N

Làm chủ sanh, già, bệnh, chết

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
TỪ BỎ - ĐOẠN TRỪ SANH Y

Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :

Đức Thế Tôn đã nói với Tôn giả Udayi ( Ưu đà di ) “
“ Do sự sai biệt về CĂN TÁNH trong bốn hạng người đã được Ta biết rõ :
- “ Udayi có người nghĩ rằng : “ SANH Y là nguồn gốc của ĐAU KHỔ . Sau khi biết như vậy , vị ấy thành VÔ SANH Y , GIẢI THOÁT với sự ĐOẠN DIỆT SANH Y . Này Udayi Ta nói ; “ Người này KHÔNG BỊ TRÓI BUỘC , KHÔNG PHẢI BỊ TRÓI BUỘC “
- “ Các hạng người còn lại BỊ TRÓI BUỘC , KHÔNG PHẢI KHÔNG BỊ TRÓI BUỘC “ là những hạng người hướng đến sự ĐOẠN TRỪ SANH Y , TỪ BỎ SANH Y nhưng khi những TƯ NIỆM , TƯ DUY liên hệ đến SANH Y hiện khởi lên gồm :
• Vị này CHẤP NHẬN chúng , không ĐOẠN TRỪ , không TỪ BỎ , không TIÊU DIỆT chúng .
• Vị này KHÔNG CHẤP NHẬN chúng ,ĐOẠN TRỪ , TỪ BỎ chúng , CHẤM DỨT , TIÊU DIỆT chúng .
• Vị này còn NIỆM KHỞI lên chậm chạp và vị này ĐOẠN TRỪ NIỆM ấy mau chóng , TỪ BỎ , TIÊU DIỆT NIỆM SANH Y đó .
Nói tóm lại : Còn NIỆM KHỞI SANH Y là còn bị TRÓI BUỘC bởi SANH Y . Vì vậy trong Kinh Nguyên Thuỷ luôn luôn lặp đi lặp lại câu : “ SANH ĐÃ TẬN PHẠM HẠNH ĐÃ THÀNH …. “ đễ nói lên TÂM TRẠNG của HÀNH GIẢ CHỨNG ĐẠO đã được TU TẬP xong .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Thánh chánh định

THÁNH CHÁNH ĐỊNH


Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :
“ …. Và này các Tỳ kheo , thế nào là CHÁNH KIẾN ? . CHÁNH KIẾN này các Tỳ kheo . Ta nói có hai loại :
CHÁNH KIẾN HỮU LẬU : Thuộc PHƯỚC BÁO đưa đến QUẢ SANH Y và có loại CHÁNH KIẾN VÔ LẬU thuộc bậc THÁNH , SIÊU THẾ , thuộc ĐẠO CHI “ .

- “ Thế nào là CHÁNH KIẾN HỮU LẬU thuộc PHƯỚC BÁO , đưa đến QUẢ SANH Y ? . Có BỐ THÍ , có CÚNG DƯỜNG , có TẾ TỰ , có QUẢ BÁO các NGHIỆP THIỆN , ÁC , có ĐỜI NÀY , có ĐỜI KHÁC , có MẸ , có CHA , có CÁC LOẠI HOÁ SANH , ở đời có các vị Sa môn , Bàlamôn , CHÁNH HƯỚNG , CHÁNH HẠNH , sau khi với THƯỢNG TRÍ tự mình CHỨNG ĐẠT đời này , đời khác lại tuyên bố lên . Như vậy này các Tỳ kheo là CHÁNH KIẾN HỮU LẬU thuộc PHƯỚC BÁO đưa đến QỦA SANH Y “ .
- “ Thế nào là CHÁNH KIẾN VÔ LẬU thuộc BẬC THÁNH , SIÊU THẾ thuộc ĐẠO CHI ? . Phàm cái gì , này các Tỳ kheo , thuộc TRÍ TUỆ , TUỆ CĂN , TUỆ LỰC , TRẠCH PHÁP GIÁC CHI , CHÁNH KIẾN ĐẠO CHI của một vị TU TẬP THÁNH ĐẠO , thành thục trong THÁNH ĐẠO , có VÔ LẬU TÂM , có THÁNH TÂM . CHÁNH KIẾN như vậy này các Tỳ kheo thuộc BẬC THÁNH , VÔ LẬU , SIÊU THẾ ,thuộc ĐẠO CHI ( THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH ) .

Ai TINH TẤN ĐOẠN TRỪ TÀ KIẾN thành tựu CHÁNH KIẾN ; Như vậy là CHÁNH TINH TẤN của vị ấy . Ai CHÁNH NIỆM ĐOẠN TRỪ TÀ KIẾN , CHÁNH NIỆM đạt được và AN TRÚ CHÁNH NIỆM . Như vậy có ba Pháp này chạy theo , chạy vòng theo CHÁNH KIẾN , tức là CHÁNH KIẾN , CHÁNH TINH TẤN , CHÁNH NIỆM “ .


( Kinh Trung Bộ tập III – Đại Kinh Bốn Mươi )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
THÁNH GIỚI UẨN
THÁNH HỘ TRÌ CÁC CĂN
THÁNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC
Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :

1/ THÁNH GIỚI UẨN :
- Từ bỏ SÁT SANH , BỎ TRƯỢNG , BỎ KIẾM biết XẤU HỔ , SỢ HÃI , có LÒNG TỪ , sống THƯƠNG XÓT đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình .
- Từ bỏ LẤY CỦA không cho , tự sống THANH TỊNH không TRỘM CƯỚP .
- Từ bỏ đời sống không PHẠM HẠNH , sống theo PHẠM HẠNH , VIỄN LY TRÁNH XA DÂM DỤC hạ liệt .
- Từ bỏ NÓI LÁO , NÓI LỜI CHÂN THẬT , liên hệ đến sự thật , chắc chắn , ĐÁNG TIN CẬY ., KHÔNG LƯỜNG GẠT ĐỜI .
- Từ bỏ nói hai lời , NGHE CHỖ NÀY ĐẾN CHỖ KHÁC NÓI để sanh chia rẽ .
- Từ bỏ lời NÓI ĐỘC ÁC , nói lời dịu hiền , tốt đẹp , dễ thương , cảm thông .
- Từ bỏ NÓI PHÙ PHIẾM , nói có ý nghĩa , nói PHÁP , nói LUẬT hợp thời , hợp lý có hệ thống và lợi ích .
- Từ bỏ không làm hại các hạt giống và các loài cây cỏ , dùng NGÀY MỘT BỮA , không ĂN BAN ĐÊM , TỪ BỎ ĂN PHI THỜI .
- Từ bỏ không đi XEM MÚA HÁT , CA NHẠC .
- Từ bỏ không dùng VÒNG HOA , HƯƠNG LIỆU , TRANG SỨC , THỜI TRANG .
- Không nằm GIƯỜNG CAO , GIƯỜNG LỚN .
- Từ bỏ không nhận VÀNG BẠC , các HẠT SỐNG , THỊT SỐNG , DÊ CỪU , GIA CẦM , ĐẤT ĐAI , NHÀ CỬA .
- Từ bỏ NÔ TỲ TRAI GÁI
- Từ bỏ không BUÔN BÁN , GIAN LẬN , CÂN ĐO
- Từ bỏ các TÀ HẠNH HỐI LỘ , GIAN TRÁ LỪA ĐẢO .
- THIỂU DỤC TRI TÚC với : Y ÁO , THỰC PHẨM , THUỐC MEN , SÀNG TOẠ .


2/ THÁNH HỘ TRÌ CÁC CĂN :
Thực hành sự HỘ TRÌ CÁC CĂN : MẮT , TAI , MŨI , LƯỠI , THÂN , Ý không NẮM GIỮ TƯỚNG CHUNG , TƯỚNG RIÊNG luôn CHẾ NGỰ để THAM ÁI , ƯU BI của các BẤT THIỆN PHÁP SANH KHỞI .
( PHÁP ĐỘC CƯ gồm ba giai đoạn là mục tiêu của THÁNH HỘ TRÌ CÁC CĂN và là yếu tố quyết định của THIỀN XẢ TÂM . Cho nên Đức Phật luôn nhắc nhỡ : “ Ta GIÁC NGỘ CHÁNH ĐẲNG GIÁC là nhờ TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT từ đó MUÔN PHÁP LÀNH SANH “ là vậy !. )

3/ THÁNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC :
TỈNH GIÁC khi đi tới , đi lui , nhìn thẳng , nhìn quanh , khi co tay duỗi tay , khi mang y bát , khi ăn uống , nhai nuốt , nói nín ; khi đại tiểu tiện ; Khi đi , đứng , nằm , ngồi đều TỈNH GIÁC .


Hãy lắng nghe Đức Phật dạy tiếp :
“ Vị ấy thành tựu THÁNH GIỚI UẨN , THÁNH HỘ TRÌ CÁC CĂN , THÁNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC , lựa một TRÚ XỨ THANH VẮNG ( ĐỘC CƯ giai đoạn ba ) như : khu rừng , gốc cây , khe núi , hang đá , bãi tha ma , lùm cây ngoài trời , đống rơm . Sau khi đi KHẤT THỰC về , ăn cơm xong , vị ấy ngồi KIẾT GIÀ LƯNG THẲNG tại chỗ nói trên và AN TRÚ CHÁNH NIỆM trước mặt ( ĐỊNH VÔ LẬU = QUÁN XÉT , TƯ DUY từng niệm tuỳ hành giả ) . Vị ấy TỪ BỎ : DỤC THAM , SÂN HẬN , có LÒNG TỪ MẪN THƯƠNG XÓT tất cả chúng sanh hữu tình , TỪ BỎ : HÔN TRẦM THUỲ MIÊN ( TÂM SI ) , TRẠO CỬ HỐI QUÁ , NGHI NGỜ đối với THIỆN PHÁP . Vị ấy sau khi TỪ BỎ NĂM TRIỀN CÁI , các PHÁP LÀM TÂM CẤU UẾ , làm TRÍ TUỆ YẾU ỚT , vị ấy LY DỤC , LY BẤT THIỆN PHÁP CHỨNG và TRÚ THIỀN THỨ NHẤT ( SƠ THIỀN ) một trạng thái : HỶ LẠC do LY DỤC SANH , với TẦM , với TỨ ….. đến THIỀN THỨ TƯ ( TỨ THIỀN ) .Với TÂM ĐỊNH TỈNH , THANH TỊNH , TRONG SÁNG , KHÔNG CẤU NHIỄM , KHÔNG PHIỀN NÃO , NHU NHUYẾN , DỄ SỬ DỤNG , VỮNG CHẮC , BẤT ĐỘNG như vậy , vị ấy HƯỚNG TÂM đến TÚC MẠNG TRÍ , SANH TỬ TRÍ của chúng sanh …..LẬU TẬN TRÍ . TUỆ TRI NHƯ THẬT TỨ DIỆU ĐẾ , con đường DIỆT TRỪ LẬU HOẶC GIẢI THOÁT ( CHỨNG ĐẮC TAM MINH ) .

( Kinh Trung Bộ tập II – Kinh Kandaraka )
 
Sửa lần cuối:

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
THÁNH CẦU – PHI THÁNH CẦU


Hãy lắng nghe Đức Phật dạy:
Một thời Đức Phật ở Savathi, tại vườn ông Anthapindika ( Cấp Cô Độc ) .Khi Đức Phật đến tịnh thất của Bàlamôn Rammaka và dạy chúng Tỳ kheo về hai sự TẦM CẦU : THÁNH CẦU và PHI THÁNH CẦU .
1/ PHI THÁNH CẦU : “ Này các Tỳ kheo , thế nào là PHI THÁNH CẦU?.Có người tự mình bị SANH , GIÀ , BỊNH , CHẾT , SẦU , Ô NHIỂM lại tìm cầu cái bị SANH , GIÀ , BỊNH , CHẾT , SẦU , Ô NHIỂM. Này các Tỳ kheo !VỢ CON , ĐẦY TỚ NAM NỮ , DÊ , CỪU GÀ HEO VOI ,BÒ , NGỰA , VÀNG BẠC , NHỮNG CHẤP THỦ và người ấy lại NẮM GIỮ , THAM ĐẮM , MÊ SAY CHÚNG . Như vậy gọi là PHI THÁNH CẦU “ .
2/ THÁNH CẦU : “ Này các Tỳ kheo , có người bị SANH , GIÀ , BỊNH , CHẾT , SẦU , Ô NHIỂM . Sau khi BIẾT RÕ SỰ NGUY HẠI của SANH , GIÀ , BỊNH , CHẾT , SẦU , Ô NHIỂM tìm cầu cái KHÔNG : SANH , GIÀ , BỊNH , CHẾT , SẦU , Ô NHIỂM . VÔ THƯỢNG AN ỔN khỏi các KHỔ ÁCH , NIẾT BÀN . Như vậy là THÁNH CẦU .

