Lặng mà đi

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Lặng mà đi
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" height="125" width="120"> <tbody><tr align="center"><td>
hp%28thumb%29_31755.jpg
</td></tr> <tr><td align="center">Lặng mà đi</td></tr></tbody></table>
Sau cái ngày ấy, tôi mới hiểu hơn về việc đi “xin ăn” của quý sư có ý nghĩa như thế nào. Lần đầu bước chân vào cửa Đạo tôi hay có những câu hỏi mà cho đến giờ mỗi lần nhớ lại tôi cười thầm một mình.
Cái tiết trời Nha Trang tháng 12 se se lạnh khiến cho con người ta có biết bao nhiêu cảm xúc, cả bầu trời được bao phủ bởi những đám mây đen, lâu lâu có những cơn gió lạnh thoáng qua khiến người ta rung mình. Ngồi quán cà phê Cóc trên đường nhìn cảnh vật xung quanh hoạt động dường như chậm lại, đường phố vắng vẻ, lác đác vài chiếc xe qua lại, những chú chim ẩn nấp sau những cành lá thi nhau hót ríu rít. Từ xa, một vị Sư ôm bình bát bước đi chầm chậm, khoan thai trên đường. Nhìn hình ảnh ấy mà dòng suy nghĩ tôi cứ trôi…
DSC04037.jpg
- Sư phụ ơi, sao con thấy sư phụ lấy được bằng Tiến Sĩ rồi mà vẫn đi xin ăn vậy? Tôi tròn mắt ngây ngô hỏi Thầy khi vừa thấy người đi khất thực về Tịnh Xá.
- Con chờ sư phụ ở phòng khách, sư phụ sẽ giải thích cho con – giọng sư phụ nhè nhàng cùng với nụ cười khiến tôi hào hứng chờ đợi.
Sau cái ngày ấy, tôi mới hiểu hơn về việc đi “xin ăn” của quý sư có ý nghĩa như thế nào. Lần đầu bước chân vào cửa Đạo tôi hay có những câu hỏi mà cho đến giờ mỗi lần nhớ lại tôi cười thầm một mình. Nhờ sự chỉ dạy của Thầy và qua tìm hiểu tôi mới biết ý nghĩa của việc đi khất thực đó là ngoài việc hóa duyên, giáo hóa cứu độ chúng sanh. Hình ảnh các quý sư đi khất thực như một tấm gương thanh bần, gương từ bi cho người đời thức tỉnh. Hình ảnh ấy khiến cho người quên hết đi những lòng dạ hẹp hòi, bủn xỉn, ích k để phát tâm từ bi, hỷ xả. Không chỉ riêng đối với việc cúng dường quý Sư mà còn ở chỗ phát tâm từ để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có thêm niềm tin trong cuộc đời để sống tốt hơn.
Nhìn các quý sư khoan thai bước từng bước chân và hình ảnh quý Phật tử bỏ vào bình bát những đồ ăn, thức uống tôi học được thêm bài học “cho đi”. Phải chăng lòng bỏn xẻn hẹp hòi của tôi còn quá nhiều? Theo thực tế, ví dụ như chúng ta ngồi ở quán nước hay quán ăn, có một bài lão ăn xin đến, nếu mình cho bà lão tiền thì tự nhiên mình thấy thoải mái, vui vẻ trong lòng, còn nếu không cho thì tự nhiên thây lương tâm mình áy náy, cắn rứt. Theo Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang thì điều đó gọi là sự hành phạt của tâm. Vì vậy, hãy cho đi khi mình có khả năng. Mỗi lần tâm tôi khởi lên một ý nghĩ về lòng ích kỉ hay hẹp hòi thì hình ảnh vị sư đi khất thực lại hiện về như luồng ánh sáng chiếu soi vào hầm suy nghĩ đen tối mịt mù.
Tôi học được sự giữ gìn chánh niệm từ hình ảnh quý sư đi khất thực. Đừng để suy nghĩ buông lung khi chúng ta làm một công việc gì đó. Chẳng hạn như khi đi xe máy, chúng ta phải tập trung, nếu cứ suy nghĩ về việc này, việc nọ, để dòng suy nghĩ trôi mãi trong đầu, như vậy có thể gây tai nạn lúc nào không hay. Điều đó, giúp tôi rất nhiều khi tôi học tập hay chuẩn bị làm một công việc gì đó. Nếu có chánh niệm thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn, thời gian sẽ nhanh hơn… Có như vậy chúng ta sẽ dễ xây dựng niềm tin của mọi người xung quanh.
Tôi học được sự bình tĩnh trong hình ảnh ấy. Khi có một sự cố hay trục trặc gì trong cuộc sống, hình ảnh ấy lại hiện lên trong đầu khiến tôi bình tĩnh giải quyết công việc êm đẹp. Những lần trước đó, mỗi lần có việc là tôi nhảy dựng lên, chạy đi chạy lại, có khi lại sân si, bực dọc, thông thường những lúc như vậy công việc không được giải quyết mà khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Như vậy đấy, bình tĩnh và sân si, ranh giới rất mỏng manh nhưng kết quả nó đem lại cho ta thì hoàn toàn khác biệt.
Nhưng điều tôi tâm đắc nhất là hình ảnh Thầy tôi – một vị Sư với học vị Tiến Sĩ mà lại ôm bình bát, đầu đội trời, chân đạp đất, bước đi từng bước nhẹ nhàng xin từng chút đồ ăn, thức uống trên đường. Phải chăng tánh tự cao tự đại của con người còn cao hơn cả sự nhường nhịn lẫn nhau? Nhìn hình ảnh ấy, giúp cho tôi nhiều bài học quý, sư phụ đã bỏ qua hết tất cả, hạ tấm lòng tự tôn, tự đại để đi “xin ăn” tu học. Những ngày trước, tôi lúc nào cũng muốn hơn thua, bản tánh tự đắc của tôi có rất nhiều, nhưng sau này cứ nghĩ về hình ảnh Thầy thì những ý nghĩ tiêu cực đó dần dần bị dập tắt. Tôi không còn hơn thua, biết nhường nhịn và quan tâm đến mọi người nhiều hơn.
Từ đằng sau, thằng bạn thân vỗ vào vai tôi một cái thật mạnh, khiến tôi giật bắn người. Trở về thực tại, tôi nhìn quanh nhưng không còn thấy vị Sư ấy đâu nữa. Thầm cảm ơn vị Sư đã giúp tôi nhớ lại hình ảnh của Thầy tôi, gợi lại những bài học quý giá để áp dụng vào cuộc sống, những bài học đó đã đánh thức được nhiều đức tính tốt trong lòng mình, bồi dưỡng cho đức tính tốt ấy phát triển. Từ đó tôi sống vui vẻ hơn, năng động hơn, dễ dàng tha thứ và cảm thông với mọi người hơn, khi thấy họ có đời sống khó khăn thiếu thốn và tích cực tham gia nhiều công tác từ thiện. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Tôi nguyện sống thật đẹp trong cuộc đời này.
Huệ Sĩ (Tuổi trẻ Phật Việt số 01/2012)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên