời đại 4.0 là ở nhà ổ chuột, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, hung bạo dữ dằng ở các con hẽm xì ke ma túy hút chích...thuộc tầng lớp tận cùng đáy xã hội.....)

Chúng ta thấy đấy, ngài HUỆ NĂNG không được học hành tử tế, quê quán không phải tốt đẹp hiền lành danh môn chánh phái, mà đến khi vào chùa còn bị đối xử tệ bạc không được chỉ dạy tu hành cặn kẽ....

Nhưng đến khi trình kệ cho ngài NGŨ TỔ để tỏ rõ mình có chứng ngộ hay không thì ngài THẦN TÚ còn ở ngoài võ ĐẠO, cửa ĐẠO ( tạm gọi là chưa KIẾN TÁNH) còn ngài LỤC TỔ đã vào nhà Tổ, đã liệu ngộ PHẬT PHÁP (tạm gọi là KIẾN TÁNH)

Xin trích lại câu thơ ngài LỤC TỔ trình kệ kiến tánh như sau:
BỒ ĐỀ VỐN VÔ THỌ
MINH CẢNH DIỆT PHI ĐÀI
BỔN LAI VÔ NHẤT VẬT
HÀ XỨ NHÁ TRẦN AI

...

Hoiquang xin hỏi các bạn học sinh, sinh viên có thấy lạ lùng không? một người dốt, sống nơi không tu hành = mang gợ = ngoại đạo? mà lại kiến tánh ngộ ĐẠO thì thật là điều lạ lùng.

Đáng lý ra ngài THẦN TÚ mới kiến tánh ngộ ĐẠO bởi ông ta tinh thông PHẬT PHÁP, danh môn chánh phái, xuất thân lý lịch rõ ràng nơi lương thiện, được học hành kinh điển tử tế đoàng hoàng, xã giao rộng, quản lý huynh đệ giỏi, đảm tirách hoạt động Phật sự chùa chiêng giỏi...

Các em sinh viên, học sinh thân yêu! tôi cũng từng có thời gian ngồi trên giảng đường đại học....chúng ta được thầy cô dạy môn này môn nọ, vô lớp chú ý nghe giảng bài, về nhà trọ đọc lại, làm bài tập, và đọc thêm tài liệu khác...tới kỳ thi thì thi 5 điểm là đậu môn học đó , rớt thì thi lại 1 lần, nếu rớt nữa học kỳ sau phải đăng ký học lại học phần đó tức nhiên phải tốn tiền thêm!
Rồi thoát một cái hết khóa....ai nấy đều ra trường, người đi làm, đứa ở lại học tiếp thạc sĩ....
Hiện giờ có đứa bạn tôi cũng được giữ lại trường dạy lại sinh viên...hihi, lúc làm trò, lúc làm thầy

Hihi....các em học sinh, sinh viên chú ý SỰ NGHỊCH LÝ: học chữ, học nghề, học đại học hay nghiên cứu sinh thạc sĩ, tiến sĩ nó khác hoàn toàn với học TU HÀNH! học PHẬT.

Nếu các em cố công NGHIÊN CỨ KINH ĐIỂN ĐẠO PHẬT, lấy bằng này bằng nọ về PHẬT HỌC có thể trở thành tiến sĩ PHẬT HỌC...thì đó cũng chỉ là thầy giáo dạy TU, khác với TU hoàn toàn.

Ví như cái máy thu âm rồi phát lại vậy....

Mà dù cả đời các em cũng không thể đọc hết TAM TẠNG GIÁO ĐIỂN của ĐẠO PHẬT.
Nhưng có thể tóm lại lại mấy ý như sau:
-PHẬT TẠI TÂM
- PHẬT PHÁP LÀ TỪ BI HỶ XÃ
- PHẬT PHÁP LUÔN BÌNH ĐẲNG
- PHẬT PHÁP KHÔNG MÊ TÍN
- PHẬT PHÁP CÓ NHÂN QUẢ, CÓ LUÂN HỒI...

Hoiquang xin giải thích tóm gọn mấy ý trên như sau:
- Thứ nhất PHẬT TẠI TÂM, cũng đã có nói rồi, nếu các pháp tu nào chỉ PHẬT ngoài TÂM là tà pháp và PHẬT ngoài TÂM là PHẬT của người ta, mà là PHẬT của người ta nên khó có thể cứu chính mình, chỉ có PHẬT TẠI TÂM mới cứu chính hành giả đó mà thôi.

- Thứ hai PHẬT PHÁP LÀ TỪ BI HỶ XÃ, lấy đức báo oán, bỏ dữ làm lành,,,,nên các pháp môn dạy tu hành nào cổ súy việc sát sanh hại vật cúng kiến thần thánh tiên Phật đều không phải PHẬT PHÁP. Như khi bệnh đau mà cúng đầu heo cho ta hết bệnh đó là không phải chánh pháp.
- Thứ ba PHẬT PHÁP LUÔN BÌNH ĐẲNG, nghĩa là tất cả chúng sinh ( chúng sinh là tất cả vi rút CORONA, vi khuẩn, trâu, mèo, gà, vịt....và con người) đều có PHẬT TÁNH.
Nhưng tiếc thay chỉ có con người mới có thể KIẾN TÁNH mới có thể thấy TÁNH. Nhưng cái tánh ở loài nào cũng có!
- Thứ tư PHẬT PHÁP không mê tín. Những việc mê tính như: coi bói, coi ngày cất nhà, coi ngày cưới gã, cúng tam tai , cúng sao, đốt vàng mã cho người chết, cúng heo cầu hết bệnh....vân vân
- Thứ năm PHẬT PHÁP CÓ NHÂN QUẢ, LUÂN HỒI, bởi làm ác thì sẽ gặp ác , và có kiếp trước kiếp sau, chết chưa phải hết, có đào thai chuyển kiếp....( câu chuyện núi xương khô A NAN gặp khóc...PHẬT THÍCH CA mới khuyên rằng trong ấy còn có thân ta, cha mẹ ta...nhiều đời nhiều kiếp...)

....

(Xin nhân đây trả lời riêng bạn Bantoioi một chút, đã noí PHẬT PHÁP LÀ BÌNH ĐẲNG hà cớ chi nếu là 1 vị TỔ SƯ sao lại mình là TỔ mà muốn chém giết mèo trong CÔNG ÁN NAM TUYỀN TRẢM MIÊU hay sao. Ai ai cả con mèo, con vi rút CORONA cũng có PHẬT TÁNH, vậy sát hại PHẬT TÁNH người ta mà mong đệ tử mình kiến cái PHẬT TÁNH ấy ư! Thật vô lý và không từ bi hỷ xã chút nào....

Cũng không có việc giết mèo xong rồi dùng thần thông để cứu nó....vì trái với qui luật tự nhiên, trái nhân quả...luân hồi.

Điển hình là ngài LỤC TỔ HUỆ NĂNG, nghe nói Ngài còn thả bớt thú mắt bẫy nữa cơ mà! nghe nói Ngài chỉ ăn rau rừng luột với nồi thịt rừng, ngài đâu có ăn thịt gừng, vì lúc ấy không có nồi nấu riêng,,,,bất đắc dĩ phaỉ ăn sống như thế....

Dạ, Hoiquang chưa bao giờ nghe mẹ mình kể Ngài LỤC TỔ chém thú rừng để dạy mấy anh thợ săn KIẾN TÁNH cả.

Thiếu gì cách để dạy KIẾN TÁNH: tán cho bạt tay, đập cây gậy, la ó quát mắng, đưa cành hoa sen,
Ví dụ : Ngay tại đây và ngay bây giờ các em sinh viên học sinh đang nhìn màn hình, đọc dòng chữ này các em nhìn bằng cái tâm mình nha, không nhìn bằng mắt vào con chữ, kiến hay không thấy tánh hay không là tùy ở các em không đâu xa cả!

Mến chào các em!
...
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
16/3/20
Bài viết
469
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Hí hí... vui là chính,,, chỉ là góp chút muối vào nồi lẩu chung thôi mà...

Chuyện ngài Nam Truyền chém mèo hết hứng thú rồi,,, chẳng nên để vọng chồng thêm vọng,,, cho qua nhé bạn...

Thiếu gì cách để dạy KIẾN TÁNH: tán cho bạt tay, đập cây gậy, la ó quát mắng, đưa cành hoa sen,
Ví dụ : Ngay tại đây và ngay bây giờ các em sinh viên học sinh đang nhìn màn hình, đọc dòng chữ này các em nhìn bằng cái tâm mình nha, không nhìn bằng mắt vào con chữ, kiến hay không thấy tánh hay không là tùy ở các em không đâu xa cả!

Đồng ý với nhiệt thành của bạn,,, Nhưng...!!!

+ Nguyên lý tiếp xúc của chúng sanh là: Căn - Trần - Thức. Chính cái Thức uẩn này thâu nhận mọi dữ liệu rồi lập tri chấp giữ làm cơ sở để ... so sánh phân biệt đối chứng... Nên phải thông qua thời gian do đó mà sinh... Phiền não! Vì vậy mà thấy nghe khi xúc cảnh là căn bản nghiệp của chúng sanh không thể khác được! Cho nên nói chúng sanh phải tu sửa để xuất thế gian.

+ Nguyên lý tiếp xúc của bậc giác ngộ là: Căn - Trần - Giải Thoát. Chính vì Giải Thoát khỏi Thức uẩn nên... không còn so sánh - phân biệt (phân biệt nhưng chẳng tác ý),,, vì sao? - vì Thức đã chuyển thành Trí rồi - thấy biết đồng thời không qua thời gian do đó mà... không còn phiền não!

Vì thế,,, Kiến Tánh (đốn ngộ) là một bước nhảy lượng tử... từ kẻ chúng sanh thành bậc giác ngộ! Vậy phải có điều kiện cần và đủ để có bước nhảy vĩ đại này.

Vậy điều kiện cần và đủ đó là gì?
Thầy Tổ đã dạy đó,,, mời các bạn xem đi.

Kết luận: Thấy nghe các tri kiến giải thoát để ngộ lý thôi (giải ngộ),,, sau đó phải tri hành hợp nhất mới được. Còn tiệm ngộ hay đốn ngộ là tùy phương pháp tu hành vậy. - và Kiến Tánh Online phải xem lại!

Ps: Có một số trường hợp không ý thức là tu hành gì cả (người bình thường hoặc người Chân tham - tham thiền mà không biết),, họ trăn trở thắc mắc một vấn đề gì đó trong đời sống,,, thình lình ngộ bản tâm! Trùng trùng duyên khởi hiếm có lắm.

Lời mộng rồi...
Cung kính.
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
Đúng như Thầy Vienquang6 chia sẻ,

"Phản văn bệnh nhặm trừ,
Trần tiêu, Giác trong sạch".

Hay như cổ đức nói:

" Một niệm Tịnh tâm cuối cùng,
Thành Chánh Giác"

Cho nên, Tâm tịnh thì Độ tịnh.
Tâm có thể, dụng, tánh, tướng.

Tướng của Tâm là niệm, thể của Tâm là Trí (Giác), tánh của tâm là Thấy, biết, dụng của Tâm là sanh tử luân hồi.

Chúc chư hữu an lạc, tinh tấn.

Ps: Kiếp này Phật sẽ ra đời,
Nên Tôi khuyến tấn mọi người cùng đi.
Đạo này chỉ một lối đi,
Phật thừa là tánh Thấy, Nghe nơi mình.
Bản Tâm của Phật là mình.
Còn nghi còn vấn, Tịnh thời Viên Minh.
Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.

- 2h30 chiều
Chào bạn 3 TUẦN đã ghé đây, lâu quá không gặp.
...Buổi sáng nhắc mấy em sinh viên học sinh bỗng chiều nay muốn viết tiếp đề mục số 7:

7/ CẬN THỊ VÀ VIỄN THỊ
Nhận thấy các em học sinh nhỏ ngày nay bị cận thị nhiều quá, mới cấp 1 mà đã mang kính cận, thật tội.
Ai cũng biết cận thị là chỉ nhìn chữ gần mới đọc được.
Còn các cụ già hoặc trung niên tầm 50 tuổi cũng viễn thị rồi, viễn thị tức chỉ nhìn xa, đưa trang sách ra thẳng tay nhíu mày mới thấy chữ...

Chiều nay Hoiquang sẽ mách khéo nói hoạch tẹc ra là chỉ cho các bạn học sinh sinh viên nào bị cận thị KIẾN TÁNH.
- Các em bị cận cứ bỏ kính cận ra, lấy trang sách đưa thật xa mắt, đưa thật xa và cố gắng dùng hết sức bình sinh của mình để đọc được một chữ.

Giống như các em đi khám sức khỏe thi bằng lái xe, người ta che 1 bên mắt và chỉ hàng chữ cho các em đọc từ hàng chữ to nhất đến nhỏ nhất....

CÂU ĐỐ ĐẶT RA LÀ:
Các em có thấy gì không khi không thấy gì hết?

Chắc, các em sẽ trả lời là, dạ! em chỉ thấy một đám rừng!

Thấy đám rừng sao nói là không thấy!

Giống như các em dùng đèn pin gọi vào tấm kiếng vuông gốc thì ánh sáng sẽ phản chiếu lại vào mắt các em.
Khi các em nhìn một vật, hay đọc sách thì các em chỉ bị cuốn vào con chữ trong đó mà đâu có dựt cái con mắt nó quay lại nhìn bản thân các em ?

Người kiến tánh cũng đọc sách y như các em, nhưng mắt họ vừa nhìn sách mà cũng mắt đó nhìn lại cái gọi là tâm. Hay họ đang đọc sách bằng TÂM chứ không phải bằng con mắt.

NÓI THÌ DỄ LẮM , NHƯNG càng nói càng chỉ thì càng xa cái cần nói! tức càng xa cái gọi là TÁNH.
...
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,963
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Giả sử có 1 ngọn lửa đốt sạch hết các kinh văn in bằng chữ trên giấy hay dữ liệu trên internet bị nhiễu sóng biến mất thì PHẬT PHÁP vẩn được truyền thừa, vẩn được kế thừa như câu nói: TÂM truyền TÂM gì đó...
Nói truyền thừa cũng chỉ là phương tiện, vì ai ai đều có thì ai truyền cho ai?

Kinh sách, văn tự mất hết thì cần một vị Phật mới chuyển pháp luân để làm phương tiện giáo độ chúng sanh. Nếu không phương tiện thì không thể giác. Chạy theo phương tiện thì vẫn là lầm mê. Nơi phương tiện nhận ra cái xưa nay sẵn có nơi mình thì gọi là Kiến Tánh. Chỗ này là thành tựu về tri kiến, biết rõ đâu là chân và ngụy nhưng chưa phải là thành tựu cuối cùng. Thành tựu cuối cùng là thành tựu về mặt hành động (nhân duyên), hành động của mình hoàn toàn tương ưng với Tánh nơi mình, mà Tánh nơi minh ưng với Tánh muôn vật, bình đẳng không sai khác, đem lợi lạc đến muôn loài, tức là rõ hết thảy nhân duyên thì đó mới là Phật Quả.

Như vậy, tóm lại có hai thứ trong ta: Thứ nhất là bản thể tánh bất lập văn tự-hình tướng; Thứ hai là tương tác nhân duyên với thế giới bên ngoài. Hai thứ này mãi mãi ở nơi ta, cái thứ nhất thì muôn đời vẫn vậy, cái thứ hai thì sẽ có biến chuyển, trong thì làm nhân, ngoài thì làm duyên, mà biến hóa thành muôn hình vạn trạng và kết cục ở Phật quả.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

đúng là số 7 thường là con SỐ XUI [smile] ... nên càng NÓI càng XA TÂM nhỉ [smile]


Phim phút thứ 17+ cũng kể rằng .. Bồ Đề Đạt Ma tốn biết bao nhiêu công sức mới tìm ra "TỊNH THẤT" để tu hành [smile] ...


(1) Tâm là --> Căn Bản [smile]

trong các bộ kinh Phật .. ông Thích Ca nhiều lần chỉ rõ nội dung giáo lý của mình từ nơi căn bản .. tức là CHỈ TÂM [smile]

bởi vì cũng từ nơi tâm mà ông nhìn thấy đủ thứ nhiều như rừng ... chúng ta thường hỏi: ông Phật Thích Ca nói BIẾT NHIỀU NHƯ LÁ RỪNG từ đâu .. thì là từ tâm [smile]:

(a) Vô NGã Tướng --> tất cả các tướng do duyên lập khởi .. đều hoàn không

(b) Tứ Diệu Đế --> khổ .. nguyên nhân của khổ .. con đường thoát khổ ... đạo

(c) Bát Chánh Đạo .... .... vvv....

(d) nói đạo thì cũng nói PHÁP luôn chứ [smile]

(e) và nói thấy thì phải nói thấy NHƯ THỊ luôn chứ [smile] .. bởi vì không thật thì miêu tả suy đoán thì đâu có đúng .. càng nói càng thấy .. càng tư duy .. càng tưởng tượng .. càng khuyếch đại thì càng xa [smile]

như vậy ... chính là nơi tâm ... và cũng những kinh nghiệm .... trải nghiệm nơi những sự thật của tâm ... mà kinh chép lại những dòng kinh nghiệm giác ngộ này từ đời này qua đời khác [smile]

thử hỏi người nói hỏng thật ... sao lại hỏng xa kinh ... cảm thấy kinh sách những dấu chân xưa chỉ như đờm rãi, bỏ đi .. chẳng có tí giá trị gì nhỉ ? [smile]


cho nên kiến tánh tại dụng:

- thì tánh nơi ông ks cũng là nơi DỤNG TÂM mà thấy ngã lập .. thấy pháp tướng sinh trụ hoại diệt ... đúng như thập như thị như thế nào

- kiến tánh nơi người nhìn xa .. cũng đúng là nơi DỤNG TÂM ... thấy pháp tướng sinh trụ hoại diệt .. đúng như thập như thị như thế nào

- kiến tánh nơi kẻ nhìn gàn .. thì cũng cũng nơi DỤNG TÂM ... mà thấy .....


vì vậy ... kiến tánh càng đúng ... càng phải thấy NHỮNG BƯỚC CHÂN CỦA NGƯỜI XƯA ... cũng chính là NHỮNG BƯỚC CHÂN CỦA MÌNH ... [smile]

phải có những bước ĐỒNG TÂM [smile] ĐỒNG TÁNH xảy ra chứ [smile] ... phải có những CỤ THỂ .. NGUYÊN LÝ ... QUY TẮC như những gì họ khám phá tìm ra nơi hiện tượng vạn pháp chứ .. [smile]

CHÂN LÝ phải là CỤ THỂ ... thiếu CỤ THỂ .. thì CHÂN LÝ .. chỉ là GIẢ LÝ bởi vì nó không thể lập lại được thì muôn đời khó đúng [smile]


cũng vì vậy ... TÂM là CĂN BẢN [smile]

và TÂM cũng là CỤ THỂ của KIẾN TÁNH [smile] ... cần những gì nhỉ [smile]



(2) Phân Biệt ... là Ý .. cũng Không là Ý [smile] --> GIÁC NGỘ "SỰ THẬT" [smile]


Sự phân biệt do trí hiểu của con người khi cái đúng đó còn trong giới hạn: khổ, vô thường, ... thì đó là Ý [smile] ... bởi vì khi cái TÂM đó không còn, thì cái Ý đó có còn đâu .. không có không thường thì làm sao mà đúng [smile] .. mà chân [smile]


Sự phân biệt ... do trí hiểu được thăng hoa, hiểu rộng vượt qua giới hạn của khổ, vô thường .. thì sự phân biệt đó .. mới gọi là: KHÔNG là Ý .. như lời của ngài Vĩnh Gia Huyền Giác nói với Lục Tổ:

phân biệt cũng không là Ý

*** tại sao Giác Ngộ Sự Thật --> thì Trí Hiểu Thăng Hoa ? [smile] ...


- dễ hiểu mà .. thấy tay thò vào lửa bị cháy có rút ra không ? .. có cố kéo ra không ? .. thấy đau có rụt tay lại không ? .. cho nên .. THẤY HUYỂN --> thấy tác hại của "huyển tâm" --> thì "HUYỄN DIỆT" tức là sự thăng hoa xảy ra nơi tâm, trí hiểu cũng thăng hoa chứ sao .... [smile] ...

