Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Nhận ra rồi thì sao? Làm gì?
Nhận ra rồi thì tìm cách trừ, cách dẹp, đúng chứ?
Vậy nhân duyên khởi từ đâu?

Đạo hữu nói khúc đầu, không nói khúc đuôi rồi.

Giống như căn nhà, thấy dơ thì mới quét. Có người cho là nhà vốn vậy có gì mà dơ, tới khi vì dơ mà sinh bệnh đau, rồi than khổ, thì mới biết quét nhà là việc cần thiết phải nên làm.

Cũng vậy người chưa biết mình khổ vì tham sân, tham sân là điều cần phải quyét sạch thế thì việc quét cũng chẳng nghĩ tới huống hồ là truy tìm nguồn gốc của nó ư.

Nay đạo hữu muốn biết nguồn gốc của phiền não. Vậy xin hỏi, lần khổ đau gần nhất mà đạo hữu đã trải qua là gì ? Vượt qua như thế nào ?

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha hah .. kính bạn VN một ly trà [smile]:

lần khổ đau gần nhất là sử dụng phương tiện không đúng cách [smile]

- đổi lại sử dụng phương tiện đúng cách thôi


thử hỏi có bao nhiêu "TÂM" phương tiện ? [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Theo đạo hữu Vô Năng cái gì mới là "nhân gốc rễ" của khổ đau ?
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Bát nhã do Phạn ngữ Prajnà phiên âm. Tàu dịch nghĩa là Tuệ, Trí Tuệ, KHÔNG TRÍ.

Theo Đạo hữu "dở ẹc" ở chỗ nào ?

Dở ở chỗ là bạn KHÔNG BIẾT mới đi CÓP NHÁI!
Sao không bảo nhậm cái KHÔNG BIẾT đó???


Bởi vì KHÔNG BIẾT là Trí Bát Nhã!
Trí Bát Nhã là KHÔNG TRÍ cũng KHÔNG ĐẮC.



Bởi không sở đắc,
Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn.


Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.


Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.


Nói đến Phật giáo Đại thừa là nói đến Bát nhã.
Vì, không có Bát nhã, là không có Phật giáo Đại thừa.


Bát nhã do Phạn ngữ Prajnà phiên âm. Tàu dịch nghĩa là Tuệ, Trí Tuệ, KHÔNG TRÍ.

Bát nhã là loại trí tuệ siêu thiện ác, trí tuệ vô phân biệt đã rủ sạch phiền não.



Cho nên, từ trong bản chất, nó là loại trí tuệ thanh tịnh rỗng lặng, không chút bợn nhơ, trong suốt như hư không, nên cũng được gọi là KHÔNG TRÍ.

Thầy Viên Quang kính,

Thầy trích dẫn Bát nhã không biết (Bát Nhã Vô Tri). Bát nhã không có cái biết
"Bát Nhã Vô Tri, Vận Lục Thông, Nhi Hoàng Tứ Trí"

"Bát nhã không biết (Bát Nhã Vô Tri) mà vận lục không thành tựu tứ trí".


Như vậy,

Thầy trích dẫn Bát Nhã Ba la Mật là BIẾT hay KHÔNG BIẾT?????
Cái gì NGỘ cái gì???? Cái gì GIẢI THOÁT cái gì?????

NGÃ BIẾT mà xóa tan NGÃ chấp & PHÁP chấp được sao?????
VÔ NGÃ KHÔNG BIẾT mà xóa tan NGÃ chấp & PHÁP chấp được sao????
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha hah .. kính bạn VN một ly trà [smile]:

nhưng kinh điển ĐẠI THỪA và THIỀN TÔNG thì lại nói cô đọng và xúc tích hơn: nguồn gốc của đau khổ tại vì --> không có TÂM và không có TÁNH

cho nên đức Phật nói:

tất cả thế gian

lầm mình là VẬT

bỏ mất TÂM, TÁNH

nên thấy lớn, nhỏ

nếu biết chuyển vật thì đồng với Như Lai

thân tâm viên mãn sáng suốt

--> nơi đạo trường bất động đó
- kinh Thủ Lăng Nghiêm


cho nên đạo trường bất động = chính là TÂM và TÁNH [smile]



ii. Thiền Tông cũng nói vậy ...có khổ thì cứ TRỰC CHỈ CHƠN TÂM --> KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT [smile]

cả hai chữ TÂM và TÁNH lại xuất hiện chung một lúc ... một lần nữa ... thông thường cũng phải là có lý do cụ thể ...

cho nên .. nguồn gốc của đau khổ là "không biết" mình là TÂM và là TÁNH [smile]

---> chắc chắn và có lẽ ... có thể phải là như vậy mới gọi là TRÍ TUỆ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn VN một ly trà [smile]:

cũng vẫn đúng .. chứ không hề sai .. bởi vì KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO = cũng là TÂM với TÁNH [smile]

- mỗi sinh mạng có khổ tập ... đều có diệt đạo ... mà diệt độ vô lượng số đó ... thì chính là ĐẠI THỪA CHÁNH TÔNG [smile]

CHÁNH TÔNG CỦA ĐẠI THỪA.

Phật bảo Tu-bồ-đề : Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng,

- ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó.

-> Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ.

Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.
- Kinh Kim Cang, phẩm Chánh Tông Đại Thừa


như vậy có phải là "DIỆT ĐỘ VÔ LƯỢNG SỐ" = chính là PHẬT TÂM không ? ... và cũng là TÂM của CHƯ PHẬT không ?

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn VN một ly trà:

Ờ .... tại vì VŨ TRỤ của PHẬT GIÁO lớn quá [smile]

- Không gian không ngằn mé .... gọi là VŨ

- Thời gian không cùng tận .. gọi là TRỤ


trong VŨ TRỤ ĐÓ ... có muôn ngàn muôn triệu triệu ức chúng sinh ... sướng khổ bất đồng ... tồn tại ...


cho nên .. câu truyện GIẢI THOÁT là câu truyện dài lê thê muôn lượng kiếp [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha ha ... kính bạn VN một ly trà :

câu chuyện giải thoát của chúng ta ở đây rất là cụ thể bởi vì chân lý phải là cụ thể: ... đặc biệt đó là những cụ thể về phật tâm và phật tánh .... ở trong đó .. đã có ý thanh tịnh tới vô biên [smile]

bạn VN thấy đó giống cải lương thì cũng hay thiệt [smile] ... cho xin luôn ...


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn VN một ly trà [smile]:

hà hà hà .. cổ nhân nói .. tam nhân đồng hành --> tất hữu ngã sư [smile]

cũng phải có những câu truyện dài như Lục Vân Tiên .. Truyện Kiều .. người ta mới nhận ra đời sống thực tại: dù chỉ ba người thôi cũng có quá trời gian truân ... và NGÃ SƯ ở trong đó ... là gì ? [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn VN một ly trà:

tự dưng đang nói tới truyện Kiều của ông Tố Như tiên sinh mà ngừng lại thì mất cụ thể quá ...

nhưng nói cuối cùng ... qua biêt bao nhiêu lần gian truân ... đổi ngựa thay áo .. thập tử nhất sinh ... cô Kiều mới nhận ra một triết lý sống ... có nét "PHẬT GIÁO" quá ... đó là những câu cuối cùng trong ba ngàn hai trăm năm mươi bốn câu:

Tình xưa lai láng khôn hàn,
Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa.