- “ Này các Tỳ kheo , Ta cũng vậy trước khi chưa GIÁC NGỘ , chưa CHỨNG CHÁNH ĐẲNG GIÁC , khi còn BỒ TÁT , tự mình bị SANH , GIÀ , BỊNH , CHẾT , SẦU , Ô NHIỂM lại tìm cầu cái bị SANH , GIÀ , BỊNH , CHẾT , SẦU , Ô NHIỂM .Này các Tỳ kheo , rồi Ta suy nghĩ tại sao Ta tự mình lại tìm cầu cái bị SANH , GIÀ …..Ô NHIỄM như vậy ? Vậy Ta , tự mình sau khi biết rõ sự nguy hại của bị SANH , hãy TÌM CẦU cái KHÔNG SANH VÔ THƯỢNG AN ỔN khỏi các KHỔ ÁCH , NIẾT BÀN , tự mình bị GIÀ ………, KHÔNG Ô NHIỄM , VÔ THƯỢNG AN ỔN khỏi các KHỔ ÁCH , NIẾT BÀN . “


- “ Rồi này các Tỳ kheo , sau một thời gian , khi Ta còn trẻ , niên thiếu , tóc đen nhánh , đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân , trong thời vàng son của cuộc đời , mặc dù Cha Mẹ không bằng lòng , nước mắt đầy mặt và than khóc . Ta cạo bỏ râu tóc , đắp áo cà sa , xuất gia , từ bỏ gia đình , sống không gia đình . Ta xuất gia như vậy , một người đi TÌM CÁI GÌ CHÍ THIỆN , TÌM CẦU VÔ THƯỢNG TỐI THẮNG AN TỊNH ĐẠO LỘ . Ta đến chỗ Alara Kalama ở và thưa với Alara Kalama : “ Hiền giả Alara Kalama tôi muốn sống PHẠM HẠNH trong PHÁP và LUẬT này ….Không bao lâu Ta TỰ TRI , TỰ CHỨNG , TỰ ĐẠT và AN TRÚ , Pháp mà Alara Kalama tuyên bố như vậy . Alara Kalama là bậc ĐẠO SƯ của Ta lại đặt Ta , đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình và tôn sùng tối thượng và nói : “ Hiền giả như thế nào , tôi như vậy . Nay hãy đến đây , Hiền giả hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này “ . Này các Tỳ kheo , rồi Ta tự suy nghĩ : “ PHÁP này không hướng đến :YỂM LY , LY THAM , ĐOẠN DIỆT , AN TỊNH , THƯỢNG TRÍ , GIÁC NGỘ , NIẾT BÀN , mà chỉ đưa đến sự CHỨNG ĐẠT VÔ SỞ HỮU XỨ “ . Như vậy này các Tỳ kheo , Ta không tôn kính Pháp này , và từ bỏ Pháp ấy , Ta ra đi .


- “ Rồi này các Tỳ kheo , Ta kẻ đi tìm cái gì CHÍ THIỆN , tìm cầu VÔ THƯỢNG TỐI THẮNG AN TỊNH ĐẠO LỘ . Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta , Ta nói với Uddaka Ramaputta : “ Hiền giả , tôi muốn sống PHẠM HẠNH trong PHÁP và LUẬT này “ . Uddaka Ramaputta nói với Ta : “ Này Tôn giả , hãy sống và an trú Pháp này là như vậy , khiến người có trí không bao lâu như vị Bổn sư của mình chỉ dạy TỰ TRI , TỰ CHỨNG , TỰ ĐẠT và AN TRÚ “ . Này các Tỳ kheo Ta đã thông suốt Pháp ấy một cách mau chóng . Uddaka Ramaputta tuyên bố về PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ , chính Pháp ấy hiền giả đã TỰ TRI , TỰ CHỨNG , TỰ ĐẠT và AN TRÚ , chính Pháp ấy tôi TỰ TRI , TỰ CHỨNG , TỰ ĐẠT và TUYÊN BỐ . PHÁP mà tôi biết hiền giả biết . Tôi như thế nào hiền giả là như vậy ,hiền giả như thế nào tôi như vậy . Nay hãy đến đây , Hiền giả và tôi cùng chăm sóc hội chúng này “ . Như vậy này các Tỳ kheo , Uddaka Ramaputta là ĐẠO SƯ của Ta , lại đặt Ta đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng . Này các Tỳ kheo Ta suy nghĩ :” PHÁP này không hướng đến : YỂM LY , LY THAM , ĐOẠN DIỆT , AN TỊNH , THƯỢNG TRÍ , GIÁC NGỘ NIẾT BÀN , mà chỉ đưa đến sự CHỨNG ĐẠT PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ “ . Như vậy các Tỳ kheo , Ta không tôn kính PHÁP ấy và từ bỏ PHÁP ấy , Ta ra đi !.


- “ Rồi này các Tỳ kheo , Ta kẻ đi tìm cái gì CHÍ THIỆN , tìm cầu VÔ THƯỢNG TỐI THẮNG , AN TỊNH , ĐẠO LỘ ,Ta tuần tự du hành tại nước Magadha ( Ma Kiệt Đà ) và đến Uruvela ( Ưu Tần Loa ) , Ta tự nghĩ : “ Thật là một địa điểm khả ái , một khóm rừng thoải mái , có con sông trong sáng chảy gần , với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực . Thật là một chỗ vừa đủ cho một thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn “ . Và này các Tỳ kheo , Ta ngồi tại chỗ ấy , Ta tự mình bị SANH , GIÀ , BỆNH , CHẾT , BỊ SẦU , BỊ Ô NHIỄM . Sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị SANH , GIÀ , BỆNH , CHẾT , SẦU , Ô NHIỄM , tìm cầu cái KHÔNG : SANH , GIÀ , BỆNH , CHẾT , SẦU , Ô NHIỄM , VÔ THƯỢNG AN ỔN khỏi các KHỔ ÁCH , NIẾT BÀN và đã CHỨNG ĐƯỢC cái KHÔNG : SANH , GIÀ , BỆNH , CHẾT , SẦU , Ô NHIỄM VÔ THƯỢNG AN ỔN , KHỎI các KHỔ ÁCH , NIẾT BÀN và TRI KIẾN khởi lên nơi Ta : “ Sự GIẢI THOÁT của Ta KHÔNG BỊ DAO ĐỘNG . Nay là ĐỜI SỐNG CUỐI CÙNG CỦA TA , KHÔNG CÒN SỰ TÁI SANH NỮA !” .


- “ Này các Tỳ kheo , rồi Ta suy nghĩ như sau : “ PHÁP này do Ta CHỨNG được thật là SÂU KÍN , KHÓ THẤY , KHÓ CHỨNG , TỊCH TỊNH , CAO THƯỢNG , SIÊU LÝ LUẬN , VI DIỆU , chỉ người TRÍ mới hiểu thấu . Còn quần chúng này thì ƯA ÁI DỤC , KHOÁI ÁI DỤC , HAM THÍCH ÁI DỤC , thật KHÓ MÀ THẤY được định lý này ( Y TÁNH DUYÊN KHỞI PHÁP ) , sự kiện này thật KHÓ THẤY ; Tức là SỰ TỊNH CHỈ tất cả HÀNH , sự TRỪ BỎ SANH Y , ÁI DIỆT , LY THAM ĐOẠN DIỆT , NIẾT BÀN . Nếu nay Ta thuyết PHÁP mà các người khác không hiểu Ta , thời như vậy thật KHỔ NÃO Ta , như vậy thật bực mình cho Ta ! “ . “ Này các Tỳ kheo , rồi những KỆ BẤT TƯ NGHÌ , từ trước giờ chưa từng được nghe , được khởi lên nơi Ta :

Sao Ta nói CHÁNH PHÁP ,
Được CHỨNG NGỘ khó khăn ?
Những ai còn THAM SÂN ,
Khó CHỨNG NGỘ PHÁP này .
Đi ngược dòng ,THÂM DIỆU
KHÓ THẤY thật tế nhị ,
Kẻ ÁI NHIỄM VÔ MINH
Không thấy được PHÁP này !.

- “ Rồi này các Tỳ kheo , những suy tư như vậy TÂM Ta hướng về VÔ VI thụ động , không muốn thuyết Pháp , lúc bấy giờ PHẠM THIÊN Sahampati như một nhà lực sĩ hướng về Ta nói : “ Bạch Thế Tôn , hãy thuyết Pháp ! Bạch Thiện Thệ hãy thuyết Pháp ! Có những chúng sanh ít NHIỄM BỤI TRẦN sẽ bị NGUY HẠI nếu không được nghe CHÁNH PHÁP . Nếu được nghe CHÁNH PHÁP có thể THÂM HIỂU CHÁNH PHÁP “ . Sau đó PHẠM THIÊN nói thêm :
Xưa tại Magadha
Hịên ra PHÁP BẤT TỊNH
PHÁP do TÂM CẤU UẾ
Do SUY TƯ TÁC THÀNH
Hãy mở tung mở rộng ,
Cánh cửa BẤT TỬ này
Hãy để họ nghe PHÁP
BẬC THANH TỊNH CHỨNG NGỘ
Như đứng trên tảng đá
Trên đỉnh núi tột cao
Có người đứng nhìn xuống
Đám chúng sanh quây quần
Cũng vậy , Ôi Thiện Thệ
Bậc BIẾN NHÃN cùng khắp
Leo lên ngôi lâu đài
Xây dựng bằng CHÁNH PHÁP
Bậc THOÁT LY SẦU MUỘN
Nhìn xuống đám quần sanh
Bị SẦU KHỔ ÁP BỨC
Bị SANH , GIÀ chi phối
Đứng lên vị anh hùng
Bậc chiến thắng chiến trường
Vị trưởng đoàn lữ khách
Bậc THOÁT LY NỢ NẦN
Hãy đi khắp thế giới
Bậc Thế Tôn CHÁNH GIÁC !
Hãy thuyết VI DIỆU PHÁP
Người nghe sẽ THÂM HIỂU .

- “ Này các Tỳ kheo .Sau khi biết lời PHẠM THIÊN yêu cầu như vậy Vì LÒNG TỪ BI đối với chúng sanh , với PHẬT NHÃN , Ta nhìn quanh thế giới Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời , nhiều nhiễm bụi đời , có hạng lợi căn , độn căn , có hạng thiện tánh , ác tánh , có hạng dễ dạy , khó dạy , một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm .



Kính thưa quý CƯ SĨ ĐỒNG TU ! Hãy lắng nghe Đức Phật nói bài kệ rất quan trọng sau đây :


“ Cửa BẤT TỬ rộng mở
Cho những ai chịu nghe
Hãy TỪ BỎ TÍN TÂM
Không chính xác của mình
Tự nghĩ đến phiền toái
Ta đã không muốn giảng
Tối thượng VI DIỆU PHÁP
Giữa CHÚNG SANH loài NGƯỜI
( Ôi PHẠM THIÊN ! ) "


- “ Này các Tỳ kheo , rồi Ta tự nghĩ :” Ta sẽ thuyết Pháp cho ai đầu tiên , ai sẽ mau hiểu CHÁNH PHÁP này ? Ta tự nghĩ : “ Nay có Alara Kalama là bậc tri thức đa văn , sáng suốt , đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời , vị này sẽ mau hiểu CHÁNH PHÁP này “ . Thế nhưng Kalama đã mệnh chung bảy ngày rồi , thật là một thiệt hại lớn cho Kalama !.” .Sau só Ta lại nghĩ : “ thuyết pháp cho ai đầu tiên ? Ai mau hiểu CHÁNH PHÁP này ? . Ta lại nghĩ : “ Nay có Uddaka Ramaputta là bậc tri thức đa văn , sang suốt từ lâu sống ít nhiễm bụi đời . Vị này sẽ mau hiểu CHÁNH PHÁP “ Thế nhưng Uddaka Ramaputta đã mệnh chung hôm qua , Ta lại nghĩ thật là một thiệt hại lớn cho Ramaputta !. Này các Tỳ kheo , Ta lại nghĩ : “ Ta sẽ thuyết Pháp cho ai đầu tiên ? Ai sẽ mau hiểu CHÁNH PHÁP này ? . Ta lại nghĩ :” Nhóm NĂM Tỳ kheo này đã hầu hạ Ta khi Ta còn nỗ lực tinh cần , nhóm ấy giúp ích rất nhiều . Với THIÊN NHÃN THANH TỊNH SIÊU NHÂN , Ta thấy nhóm NĂM TỲ KHEO hiện ở Baranasi ( Ba la nại ) tại Isipatana , vườn Lộc Uyển . Sau nhiều lần Ta đã làm NĂM TỲ KHEO chấp nhận và Ta đã thuyết PHÁP BẤT TỬ về SANH , GIÀ , BỆNH , CHẾT SẦU BI , Ô NHIỄM …. TRI và KIẾN khởi lên nơi họ : “ SỰ GIẢI THOÁT của chúng ta KHÔNG BỊ DAO ĐỘNG , đây THỨC gì được hiện khởi như vậy đều quy là ĐỜI SỐNG CUỐI CÙNG . Nay KHÔNG CÒN TÁI SANH nữa ! “

( Trung Bộ Kinh tập I – Kinh Thánh Cầu )


 
Sửa lần cuối:

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Năm tinh tấn chi

NĂM TINH TẤN CHI


Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :

“ Một thời Đức Phật sống giữa dân chúng Bhagga , rừng Bhesakala , vườn Lộc Uyển . Sau buổi thọ thực cúng dường của Vương Tử Bodhi . Đức Phật dạy :
“ Này Vương Tử , có NĂM TINH TẤN CHI . Thế nào là năm ? Ở đây , này Vương Tử , vị Tỳ kheo có :
_ LÒNG TIN , TIN TƯỞNG SỰ GIÁC NGỘ của Như Lai , …., ( mười danh hiệu Phật )
_ ÍT BỆNH , ÍT NÃO . Với bộ tiêu hoá được điều hoà , không quá lạnh , không quá nóng , trung bình hợp với TINH TẤN .
_ KHÔNG GIAN TRÁ , XẢO TRÁ , tự mình xử sự như chơn với BẬC ĐẠO SƯ và đối với vị ĐỒNG PHẠM HẠNH .
_ TINH CẦN , TINH TẤN TỪ BỎ các BẤT THIỆN PHÁP , làm cho khởi lên các THIỆN PHÁP , KIÊN CỐ , KIÊN TRÌ KHÔNG TỪ BỎ GÁNH NẶNG ĐỐI VỚI THIỆN PHÁP .
_ CÓ TRÍ TUỆ thành tựu về sự SANH DIỆT ( của các Pháp ) , với sự thể nhập BẬC THÁNH đưa đến sự CHƠN CHÁNH ĐOẠN DIỆT KHỔ ĐAU .