- điển hình như là thấy những tác nhân của "huyễn tâm" dẫn tới tâm tà .. tà kiến .. như là tham sân si .. vọng tưởng hoài nghi ... nói không thật .. lưỡng thiệt .. vv .. dẫn đến điên đảo, bất an . bất tịnh .. khổ --> nhìn thấy nguyên nhân của khổ thì đương nhiên .. con đường diệt, đạo cũng đã tới tận nơi Ý luôn rùi [smile]


cho nên .. kiến tánh ... là con đường giúp cho TRÍ HIỂU của hành giả được thăng hoa .. vượt qua giới hạn của các pháp, pháp giới .. vượt qua giới hạn của bản ngã ... cũng vì đó,

mới nói là KIẾN TÁNH --> THÀNH PHẬT [smile]


như vậy .. kiến tánh thành phật .. cũng phải có nhiều căn bản cần được học hỏi lắm [smile] ... rất nhiều cụ thể về tâm cần phải nhìn thấy và hiểu lắm ...


cũng như công án xưa vậy thôi .. người xưa cũng có tâm .. tổ cũng phải có tâm, thầy chùa, đệ tử đều có tâm ..

- khi chúng ta mình vào bối cảnh "đồng tâm với tổ" với tập khí tu hành, thời gian và kinh nghiệm hành đạo của họ

- khi chúng ta đặt mình vào bối cảnh "đồng tâm với những người khác họ" .. thì cũng với tập khi tu hành .. thời gian kinh nghiệm của họ

thì chúng ta có thể phần nào .. lớn nhiều .. có không cũng có thể lập lại được bối cảnh NAM TUYỀN TRẢM MIÊU CÔNG ÁN [smile]

--> và khi TỔ, SƯ, ĐỆ TỬ .. vvv .. tất cả cùng hiện hữu trong 1 lúc, 1 không gian, 1 thời gian .. thì bối cảnh đó .. sẽ có những hoạt động gì xảy ra .. vv....

mí cái nhìn đó .. .mới đúng là gần với nội dung CÔNG ÁN [smile] --> là phương pháp tiếp cận đúng mà [smile]


(3) Tâm - Vật .... Tướng, Pháp Tướng

hoạt động của tâm .. cái dụng của tâm .. dẫn tới những tác động trên tâm (sắc, thọ, tưởng hành thức) .. một khi hoạt động của tâm "BỊ GIỚI HẠN" trong 1 khuôn khổ .. thì những tác động trên tâm thường sinh ra những giới hạn,

- như người nấu bếp .. chuyên giỏi bếp núp .. những chuyện khác hông thể làm được [smile]

- như nhà kỹ thuật .. thì thường cũng không giỏi chuyển khác [smile]

vấn đề tâm tướng .. pháp tướng này cũng dễ hiểu khi chúng "là NHỮNG GIỚI HẠN" dẫn đến tướng .. và PHÁP TƯỚNG .. và chính sự chấp chặt vào những tướng này, nhận cái TÂM: do duyên TÂM "hoạt động trong giới hạn" sinh ra cái tâm giới hạn do duyên khởi đó .. mà gọi là tâm ..


bởi vì cái tâm tướng này ... khi GIỚI HẠN bị hủy bỏ .. cắt bỏ .. hay có lý do giới hạn không tồn tại nữa .. thì cái tâm đó cũng tan rã [smile] .. nên nó cũng có thành trụ hoại diệt .. vì vậy mới gọi tâm đó là TÂM TƯỚNG .. là PHÁP TƯỚNG

phàm sở hữu tướng

hư thị giai vọng

nhược kiến CHƯ TƯỚNG --> PHI TƯỚNG

tức kiến NHƯ LAI

như vậy ... kinh cũng khẳng định sự thành trụ hoại diệt của chư tướng, pháp tướng trên tâm [smile] ... quán tâm trên tâm [smile] cũng thấy ... quán pháp trên pháp .. trên tâm cũng thấy .. quán thọ thị khổ cũng thấy .. quán thân vô thường cũng thấy [smile]

cho nên .. chư tổ trong vấn đề kiến tánh chỉ dùng đến hai từ:

- TÂM và VẬT [smile] ... TÂM tức là cái tồn tại không giới hạn .. và VẬT tức là cái "TÂM" bị giới hạn, nhứt là khi cái "TÂM GIỚI HẠN" sinh ra Ý THỨC chấp chặt vào sự tồn tại của nó: thân kiến ... và từ đó sinh ra sự hoài nghi: ngoài nó là cái DUY NHẤT LUÔN CÓ của họ ra, hỏng có THÂN NÀO KHÁC [smile]... và THỦ luôn cái THÂN KIẾN đó chứ sao ? [smile]

tuy công án pháp thoại thường không nói ra vấn đề này . nhưng ... đó là chỗ khó của CÁC VỊ TU HÀNH theo thiền tông xưa [smile]


(a) Sư đến Tào Khê tham yết Tổ Huệ Năng, Tổ hỏi: "Ở đâu đến?" Sư thưa: "Ở Tung Sơn đến."

Tổ hỏi: "Vật gì đến?"

Sư trả lời không được bèn ở lại.

Sau tám năm, sư chợt tỉnh, đến trình Tổ câu trả lời sau:

"Nói là một vật là không đúng." - Nam Nhạc Hoài Nhượng


(b) Tổ hỏi: "Cái gì biết không động?"Sư thưa: "Ngài tự phân biệt."

Tổ bảo: "Ngươi đạt ý vô sinh rất sâu!"

Sư thưa: "Vô sinh há có ý sao?"

Tổ hỏi: "Không có ý, cái gì biết phân biệt?"

Sư thưa: "Phân biệt cũng không phải ý."


(c) Tổ thấy thế bèn hỏi:

"Ở đây làm gì?"Sư đáp: "Quán tâm."Tổ hỏi: "Ai quán, tâm là vật gì?"

Sư nghe không đáp được bèn đứng dậy làm lễ, hỏi và biết được Tổ là Thiền sư Đạo Tín. sư chỉ Tổ vào hang phía sau tạm nghỉ. Thấy thú dữ lăng xăng, Tổ ra vẻ sợ, sư hỏi:

"Ngài vẫn còn cái đó sao?"Tổ hỏi lại: "Cái đó là cái gì?"

Sư không đáp được. Một lát sau, Tổ viết lên bàn toạ của sư chữ "Phật" (佛). - Pháp Dung



cho nên .. đó chỗ "KHÔNG PHẢI MỘT VẬT" ... CHƯ TƯỚNG PHI TƯỚNG đó ... mới là chỗ CHỈ TÂM thực sự [smile] ...

cho nên .. không phải một vật .. mới là vô sinh .. và cái vô sinh đó chính là chỗ vượt qua giới hạn của tâm của bản tâm .. nên mới nói là phận biệ thỏng phải là Ý [smile]

cho nên .. pháp ngữ pháp thoại đều khó ở chỗ ngắn gọn nhưng nội dung học hỏi trí từ trên căn bản của những vị tổ này cũng thay đổi .. học hỏi .. học hiểu cũng sẵn có hoặc sẽ tiến bộ theo thời gian ..

như ông Nam Nhạc Hoài Nhượng tu từ nhỏ cũng cần thêm 8 nam ..

như Pháp Dung cũng nghe nói tâm vật chẳng hiểu liền cũng phải do tổ Đạo Tín chỉ rõ thêm ..

như ngài Huyền Giác đối đáp với Lục Tổ Huệ Năng người ta nghe tưởng gì huyền bí, thiêt ra nội dung CÔNG ĐỨC SÂU DẦY --> mới dám CẦM BÁT ĐI VÒNG VÒNG quanh tổ chứ [smile]



thật ra những CĂN BẢN NÀY ... biết bao nhiêu thư viện phật học .. biết bao nhiêu người tu hành thời nay, cũng biết bao nhiêu người dày công ghi chép, đánh máy .. vv .. rùi biết bao băng giảng .. lời giảng thuyết ... TỪ TRÊN CĂN BẢN NÀY [smile] --> vốn có RẤT NHIỀU [smile]

nhưng cũng tại vì SỐ 7 còn là CON SỐ 7 ... nhưng lại GẦN SỐ 8 và SỐ 9 .. nên thiếu căn bản thôi [smile] ...

cũng như 1 người đi tu .. cả họ được nhờ .. là vì NGƯỜI TRONG HỌ có sự THÀNH TÍN và CHÍ TÂM .. nên TÍN GIẢI mới dễ dàng .. [smile] ... đã 1/2 công đoạn TÍN GIẢI HÀNH CHỨNG rùi [smile]


phải hông ? [smile]

ờ mà đúng hông ?[smile]
 
Sửa lần cuối:

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
ngày 9/6/2021 9h sáng.
Chào các bạn.
Hổm rày Hoiquang chỉ nói tới TÁNH tức THIỀN tức như ghe-xuồng-thuyền-bè, nay vì thấy bạn VÔ NHẤT BẤT NHỊ rất am hiểu về pháp TỊNH ĐỘ ghé góp vui, nênHoiquang bèn nghĩ ra đề mục tiếp theo số 8:

8/ NGÃ 6 GÒ VẤP:

Thưa các bạn và các em sinh viên, học sinh thân mến.
Hai từ GÒ VẤP nổi tiếng mấy hổm nay vì là tâm dịch COVID19 đợt 4, các bạn sinh viên ngoại tỉnh nếu chưa biết ngã 6 Gò Vấp thì khi nào xong dịch hãy đi ngang qua 1 lần cho biết, còn các em là người bản xứ SÀI GÒN chắc không lạ gì rồi, có phải không!