Nàng rằng: Vì mấy đường tơ,
---> Lầm người cho đến bây giờ mới thôi! (smile)

Ăn năn thì sự đã rồi!
Nể lòng người cũ vâng lời một phen.



công nhận những CẠM BẪY của TÌNH ÁI ... dễ chết thiệt [ha ha haha]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha hah .. kính bạn VN một ly trà [smile]:

đức Phật nói .. ngài tìm đến được hiện tượng giác ngộ .. nhờ thấm nhuần đau khổ [smile]

- điều này rất hợp với LÝ TỨ ĐẾ


cho nên .. có lẽ chúng ta nên nhìn đến TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG của những người đã từng "nếm đủ mùi gian truân" coi thử coi .. sau những gian truân, họ cảm nhận được những gì ?



Ở đời, nhứt là khi tuổi trẻ, chúng ta thường cậy tài, cậy sức ... cậy thông minh ... để giải quyết những vấn đề .. vấn nạn trong đời sống của mình [smile]

nhưng ở những người thấm nhuần đau khổ .. thì họ lại có 1 nơi nương tựa khác: đó là CẬY TÂM ... [smile]


cho nên .. mí câu cuối cuối cuối của Truyện Kiều cũng là vậy:

Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài

chữ mệnh

--> dồi dào cả hai,


Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

- Thiện căn ở tại lòng ta,
--> Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
....


cho nên .. việc thay đổi ĐIỂM TỰA = tới TỰA VÀO ĐIỂM TỰA KHÁC là TÂM ... sau khi đã thấm nhuần đau khổ ... cũng là 1 kết luận cá nhân đầy tính chất: TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG ... bởi vì "TRIẾT HỌC" là những kinh nghiệm trong đời sống của nhiều người mà ...



ii. một bài hát của Lê Hựu Hà, Tùng Châu .. cũng có nét TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG này .. đó là bài Đường Tình Hai Lối mà trong lời bài hát nghe cũng hay thiệt

đã từng nghiêng ngả

khổ đau trăm chiều

- tủi hờn ... không thiếu


nên giờ đây đứng trước ngã ba đường [của ba người chắc .. smile]

--> lòng mãi bâng khuâng


đó là trong lòng ... sau những gian truân .. đã TỰ CÓ GIỚI [smile] ... chắc là và có lẽ là .. và phải là như vậy



chẳng lẽ ... cái sự khôn dò trầm tĩnh sâu sa ... là nét TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG ... mà người ta học được sau những trải nghiệm gian khổ nhọc nhằn sao ??


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha hah ...kính bạn VN một ly trà :

ồ .. còn chưa có hết mà (smile)

có một lần đọc phẩm CHÁNH TÔNG ĐẠI THỪA trong kinh Kim Cang

CHÁNH TÔNG CỦA ĐẠI THỪA.

Phật bảo Tu-bồ-đề : Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng,

- ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó.

-> Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ. [/color] - Kinh Kim Cang, Phẩm Chánh Tông Đại Thừa


nếu chúng ta mường tượng cái CHỖ KHIẾN VÀO đó là "TÂM của 1 NGƯỜI" ... lăn trôi .. mãi trầm luân trong sinh tử nhọc nhằn

như là HOA SEN đứng ở VŨNG SÌNH thì là hình ảnh như thế nào nhỉ ?




trúc xinh trúc mọc đầu đình

hoa sen .. mọc ở vũng sình .... cũng xinh



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha ah ... kính bạn VN một ly trà:

Ờ .. nếu ai có đọc Truyện Kiều ... thì cũng thấy cô Kiều gặp ma mấy lần --> thiệt [smile]

i. sống làm vợ khắp người ta
đến khi thác xuống làm ma không chồng


ii. màu hồ đã mất đi rồi
thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma


iii. chước đâu có chước lạ đời
người đâu mà lại có người tinh ma

iv. mí người bạc ác tình ma
mình làm mình chịu kêu mà ai thương

v. vơi nàng thân thích gần xa
người còn sao bỗng làm ma khóc cười


thì vẫn thế thôi .. có đi vào cuộc đời .. vào những biến cố truân chuyên của kiếp người chúng ta mới nhìn thấy "CÁI ĐIỂM TỰA" của người ta có AN TOÀN hay không ? .. có được để qua những biến cố biến chuyên ma mị mà đau khổ thiệt hay không .. nếu có TÂM MA thì sẽ có tánh ma ... mà có tánh ma, thì hỷ nộ ái ố vô thường khổ dễ bén vào làm tánh ma đó chạy vòng vòng vòng vòng lắm .... có lẽ và phải là chắc chắn là vậy [smile]