“ Này Vương Tử , như vậy là NĂM TINH TẤN CHI . Vị Tỳ kheo thành tựu NĂM TINH TẤN CHI này , chấp nhận Như Lai là BẬC LÃNH ĐẠO , sau khi tự CHỨNG TRI với THƯỢNG TRÍ ngay trong HIỆN TẠI VÔ THƯỢNG CỨU CÁNH PHẠM HẠNH vì mục đích các thiện nam tử chơn chánh xuất gia , từ bỏ gia đình , sống không gia đình , vị ấy có thể CHỨNG NGỘ , CHỨNG ĐẠT , và AN TRÚ trong BẢY NĂM . Này Vương Tử đừng nói chi là BẢY NĂM , có thể được trong SÁU NĂM …. MỘT NĂM . Có thể trong BẢY THÁNG ……BẢY ĐÊM NGÀY …….MỘT ĐÊM NGÀY . Đừng nói chi MỘT ĐÊM NGÀY , sự THÙ THẮNG BUỔI SÁNG được GIẢNG DẠY thời sẽ CHỨNG ĐƯỢC BUỔI CHIỀU hoặc GIẢNG DẠY BUỔI CHIỀU thời CHỨNG ĐƯỢC BUỔI SÁNG . Vương Tử Bodhi nghe Đức Phật nói vậy nên bạch Thế Tôn : “ Ôi thật là PHẬT ! Ôi thật là PHÁP , Ôi thật là KHÉO THUYẾT PHÁP thay !. “

Vương Tử Bodhi quy y PHẬT , PHÁP , TĂNG làm cư sĩ trọn đời quy ngưỡng .

( Kinh Trung Bộ tập II – Kinh Bồ Đề Vương Tử )​
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Kinh bất động

KINH BẤT ĐỘNG

Hãy lắng nghe lời Đức Phật dạy :

Một thời Đức Thế Tôn ở Rajagaha ( Vương Xá ) , Veluvana ( Trúc Lâm ) , tại chỗ nuôi dưỡng sóc ( Kalandakanivapa ) .
Lúc bấy giờ Tôn giả Sariputta ( Xá Lợi Phất ) , Tôn giả Mahacunda ( Đại Chu Na ) và Tôn giả Channa ( Xiển Đà ) cùng trú ở Gijjhakuta ( Linh Thứu ) . Lúc ấy Tôn giả Channa bị trọng bệnh , bị đau khổ .
Tôn giả Sariputta và Tôn giả Mahacunda cùng đến thăm Tôn giả Channa .

Hãy lắng nghe lời Đức Phật dạy về Kinh BẤT ĐỘNG :
“ Này hiền giả Channa , lời dạy của Thế Tôn về CĂN – TRẦN – THỨC cần phải THƯỜNG TRỰC TÁC Ý :
“ Cái này không phải là tôi , cái này không phải của tôi , cái này không phải tự ngã của tôi “ .

Ai có CHẤP TRƯỚC là có DAO ĐỘNG . Ai không CHẤP TRƯỚC là không có DAO ĐỘNG . KHÔNG CÓ DAO ĐỘNG thời có KHINH AN , có KHINH AN thời không có HY CẦU , không có HY CẦU thời không có KHỨ LAI , không có KHỨ LAI thời không có TỬ SANH , không có TỬ SANH thời không có ĐỜI NÀY , ĐỜI SAU và GIỮA HAI ĐỜI . Như vậy là SỰ ĐOẠN TẬN KHỔ ĐAU !” .

( Kinh Trung Bộ tập III – Kinh giáo Giới Channa )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
ý lực – ý thức lực

Ý LỰC – Ý THỨC LỰC​


Hãy lắng nghe lời Đức Phật dạy :

Một thời Thế Tôn trú ở Savathi ( Xá Vệ ) , Jetavana ( Kỳ Đà Lâm ) tại tịnh xá ông Anathapindika ( Cấp Cô Độc ) . Lúc bấy giờ cư sĩ Cấp Cô Độc bị bệnh khổ đau , trọng bệnh . Cư sĩ Cấp Cô Độc nhờ người đến thỉnh Tôn giả Sariputta ( Xá Lợi Phất ) và Tôn giả Ananda đến thăm bệnh ông Cấp Cô Độc .

- Tôn giả Sariputta nói với Cư sĩ Cấp Cô Độc : “ Này cư sĩ Ta mong Ông có thể KHAM NHẪN , CHỊU ĐỰNG . Ta mong rằng KHỔ THỌ được GIẢM THIỂU rõ rệt , không gia tăng “

- Cư sĩ Cấp Cô Độc đang bị ĐAU ĐẦU , ĐAU BỤNG DỮ DỘI , toàn thân đang NÓNG như ở trên HỐ THAN HỪNG , sự THỐNG KHỔ GIA TĂNG , không giảm thiểu !.


- Tôn giả Sariputta thuyết giảng cho cư sĩ Cấp Cô Độc về sự KHÔNG CHẤP THỦ các TỨ ĐẠI , NGŨ UẨN , về CĂN – TRẦN – THỨC . Sự SANH KHỞI của XÚC , THỌ của các PHÁP . Cư sĩ Cấp Cô Độc khóc và chảy nước mắt !.

- Tôn giả Ananda nói với cư sĩ Cấp Cô Độc : “ Này cư sĩ , Ông đang GƯỢNG LÊN mà SỐNG hay CHÌM XUỐNG ( CÕI CHẾT ) ? “


- Cư sĩ Cấp Cô Độc thưa với Tôn giả Ananda : “ Con không GƯỢNG LÊN mà SỐNG , con đang CHÌM XUỐNG CÕI CHẾT !. Dầu cho BẬC ĐẠO SƯ được con hầu hạ đã lâu và cho các vị Tỳ kheo . Sự TU TẬP Ý LỰC ( Ý THỨC LỰC ) con chưa bao giờ được nghe một thời thuyết pháp như vậy !” .

- Tôn giả Ananda nói : “ Này cư sĩ , thuyết pháp như vậy KHÔNG NÓI CHO HÀNG CƯ SĨ mặc áo trắng , này cư sĩ thuyết pháp như vậy nói cho HÀNG XUẤT GIA “ . Sau đó Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Sariputta : “ Thưa Tôn giả Sariputta , hãy thuyết pháp như vậy cho HÀNG CƯ SĨ mặc áo trắng . Thưa Tôn giả Sariputta , có những THIỆN NAM TỬ sanh ra với CẤU UẾ KHÔNG NHIỀU nếu không được nghe PHÁP sẽ bị ĐOẠ LẠC và họ sẽ không thể biết được CHÁNH PHÁP !.


Sau khi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Ananda ra về . Cư sĩ Cấp Cô Độc mạng chung sanh cõi Tusita ( ĐÂU SUẤT THIÊN ) ( Đức Phật nói với Tôn giả Sariputta ) do LÒNG TỊNH TÍN BẤT ĐỘNG đối với Tôn giả Sariputta !


( Kinh Trung Bộ tập III – Kinh giáo giới Cấp Cô Độc )
 
Sửa lần cuối:

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Pháp sơ thiện – trung thiện – hậu thiện

PHÁP
SƠ THIỆN – TRUNG THIỆN – HẬU THIỆN

Hãy lắng nghe lời Đức Phật dạy :

Một thời Thế Tôn ở Savathi ( Xá Vệ ) Jetavana ( Kỳ Đà Lâm ) tại Tịnh Xá ông Cấp Cô Độc . Tại đây Đức Thế Tôn gọi các Tỳ kheo : “ Này các Tỳ kheo , Ta sẽ giảng cho các ông SƠ THIỆN , TRUNG THIỆN , HẬU THIỆN CÓ NGHĨA , CÓ VĂN . Ta sẽ nói PHẠM HẠNH hoàn toàn VIÊN MÃN , THANH TỊNH . Tức là SÁU SÁU . Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ Ta sẽ giảng :

1/ SÁU NỘI XỨ : NHÃN , NHĨ , TỶ , THIỆT , THÂN , Ý XỨ .

2/ SÁU NGOẠI XỨ : SẮC , THANH , HƯƠNG , VỊ , XÚC , PHÁP XỨ

3/ SÁU THỨC THÂN : Do DUYÊN MẮT ( CĂN ) và do DUYÊN các SẮC ( TRẦN ) , khởi lên NHÃN THỨC . Tương tự vậy NHĨ , TỶ , THIỆT , THÂN , Ý THỨC . SÁU THỨC này thuộc SẮC THỨC trên THÂN nên gọi là SÁU THỨC THÂN .

4/ SÁU XÚC THÂN : Do DUYÊN MẮT ( CĂN ) và do DUYÊN các SẮC ( TRẦN ) khởi lên NHÃN THỨC ( THỨC ) . Sự gặp gỡ của 3 PHÁP này : CĂN + TRẦN + THỨC gọi là XÚC . Tương tự vậy đối với TAI , MŨI , MIỆNG , THÂN , Ý .

5/ SÁU THỌ THÂN : Do 3 PHÁP : CĂN + TRẦN + THỨC tác động tạo XÚC . Do DUYÊN XÚC nên có THỌ .

6/ SÁU ÁI THÂN : Do 3 PHÁP : CĂN + TRẦN + THỨC tác động tạo XÚC . Do DUYÊN XÚC nên có THỌ . Do DUYÊN THỌ nên có ÁI .


Hãy lắng nghe lời Đức Phật dạy :

“ TỰ NGÃ SANH DIỆT ở nơi TÔI “ . Như vậy , các CĂN , TRẦN , THỨC , XÚC , THỌ , ÁI là VÔ NGÃ .Nếu cho là TỰ NGÃ là KHÔNG HỢP LÝ !.
Này các Tỳ kheo , có hai con đường :

+ SỰ TẬP KHỞI THÂN KIẾN : Nếu ai QUÁN các CĂN , TRẦN , THỨC , XÚC , THỌ , ÁI là TỰ NGÃ :
“ Cái này là TÔI , là của TÔI , là TỰ NGÃ của TÔI ” Như vậy là có sự CHẤP THỦ .

+ SỰ ĐOẠN DIỆT CỦA THÂN KIẾN : Nếu ai QUÁN các CĂN , TRẦN , THỨC , XÚC , THỌ , ÁI là VÔ NGÃ :
“ Cái này không phải là TÔI , không phải của TÔI , không phải TỰ NGÃ của TÔI “ .
Như vậy là KHÔNG CHẤP THỦ , ĐOẠN DIỆT .

“ Này các Tỳ kheo , do CẢM XÚC LẠC THỌ mà HOAN HỶ , TÁN THÁN TRÚ ở ÁI nên THAM TUỲ MIÊN ( THAM NGỦ NGẦM ) TĂNG TRƯỞNG . Hoặc do CẢM XÚC KHỔ THỌ mà SẦU MUỘN , THAN KHÓC . SÂN TUỲ MIÊN , VÔ MINH TUỲ MIÊN TĂNG TRƯỞNG “

“ Này các Tỳ kheo , vị đa văn THÁNH đệ tử YỂM LY ( đè bẹp , không cho ngóc đầu dậy ) các CĂN , TRẦN , THỨC , XÚC THỌ , ÁI . Do YỂM LY nên LY THAM , do LY THAM nên vị ấy GIẢI THOÁT . Trong SỰ GIẢI THOÁT vị ấy hiểu biết “ TA ĐÃ GIẢI THOÁT “ . và vị ấy TUỆ TRI : “ SANH ĐÃ TẬN , PHẠM HẠNH ĐÃ THÀNH , CÁC VIỆC NÊN LÀM ĐÃ LÀM , KHÔNG CÒN TRỞ LUI TRẠNG THÁI NÀY NỮA “ . TÂM vị ấy đã GIẢI THOÁT các LẬU HOẶC KHÔNG CHẤP THỦ !

( Kinh Trung Bộ tập III – Kinh Sáu Sáu )
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Chánh tri kiến – tri kiến chánh trực

CHÁNH TRI KIẾN – TRI KIẾN CHÁNH TRỰC

Một thời Thế Tôn ở Savathi ( Xá Vệ ) tại Jetavana ( Kỳ Đà Lâm ) vườn ông Anathapindika ( Cấp Cô Độc ) . Lúc bấy giờ , Tôn giả Sariputta ( Xá Lợi Phất ) gọi các Tỳ kheo và nói : “ Một Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC , có LÒNG TIN PHÁP tuyệt đối và thành tựu DIỆU PHÁP này ? “ .

Hãy lắng nghe Tôn giả Sariputta giảng :

1/ Thánh đệ tử tuệ tri được BẤT THIỆNCĂN BẢN BẤT THIỆN ; tuệ tri được THIỆN và CĂN BẢN THIỆN . Khi ấy Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC , có LÒNG TIN PHÁP tuyệt đối và thành tựu DIỆU PHÁP này .

a/ Thế nào là BẤT THIỆN ? Thế nào là CĂN BẢN BẤT THIỆN ?

+ BẤT THIỆN :
- SÁT SANH
- TRỘM CẮP (LẤY CỦA KHÔNG CHO )
- TÀ DÂM ( TÀ HẠNH trong các DỤC )
- VỌNG NGỮ ( NÓI LÁO , NÓI HAI LƯỠI , ÁC KHẨU , NÓI PHÙ PHIẾM )
- THAM DỤC
- SÂN HẬN
- TÀ KIẾN
+ CĂN BẢN BẤT THIỆN :
THAM ; SÂN ; SI

b/ Thế nào là THIỆN ? Thế nào là CĂN BẢN THIỆN ?

+ THIỆN : Là TỪ BỎ , KHÔNG LÀM các điều BẤT THIỆN .

+ CĂN BẢN THIỆN :

KHÔNG : THAM ; SÂN ; SI

Khi ấy Thánh đệ tử ĐOẠN TRỪ tất cả THAM TUỲ MIÊN ( THAM ngủ ngầm ) , tẩy sạch SÂN TUỲ MIÊN , nhổ tận gốc KIẾN MẠN TUỲ MIÊN , ĐOẠN TRỪ VÔ MINH khiến MINH SANH KHỞI , DIỆT TẬN KHỔ ĐAU trong hiện tại .

Như vậy Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC , có LÒNG TIN PHÁP tuyệt đối và thành tựu DIỆU PHÁP này .

Tiếp theo có vị Tỳ kheo lại hỏi Tôn giả Sariputta :
2/ “ Này hiền giả , có thể có pháp môn nào khác , nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC , có LÒNG TIN PHÁP tuyệt đối và thành tựu DIỆU PHÁP này ? “

Tôn giả Sariputta trả lời :
- “ Chư hiền giả , có thể có , khi nào Thánh đệ tử tuệ tri THỨC ĂN , tuệ tri sự TẬP KHỞI của THỨC ĂN , tuệ tri sự ĐOẠN DIỆT của THỨC ĂN và tuệ tri con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của THỨC ĂN . Khi ấy Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC …….DIỆU PHÁP này. Thế nào là THỨC ĂN ? Thế nào là sự TẬP KHỞI của THỨC ĂN ? Thế nào là sự ĐOẠN DIỆT của THỨC ĂN ? .Con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của THỨC ĂN ? .
- “ Chư hiền giả , có bốn loại THỨC ĂN , khiến các loài chúng sanh đã sanh được AN TRÚ hay các loài hữu tình sẽ sanh được hỗ trợ cho sanh . Đó là :
+ ĐOÀN THỰC ( ăn uống hàng ngày của chúng ta )
+ XÚC THỰC (căn – trần )
+ TƯ NIỆM THỰC ( tầm - tứ )
+ THỨC THỰC ( sắc thức , tưởng thức )
Từ TẬP KHỞI của ÁI có sự TẬP KHỞI của THỨC ĂN , từ sự ĐOẠN DIỆT của ÁI có sự ĐOẠN DIỆT của THỨC ĂN . THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH ( BÁT THÁNH ĐẠO ) này là con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của THỨC ĂN , tức là CHÁNH KIẾN , CHÁNH TƯ DUY ,…..CHÁNH ĐỊNH . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả THAM TUỲ MIÊN “ TÔI LÀ “ ; ĐOẠN TRỪ VÔ MINH , khiến MINH SANH KHỞI lên DIỆT TẬN KHỔ ĐAU ( LẬU HOẶC ) ngay trong hiện tại . “


Tiếp theo có vị Tỳ kheo lại hỏi Tôn giả Sariputta :


3/ “ Này hiền giả , có thể có pháp môn nào khác , nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC , có LÒNG TIN PHÁP tuyệt đối và thành tựu DIỆU PHÁP này ? “

Tôn giả Sariputta trả lời :

- “ Chư Hiền giả , có thể có . Khi nào Thánh đệ tử tuệ tri KHỔ , tuệ tri TẬP KHỞI của KHỔ , tuệ tri ĐOẠN DIỆT của KHỔ , tuệ tri con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của KHỔ . Khi ấy Thánh đệ tử có CHÁNH TRI KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC , có LÒNG TIN PHÁP tuyệt đối và thành tựu DIỆU PHÁP này . Chư Hiền , thế nào là KHỔ ? , sự TẬP KHỞI của KHỔ ? ĐOẠN DIỆT của KHỔ ? , con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của KHỔ ? . SANH , GIÀ , BỆNH , CHẾT , SẦU BI , ƯU NÃO , CẦU KHÔNG ĐƯỢC là KHỔ , tóm lại NĂM THỦ UẨN là KHỔ . Chư Hiền , thế nào là TẬP KHỞI của KHỔ ? Chính là ÁI đưa đến TÁI SANH , cùng KHỞI HỶ DỤCTHAM hướng đến TÁI SANH , tìm cầu chỗ này chỗ kia , tức là DỤC ÁI , PHI HỮU ÁI . Chư Hiền , thế nào là ĐOẠN DIỆT của KHỔ ? Đó là sự ĐOẠN DIỆT LY THAM , không có dư tàn , sự QUĂNG BỎ , sự TỪ BỎ , sự GIẢI THOÁT , sự VÔ CHẤP KHÁT ÁI ấy . Chư Hiền , thế nào là con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của KHỔ ? Chính là THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH đưa đến DIỆT KHỔ , tức là CHÁNH TRI KIẾN …..CHÁNH ĐỊNH . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả THAM TUỲ MIÊN , tẩy sạch SÂN TUỲ MIÊN , …. ; ĐOẠN TRỪ VÔ MINH , khiến MINH SANH KHỞI lên DIỆT TẬN KHỔ ĐAU ( LẬU HOẶC ) ngay trong hiện tại . “

Tiếp theo có vị Tỳ kheo lại hỏi Tôn giả Sariputta :


4/ “ Này hiền giả , có thể có pháp môn nào khác , nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC , có LÒNG TIN PHÁP tuyệt đối và thành tựu DIỆU PHÁP này ? “

Tôn giả Sariputta trả lời :
- “ Chư Hiền giả , có thể có . Khi nào Thánh đệ tử tuệ tri GIÀ , CHẾT .Tuệ tri sự TẬP KHỞI của GIÀ , CHẾT ; Tuệ tri ĐOẠN DIỆT của GIÀ , CHẾT . Tuệ tri con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của GIÀ , CHẾT ; Chư hiền , khi ấy Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC , có LÒNG TIN PHÁP tuyệt đối và thành tựu DIỆU PHÁP này .
Chư hiền , thế nào là GIÀ , CHẾT ? ; Thê nào là TẬP KHỞI của GIÀ , CHẾT ? ; Thế nào là ĐOẠN DIỆT của GIÀ , CHẾT ? ; Thế nào là con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của GIÀ , CHẾT ? .

+ GIÀ : Thuộc bất kỳ HỮU TÌNH GIỚI nào , trong từng mỗi loại HỮU TÌNH , SỰ GIÀ CẢ , SUY LÃO , RỤNG RĂNG , TÓC BẠC , DA NHĂN , TUỔI THỌ NGÀY MỘT HAO MÒN , BẠI HOẠI CÁC CĂN ; Chư hiền , như vậy gọi là GIÀ .
+ CHẾT : Chư hiền , thế nào là CHẾT ? . Thuộc bất kỳ HỮU TÌNH GIỚI nào , trong từng mỗi loại HỮU TÌNH , SỰ MỆNH MỘT , TỪ TRẦN , HỦY HOẠI , HOẠI DIỆT , TỪ BIỆT , MỆNH CHUNG , HỦY HOẠI CÁC UẨN , VẤT BỎ HÌNH HÀI ; Chư hiền như vậy gọi là CHẾT .

GIÀ như vậy và CHẾT như vậy !

Từ sự TẬP KHỞI của SANH , có SỰ TẬP KHỞI của GIÀ ,CHẾT ; Từ SỰ ĐOẠN DIỆT của SANH , có SỰ ĐOẠN DIỆT của GIÀ , CHẾT . THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH này là con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của GIÀ , CHẾT . Tức là : CHÁNH TRI KIẾN , …..CHÁNH ĐỊNH . Chư hiền , khi nào Thánh đệ tử tuệ tri GIÀ , CHẾT như vậy , tuệ tri TẬP KHỞI của GIÀ , CHẾT như vậy , tuệ tri ĐOẠN DIỆT của GIÀ , CHẾT như vậy , tuệ tri con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của GIÀ , CHẾT như vậy . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , ….., và thành tựu DIỆU PHÁP này !

Tiếp theo có vị Tỳ kheo lại hỏi Tôn giả Sariputta :

5/ “ Này hiền giả , có thể có pháp môn nào khác , nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC , có LÒNG TIN PHÁP tuyệt đối và thành tựu DIỆU PHÁP này ? “

Tôn giả Sariputta trả lời :
- “ Chư hiền , có thể có . Khi nào Thánh đệ tử tuệ tri SANH , tuệ tri TẬP KHỞI của SANH , tuệ tri ĐOẠN DIỆT của SANH , tuệ tri con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của SANH .Chư hiền , khi ấy vị Thánh đệ tử có CHÁNH TRI KIẾN …..(như trên ) ….và thành tựu DIỆU PHÁP này .Chư hiền :
- Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào , trong từng mỗi loại hữu tình , SỰ SANH HIỆN KHỞI , XUẤT HIỆN , HIỆN DIỆN , HIỆN HÀNH các UẨN , TỤ ĐẮC cá XỨ như vậy gọi là SANH .
Từ sự TẬP KHỞI của HỮU có sự TẬP KHỞI của SANH , từ sự ĐOẠN DIỆT của HỮU có sự ĐOẠN DIỆT của SANH và THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH này là con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của SANH , tức là : Chánh tri kiến …..Chánh định . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , ….., và thành tựu DIỆU PHÁP này !

Tiếp theo có vị Tỳ kheo lại hỏi Tôn giả Sariputta :

6/ “ Này hiền giả , có thể có pháp môn nào khác , nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC , có LÒNG TIN PHÁP tuyệt đối và thành tựu DIỆU PHÁP này ? “

Tôn giả Sariputta trả lời :

- “ Chư hiền , có thể có . Khi nào Thánh đệ tử tuệ tri HỮU , tuệ tri sự TẬP KHỞI của HỮU , tuệ tri sự ĐOẠN DIỆT của HỮU , tuệ tri con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của HỮU . Chư hiền , khi ấy vị Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , …..và thành tựu DIỆU PHÁP này .”
- “ Chư hiền có ba loại HỮU : DỤC HỮU , SẮC HỮU , VÔ SẮC HỮU . Từ sự TẬP KHỞI của THỦ , có sự TẬP KHỞI của HỮU , từ sự ĐOẠN DIỆT của THỦ có sự ĐOẠN DIỆT của HỮU và THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH là con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của HỮU .Tức là Chánh tri kiến …..Chánh định . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , ….., và thành tựu DIỆU PHÁP này !.”

Tiếp theo có vị Tỳ kheo lại hỏi Tôn giả Sariputta :

7/ “ Này hiền giả , có thể có pháp môn nào khác , nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC , có LÒNG TIN PHÁP tuyệt đối và thành tựu DIỆU PHÁP này ? “

Tôn giả Sariputta trả lời :
- “ Chư hiền , có thể có . Khi nào Thánh đệ tử tuệ tri sự TẬP KHỞI của THỦ , tuệ tri sự ĐOẠN DIỆT của THỦ , tuệ tri con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của THỦ . Chư hiền , khi ấy vị Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , …..và thành tựu DIỆU PHÁP này .”

- -“ Chư hiền có bốn THỦ : DỤC THỦ , KIẾN THỦ , GIỚI CẤM THỦ , NGÃ LUẬN THỦ . Từ TẬP KHỞI của ÁI , có TẬP KHỞI của THỦ ; Từ sự ĐOẠN DIỆT của ÁI có sự ĐOẠN DIỆT của THỦ và THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH là con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của THỦ . Tức là CHÁNH KIẾN ….CHÁNH ĐỊNH . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , ….., và thành tựu DIỆU PHÁP này !.”

Tương tự như vậy , cũng câu hỏi như vậy . Tôn giả Sariputta trả lời :

8/ “Chư hiền , có thể có . Khi nào Thánh đệ tử tuệ tri ÁI , tuệ tri sự TẬP KHỞI của ÁI , tuệ tri sự ĐOẠN DIỆT của ÁI , tuệ tri con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của ÁI . Chư hiền , khi ấy vị Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , …..và thành tựu DIỆU PHÁP này .”

- -“ Chư hiền , có sáu loại ÁI : SẮC ÁI , THANH ÁI , HƯƠNG ÁI , VỊ ÁI , XÚC ÁI , PHÁP ÁI . Từ TẬP KHỞI của THỌ có sự TẬP KHỞI của ÁI ; Từ sự ĐOẠN DIỆT của THỌ , có sự ĐOẠN DIỆT của ÁI và THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH là con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của ÁI . Tức là CHÁNH KIẾN ….CHÁNH ĐỊNH . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , ….., và thành tựu DIỆU PHÁP này !.”

9/ “Chư hiền , có thể có . Khi nào Thánh đệ tử tuệ tri THỌ , tuệ tri sự TẬP KHỞI của THỌ, tuệ tri sự ĐOẠN DIỆT của THỌ , tuệ tri con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT của THỌ . Chư hiền , khi ấy vị Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN , …..và thành tựu DIỆU PHÁP này .”

- -“ Chư hiền có sáu loại THỌ : THỌ do NHÃN XÚC SANH , THỌ do NHĨ XÚC SANH , THỌ do TỶ XÚC SANH , THỌ do THIỆT XÚC SANH , THỌ do THÂN XÚC SANH , THỌ do Ý XÚC SANH . Từ sự TẬP KHỞI của XÚC có sự TẬP KHỞI của THỌ , từ sự ĐOẠN DIỆT của XÚC có sự ĐOẠN DIỆT của THỌ và THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH là con đườngf đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của THỌ . Tức là CHÁNH KÍÊN ….CHÁNH ĐỊNH . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , ….., và thành tựu DIỆU PHÁP này !.”

10/ “ Chư hiền , có thể có , khi nào Thánh đệ tử tuệ tri XÚC , tuệ tri sự TẬP KHỞI của XÚC , tuệ tri sự ĐOẠN DIỆT của XÚC , tuệ tri con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của XÚC , khi ấy Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN …và thành tựu diệu pháp này “ .

-“ Chư hiền , có sáu loại XÚC : NHÃN XÚC , NHĨ XÚC , TỶ XÚC , THIỆT XÚC , THÂN XÚC , Ý XÚC . Từ sự TẬP KHỞI của LỤC NHẬP có sự TẬP KHỞI của XÚC , từ sự ĐOẠN DIỆT của LỤC NHẬP có sự ĐOẠN DIỆT của XÚC và THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH là con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của XÚC ; Tức là CHÁNH KIẾN ….CHÁNH ĐỊNH . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , ….., và thành tựu DIỆU PHÁP này !.”


11/ “ Chư hiền , có thể có , khi nào Thánh đệ tử tuệ tri SÁU NHẬP ( LỤC NHẬP ) ;Tuệ tri sự TẬP KHỞI của LỤC NHẬP , tuệ tri sự ĐOẠN DIỆT của LỤC NHẬP , tuệ tri con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của LỤC NHẬP , khi ấy Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN …và thành tựu diệu pháp này “ .

-“ Chư hiền , có sáu loại LỤC NHẬP : NHÃN NHẬP , NHĨ NHẬP , TỶ NHẬP , THIỆT NHẬP , THÂN NHẬP , Ý NHẬP .. Từ TẬP KHỞI của DANH SẮC , có sự TẬP KHỞI của LỤC NHẬP ; Từ sự ĐOẠN DIỆT của DANH SẮC có sự ĐOẠN DIỆT của LỤC NHẬP và THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH là con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của LỤC NHẬP . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , ….., và thành tựu DIỆU PHÁP này !.”


12/ “ Chư hiền , có thể có , khi nào Thánh đệ tử tuệ tri DANH SẮC ;Tuệ tri sự TẬP KHỞI của DANH SẮC , tuệ tri sự ĐOẠN DIỆT của DANH SẮC , tuệ tri con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của DANH SẮC . Khi ấy Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN …và thành tựu diệu pháp này “ .

-“ Chư hiền !
* THỌ , TƯỞNG , TƯ , XÚC , TÁC Ý gọi là : DANH .

* BỐN ĐẠI ( TỨ ĐẠI ) : ĐẤT , NƯỚC , GIÓ , LỬA tạo thành gọi là SẮC .

- “ Chư hiền , như vậy gọi là DANH SẮC
Từ sự TẬP KHỞI của THỨC có sự TẬP KHỞI của DANH SẮC , từ sự ĐOẠN DIỆT của THỨC có sự ĐOẠN DIỆT của DANH SẮC và THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH là con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của DANH SẮC . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , ….., và thành tựu DIỆU PHÁP này !.”

13/ “ Chư hiền , có thể có , khi nào Thánh đệ tử tuệ tri THỨC ;Tuệ tri sự TẬP KHỞI của THỨC , tuệ tri sự ĐOẠN DIỆT của THỨC , tuệ tri con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của THỨC . Khi ấy Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN …và thành tựu diệu pháp này “ .

-“ Chư hiền , có sáu loại THỨC : NHÃN THỨC , NHĨ THỨC , TỶ THỨC , THIỆT THỨC , THÂN THỨC , Ý THỨC . Từ sự TẬP KHỞI của HÀNH , có sự TẬP KHỞI của THỨC ; Từ sự ĐOẠN DIỆT của HÀNH có sự ĐOẠN DIỆT của THỨC và THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH là con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của THỨC . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , ….., và thành tựu DIỆU PHÁP này !.”

14/ “ Chư hiền , có thể có , khi nào Thánh đệ tử tuệ tri HÀNH ;Tuệ tri sự TẬP KHỞI của HÀNH , tuệ tri sự ĐOẠN DIỆT của HÀNH , tuệ tri con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của HÀNH . Khi ấy Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN …và thành tựu diệu pháp này “ .

-“ Chư hiền , có ba loại HÀNH : THÂN HÀNH , NGỮ HÀNH , TÂM HÀNH . Từ TẬP KHỞI của VÔ MINH có sự TẬP KHỞI của HÀNH ; Từ sự ĐOẠN DIỆT của VÔ MINH có sự ĐOẠN DIỆT của HÀNH và THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH là con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của HÀNH .
Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , ….., và thành tựu DIỆU PHÁP này !.”

15/ “ Chư hiền , có thể có , khi nào Thánh đệ tử tuệ tri VÔ MINH ;Tuệ tri sự TẬP KHỞI của VÔ MINH , tuệ tri sự ĐOẠN DIỆT của VÔ MINH , tuệ tri con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của VÔ MINH . Khi ấy Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN …và thành tựu diệu pháp này “ .

-“ Chư hiền , sự không tuệ tri về KHỔ , không tuệ tri về KHỔ TẬP ,không tuệ tri về KHỔ DIỆT , không tuệ tri về con đường đưa đến KHỔ DIỆT . Như vậy gọi là VÔ MINH !. Từ sự TẬP KHỞI của LẬU HOẶC có sự TẬP KHỞI của VÔ MINH , từ sự ĐOẠN DIỆT của LẬU HOẶC có sự ĐOẠN DIỆT của VÔ MINH và THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH là con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT VÔ MINH . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , ….., và thành tựu DIỆU PHÁP này !.”


16/ “ Chư hiền , có thể có , khi nào Thánh đệ tử tuệ tri LẬU HOẶC ;Tuệ tri sự TẬP KHỞI của LẬU HOẶC , tuệ tri sự ĐOẠN DIỆT của LẬU HOẶC, tuệ tri con đường đưa đến sự ĐOẠN DIỆT của LẬU HOẶC . Khi ấy Thánh đệ tử có CHÁNH KIẾN …và thành tựu diệu pháp này “ .

-“ Chư hiền , có ba loại LẬU HOẶC : DỤC LẬU , HỮU LẬU , VÔ MINH LẬU . Từ sự TẬP KHỞI của VÔ MINH có sự TẬP KHỞI của LẬU HOẶC ; Từ sự ĐOẠN DIỆT của VÔ MINH có sự ĐOẠN DIỆT của LẬU HOẶC và THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH là con đường đưa đến ĐOẠN DIỆT LẬU HOẶC . Khi ấy , vị ấy ĐOẠN TRỪ tất cả các THAM TUỲ MIÊN , TẨY SẠCH SÂN TUỲ MIÊN , NHỔ TẬN GỐC KIẾN MẠN TUỲ MIÊN “ TÔI LÀ “ , ĐOẠN TRỪ VÔ MINH , khiến MINH KHỞI LÊN , DIỆT TẬN KHỔ ĐAU ngay trong HIỆN TẠI . Chư hiền !như vậy Thánh đệ tử có CHÁNH TRI KIẾN , có TRI KIẾN CHÁNH TRỰC , có LÒNG TIN PHÁP tuyệt đối và thành tựu DIỆU PHÁP này !.”

Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy . Các Tỳ kheo hoan hỷ , tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta !.

Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni PHẬT !
Nam Mô Bậc Chân Nhân đã dẫn con vào ĐẠO !
*~*




 
Sửa lần cuối:

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Khổ tập – khổ diệt – khổ diệt đạo

KHỔ TẬP – KHỔ DIỆT – KHỔ DIỆT ĐẠO
Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :
I/ KHỔ TẬP : “ Này các Tỳ kheo , thế nào là khổ tập Thánh đế ? “
- “ Sự THAM ÁI đưa đến tái sanh , câu hữu với HỶ và THAM , tìm cầu HỶ LẠC chỗ này , chỗ kia . Như DỤC ÁI , HỮU ÁI , VÔ HỮU ÁI “ .
- “ Này các Tỳ kheo , sự THAM ÁI này khi SANH KHỞI thì SANH KHỞI ở đâu ? , khi AN TRÚ thì AN TRÚ ở đâu ? . Ở đời , SẮC gì THÂN ÁI , SẮC gì KHẢ ÁI ? Ở đời con MẮT là SẮC THÂN ÁI , là SẮC KHẢ ÁI .Sự THAM ÁI này khi SANH KHỞI thì SANH KHỞI ở đấy , khi AN TRÚ thì AN TRÚ ở đấy . Tương tự : TAI , MŨI , LƯỠI , THÂN , Ý ( SÁU SẮC THÂN ) . Như vậy , gọi là KHỔ TẬP THÁNH ĐẾ .

II/ KHỔ DIỆT : “ Này các Tỳ kheo , thế nào là khổ diệt Thánh đế ? “
- “ Sự DIỆT TẬN không còn luyến tiếc THAM ÁI ấy , sự XẢ LY , sự GIẢI THOÁT , sự VÔ NHIỄM ( THAM ÁI ấy )” .
- “Này các Tỳ kheo , sự THAM ÁI này khi XẢ LY thì XẢ LY ở đâu ? , khi DIỆT TRỪ thì DIỆT TRỪ ở đâu ? . Ở đời các SẮC gì THÂN , các SẮC gì ÁI , sự THAM ÁI này khi XẢ LY thì XẢ LY ở đấy , khi DIỆT TRỪ thì DIỆT TRỪ ở đấy . Ở đời con MẮT là SẮC THÂN ÁI , là SẮC KHẢ ÁI . Sự THAM ÁI này khi XẢ LY thì XẢ LY ở đấy ,khi DIỆT TRỪ thì DIỆT TRỪ ở đấy . Tương tự các LỤC CĂN : TAI , MŨI , LƯỠI , THÂN , Ý . Các LỤC TRẦN : SẮC , THANH , HƯƠNG , VỊ , XÚC , PHÁP . các LỤC THỨC : NHÃN THỨC ,…., Ý THỨC . Các XÚC , các TƯỞNG , các TƯ , các TẦM , các TỨ . Gọi là KHỔ DIỆT THÁNH ĐẾ “ .
III/ KHỔ DIỆT ĐẠO : “ Này các Tỳ kheo , thế nào là khổ diệt đạo Thánh đế ? “
- “ Đó là Bát Chi Thánh Đạo , tức là : CHÁNH TRI KIẾN , CHÁNH TƯ DUY , CHÁNH NGỮ , CHÁNH NGHIỆP , CHÁNH MẠNG , CHÁNH TINH TẤN , CHÁNH NIỆM , CHÁNH ĐỊNH “ .
- “ Này các Tỳ kheo , thế nào là :
CHÁNH TRI KIẾN ? Này các Tỳ kheo , TRI KIẾN về : KHỔ TẬP , KHỔ DIỆT , KHỔ DIỆT ĐẠO . Như vậy gọi là CHÁNH TRI KIẾN .
CHÁNH TƯ DUY ? Này các Tỳ kheo ,TƯ DUY về LY DỤC , VÔ SÂN , BẤT HẠI . Như vậy gọi là CHÁNH TƯ DUY .
CHÁNH NGỮ ? Này các Tỳ kheo ,TỰ CHẾ KHÔNG : NÓI LÁO , NÓI HAI LƯỠI , ÁC KHẨU , LỜI PHÙ PHIẾM . Như vậy gọi là CHÁNH NGỮ .
CHÁNH NGHIỆP ? Này các Tỳ kheo , TỰ CHẾ KHÔNG : SÁT SANH , TRỘM CƯỚP , TÀ DÂM . Như vậy gọi là CHÁNH NGHIỆP .
CHÁNH MẠNG ? Này các Tỳ kheo , Vị Thánh đệ tử TỪ BỎ TÀ MẠNG , SANH SỐNG bằng CHÁNH MẠNG . Như vậy gọi là CHÁNH MẠNG .
CHÁNH TINH TẤN ? Này các Tỳ kheo ,đối với các ÁC , BẤT THIỆN PHÁP chưa sanh khởi lên ý muốn KHÔNG CHO SANH KHỞI , vị này nổ lực , tinh tấn , quyết tâm , trì chí . Đối với các ÁC , BẤT THIỆN PHÁP đã sanh , khởi lên ý muốn TRỪ DIỆT , vị này nổ lực , tinh tấn , quyết tâm , trì chí .Đối với các THIỆN PHÁP ĐÃ SANH , khởi lên ý muốn khiến cho AN TRÚ , không cho BĂNG HOẠI , khiến cho TĂNG TRƯỞNG , PHÁT TRIỂN , VIÊN MÃN . Vị này nổ lực , tinh tấn , quyết tâm , trì chí . Như vậy gọi là CHÁNH TINH TẤN ( TỨ CHÁNH CẦN , ĐỊNH TƯ CỤ , TỨ Ý ĐOẠN ) .
CHÁNH NIỆM ? Này các Tỳ kheo , Tỳ kheo sống QUÁN THÂN trên THÂN , TINH TẤN , TỈNH GIÁC , CHÁNH NIỆM , để CHẾ NGỰ THAM ƯU ở đời , trên các THỌ ….., trên các TÂM ….., trên các PHÁP ….. Như vậy gọi là CHÁNH NIỆM ( TỨ NIỆM XỨ ) .
CHÁNH ĐỊNH ? Này các Tỳ kheo , Tỳ kheo LY DỤC , LY BẤT THIỆN PHÁP , CHỨNG và TRÚ THIỀN THỨ NHẤT ( SƠ THIỀN ) , một trạng thái hỷ lạc do LY DỤC SANH , với TẦM , với TỨ ……CHỨNG NHỊ THIỀN ……CHỨNG TỨ THIỀN . Như vậy gọi là CHÁNH ĐỊNH ( TỨ THÁNH ĐỊNH )
Như vậy gọi là KHỔ DIỆT ĐẠO THÁNH ĐẾ .
( Kinh Trường Bộ - Kinh Đại Niệm Xứ )​

~*~​
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Giới - định - tuệ

GIỚI - ĐỊNH - TUỆ
A/ GIAI ĐOẠN I:
Ngoài :
- GIỚI HẠNH : ĂN , NGỦ , ĐỘC CƯ
- GIỚI ĐỨC : NHẪN NHỤC , TUỲ THUẬN , BẰNG LÒNG
- GIỚI HÀNH :
* CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC ĐỊNH : Khi đi , đứng , nằm , ngồi , ăn , uống , ngủ nghỉ , trong các PHÁP khi giao tiếp cũng như khi tu tập
* ĐỊNH VÔ LẬU : Đặt các NIỆM ( TÀI , SẮC , DANH , THỰC , THUỲ ; VÔ THƯỜNG , KHỔ , VÔ NGÃ ( TÂM KIÊU MẠN ) , BẤT TỊNH ; THAM , SÂN , SI , MẠN , NGHI ; các ÁI KIẾT SỬ trước mặt để QUÁN XÉT XẢ LY và ĐOẠN DIỆT các LẬU HOẶC về các NIỆM đó . Sau đó dùng PHÁP NHƯ LÝ TÁC để XẢ LY , ĐOẠN DIỆT các NIỆM QUÁN XÉT đó .
* ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ : 19 đề mục tuỳ theo XẢ LY , ĐOẠN DIỆT ÁC PHÁP nào .
* ĐỊNH THƯ GIẢN XẢ TÂM ( ĐỊNH SÁNG SUỐT ) : Tu tập xen kẻ với các ĐỊNH trên trong mỗi thời PHÁP TU TẬP .
I/ THÁNH GIỚI UẨN :
1/ TỪ BỎ SÁT SANH , tránh xa sát sanh , bỏ trượng , bỏ kiếm , biết xấu hổ , sợ hãi , có lòng từ , sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình , không hại hạt giống , cây cỏ .
2/ TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO , tránh xa lấy của không cho , chỉ mong những vật đã cho , tự sống thanh tịnh , không có trộm cướp .
3/ TỪ BỎ ĐỜI SỐNG KHÔNG PHẠM HẠNH , sống theo phạm hạnh , sống viễn ly , tránh xa dâm dục .
4/ TỪ BỎ NÓI LÁO , nói những lời nói chân thật , liên hệ đến sự thật , chắc chắn đáng tin cậy , không lường gạt đời .
TỪ BỎ NÓI HAI LƯỠI , tránh xa nói hai lưỡi , nghe điều gì ở chỗ này không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ những người này , nghe điều gì ở chỗ kia không đến chỗ này để nói sanh chuyện chia rẽ những người kia . Như vậy , vị ấy sống hoà hợp hoan hỷ trong hoà hợp .
TỪ BỎ NÓI LỜI ĐỘC ÁC , tránh xa lời nói độc ác , nói những lời dịu hiền , đẹp tai , dễ thương , thông cảm đến tâm , tao nhã , đẹp lòng nhiều người .
TỪ BỎ LỜI NÓI PHÙ PHIẾM , nói đúng thời , nói chân thật , nói có ý nghĩa , nói pháp , nói luật , nói những gì đáng gìn giữ , hợp thời mạch lạc , có hệ thống , có lợi ích .
5/ TỪ BỎ KHÔNG UỐNG RƯỢU MEN , rượu nấu , thuốc lá và các chất kích thích .
6/ ĂN NGÀY MỘT BỮA , không ăn ban đêm , từ bỏ các món ăn phi thời .
7/ TỪ BỎ KHÔNG ĐI XEM MÚA HÁT , hát nhạc , các cuộc trình diễn .
8/ TỪ BỎ KHÔNG DÙNG VÒNG HOA , hương liệu , dầu thoa , trang sức , thời trang .
9/ TỪ BỎ KHÔNG DÙNG GIƯỜNG CAO , giường lớn .
10/ TỪ BỎ KHÔNG NHẬN VÀNG BẠC .
11/ TỪ BỎ KHÔNG NHẬN CÁC HẠT SỐNG , THỊT SỐNG
12/ TỪ BỎ KHÔNG NHẬN ĐÀN BÀ , con gái , nô tỳ trai , gái .
13/ TỪ BỎ KHÔNG NHẬN CỪU, DÊ , GIA CẦM , HEO , VOI , BÒ , NGỰA .
14/ TỪ BỎ KHÔNG NHẬN RUỘNG NƯƠNG , ĐẤT ĐAI .
15/ TỪ BỎ KHÔNG DÙNG NGƯỜI MÔI GIỚI , HAY TỰ MÌNH MÔI GIỚI .
16/ TỪ BỎ KHÔNG BUÔN BÁN , GIAN LẬN bằng cân , tiền bạc đo lường .
17/ TỪ BỎ CÁC TÀ HẠNH NHƯ HỐI LỘ , GIAN TRÁ , LỪA ĐẢO .
18/ SỐNG BIẾT ĐỦ , bằng lòng với tấm y che thân với đồ ăn khất thực để nuôi bụng , đi lại chỗ nào cũng mang theo y , bát như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh .
Vị ấy thành tựu THÁNH GIỚI UẨN này , nội tâm hưởng lạc thọ không khuyết phạm .
II/ THÁNH HỘ TRÌ CÁC CĂN :
• MẮT : Thấy SẮC , vị ấy không nắm giữ tướng chung ( tổng thể vật ) , không nắm giữ tướng riêng ( chi tiết vật ) . Những nguyên nhân gì vì con mắt không được CHẾ NGỰ ( làm chủ ) , khiến THAM ÁI , ƯU BI , các BẤT THIỆN PHÁP khởi lên , vị ấy tự CHẾ NGỰ , HỘ TRÌ con mắt .
• TAI , MŨI , LƯỠI , THÂN , Ý cũng như vậy .
III/ THÁNH CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC :
Vị ấy khi đi tới , đi lui đều tĩnh giác ; khi ăn , uống , nhai nuốt đều tĩnh giác ; khi đại tiểu tiện đều tĩnh giác ; khi đi , đứng , nằm , ngồi , nói , yên lặng , thức , ngủ đều tĩnh giác .
B / GIAI ĐOẠN II :
Sau khi vị ấy thành tựu THÁNH GIỚI UẨN , THÁNH HỘ TRÌ CÁC CĂN , THÁNH CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC . Vị ấy lựa một trú xứ thanh vắng , khu rừng , gốc cây , khe núi , hang đá , bãi tha ma , lùm cây ngoài trời , đống rơm . Sau khi ăn xong và đi khất thực về , vị ấy ngồi kiết già , lưng thẳng tại chỗ nói trên . Vị ấy AN TRÚ CHÁNH NIỆM trước mặt . Vị ấy TỪ BỎ :
- DỤC THAM ở đời : Sống với TÂM THOÁT LY DỤC THAM , gột rửa TÂM hết DỤC THAM .
- SÂN HẬN : Vị ấy sống với TÂM không sân hận .
- HÔN TRẦM , THUỲ MIÊN : Vị ấy sống thoát hôn trầm , thuỳ miên .
- TRẠO CỬ , HỐI QUÁ : Vị ấy sống không trạo cử , nội tâm trầm lặng , gột rửa TÂM hết trạo cử , hối quá .
- NGHI NGỜ : Vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ , không phân vân , lưỡng lự , gội rửa TÂM hết nghi ngờ đối với THIỆN PHÁP .

Tóm lại : Giai đoạn II tu tập này là vị ấy viên mãn XẢ LY , ĐOẠN DIỆT NGŨ TRIỀN CÁI trên TỨ NIỆM XỨ .
C/ GIAI ĐOẠN III :
Vị ấy sau khi TỪ BỎ NGŨ TRIỀN CÁI này , các pháp làm TÂM cấu uế , làm trí tuệ yếu ớt , vị ấy :
1/ TRÚ THIỀN THỨ 1 : SƠ THIỀN ( TÂM ĐỊNH )

Vị ấy LY DỤC , LY BẤT THIỆN PHÁP , một trạng thái HỶ LẠC do LY DỤC SANH , với TẦM , với TỨ .
2/ TRÚ THIỀN THỨ HAI :
Vị ấy DIỆT TẦM TỨ , chứng và trú thiền thứ hai , một trạng thái HỶ LẠC do ĐỊNH SANH , không TẦM , không TỨ , NỘI TĨNH NHẤT TÂM .
3/ TRÚ THIỀN THỨ BA :
Vị ấy LY HỶ TRÚ XẢ , CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC thân cảm sự LẠC THỌ mà các bậc Thánh gọi là XẢ NIỆM LẠC TRÚ .
4/ TRÚ THIỀN THỨ TƯ :
Vị ấy XẢ LẠC , XẢ KHỔ , XẢ NIỆM THANH TỊNH ( DIỆT HỶ ƯU đã cảm thọ trước ) .
( Trong Kinh còn gọi là TỊNH CHỈ HƠI THỞ ( Thầy dạy TỊNH CHỈ HƠI THỞ không quá 49 ngày ) .
D/ GIAI ĐOẠN IV :
Với “ TÂM ĐỊNH TĨNH , THANH TỊNH , TRONG SÁNG , KHÔNG CẤU NHIỄM , KHÔNG PHIỀN NÃO , NHU NHUYẾN , DỄ SỬ DỤNG , VỮNG CHẮC , BẤT ĐỘNG “ như vậy , vị ấy HƯỚNG TÂM đến :
1/ TÚC MẠNG MINH ( TÚC MẠNG TRÍ )
Vị ấy nhớ đến các đời sống QUÁ KHỨ như một , hai , ba đời ……một trăm , ngàn kiếp đời …..Vị ấy nhớ rằng : tại chỗ kia ta có tên như thế này , dòng họ thế này , ăn uống như thế này , thọ khổ lạc như thế này , tuổi thọ đến mức như thế này . Sau khi chết tại chỗ nọ được sanh ra ở đây ; Nhớ đến các nét đại cương và chi tiết .
2/ THIÊN NHÃN MINH ( SANH TỬ TRÍ )
Vị ấy với THIÊN NHÃN THUẦN TỊNH , SIÊU NHÂN thấy sự sống và chết của chúng sanh ; Vị ấy tuệ tri rõ ràng chúng sanh người hạ liệt , kẻ cao sang , người đẹp đẻ , kẻ thô xấu , người may mắn , kẻ bất hạnh đều do HẠNH NGHIỆP của họ . Vị ấy nghĩ rằng : “ Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ÁC HẠNH về THÂN – KHẨU – Ý , phỉ báng các bậc Thánh , theo tà kiến , tạo các nghiệp theo tà kiến . Những người này , sau khi THÂN HOẠI MẠNG CHUNG phải sanh vào cõi dữ , ác thú , đoạ xứ , địa ngục . Còn những vị chúng sanh này , thành tựu về THIỆN HẠNH : THÂN – KHẨU – Ý ; không phỉ báng các bậc Thánh theo CHÁNH KIẾN , tạo các NGHIỆP theo CHÁNH KIẾN ( NGHIỆP VÔ LẬU ) . Sau khi THÂN HOẠI MẠNG CHUNG , được sanh lên các THIỆN THÚ , THIÊN GIỚI trên đời này . Như vậy , vị ấy với THIÊN NHÃN THUẦN TỊNH , SIÊU NHÂN thấy sự sống chết của chúng sanh , tất cả đều do HẠNH NGHIỆP THIỆN , ÁC của họ về THÂN – KHẨU – Ý .

3/ LẬU TẬN MINH ( LẬU TẬN TRÍ )
Vị ấy tuệ tri như thật : “ Đây là KHỔ “ . Tuệ tri như thật : “ Đây là KHỔ TẬP “ . Tuệ tri như thật : “ Đây là KHỔ DIỆT “ . Tuệ tri như thật : “ Đây là KHỔ DIỆT ĐẠO “ . Tuệ tri như thật : “ Đây là những LẬU HOẶC “ . Đây là “ nguyên nhân của các LẬU HOẶC “ . Tuệ tri như thật : “ Đây là sự DIỆT TRỪ các LẬU HOẶC “ . Tuệ tri như thật : “ Đây là con đường đưa đến sự DIỆT TRỪ các LẬU HOẶC “ . Nhờ biết như vậy , thấy như vậy . TÂM vị ấy thoát khỏi DỤC LẬU , HỮU LẬU , VÔ MINH LẬU . Đối với TỰ THÂN đã GIẢI THOÁT như vậy , vị ấy khởi lên sự hiểu biết : “ Ta đã giải thoát “ . Vị ấy tuệ tri : “ SANH đã tận , PHẠM HẠNH đã thành , VIỆC cần làm đã làm . Sau đời hiện tại , không còn trở lui đời sống này nữa “ .

Hãy lắng nghe Đức Phật dạy tiếp :
Tỳ kheo như vậy được gọi là : “ Hạng người TỰ HÀNH không làm khổ mình , không chuyên tâm làm khổ mình ; Vừa không làm khổ người , không chuyên tâm làm khổ người . Vị ấy không TỰ HÀNH KHỔ MÌNH , không HÀNH KHỔ NGƯỜI . Ngay trong hiện tại KHÔNG THAM DỤC , TỊCH TỊNH , cảm thấy mát lạnh , cảm thấy lạc thọ , tự ngã trú vào PHẠM THỂ “ .

( Kinh Trung Bộ - Kinh Kandaraka )

~*~​

 

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
đạo lộ tu tập

ĐẠO LỘ TU TẬP


Hãy lắng nghe Đức Phật dạy :
“ Trong PHÁP và LUẬT này có một tuần tự HỌC TẬP , một tuần tự CÔNG TRÌNH , một tuần tự ĐẠO LỘ , như một người huấn luyện ngựa thiện xảo . Sau khi được một con ngựa hiền thiện , trước tiên tập cho nó quen DÂY CƯƠNG , rồi sau đó tập cho nó quen với các HẠNH khác . Cũng vậy , này Bàlamôn Ganaka Moggallana , Như Lai khi được một người đáng được điều phục , trước tiên Như Lai huấn luyện người ấy như sau :
1/ “ Hãy đến Tỳ kheo , hãy giữ GIỚI HẠNH , hãy sống CHẾ NGỰ với sự CHẾ NGỰ của GIỚI BỔN , đầy đủ OAI NGHI CHÁNH HẠNH , thấy sự nguy hiểm trong NHỮNG LỖI NHỎ NHẶT , thọ trì và học tập các HỌC GIỚI . “

Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm :

2/ “ Hãy đến Tỳ kheo , hãy HỘ TRÌ CÁC CĂN , Khi MẮT thấy SẮC không nắm giữ tướng chung ( tổng thể vật ) , chớ có nắm giữ tướng riêng ( chi tiết vật ) . Những nguyên nhân gì , vì NHÃN CĂN không được CHẾ NGỰ khiến THAM ÁI , ƯU BI , các BẤT THIỆN PHÁP khởi lên , vị Tỳ kheo tự CHẾ NGỰ nguyên nhân ấy , HỘ TRÌ CON MẮT , thực hành sự HỘ TRÌ CON MẮT . Tương tự như vậy đối với các CĂN còn lại ( TAI , MŨI , LƯỠI , THÂN , Ý ) “ .

Sau đó Như lai huấn luyện thêm :

3/ “ Hãy đến Tỳ kheo , hãy TIẾT ĐỘ trong ĂN UỐNG , chơn chánh giác sát , thọ dụng món ăn , không phải để vui đùa , đam mê , không phải để trang sức , tự làm đẹp mình , chỉ để THÂN này được DUY TRÌ , được BẢO DƯỠNG khỏi bị GIA HẠI , để CHẤP TRÌ PHẠM HẠNH , nghĩ rằng : “ Như vậy Ta DIỆT TRỪ CẢM THỌ củ và không khởi lên CẢM THỌ mới , và Ta sẽ không PHẠM LỖI LẦM , sống được an ổn “ “ .

Tiếp theo Như Lai huấn luyện tiếp :

4/ “ Hãy đến Tỳ kheo , hãy CHÚ TÂM CẢNH GIÁC ;
BAN NGÀY : Trong khi ĐI KINH HÀNH và trong khi ĐANG NGỒI , GỘT SẠCH TÂM TRÍ khỏi các CHƯỚNG NGẠI PHÁP ( ÁC PHÁP , CẢM THỌ trên THÂN – TÂM ) .
BAN ĐÊM :
_ Trong canh giữa : Hãy nằm xuống phía hông phải như dáng con sư tử , chân gác trên chân với nhau CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC , hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại .
_ Trong canh cuối : Khi đã thức dậy , trong khi ĐI KINH HÀNH và trong khi ĐANG NGỒI , GỘT SẠCH TÂM TRÍ ( Bằng ĐỊNH VÔ LẬU , ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ và PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý ) khỏi các CHƯỚNG NGẠI PHÁP “ .

Sau đó Như Lai huấn luyện tiếp :

5/ “ Hãy đến Tỳ kheo , hãy thành tựu CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC , khi đi tới đi lui đều TỈNH GIÁC , khi nhìn thẳng nhìn quanh đều TỈNH GIÁC , khi co duỗi tay đều TRỈNH GIÁC , khi mang y bát đều TỈUNH GIÁC , khi ăn uống , nhai nuốt , đại tiểu tiện đều TỈNH GIÁC , khi đi , đứng , nằm , ngồi , nói , nín yên lặng đều TỈNH GIÁC “ .

Sau đó Như Lai huấn luyện tiếp :

6/ “ Hãy đến Tỳ kheo , hãy lựa chỗ THANH VẮNG , TỊCH MỊCH như rừng , gốc cây , khe núi , hang đá , bãi tha ma , lùm cây ngoài trời , đống rơm . Sau khi đi khất thực về và ăn cơm xong , vị ấy ngồi kiết già , lưng thẳng tại chỗ nói trên và AN TRÚ CHÁNH NIỆM trứoc mặt . Vị ấy TỪ BỎ THAM ÁI ở đời , sống với TÂM THOÁT LY THAM ÁI , GỘT RỬA TÂM hết THAM ÁI . TỪ BỎ SÂN HẬN , vị ấy sống với TÂM không SÂN HẬN , LÒNG TỪ MẪN , THƯƠNG XÓT chúng hữu tình , GỘT RỬA TÂM hết SÂN HẬN . TỪ BỎ HÔN TRẦM , THỤY MIÊN , vị ấy sống thoát ly HÔN TRẦM THỤY MIÊN ; TỪ BỎ TRẠO CỬ , HỐI TIẾC , vị ấy sống không TRẠO CỬ , HỐI TIẾC , NỘI TÂM TRẦM LẶNG , GỘT RỬA TÂM hết TRẠO CỬ HỐI TIẾC ; TỪ BỎ NGHI NGỜ , vị ấy sống thoát khỏi NGHI NGỜ , không phân vân , lưỡng lự , GỘT RỬA TÂM hết NGHI NGỜ đối với THIỆN PHÁP .
Khi ĐOẠN TRỪ NĂM TRIỀN CÁI , những pháp làm ô nhiễm TÂM , làm TRÍ TUỆ yếu ớt . Vị ấy nhập TỨ THÁNH ĐỊNH “ .

“ Này Bàlamôn , đối với những Tỳ kheo nào là Bậc HỮU HỌC , TÂM chưa thành tựu , đang sống cần sự VÔ THƯỢNG AN TỊNH các TRIỀN ÁCH , đó là sự giảng dạy của Ta như vậy đối với những vị ấy . Còn đối với những Tỳ kheo là Bậc Alahán , các LẬU HOẶC đã TẬN , tu hành thành mãn , các việc nên làm đã làm , đã đặt gánh nặng xuống , đã thành đạt lý tưởng , đã TẬN TRỪ HỮU KIẾT SỬ , CHÁNH TRÍ GIẢI THOÁT , những pháp ấy đưa đến sự HIỆN TẠI LẠC TRÚ và CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC “ .

Bàlamôn Ganaka Moggallana bạch Phật :
“ Các đệ tử Sa môn Gotama , khi được khuyến giáo , giảng dạy như vậy , có phải đều CHỨNG được CỨU CÁNH ĐÍCH NIẾT BÀN hay chỉ có một số CHỨNG được ? “ .

Đức Phật trả lời :
“ Một số đệ tử của Ta CHỨNG được CỨU CÁNH ĐÍCH NIẾT BÀN , một số không CHỨNG được “ .

Bàlamôn Ganaka Moggallana lại hỏi Phật :

“ Thưa Tôn giả Gotama , do NHÂN gì , do DUYÊN gì trong khi có mặt NIẾT BÀN , trong khi có mặt CON ĐƯỜNG đưa đến NIẾT BÀN , trong khi có mặt Tôn giả Gotama khuyến giáo , giảng dạy như vậy , một số CHỨNG được CỨU CÁNH ĐÍCH NIẾT BÀN , một số không CHỨNG được ? “ .

Đức Phật trả lời cho Bàlamôn trong những ví dụ thật thiện xảo , rõ ràng , dễ hiểu và kết luận :

“ Ở đây , này Bàlamôn Ta làm gì được ? .Như Lai chỉ là NGƯỜI CHỈ ĐƯỜNG “

Sau khi nghe Đức Phật nói vậy , Bàlamôn Ganaka Moggallana bạch Thế Tôn :

“ Thưa Tôn giả Gotama , đối với những người không phải vì LÒNG TIN , chỉ vì SINH KẾ , XUẤT GIA TỪ BỎ GIA ĐÌNH , sống không gia đình , những người xảo trá , lường gạt , hư ngụy , mất thăng bằng , cao mạo , dao động , nói phô tạp nhạp , không HỘ TRÌ CÁC CĂN , ĂN UỐNG KHÔNG TIẾT ĐỘ , không CHÚ TÂM TỈNH GIÁC , thờ ơ với SA MÔN HẠNH , không tôn kính học tập , sống quá đầy đủ , uể oải , đi đầu trong thối thất , từ bỏ gánh nặng viễn ly , biếng nhác , TINH CẦN thấp kém , THẤT NIỆM , không TỈNH GIÁC , không ĐỊNH TÂM , TÂM tán loạn , liệt tuệ câm ngọng . Tôn giả Gotama không thể sống với những người như vậy . Còn ngược lại , Tôn giả sống hoà hợp với những vị ấy . Ví như Tôn giả Gotama trong các loại CĂN HƯƠNG , HẮC CHIÊN ĐÀN HƯƠNG được gọi là TỐI THƯỢNG trong các loại LÕI CÂY HƯƠNG , XÍCH CHIÊN ĐÀN HƯƠNG được gọi là TỐI THƯỢNG trong các loại HOA HƯƠNG , VŨ QUÝ HƯƠNG được gọi là TỐI THƯỢNG . Cũng vậy lời khuyến giáo , của Tôn giả Gotama được xem là cao nhất trong những lời khuyến giáo hiện nay “
Bàlamôn Ganaka Moggallana bạch Phật :

“ Thật vi diệu thay , thưa Tôn giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống , phơi bày những gì bị che kín , chỉ đường cho những người bị lạc hướng , đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt thấy sắc . Con nay xin quy y Tôn giả Gotama , quy y PHÁP và chúng Tỳ kheo Tăng . Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử từ nay cho đến mạng chung , con trọn đời quy ngưỡng ! “

( Kinh Trung Bộ tập III – Kinh GANAKA MOGGALLANA )

Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
Nam Mô Bậc Chân Nhân , Bậc Đạo Sư đã dẫn con vào đạo !
~*~
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
MỤC ĐÍCH PHẠM HẠNH

Hãy lắng nghe Đức Phật dạy:

a/ “ Này các Tỳ kheo , PHẠM HẠNH này không phải vì : LỢI ÍCH , LỢI DƯỠNG , DANH VỌNG ; Không phải vì THÀNH TỰU : GIỚI ĐỨC , THIỀN ĐỊNH , TRI KIẾN . Này các Tỳ kheo , TÂM GIẢI THOÁT BẤT ĐỘNG chính là MỤC ĐÍCH của PHẠM HẠNH này , là LÕI CÂY , Là MỤC TIÊU cuối cùng của PHẠM HẠNH .”


( Kinh Trung Bộ tập I – Đại Kinh dụ dấu chân voi )


Hãy lắng nghe Ni Sư Dhammadinna dạy trong Kinh Trung Bộ tập I – Tiểu Kinh Phương Quảng :

b/ “ Hiền giả Visakha , PHẠM HẠNH là để thể nhập vào NIẾT BÀN , để vượt qua đến NIẾT BÀN , để đạt đến cứu cánh NIẾT BÀN . Hiền giả Visakha , nếu muốn hãy đến chỗ Thế Tôn ở và hỏi ý nghĩa này “ .
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Kinh tất cả các lậu hoặc

KINH TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC

Hãy lắng nghe lời Đức Phật giảng dạy :
“ Ta sẽ giảng cho các người Pháp môn PHÒNG HỘ TẤT CẢ các LẬU HOẶC ( DỤC LẬU = LÒNG THAM MUỐN ;HỮU LẬU = SÂN HẬN ; VÔ MINH LẬU = SI MÊ ).
• Này các Tỳ kheo , do không NHƯ LÝ TÁC Ý các LẬU HOẶC chưa sanh được sanh khởi và các LẬU HOẶC đã sanh được TĂNG TRƯỞNG !.
• Này các Tỳ kheo , do có NHƯ LÝ TÁC Ý , các LẬU HOẶC chưa sanh không sanh khởi và các LẬU HOẶC đã sanh được TRỪ DIỆT !.
• Này các Tỳ kheo , có những LẬU HOẶC phải do TRI KIẾN được ĐOẠN TRỪ ;
• Có những LẬU HOẶC phải do PHÒNG HỘ được ĐOẠN TRỪ ;
• Có những LẬU HOẶC phải do THỌ DỤNG được ĐOẠN TRỪ ;
• Có những LẬU HOẶC phải do KHAM NHẪN được ĐOẠN TRỪ ;
• Có những LẬU HOẶC phải do TRÁNH NÉ được ĐOẠN TRỪ ;
• Có những LẬU HOẶC phải do TRỪ DIỆT được ĐOẠN TRỪ ;
• Có những LẬU HOẶC phải do TU TẬP được ĐOẠN TRỪ “ .
Hãy lắng nghe lời Đức Phật giảng dạy :
I/ Thế nào là các LẬU HOẶC phải do NHƯ LÝ TÁC Ý được ĐOẠN TRỪ ?
Nhờ được nghe , được thấy pháp các Bậc Thánh và thuần thục Pháp các Bậc Thánh mà thực hiện PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý đúng để ĐOẠN TRỪ các LẬU HOẶC .
II/ Thế nào là các LẬU HOẶC phải do TRI KIẾN được ĐOẠN TRỪ ?
Nhờ được nghe , được thấy pháp các Bậc Thánh nên được sự DẪN DẮT TU TẬP ĐỊNH VÔ LẬU để có được TRI KIẾN GIẢI THOÁT thấy được các pháp là : VÔ THƯỜNG , KHỔ , VÔ NGÃ và BẤT TỊNH . Thấy được :
- LÝ TỨ ĐẾ ( KHỔ , TẬP , DIỆT , ĐẠO )
- BÁT CHÁNH ĐẠO
- TAM VÔ LẬU HỌC ( GIỚI – ĐỊNH , TUỆ )
- THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN – ĐỊNH LÝ DUYÊN SANH PHÁP
- LUẬT NHÂN QUẢ : THẢO MỘC , CON NGƯỜI , VŨ TRỤ .
- THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO
- HIỂU NGHĨA LÝ TỨ NIỆM XỨ ( THÂN , THỌ , TÂM , PHÁP )
- Ý THỨC LÀM CHỦ để DẪN TÂM VÀO ĐẠO
- THẤY và HIỂU NGŨ TRIỀN CÁI , THẤT KIẾT SỬ
- HIỂU BẢY PHÁP GIÁC CHI và CON ĐƯỜNG TU TẬP để có NĂNG LỰC của BẢY GIÁC CHI .
- HIỂU con đường TU TẬP TỨ CHÁNH CẦN trên TỨ NIỆM XỨ ; TỨ NIỆM XỨ trên TỨ NIỆM XỨ ; THÂN HÀNH NIỆM trên TỨ NIỆM XỨ .
III/ Thế nào là các LẬU HOẶC phải do PHÒNG HỘ được ĐOẠN TRỪ ?
Do được gần gủi Bậc Chân Nhân , Bậc Thánh hiểu được sự PHÒNG HỘ SÁU CĂN ( MẮT , TAI , MŨI , MIỆNG , THÂN , Ý ) không cho TIẾP XÚC SÁU TRẦN ( SẮC , THANH , HƯƠNG , VỊ , XÚC , PHÁP ) để TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT !.
VI/ Thế nào là các LẬU HOẶC phải do THỌ DỤNG được ĐOẠN TRỪ ?
Đó là sự THIỂU DỤC TRI TÚC ( ÍT MUỐN BIẾT ĐỦ ) , BA Y MỘT BÁT
V/ Thế nào là các LẬU HOẶC phải do KHAM NHẪN được ĐOẠN TRỪ ?
Đó là sự KHAM NHẪN trước các ÁC PHÁP và CẢM THỌ , DŨNG CẢM ôm pháp NHƯ LÝ TÁC Ý trên THÂN HÀNH NIỆM NỘI hoặc NGOẠI để ĐOẠN TRỪ ÁC PHÁP , CẢM THỌ !.
VI/ Thế nào là các LẬU HOẶC phải do TRÁNH NÉ được ĐOẠN TRỪ ?
Đó là TRÁNH NÉ các loài THÚ DỮ , CON NGƯỜI DỮ , không giao du với những kẻ ÁC ĐỘC , những nơi ỒN ÀO , NÁO NHIỆT làm THÂN – TÂM BẤT AN !.
VII/ Thế nào là các LẬU HOẶC phải do TRỪ DIỆT được ĐOẠN TRỪ ?
Đó là những DỤC NIỆM , SÂN NIỆM , HẠI NIỆM . Đó là các BẤT THIỆN PHÁP cần phải được TRỪ DIỆT ngay khi có NIỆM KHỞI bằng PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý ( NGĂN ÁC PHÁP ) và ĐỊNH VÔ LẬU ( DIỆT ÁC PHÁP ) không cho nó trở lại trên THÂN – TÂM !.
VIII/ Thế nào là các LẬU HOẶC phải do TU TẬP được ĐOẠN TRỪ ?
Đó là BẢY PHÁP GIÁC CHI cần phải NHƯ LÝ GIÁC SÁT để TU TẬP .
Thế Tôn thuyết giảng xong các Tỳ kheo hoan hỷ , tín thọ lời dạy của Thế Tôn !
./.

~*~​
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Thắng trí đoạn trừ sắc thân tứ đại là vào cứu cánh

THẮNG TRÍ ĐOẠN TRỪ SẮC THÂN TỨ ĐẠI
LÀ VÀO CỨU CÁNH
Hãy lắng nghe lời Đức Phật dạy :
“ Nhưng này Aggivessana , THÂN này do TỨ ĐẠI tạo thành , do Cha Mẹ sinh ra , nhờ cơm cháo nuôi dưỡng , VÔ THƯỜNG , BIẾN HOẠI , PHÂN TOÁI , ĐOẠN TUYỆT , HOẠI DIỆT ; Cần phải được QUAN SÁT là VÔ THƯỜNG , KHỔ , như BỆNH , như CỤC BƯỚU , như MŨI TÊN , như ĐIỀU BẤT HẠNH , như BỆNH CHƯỚNG , như KẺ ĐỊCH , như PHÁ HOẠI , là KHÔNG , là VÔ NGÃ ! .
Khi vị ấy QUÁN XÉT THÂN này là VÔ THƯỜNG , KHỔ , như BỆNH , như CỤC BƯỚU , như MŨI TÊN , như ĐIỀU BẤT HẠNH , như BỆNH CHƯỚNG , như KẺ ĐỊCH , như PHÁ HOẠI , là KHÔNG , là VÔ NGÃ ; Thời THÂN DỤC , THÂN ÁI , THÂN PHỤC TÙNG được ĐOẠN TRỪ , ĐOẠN DIỆT “
( Kinh Trung Bộ Tập II trang 350 Kinh Trường Trảo )

Hãy lắng nghe lời Thầy Kính yêu của chúng tôi giảng dạy :
Sự TU TẬP theo Phật giáo Nguyên Thủy không phải khó , cũng không phải TU TẬP cái gì nhiều , nhưng cũng không phải dễ !.Nếu không siêng năng chịu khó TU TẬP thì sự TU TẬP chẳng có kết quả gì .
Kính thưa các bạn ,” Chỉ cần các bạn TƯ DUY , SUY NGHĨ cho THẤU SUỐT LÝ CHÂN THẬT của các PHÁP là chúng ta có sự GIẢI THOÁT ngay liền !. “
Trong Kinh Trường Trảo dạy : “ QUÁN SÁT THÂN TỨ ĐẠI để THẤU SUỐT LÝ VÔ THƯỜNG , VÔ NGÃ của nó , để THẤU SUỐT LÝ KHỔ ĐAU NHÂN QUẢ của nó ! “ .
THÂN này được sanh ra do VÔ MINH của Cha Mẹ đắm chìm trong SẮC DỤC nên mới GIAO HỢP tạo DUYÊN cho 4 ĐẠI : ĐẤT , NƯỚC , GIÓ , LỬA kết hợp lại cùng với các TỪ TRƯỜNG của NGHIỆP NHÂN QUẢ tạo thành THÂN NGŨ UẨN chúng ta !. < ĐỊNH LÝ DUYÊN SANH PHÁP >
Trong THÂN NGŨ UẨN có phần THÂN TỨ ĐẠI . THÂN TỨ ĐẠI này khi được sanh ra , được Mẹ nuôi dưỡng bằng sữa mẹ , nhờ cơm cháo nuôi dưỡng lớn dần thay đổi nên gọi là VÔ THƯỜNG , BIẾN HOẠI , PHÂN TOÁI và cuối cùng là ĐOẠN TUYỆT, HOẠI DIỆT . Vì THÂN TỨ ĐẠI là VÔ THƯỜNG nên thường hay KHỔ ĐAU , như BỆNH TẬT , như CỤC BƯỚU , như MŨI TÊN , như ĐIỀU BẤT HẠNH , như BỆNH CHƯỚNG , như KẺ ĐỊCH , như PHÁ HOẠI , là KHÔNG , là VÔ NGÃ .
Khi QUÁN XÉT THẤU SUỐT , THẤU RÕ LÝ NHƯ THẬT của THÂN TỨ ĐẠI này không có gì là TA , là của TA , là BẢN NGÃ của TA , thì THÂN muốn làm gì TA KHÔNG LÀM THEO , THÂN GẶP CHƯỚNG NGẠI GÌ TA KHÔNG SỢ HÃI . Do đó DỤC và ÁC PHÁP đều bị HOẠI DIỆT !< ĐỊNH VÔ LẬU > .
Khi DỤC và ÁC PHÁP đều bị HOẠI DIỆT là TA đã BIẾT RÕ :

SANH ĐÃ TẬN , PHẠM HẠNH ĐÃ THÀNH , NHỮNG VIỆC LÀM ĐÃ LÀM XONG , CHỈ CÒN MỘT ĐỜI NÀY NỮA THÔI !​

~*~​
 

nhukhong

Registered
Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Thắng trí đoạn trừ ba cảm thọ đi vào cứu cánh

THẮNG TRÍ ĐOẠN TRỪ BA CẢM THỌ ĐI VÀO CỨU CÁNH
Hãy lắng nghe lời Đức Phật dạy :
“ Này Aggivessana , có ba thọ này : THỌ LẠC, THỌ KHỔ , THỌ BẤT LẠC BẤT KHỔ .
Này Aggivessana , trong khi CẢM GIÁC LẠC THỌ , chính khi ấy không CẢM GIÁC KHỔ THỌ , không CẢM GIÁC BẤT LẠC BẤT KHỔ THỌ , chỉ CẢM GIÁC LẠC THỌ mà thôi .
Này Aggivessana , trong khi CẢM GIÁC KHỔ THỌ thì không có HAI CẢM GIÁC kia . .
Này Aggivessana , trong khi CẢM GIÁC BẤT LẠC BẤT KHỔ THỌ , chính khi ấy không có HAI CẢM GIÁC kia .
Này Aggivessana , LẠC THỌ là VÔ THƯỜNG , là HỮU VI do DUYÊN SANH , là ĐOẠN DIỆT , bị HỦY HOẠI , bị SUY TÀN , bị TIÊU DIỆT .
Này Aggivessana , KHỔ THỌ và BẤT LẠC BẤT KHỔ THỌ là VÔ THƯỜNG , HỮU VI do DUYÊN SANH , bị ĐOẠN DIỆT , bị HỦY HOẠI , bị SUY TÀN , bị TIÊU DIỆT .
Như vậy , này Aggivessana , vị đa văn Thánh đệ tử YỂM LY LẠC THỌ , YỂM LY KHỔ THỌ và YỂM LY BẤT LẠC BẤT KHỔ THỌ . Do YỂM LY vị ấy không có THAM DỤC , do không THAM DỤC , vị ấy được GIẢI THOÁT . Đối với TỰ THÂN được GIẢI THOÁT như vậy , khởi lên SỰ HIỂU BIẾT :
TA ĐÃ GIẢI THOÁT​

Vị ấy BIẾT :
SANH ĐÃ TẬN , PHẠM HẠNH ĐÃ THÀNH , VIỆC CẦN LÀM ĐÃ LÀM , SAU THỜI HIỆN TẠI KHÔNG CÓ ĐỜI SỐNG NÀO KHÁC NỮA​

Này Aggivessana , Tỳ kheo không nói thuận theo một ai , không tranh luận với một ai , chỉ nói theo từ ngữ đã được dùng ở đời , không có chấp thủ “ .
( Kinh Trung Bộ tập II Kinh Trường Trảo )

Hãy lắng nghe Thầy Kính yêu của chúng tôi giảng dạy :
Đoạn Kinh trên ta thấy rõ ràng Đức Phật dạy chúng ta TU TẬP ngay trên các đối tượng của nó , tức là các CẢM THỌ !. Có ba loại CẢM THỌ :
- THỌ LẠC
- THỌ KHỔ
- THỌ BẤT LẠC BẤT KHỔ
Ba loại CẢM THỌ này cần được QUÁN XÉT , TƯ DUY thật kỹ lưỡng để THẤU RÕ CHÚNG là PHÁP HỮU VI do DUYÊN SANH mà có , nên bản chất là VÔ THƯỜNG , bị ĐOẠN DIỆT , bị TIÊU DIỆT , khi HIỂU RÕ LẠC THỌ như vậy thì các bạn không còn SỢ HÃI và LO LẮNG chúng đến thăm các bạn . Nhưng muốn giữ TÂM BẤT ĐỘNG không phải dễ đâu !. Dù rằng HIỂU BIẾT NHƯ THẬT , nhưng khi THỌ LẠC viếng thăm sẽ CÁM DỖ khiến bạn KHÓ DỪNG lại được TÂM THAM ĐẮM . Nên Đức Phật dạy : “ Ta không thấy một pháp nào khác , này các Tỳ kheo, nó XÂM CHIẾM và NGỰ TRỊ TÂM người đàn ông như SẮC người đàn bà và ngược lại “ . Bởi vậy , DỤC LẠC người đàn ông và người đàn bà tạo ra THỌ LẠC làm cho họ không bỏ được , không quên được !.
Còn THỌ KHỔ thì sao ? . THỌ KHỔ đến thì ai cũng SỢ ! . Khi một cơn ĐAU như dao cắt ruột thì ai cũng rên la , kêu khóc !.
Muốn BẤT ĐỘNG TÂM được CẢM THỌ KHỔ này thì phải NHIẾP TÂM và AN TRÚ TÂM cho được trên TRẠNG THÁI TÂM BẤT ĐỘNG trước các ÁC PHÁP và các CẢM THỌ . Do NHIẾP TÂM và AN TRÚ được như vậy thì TÂM mới BẤT ĐỘNG được !.
Hãy lắng nghe lời Đức Phật dạy :
“ Thật vậy , này Aggivessana , vị đa văn Thánh đệ tử YỂM LY LẠC THỌ , YỂM LY KHỔ THỌ , YỂM LY BẤT LẠC BẤT KHỔ THỌ ; Do YỂM LY vị ấy không có THAM DỤC , do không có THAM DỤC vị ấy được GIẢI THOÁT “ .
Hãy lắng nghe Thầy Kính yêu của chúng tôi giảng dạy :

Đoạn Kinh trên rất khó hiểu với từ YỂM LY . Vậy YỂM LY là gì ?
Chữ YỂM LY có nghĩa là ẾM hay ÉM làm cho không ngóc đầu dậy , ví dụ như : YỂM BÙA , YỂM CHÚ , ẾM TÀ , ẾM MA v…v
YỂM LY các CẢM THỌ nghĩa là làm cho các CẢM THỌ không thể nào TÁC ĐỘNG vào THÂN – TÂM được . Muốn được như vậy thì phải làm sao ? .
Muốn YỂM LY các THỌ thì phải NHIẾP PHỤC TÂM và AN TRÚ TÂM vào THÂN HÀNH NIỆM ( NỘI hoặc NGOẠI ) . Chẳng hạn , TÁC Ý :
“ AN TỊNH THÂN HÀNH tôi BIẾT tôi HÍT VÔ , AN TỊNH THÂN HÀNH tôi BIẾT tôi THỞ RA “ .
Đó là phương pháp YỂM LY các CẢM THỌ thật tuyệt vời !.
Chúng tôi nhắc lại cho các bạn rõ : Người GIÁC NGỘ được 12 NHÂN DUYÊN là Bậc DUYÊN GIÁC , người này TU TẬP trên các CẢM THỌ . Theo Kinh THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN thì THỌ sinh ra ÁI DỤC . Muốn bẻ gãy ÁI DỤC thì nên YỂM LY BA THỌ . Muốn YỂM LY BA THỌ thì ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ phải TU TẬP NHIẾP PHỤC và AN TRÚ TÂM cho được nhuần nhuyễn trong HƠI THỞ .
Như vậy bài Kinh này dạy TU TẬP có MỘT PHÁP để DIỆT TRỪ TÂM THAM DỤC . Đó là YỂM LY BA THỌ . THAM DỤC ĐOẠN DIỆT thì TỰ THÂN đã GIẢI THOÁT hoàn toàn . Nên Đức Phật đã dạy : “ Do YỂM LY các THỌ , vị ấy không có THAM DỤC , do không có THAM DỤC , vị ấy được GIẢI THOÁT và vị ấy khởi lên sự HIỂU BIẾT : “ Ta đã được GIẢI THOÁT “ . Vị ấy BIẾT : “ SANH ĐÃ TẬN PHẠM HẠNH ĐÃ THÀNH , VIỆC CẦN LÀM ĐÃ LÀM . SAU ĐỜI HIỆN TẠI NÀY KHÔNG CÓ ĐỜI SỐNG NÀO KHÁC NỮA “ .
TU TẬP đến đây xem như TU XONG , không còn TU TẬP gì nữa cả ! .
~*~

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top