Ngã 6 Gò Vấp có gì đặc biệt mà Hoiquang quảng cáo vậy!?
Thật ra đó cũng chỉ là nút giao thông có 6 ngã chung 1 cái nút giao lộ mà thôi.

Chỗ cái nút giao lộ này không thuộc riêng về con đường nào của 6 nhánh đường tủa ra. Nút giao nhau giữa 6 con đường là phần đường chung mà, nếu không có nút này thì 6 con đường này riêng rẻ ra cả, không gọi là ngã 6 Gò Vấp nữa.

Ngã 6 Gò Vấp ví như sáu cơ quan của con người: MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, THÂN, Ý

Sáu cơ quan của con người cũng y chang, y hệt như vậy, dù là tai hay mắt, dù là thân hay lưỡi đều có 1 cái nút giao nhau hay giao lộ chung! Có bạn sinh viên học sinh nào tìm ra giao lộ của sáu cơ quan ở con người chưa?
Nếu các em tìm ra được tức các em thấy TÁNH, hay KIẾN TÁNH, hay thấy chủ nhân ông.

Rồi....ở trong 6 giác quan của con người nào là nói năng, cử động, hít thở, nhìn nghe ngắm, suy nghĩ....sinh ra hàng tỉ tỉ trạng thái cử động giao tiếp...giữa con người với chính mình, hay giữa người và người hay giữa người với thiên nhiên cây cỏ muôn thú....

Hoiquang hy vọng với cách nói đơn giản, thực tế và dốt dốt về kinh điển của Hoiquang có thể phần nào giúp các em sinh viên học sinh có thể có cái nhìn đơn giản nhất, dễ hiểu nhất về PHẬT PHÁP, và riêng về PHÁP ĐỐN NGỘ- KIẾN TÁNH.

THẾ THÌ NHƯ VẦY:
-Khi các em ngồi xếp bằng tập trung tư tưởng không nghĩ gì tập trung tư tưởng vào giữa 2 chân mày ....đó gọi là Thiền. (nhớ là khi tập trung tư tưởng cố gắng đừng nhớ đến người yêu hay các môn học hay nhớ game nha! hihi)
-Khi các em ngồi xếp bằng trong miệng niệm, hay chỉ niệm trong tâm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬTđó gọi là các em đang ngồi niệm PHẬT hay tu theo TỊNH ĐỘ. Và các em nhớ là hễ đã bắt đầu thực hành pháp TỊNH ĐỘ là cứ niệm câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT và đừng có mong đừng có tưởng cảnh giới Tây PHương gì đó nữa, cũng đừng có trông PHẬT A DI ĐÀ đến rướt đi nha, kê ông PHẬT rướt ai thì rướt, mình lo việc của mình lo làm theo lời ổng đã dặn rồi mà tức cứ niệm, niệm hoài bất kể tứ oai nghi, bất kể giờ giấc, hễ tới giờ ngũ thì ngũ....
-Khi các em ngồi chăm chú nhìn chăm chú tập trung tư tưởng cố gắng không nghỉ ngợi gì vào bức tượng gỗ, hay bình bông xinh xinh nào đó... gọi là các em đang tu pháp Quán tưởng.
-Khi các em nào thích đọc chú, nhất là chú đại bi như các chữ: NAM MÔ A LỊ GIA BÀ LÔ KIẾT ĐẾ...thì các em cũng không cần phải hiểu tiếng này dịch ra nghĩa là gì...kệ nó, cứ đọc ra tiếng hay thầm trong bụng khi ngồi hay đi đứng cũng được, và nhớ là đọc tới chữ đừng có nhớ mấy lô số đề nha...hihi
-Khi các em tham thoại đầu, ví dụ như đọc câu : TA LÀ AI? thì cứ việc ngồi suy nghĩ câu ấy không nghĩ ngợi gì khác...ngày đêm cứ thế....nào ngũ thôi.
-Khi các em nào thích các công án tức là các mẫu chuyện có thật người thật việc thật năm xưa giữa các TỔ SƯ và học trò của ngài đối đáp, thấy hay người ta ghi lại thành bộ sách gọi là công án, nó rất khó hiểu, em nào thích cứ tìm đại 1 câu chuyện rồi ngồi ngẫm nghĩ....ngẫm nghĩ...ngẫm nghĩ coi có cái TÁNH nào cáiĐẠO nào được hé lộ cho mình không. Nếu các em nhận ra được yếu chỉ trong các công án tức các em đã tự KIẾN TÁNH.
Ngày xưa có đệ tử nhờ các câu nói, cách hành xử kỳ đặc của thầy TỔ mà ngộ ĐẠO, họ nhờ có thầy trực tiếp chỉ dạy, còn thời đại 4.0 nay là năm 2021 rồi, không có TỔ nào có thể sống lại để trực chỉ cho các em đâu. Nên các em phải tự mình KIẾN TÁNH tức là KIẾN TÁNH ONLINE vậy! Hay các em phải tự thấp đuốc lên mà đi như ai đó nói...
-Hay các em nào thích loại thiền cột tâm không cho nghĩ ngợi gì...khi nghĩ gì thì cố gịt nó lại, nhốt nó lại...thì thiền này cũng được, nhưng lại có cái nhược điểm là phải ở nơi vắng vẻ, 1 mình hành trì, các em không thể vô lớp học mà thiền loại này được, vô lớp học các em có thể niệm phật trong bụng được!
Và thiền cột tâm này chưa phải là THIỀN TÔNG, chưa phải là THIỀN ĐỊNH của LỤC TỔ HUtỆ NĂNG: định mà động, tức là khi định vẩn biết nghe thấy cảm xúc hết chứ không phải y như cục đá ...
Thiền cột tâm rất nguy hiểm, rất dễ rơi vào các trạng thái lơ lững bồng bền như thấy xanh đỏ, hào quang...hãy coi chừng nha các em.... đó không phải là chứng đắc gì cả....mà thiền này rất dễ tẩu hỏa nhập ma như các bộ phim kiếm hiệp Hồng Kông mà các em đã xem.
...
Hoiquang tóm gọn các pháp tu thường thấy nhất có bấy nhiêu thôi, tuy nói có 84000phap nhưng nhiêu là cũng đủ mệt rắc rối rồi...hihi

Tại sao Hoiquang nói là rắc rối?
Là vì như vầy, nếu các em có bắt gặp nhiều bài trên mạng nói là PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA LÀ NGỤY TẠO hay kinh điển đại thừa là ngụy tạo gì đó,,,,hay chỗ thì chê pháp này dỡ, chỗ thì khen pháp tu kia hay...chỗ thì đề cao pháp ĐỐN NGỘ KIẾN TÁNH chỗ chê pháp TIỆM NGỘ là dỡ là không hay....hay nói hãy bỏ pháp tu này mà sang pháp tu khác ví như kêu bỏ tu tịnh sang tu thiền, hay kêu bỏ mật Tông sang tịnh độ Tông...vân vân thì các em đừng có giao động lòng tin, nếu các em tin pháp tu gì thì cứ tu pháp đó, nào tự mình thấy không hợp pháp đó thì tự mình đổi sang chứ đừng chạy theo số đông....hihi
Pháp tu nào thì tu cũng như vậy mà thôi, ví như ngoài chợ người ta bày bán cả ngàn thức ăn nước uống, nào xôi chè, rượu, thuốc , quần áo xanh đỏ tím vàng, ai thích chi mua nấy...hihi

Rồi, xong rắc rối thứ 1, đến rắc rối thứ 2: Chở lại chuyện NGÃ 6 GÒ VẤP, cái nút giao lộ chung đó ví như cái nút chung giữa các pháp tu THIỀN, TỊNH, QUÁN TƯỞNG, THAM THOẠI ĐẦU, THAM CÔNG ÁN, TRÌ CHÚ...Cái nút giao lộ này hễ tới giao lộ là thấy liền hà, còn cái nút chung giữa các pháp tu thì nếu các em thấy được là các em đã ĐẠT ĐẠO, NGỘ ĐẠO, hay KIẾN TÁNH trong nhà THIỀN hay NIỆM PHẬT BA LA MẬT gì đó trong TỊNH ĐỘ TÔNG.

Cho nên, người đã kiến tánh họ đã nhận ra nút giao nhau giữa các pháp tu, đơn giản như vậy thôi. Và họ không còn chấp các pháp tu hay dỡ, hay bắt họ niệm phật, đọc chú, ngồi thiền họ không có chướng ngại, không có bỡ ngỡ và khó chịu.
Ví dụ như Hoiquang, Hoiquang tự nhận mình đã kiến tánh- tức nhận ra nút giao lộ các pháp tu thì Hoiquang niệm phật cũng không sao, bắt ngồi cột tâm vào 1 điểm nào đó cũng không sao, bắt ngồi đọc chú ĐẠI BI cũng không sao, bắt ngồi tham công án cũng chả sao, bắt ngồi đọc câu thoại đầu " Hoiquang là thằng ngu con" cũng không sao...hihi

Hay nói theo cách khác, TẤT CẢ CÁC PHÁP TU ĐỀU ĐI ĐẾN GIAO LỘ NGÃ 6 GÒ VẤP? ĐỀU ĐI ĐẾN CÁI TÁNH, nhận ra TÁNH tức thấy CHỦ NHÂN ÔNG, tức KIẾN TÁNH,...

(Hihi, người Kiến Tánh là họ đã bước lên được vòng xoay giao lộ và ngắm nhìn lại mấy con lộ giao nhau kia! họ cũng là người tham gia giao thông!)

Hihi...NGÃ 6 GÒ VẤP nổi tiếng rồi!
Chào các em , chúc các em học sinh sinh viên vui khỏe học giỏi. Nhớ nào hết COVID hãy 1 lần du lịch đến ngã 6 GÒ VẤP nha!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Sợ số 7 là SỐ XUI gần 8 và 9 nên .. xuống thành số 6 CHĂNG [smile] ?

Ngày xưa có 1 người tới tham vấn ông Phật... hỏi này hỏi nọ trình bày về phương pháp tu đạo .. nhưng ông Phật ngồi nghe rùi "IM LẶNG" .. được 1 hồi lâu, ông tôn giả này CÁM ƠN đức Phật đã chỉ dạy ổng rùi rời đi [smile]

các đệ tử của ông Phật cũng ngạc nhiên .. thì ông Phật giải thích:

- Một CON NGỰA GIỎI ... THẤY BÓNG ROI --> là PHI NƯỚC ĐẠI [smile]



(1) Luôn là Số 1 --> TÁNH KHÔNG [smile]

Khi hành đạo, hoằng pháp thì các bài kinh đầu tiên .. quan trọng .. mà ông Phật Thích Ca giảng đi giảng lại nhiều lần .. các pháp tu thì mọi người ai cũng quen thuộc lắm rùi ...

- Kinh Vô Ngã Tướng nè .. Thập Nhị Nhân Duyên nè ... Tứ Diệu Đế nè .. Bát Chánh Đạo nè .. Thiền Định .. Tu Thập Tưởng nè ... [smile]

nhưng tất cả các pháp tu đó nghĩa là gì ? ... và TU CÁI GÌ ? [smile]

trong Duy Thức Học, người ta phân biệt Ý THỨC ra làm 3 thức bao hàm:

- Ý Thức

- Ý Căn [mạt na]

- Tàng Thức: Năng Tàng, Sở Tàng, Ngã Ái Chấp Tàng

nếu chúng ta nhìn kỹ .. thì SỞ chính là cái tôi .. là thân .. là ta ... nên vì là TA, là TÔI ..là CHÍNH MÌNH thì mới có sự chăm sóc, để ý .. NĂNG LUI TỚI ... và cũng là cái mà TA YÊU MẾN, CHẤP GIỮ, CHẤP THỦ .. SỞ HỮU chứ [smile]

Ý CĂN... ý căn lấy TÀNG THỨC làm nền tảng cho hoạt động của nó ... từ đó xây dựng ra những thân hình, thân người ... thân kiến ... năng kiến .. sở kiến .. .năng thức sở thức khác nhau ...

*** như vậy loài người chúng ta .. nếu không có KHẢ NĂNG: TƯỞNG ... NHỚ .. LIÊN TƯỞNG .. thì cũng không có TƯ .... cũng chẳng có thọ ... nên ... giải thoát môn của ông Phật đề xướng trong giáo lý nguyên thủy là --> DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH [smile]


Vậy nghĩa là gì ? [smile]


Trong giáo lý Nguyên Thủy .. điển hình như KINH TRƯỜNG BỘ .. ông Phật nói rõ về các thứ đệ định ... nói tới
7 trú xứ của thức và 2 XỨ

Này Ananda, có bảy trú xứ của thức và hai xứ. Thế nào là bảy?

Này Ananda, có những loại hữu tình, thân dị loại và tưởng dị loại, như loài Người, một số chư Thiên và một số trong địa ngục.

Ðó là trú xứ thứ nhất của thức.

Này Ananda, có những loại hữu tình, thân dị loại nhưng tưởng nhất loại, như các vị Phạm Chúng thiên được sanh vào cõi ấy, nhờ sơ Thiền.

Ðó là trú xứ thứ hai của thức.

Này Ananda, có những loại hữu tình, thân nhất loại nhưng tưởng dị loại, như các vị Quang Âm thiên (Abhassarà). Ðó là trú xứ thứ ba của thức.

Này Ananda, có những loại hữu tình, thân nhất loại và tưởng cũng nhất loại, như các vị Biến Tịnh thiên (Subhakinna). Ðó là trú xứ thứ tư của thức.

Này Ananda, có những loại hữu tình, vượt ra khỏi tất cả sắc tưởng, đoạn trừ tất cả hữu đối tưởng, không suy tư đến mọi dị loại tưởng, chỉ có tưởng “Hư không là vô biên”, được sanh vào cõi Hư không vô biên xứ.

Ðó là trú xứ thứ năm của thức.

Này Ananda, có những loại hữu tình hoàn toàn vượt ra khỏi Không vô biên xứ, chỉ có tưởng “Thức là vô biên”, được sanh vào cõi Thức vô biên xứ.


Ðó là trú xứ thứ sáu của thức. Này Ananda, có những loại hữu tình, hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có tưởng “Vô sở hữu”, được sanh vào cõi Vô sở hữu xứ.

Ðó là trú xứ thứ bảy của thức.

--> Hai xứ là Vô tưởng hữu tình xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.


*** đing đing đing .. chúng ta để ý trong đoạn kinh này .. từ "Không Vô Biên Xứ" trở đi .. đã nói rõ .. nhận thức, quan sát của ông Phật về giải thoát

--> đoạn trừ các hữu đối tưởng --> VÔ TƯỞNG [smile]

cho nên ... 7 trú xứ của thức .. đều quy về ... hai xứ ---> VÔ TƯỞNG HỮU TÌNH XỨ .. và PHI TƯỞNG PHI TƯỞNG XỨ [smile]


nhìn kỹ thêm 1 tý nữa .. chúng ta nhận ra cái gì .... "VÔ NGÃ TƯỚNG" ... "VÔ TƯỞNG" ... NGŨ UẨN GIAI KHÔNG ... PHÁP HỮU VI NHƯ HUYỄN BÀO ẢO ẢNH [smile] ... và VÔ TƯỞNG - HỮU TÌNH xứ nghĩa là gì nhỉ ? [smile]

---> cho nên .. cả hai xứ đó ... đều có 1 nét chung rất là lớn .... KHÔNG [smile]



(2) Thực Tướng Giải Thoát --> NĂNG TRỤC ... SỞ CHÌM [smile]

Chúng ta thấy nước Mỹ và Nhật từng là hai quốc gia 102 --> có 1 không 2 [smile] trên chiến trường của ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI

Chúng ta cũng thấy "ĐẾ QUỐC" MỸ và VIỆT NAM cũng từng là 2 quốc gia ---> 201 --> không 2 chỉ 1 [smile] cũng trên chiến trường ... TẠI NỘI CHIẾN VIỆT NAM [smile] .... đúng chứ [smile]


Nhưng rồi ... cũng có hôm nay ..

- Mỹ Nhật ... hợp tác ... kinh tế .. chính trị .. y học .. vv ... tất cả những "NĂNG" "SỞ" ... THỌ TƯỞNG của 1 thời chiến tranh .. đã được phủ 1 lớp bụi thời gian ... 1 vết thương 1 nỗi khổ của 1 THỜI không còn mấy AI DÁM BÉN MẢNG TỚI [smile]

- NĂNG TRỤC --> SỞ CHÌM [smile] .... điều này đúng chứ ? [smile]

Như vậy ... cứ tạm gọi "KIẾN THỦ" "CHẤP THỦ" là thân mạng của 1 QUỐC GIA .. thì NĂNG SỞ của 2 kẻ thù của 1 thời CHIẾN TRANH đâu ? [smile] --> còn hông ? [smile]

cho nên .. cái HIỆN TIỀN HÒA BÌNH SÁNG RỰC của ngày hôm nay .. cũng chính là do CÁI Ý ĐÃ ĐỔI .. .CÁI Ý CĂN đã tan rã [smile] --> không nương năng sở của TÀNG THỨC NĂNG SỞ thời chiến tranh [smile]

---> mà là cái TÙY DUYÊN SANH DIỆT .. THANH TỊNH BẤT BIẾN [smile] ... chẳng phải đó là cái mỗi quốc gia xứ sở đều nhắm tới sao ? [smile]


cho nên .. Tín Tâm Minh, Tam Tổ Tăng Xán khởi đầu bằng 4 câu này đúng hông ? [smile] .. có lý hông ? [smile]

Chí đạo không khó,

--> Chỉ hiềm lựa chọn.

Chớ khởi yêu ghét,

--> Rỗng suốt minh bạch.


Chí đạo vô nan,

Duy hiềm giảng trạch.

Ðản mạc tắng ái,

Ðổng nhiên minh bạch. - Tín Tâm Minh, Tăng Xán


(3) Ngã Sáu --> đường KHÔNG

Người thời nay thích làm học hỏi, ưa giao tiếp .. thấy đạo là thanh tịnh đạo ai lại chẳng mê .. thấy Phật được TỰ TẠI trong đời sống ai lại chẳng muốn học ... [smile]

--> chỉ là HỌ THÍCH .. mà hông kiếm đúng CHỖ ĐỂ HỌC .. hổng có NGƯỜI BIẾT PHÁP HIỂU ĐẠO, RÕ TÂM ĐẠO trình bày cho họ hiểu .. mà lại khoái tự tu tự hiểu tự học từ nhiều người

rút cuộc cả ... TINH YẾU của PHẬT ĐẠO họ cũng hỏng rành .. chẳng biết ngồi thiền để làm gì ? .. chẳng biết CANH CHỪNG NGÃ SÁU ... LÀ CANH GÌ ? [smile]

thông thường ... 1 con người .. 1 lối sống .. đang lúc thành, trụ .. thì nói người ta bỏ .. người ta không hiểu: bỏ đó nghĩa là bỏ gì .. buông đó đó là buông gì .. trí bất đắc HỮU VÔ mà [smile]

nhưng khi ở giai đoạn HOẠI DIỆT của một pháp .. của TỪNG PHÁP ... OÁN TĂNG HỘI .. ÁI BIỆT LY . CẦU BẤT ĐẮC .. thì cái gì cũng như 1 đống lửa ...

- bảo NĂNG --> ngon thì NHẢY VÀO TIẾP ĐI [smile] --> người ta lè lưỡi, lắc đầu ... đội dép đi ra [smile] ... SỨC NÀO CHỊU NỔI ? [smile] ... phải hông ? [smile]

- bảo SỞ --> ngon thì CỨ ÔM TIẾP ĐI [smile] .. thì họ lắc đầu ê ẩm chán chường TÌNH YÊU MŨI TÊN ... thôi thì đành quên đi .. .cho gió thôi mang niềm nhớ .. cho chết đi khung trời thơ mộng [smile] ... phải thế thôi [smile]

cho nên .. cái NĂNG TRỤC .. cái SỞ CHÌM những lúc đó .. thích hợp .. dễ hiểu .. hợp lý .. .hợp tình .. .xảy ra những khi gọi là NHỨT THIẾT [smile] .... là cái TỔNG THỂ duy trì .. không còn cái lặt vặt li ti .. của 1 thời 1 không gian đã qua nữa [smile] ...

vì vậy Tam Tổ Tăng Xán viết:

cảnh do --> năng cảnh

năng do --> cảnh năng

dục tri lưỡng đoạn

nguyên thị --> nhất --> KHÔNG - Tín Tâm Minh



Ông còn chỉ rõ ... đường lục nhập .. lục căn .. ngã 6 thái độ cần phải như thế nào [smile]

đạo lớn --> thể --> rỗng

không dễ .. không khó

hiểu cạn .. hồ nghi

chuyển gấp chuyển trì


lục trần --> bất ố [smile]

hoàn --> đồng CHÁNH GIÁC [smile]

trí giả --> vô vi [smile]

ngu nhơn --> tự phược [smile]


vậy đó .. khi đã tri vọng .. tri huyển ... thì đâu có còn lục trần nhiễm ố được được nữa .. như lời Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng nói với Lục Tổ sau tám 8 ... chỉ để hiểu chữ VẬT [smile]


(4) Chỗ Hộ Niệm của Chư Phật ---> chỗ KHÔNG NHIỄM Ô [smile]

Sư đến Tào Khê tham yết Tổ Huệ Năng,

Tổ hỏi: "Ở đâu đến?"

Sư thưa: "Ở Tung Sơn đến."

Tổ hỏi: "Vật gì đến?"

Sư trả lời không được bèn ở lại. Sau tám năm, sư chợt tỉnh, đến trình Tổ câu trả lời sau:

"Nói là một vật là không đúng."


Tổ hỏi: "Lại có thể đạt được chăng?"

Sư đáp: "Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được."


Tổ bèn nói: "Chính cái không nhiễm ô này là chỗ hộ niệm của chư Phật, ngươi đã như thế, ta cũng như thế. Tổ Bát-nhã Đa-la ở Tây Thiên có lời sấm rằng: Dưới chân ngươi sẽ xuất hiện con ngựa tơ đạp chết người trong thiên hạ. Ứng tại tâm ngươi chẳng cần nói sớm. - Nam Nhạc Hoài Nhượng [/color]


Duy Thức học viết:

Hạo hạo tam tàng bất khả cùng

Uyên thâm thất lãng cảnh vi phong

Thọ huân --> trì chủng --> căn, thân, khí

Khứ hậu lai tiên tác chủng ông



Dịch nghĩa

Chơi vơi ba tàng không cùng tột

Vực sâu, bảy sóng, cảnh làm gió

Chịu huân, trì chủng và thân cảnh

Đến trước đi sau làm chủ ông




cho nên ... CANH NGÃ 6 ... tức là CANH CÁI CHỖ "TÁC CHỦ ÔNG" đó đó [smile]


(4') Chuyện Bán Buôn --> CHO ÔNG CHỦ [smile]

*** tui hỏng thích số 5 .. vì nó cận số 6 .. tức là kề SỐ XUI .. là SỐ BẢY [smile]


ai nói chốn tu hành chẳng bán buôn nhỉ [smile] ... nhưng DUY THỨC thì nói tới NHỮNG KẺ BÁN BUÔN cho ÔNG CHỦ [smile] .. và NGƯỜI QUẢN LÝ [smile]

nên cổ nhân có làm bài thơ rằng:

Bát cá đệ huynh, nhứt cá si

Độc hữu nhứt cá --> tối sinh ly

Ngũ cá môn tiền --> tố mãi mại

Nhứt cá gia trung --> tác chủ y.

Dịch nghĩa

Anh em tám chú --> một chàng si (thức thứ Bảy)

duy có ý thức --> rất linh ly (khôn ngoan)

năm người ngoài --> cửa lo buôn bán (năm thức trước)

làm chủ trong nhà --> Đệ bát y (thức thứ Tám)



cho nên .. bạn hiểu chỗ BÁN BUÔN .. NGƯỜI BÁN BUÔN .. là CHO AI HÔNG ? [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Sửa lần cuối:

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
ngày 10/6/2021
10h sáng.
- Nay bận quá, phải giải quyết nhiều việc nhỏ ở cty, giờ này mới vô diễn đàn được.
Cảm ơn bạn Khuclunglinh đã nhọc công giúp Hoiquang trích lục nhiều kinh điển như vậy.
Bạn nói rất đúng.
Trưa nay Hoiquang sẽ viết đề mục số 9 này liên quan đến một loại giấy tờ rất quan trọng mà ai cũng phải có...

9/ CCCD - CĂN CƯỚC CÔNG DÂN:
Hổm nay, thấy mọi người đi làm giấy CCCD mà mình thì chưa muốn đi làm lại vì giấy chứng minh mới cấp 2018.
Chỉ nghe nói lại thôi, không biết các em học sinh sinh viên có bị vướng mắc ở cái chỗ nào không? Có cụ ngoài 60 , 70 tuổi phải sách sổ hộ khẩu đi đi về về cả liên tục mấy ngày mà chả làm xong CCCD.
Vẽ mặt buồn buồn của cụ nhìn thật cảm động.
Cũng tội!

Người ta nói, phải có giấy khai sinh! để biết ngày tháng năm sinh thì mới làm CCCD được!

Hihi, Hoiquang nghe loáng thoáng và nhủ thầm....Uả sao lại đòi giấy khai sinh với cụ già 70 tuổi?
Vì giấy khai sinh rất mỏng, khi mới đẻ ra mau thì làm liền lâu thì 1 vài năm cũng phải làm giấy khai sinh để con cháu nó còn vô lớp1 học , vì không có giấy khai sinh con nít không có đi học được.
1 tờ giấy rất mỏng sau 70 làm gì còn?

Qui định là cứng nhắc, nhưng con người đâu có cứng nhắc như thế, qui định do con người đặt ra thì cũng có thể sửa lại mà, nào ngờ cái anh hướng dẫn làm giấy CCCD thật cứng nhắc với 1 cụ già 70...hihi

Với các em học sinh,sinh viên cao lắm 30 tuổi là cùng, chắc còn giấy khai sinh...Còn với cụ 70 rồi thì thôi cũng sắp đãng trí hết rồi...có khi giấy khai sinh còn nhưng cất giữ ở đâu cũng không còn nhớ rõ nữa.

Mà dù trẻ hay già, dù còn nhớ hay quên ngày sinh của mình hay không thì cái ngày mà mình được sinh ra nó luôn có...từ con số 1 đến 31 tây trong một tháng của năm nào đó.

Cho nên mới gọi là giấy khai sinh!

Vậy thì CCCD hay GIẤY KHAI SINH có ý nghĩa gì với từ KIẾN TÁNH mà Hoiquang nói đây?
GIẤY KHAI SINH NHƯ LÀ CÁI TÁNH, TÂM
TÌM TRONG HỘC TỦ GẶP ĐƯỢC GIẤY KHAI SINH NHƯ LÀ KIẾN TÁNH, THẤY CHÂN TÂM
HỘC TỦ VÍ NHƯ CƠ THỂ CON NGƯỜI

KHÔNG AI KHÔNG CÓ GIẤY KHAI SINH
KHÔNG AI KHÔNG CÓ CÁI TÁNH ĐỂ KIẾN
CHỈ CÓ ĐIỀU MÌNH QUÊN NÓ THÔI
CHỈ CÓ ĐIỀU MÌNH XEM THƯỜNG NÓ
CHỈ CÓ ĐIỀU MÌNH COI NHẸ NÓ QUÁ
NHƯNG HÔM NAY...NHƯNG HÔM NAY lại thấy nó QUAN TRỌNG VÔ CÙNG?
NAY NHỜ DỊP LÀM CCCD MÀ CÓ CƠ HỘI TÌM LẠI GIẤY KHAI SINH THÌ VÍ NHƯ NAY ĐƯỢC THIỆN TRI THỨC HAY AI ĐÓ CHỈ DẠY THẤY LẠI BỔN TÂM, tức KIẾN TÁNH vậy!

CHỈ CÓ THẾ THÔI
CÁI TÁNH LÀ CÁI TÁNH,
CÁI TÂM LÀ CÁI TÂM
NẾU MÌNH CHO NÓ LÀ TỜ GIẤY VỤN CŨ NÁT THÌ NÓ LÀ TỜ GIẤY VỤN CŨ NÁT
NẾU MÌNH TRÂN TRỌNG COI NÓ LÀ BẢO BỐI, LÀ VẬT CHI BẢO THÌ NÓ LÀ BẢO BỐI LÀ VẬT CHI BẢO!

Hoiquang tôi không phải chê hay phê bình 1 số hành giả, nhưng chắc đã nói thì phải làm phật lòng phật ý 1 số bạn ...Rằng : có nhiều hành giả rất là nghiện kinh điển, nghiện những ngôn từ tinh xảo của THIỀN TÔNG, TỊNH ĐỘ cho nên ít nhiều lời ăn tiếng nói có tẩm hương vị của chất gây nghiện kia...

Người hút chích ma túy họ còn biết mình nghiện khi lên cơn và cũng còn có thể có cách để trị được, nhưng một khi đã nghiện kinh điển cái rất khó trị đó là mình không biết mình nghiện.

Khi mình bệnh đau răng, sổ mũi , nhức đầu thì việc đầu tiên là mình phải biết cơ thể mình đau nhức chỗ nào, kế đến ra tiệm thuốc tây hay nặng hơn thì đi bệnh viện khám. Khi bác sĩ hỏi thì đau đâu chỉ đó, nói đúng cái chỗ đau ra...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah [smile]

vậy thì hôm nay vẫn ... bắt đầu từ SỐ 1 .. bởi vì SỐ 9 cũng chỉ cách SỐ XUI là 2 số [smile]

nói tới CĂN BẢN .. thì CĂN CƯỚC của PHẬT TỬ trên con đường phát triển định tuệ .. chính là TÂM BÌNH THƯỜNG [smile] ... chứ hỏng phải là "XOAY CHÂN HƯỚNG VỀ NGOÀI CỬA" [smile] ... phải hông ? [smile] ....

- ý nghĩa đơn giản thôi .. bởi vì TÂM BÌNH THƯỜNG --> THỊ ĐẠO [smile]

*** mà TÂM BÌNH THƯỜNG này ý nghĩa của nó .. cũng khác với "TÂM BÌNH THƯỜNG" ... [smile]


(1) Nhất Tâm --> Tâm Định Tĩnh, Không Cấu Nhiễm, Dễ Sử Dụng --> Tâm Bình Thường

theo các KINH NGUYÊN THỦY [smile] ... con đường phát triển ĐỊNH TUỆ .. đi qua giới ... và cũng là con đường phát triển định lực [smile] .. khi tâm bắt đầu có nội tĩnh .. không tầm không tứ .. sự ngừng nghỉ an toàn, buông xả trong lạc ... không còn chịu ảnh hưởng của ngoại giới nên gọi là an chỉ định (appana samadhi) .. .đây là trạng trái bao hàm 3 đặc tính của tâm:

- nhất tâm (ekaggata),

- an chỉ (appana), và

- định (samadhi)

ví như một mặt hồ .. không có tác động ngoại lực ngoại giới như là gió .. như là mưa .. như là sự khuyấy động, thì mặt hồ yên ổn .. nên có tên gọi là BÌNH THƯỜNG ... [smile]


(2) Tâm Bình Thường --> THỊ ĐẠO [smile]

Vậy thì hỏi luôn .. tại sao người ta nói .. tâm bình thường thị đạo ?

--> tại vì sự có mặt của NHẤT TÂM suốt con đường học hỏi, trải nghiệm, hành trình tăng trưởng trí tuệ ... ở trong KINH [ha ha ha] ... XÀI RẤT NHIỀU .. LUÔN CẦN NÓ .. nên mới gọi là THẺ CĂN CƯỚC TU HÀNH PHẬT ĐẠO [smile]

bởi vì NHẤT TÂM ... AN CHỈ TỊNH luôn có mặt trên con đường đi tới 1 định siêu hơn, hay hơn .. ĐỊNH TĨNH LẶNG (panita, patipassaddha samadhi) .. do chứng nhất tánh mà sự yên ổn có mặt vượt trên mọi giới hạn quy ước, thường thấy của bản ngã ... có mặt trên con đường tới chứng Vô Tưởng định .. hay Vô Tướng Định


(a) Định An Chỉ đắc Tu Đà Hoàn:

Phật nói: “Ngươi do sự việc gì mà xưng tên mình là Xà-ni-sa? Ngươi nhân bởi pháp gì mà bằng những lời vi diệu, tự xưng là đã thấy đạo tích?”13 Xà-ni-sa nói:

“Không phải ở đâu khác mà con vốn là vua ở loài người,14 là ưu-bà-tắc ở trong pháp của Như Lai nhất tâm niệm Phật và mệnh chung, do đó được sinh là Thái tử của Tì-sa-môn Thiên vương. Từ đó đến nay con thường soi sáng các pháp, chứng đắc Tu-đà-hoàn không còn đọa ác đạo, ở trong bảy đời tái sinh, đều có tên là Xà-ni-sa. - Kinh Trường A Hàm (kinh này cũng cỡ 3/4 giống các kinh trong Kinh Trường Bộ .. 1 bộ kinh Nguyên Thủy khác)


(b) “Thế nào là nhất tâm?
Tỳ-kheo như vậy hoặc tản bộ, hoặc ra vào, hoặc quay nhìn hai bên, co duỗi, cúi ngước, cầm y bát, tiếp nhận ẩm thực, hoặc tả hữu tiện lợi, hoặc ngủ hoặc thức, hoặc ngồi hoặc đứng, nói năng hay im lặng, vào bất cứ lúc nào, thường niệm nhất tâm, không mất oai nghi. Đó là nhất tâm. Cũng như một người đi giữa đám đông, hoặc đi ở trước, ở giữa hay ở cuối, thường an ổn, không có điều sợ hãi. Ma-nạp, Tỳkheo như vậy,... (cho đến), nói năng im lặng, thường niệm nhất tâm, không buồn không sợ


(c) Sự Có Mặt của Nhất Tâm trong Nhị Thiền --> Không Tầm --> con đường tới Vô Sắc Giới
“Lại có bốn pháp tức là bốn thiền:

1. Ở đây, Tỳ-kheo trừ dục, ác bất thiện pháp, có tầm có tứ, hỷ lạc phát sinh do viễn ly, nhập sơ thiền,

2. Diệt tầm và tứ, nội tịnh, nhất tâm, không tầm không tứ, có hỷ lạc do định sinh, nhập đệ nhị thiền;

3. Lìa hỷ, an trú xả chuyên niệm không loạn, tự thân cảm giác lạc, điều mà Hiền Thánh nói là xả, an trú lạc với chính niệm, nhập đệ tam thiền; 4. Xả bỏ khổ và lạc, trừ diệt ưu và hỷ từ trước, không khổ, không lạc, xả và niệm thanh tịnh, nhập đệ tứ thiền. - Trường A Hàm


Ngài Tu Bồ Ðề (Sudhùti), tu định không tầm (avitakkam samàdhim) và được Thế Tôn tán thán và nói lời cảm hứng :

"Với ai tâm quét sạch, Nội tâm khéo cắt đứt, Không còn chút dư tàn, Vượt qua ái nhiễm ấy. Ðạt được tưởng vô sắc, Vượt khỏi bốn ách nạn, Tiểu Bộ Kinh



(d) Chính niệm chính tri

“Ma-nạp, Tỳ-kheo như vậy thành tựu Thánh giới, được các căn của Thánh, ăn biết vừa đủ; bấy giờ, đầu hôm cuối hôm, tinh tấn tỉnh giác.

Lại vào lúc ban ngày, hoặc đi hoặc dừng, ---> thường niệm nhất tâm, --> trừ các ấm cái.

Vị ấy, vào khoảng đầu hôm, hoặc [85a] đi hoặc ngồi, --> thường niệm nhất tâm --> trừ các ấm cái.

Cho đến giữa đêm, nằm nghiêng hông phải, tưởng niệm sẽ trỗi dậy, --> đặt ý tưởng vào ánh sáng, tâm không loạn tưởng.

Đến lúc cuối đêm, liền dậy tư duy, hoặc đi hoặc ngồi, trừ các ấm cái. Tỳ-kheo có Thánh giới như vậy đầy đủ, được các căn bậc Thánh, ăn uống biết đủ, đầu hôm cuối hôm, tinh cần tỉnh giác, thường niệm nhất tâm, không có loạn tưởng.


*** sự có mặt của ĐỊNH AN CHỈ [smile] ... NHẤT TÂM có tác dụng cả ngày lẫn đêm ... cũng hơi thích hợp và đúng với các trường hợp chuyên tâm TỊNH ĐỘ ... phải hông ? [smile]



(e) Nhất Tâm --> Chưa Diệt Tận thì được Diệt Tận [smile],

“Thế nào là năm nan giải pháp?

Đó là năm giải thoát xứ,

37 nếu Tỳ-kheo tinh cần không biếng nhác, ưa chỗ nhàn tĩnh,

chuyên niệm nhất tâm

--> chưa giải thì được giải,

--> chưa diệt tận thì được diệt tận,

--> chưa an thì được an.



(f) .... (g) ... kinh Trường Bộ .. các bộ kinh Nguyên Thủy còn ghi chép lại cả đống ... sự có mặt của TÂM ĐỊNH TĨNH, KHÔNG CẤU NHIỄM .. KHÔNG NGOẠI GIỚI, NGOẠI LỰC .. KHÉO SỬ DỤNG .. có mặt trong kinh nghiệm, trải nghiệm tăng trưởng tuệ ... tới luôn cả TAM MINH LỤC THÔNG [smile]

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, --> Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, --> Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí huệ về sanh tử của chúng sanh

“Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, ---> Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí.

.....

cho nên ... thẻ căn cước TU HÀNH [smile ] ... chỉ là vậy thôi ... TÂM BÌNH THƯỜNG --> THỊ ĐẠO [smile]

--> đi con đường này ... mới đúng là có CĂN CƯỚC tới QUY TỔ QUY TÔNG ... đúng hông nhỉ ? [smile]


(3) Chánh Niệm --> Sự Ghi Nhớ "Đặc Biệt"[smile]

Niệm chính là sự ghi nhớ ... chỉ có qua trải nghiệm ... kinh nghiệm .. nhìn thấy ... người ta mới NHỚ [smile] .. chứ không làm sao có gì mà nhớ ? [smile]


Kinh Nguyên chép lại Chánh Niệm như là 1 sự ghi nhớ đặc biệt ... như TÚC MẠNG MINH .. nhớ được cả TIỀN KIẾP ... như THIÊN NHÃN MINH .. nhớ lại các đời sống trong quá khứ thấy được ... [smile]


và sự GHI NHỚ ĐẶC BIỆT đó ... là chỗ "VÔ SINH" ... SÂU ... NHỚ SÂU ... [smile]


điển hình như trong thời ông Thích Ca .. cũng có người nói tới VÔ TƯỞNG LUẬN .. nhưng cái vô tưởng luận của họ ... "chỉ tới 1 phần" .. không đủ sâu .. không thấy rõ .. rùi mặc nhận vô tưởng ... nên cái NHỚ KHÔNG SÂU ... [smile]... không phải là CHÁNH NIỆM [smile] --> dễ rơi vào LẦM LỖI [smile] ..bởi vì "NHẬN TÁNH" không đúng .. không có trải nghiệm ... sẽ không có NHỚ "ĐẶC BIỆT" [smile]

“- Chư Hiền giả, có những chư Thiên gọi là Vô tưởng hữu tình. Khi một tưởng niệm khởi lên, thời chư Thiên ấy thác sanh, từ bỏ thân chư Thiên của mình. Chư Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra. Một trong loài hữu tình ấy, khi thác sanh, từ bỏ thân chư Thiên ấy của mình, lại sanh đến cõi này. Khi đến tại chỗ này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhiệt tâm...

nên tâm nhập định --> Vị ấy nhớ đến khi tưởng niệm phát sanh --> chớ không nhớ xa hơn nữa. (smile)

Vị ấy nói:

“Bản ngã về thế giới do vô nhân sanh. Tại sao vậy? Vì rằng: Tôi trước kia không có, nay có. Từ nơi trạng thái không có, tôi trở thành loại hữu tình”. Như vậy, này các Tôn giả, quý vị tuyên bố về khởi nguyên thế giới theo truyền thống là do vô nhân sanh có phải như vậy không?”

Họ trả lời: “- Này Hiền giả Gotama, chúng tôi có nghe đúng như Tôn giả Gotama đã nói: “Này Bhaggava, Ta biết về khởi nguyên thế giới, Ta còn biết hơn thế nữa. Và khi Ta biết như vậy, Ta không có chấp trước. Vì không chấp trước, Ta tự thân thấu hiểu được sự an tịnh ấy. Chính nhờ chứng ngộ sự an tịnh này mà Như Lai không rơi vào lầm lỗi”.



Chánh niệm vẫn xảy ra trong đời sống hiện thực ... chúng ta có thể lấy thí dụ điển hình xem thử coi đúng hông nhé [smile] ... sự GHI NHỚ ĐẶC BIỆT GÌ mà hay vậy ? [smile]

(a) Ngài Tu Bồ Ðề (Sudhùti), tu định không tầm (avitakkam samàdhim) và được Thế Tôn tán thán và nói lời cảm hứng :

"Với ai tâm quét sạch, Nội tâm khéo cắt đứt, Không còn chút dư tàn, Vượt qua ái nhiễm ấy. Ðạt được tưởng vô sắc, Vượt khỏi bốn ách nạn, Tiểu Bộ Kinh


(b) như đã nói chưa đầy 100 năm trước, nước MỸ NHẬT là 2 quốc gia có 102 .. có 1 không 2 .. biết bao nhiêu chuyện tàn ác, hận thù, chiến tranh tàn phá đã xảy ra cho 2 dân tộc ..

vậy mà cũng chưa đầy 100 năm .. 2 quốc gia này trở thành 2 cường quốc kinh tế thông giao trên rất nhiều lãnh vực khác nhau ... [smile]

tại sao ?

cũng tại vì "KHÔNG TẦM" --> TRÊN CÁI THÂN đã bị tác động của QUÁ KHỨ [smile] ... điều này đúng chứ ? [smile]


cho nên .. .đó cũng là những hành động thực tế .. buông NGỌN "ái nhiễm tại tâm ngọn" ... mà hoàn trả về tâm "GỐC" ...

có phải đó cũng là 1 thí dụ điển hình của .... "ĐỊNH KHÔNG TẦM" không ? [smile]

và nhìn kỹ hơn .. cũng không phải là VÔ NHÂN [smile] .. mà cái NHỚ DAI này ... dẫn đến những ANH EM BÁN BUÔN THIỆT LÀ KỸ ... DƯỚI SỰ QUẢN LÝ TÀI TÌNH KHÔN LANH --> CHO ÔNG CHỦ [smile]

1 định hướng thật rõ ràng .. tới PHI NĂNG .. TUYỆT SỞ [smile] ... trong vấn nạn HẬN THÙ của 2 QUỐC GIA đó chứ [smile] ... phải thế hông ? [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Sửa lần cuối:

minhthien

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Người hút chích ma túy họ còn biết mình nghiện khi lên cơn và cũng còn có thể có cách để trị được, nhưng một khi đã nghiện kinh điển cái rất khó trị đó là mình không biết mình nghiện.

Khi mình bệnh đau răng, sổ mũi , nhức đầu thì việc đầu tiên là mình phải biết cơ thể mình đau nhức chỗ nào, kế đến ra tiệm thuốc tây hay nặng hơn thì đi bệnh viện khám. Khi bác sĩ hỏi thì đau đâu chỉ đó, nói đúng cái chỗ đau ra...

vấn đề đơn giản vậy thì ai cũng "kiến tánh" ráo trọi rồi

ai cũng bịnh chỉ một người không bịnh
nên cứ tưởng rằng mình đã "kiến tánh" .... từ khuya
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
16/3/20
Bài viết
469
Điểm tương tác
140
Điểm
43
ai cũng bịnh chỉ một người không bịnh
nên cứ tưởng rằng mình đã "kiến tánh" .... từ khuya

Sao bạn lại nói câu này,,, ý là gì? Hình như có tính tiêu cực thì phải?
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
ngày 11/6/2021
Chào người bạn mới Minhthien đã ghé ghóp vui, để khi nào rảnh mình sẽ hỏi thăm bạn sau nha! (vì hôm nay mình có rất rất nhiều điều muốn viết, muốn nói ở đề mục số 10 dưới đây)
Hôm nay Hoiquang tiếp tục mục số 10 , là mục nói về pháp môn tối thượng của ĐẠO PHẬT, rất mong các em sinh viên học sinh chú ý lắng nghe, hãy cố gắng đọc thật chậm và suy nghĩ từng câu chữ trong đề mục số 10 này :


10/ BẤT KHẢ TƯ NGHÌ-PHÁP BẤT NHỊ:
...
 

minhthien

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Sao bạn lại nói câu này,,, ý là gì? Hình như có tính tiêu cực thì phải?
ý là những người hiểu lầm rằng mình đã kiến tánh vì tưởng lầm mà cứ tưởng thiệt
còn tiêu cực hay ko thì tuỳ vào "nhận thức và hành vi"
nhận thức được cái ý đóng góp xây dựng thì qúi hoá quá , còn "tưởng" này nọ thì tui ko dám bàn
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
16/3/20
Bài viết
469
Điểm tương tác
140
Điểm
43
ý là những người hiểu lầm rằng mình đã kiến tánh vì tưởng lầm mà cứ tưởng thiệt
còn tiêu cực hay ko thì tuỳ vào "nhận thức và hành vi"
nhận thức được cái ý đóng góp xây dựng thì qúi hoá quá , còn "tưởng" này nọ thì tui ko dám bàn

Thế là bạn hoiquang phải có nhiệm vụ nói rõ cái Kiến Tánh của bạn,,, để đối chiếu có hợp với lời Phật lời Tổ không? rồi hãy nói về Kiến Tánh!

Bạn minhthien,,, có phải ý đó không?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top