cho nên .. khi nói đến TRIẾT LÝ TÁNH KHÔNG của CHƯ PHẬT ... thì chúng ta cũng nên nói đến triết lý tánh không của những người sẽ bước lên con đường học hỏi triết lý tánh không đó ...

Phật đạo tu hành TẠI TÂM nên đức Phật mới dám đưa ra lời bảo đảm:

"Hễ ai có tâm thì nhất định sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Do vì nghĩa này, ta thường nói là tất cả chúng sinh đều có Phật tánh - Kinh Niết Bàn, Phẩm Sư Tử Hống


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha ha .. kính bạn VN một ly trà [smile]:

gì mà khó .... HAY LÀ --> đi tu giống cô Kiều đi ... [smile]

Tẻ vui bởi tại lòng này,
Hay là khổ tận đến ngày cam lai?
(smile)

- sở đắc mà đắc không được .. thì là khổ sở ...

- sở cầu mà cầu không được .. thì gọi là sở mong, sở đợi . sở chờ ... sở xin sở khấn .. sở vái [smile]

những người mà chịu nhiều khổ sở vì sở đắc sở cầu rùi .. sau khi họ đâ thấm nhuần đau khổ thì họ mới nói: thôi thôi thôi ta cứ một đường mà đi ... đó là đường của thanh tịnh . đường của tự tánh thanh tịnh ...

nên đoạn cuối cô Kiều tìm đến thày GIÁC DUYÊN mà thày hỏng có nhà ... nên cô Kiều giữ giùm hương hỏa tự tu trong am luôn [smile]

Đến nơi đóng cửa cài then,
Rêu trùm kẻ ngạch cỏ len mái nhà,

Sư đà hái thuốc phương xa,
Mây bay hạc lánh biết là tìm đâu?

Nặng vì chút nghĩa bấy lâu,

-->> Trên am cứ giữ hương dầu hôm mai.


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha ha .. kính bạn VN một ly trà [smile]:

Ừ .. thì cuộc đời cô KIỀU khó là bởi vì cái cô KIỀU là người có nhan sắc .... hồng nhan đa truân mà ... nhưng mà cuối cùng, cô Kiều không tìm điểm tựa ở nhan sắc đó nữa ... mà là một kết thúc có hậu: tìm điểm tựa ở TÂM [smile]

thiện căn ở tại lòng ta
chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI

cho nên chắc cũng là cỡ tuổi quá ba mươi hay bốn mươi là cùng cô KIỀU đã tìm tới được chữ TÂM ....

và đức Phật cũng vậy .. ngài tìm được cái TÂM ĐỊNH TĨNH DỄ SỬ DỤNG ... rất sớm ... và rất nhanh [smile] ...

-- > để mà những biến cố trong cuộc đời không còn làm cho ngài vất vả với vô minh nữa = GIẢI THOÁT [smile]



Với tâm định tĩnh
- thuần tịnh,
- không cấu nhiễm,
- không phiền não,
- nhu nhuyến,
- dễ sử dụng,
- vững chắc,
- bình thản như vậy,

Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.


Triết học tánh không có mặt là bởi vì tất cả các tướng của tâm đều không bền vững .. mà cái gì hỏng bền thì cũng là khổ:

- tốn tiền .... tốn công . tốn sức .. hao tâm tổn trí lo lăng

và vì các tâm tướng đều không bền vững nên người ta mới LO LẮNG VẤT VẢ ... cho tới khi .... người ta tìm được cái tâm: THUẦN TỊNH đi chẳng hạn [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên