Linh ứng quan thế âm bồ tát phần – rất hay

hohoaikiet

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 12 2016
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Điểm
1
LINH ỨNG QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT PHẦN – RẤT HAY
[video]https://www.youtube.com/watch?v=wymWzNVDZYk[/video]ube.com/watch?v=wymWzNVDZYk[/URL]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

An Bình

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 8 2016
Bài viết
30
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Bạn thử xem thêm bài này xem

Hình ảnh quen thuộc ngày nay của Phật Bà Quan Âm là một phụ nữ đẹp dịu hiền mặc áo trắng tay cầm bình nước Cam Lồ, tay cầm nhành dương liễu đứng trên một tòa sen trước một rừng trúc ở biển Nam Hải.

Thật ra Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ là một sản phẩm tưởng tượng.

Quan Thế Âm hay Quan Âm còn có tên khác là Avalokitesvara. Cả hai tên Avalokitesvara và Quan Âm đều có nghĩa là "nghe được tiếng kêu than của chúng sinh".

Avalokitesvara là một bồ tát nam trong Phật giáo Ấn Độ. Qua một quá trình tiến hóa trong lịch sử, Avalokitesvara đã dần dần được những soạn giả của kinh điển cho biến thể thành một bồ tát nữ được yêu chuộng và phổ biến rộng rãi trong Phật giáo Trung Hoa và Việt Nam gọi là Quan Âm.

Khảo nghiệm các hình tượng của Quan Âm trong lịch sử cho thấy sự biến thể nầy xẩy ra dần dần qua nhiều thế kỷ. Một số hình tượng của Avalokitesvara diễn tả một người đàn ông mặc áo giáp hở ngực có râu, một số hình tượng khác diễn tả một người đàn ông tướng mạo dịu dàng không khác phụ nữ mấy. Những hình tượng nầy vẫn còn thấy ở một số chùa chiềng hiện tại trong và ngoài Ấn Độ.

Sau khi Phật giáo được truyền sang Trung Hoa, Quan Âm không những là bồ tát cứu khổ cứu nạn mà còn là bồ tát mang đến sự sống, có nghĩa là ban bố con cái cho những người hiếm mọn. Vì vai trò nầy mà có nhu cầu để Quan Âm là một người đàn bà thay vì đàn ông (mới thích hợp hơn cho các vấn đề liên quan đến việc sinh sản của phụ nữ). Các hình tượng Quan Âm do đó biến đổi dần dần từ một người đàn ông hẳn hoi ra thành những hình tượng mềm mại dịu dàng với phái tính không rõ rệt. Một vài kinh sách soạn ra trong thời nầy rồi bắt đầu diễn tả Quan Âm như một phụ nữ (một "mẹ từ bi") và ý niệm nầy dần dần bắt rễ trong lịch sử Phật giáo.

Nhiều sử gia cho rằng người đã có công nhất (mặc dù chỉ gián tiếp) trong việc tạo dựng và phổ biến hình ảnh Quan Âm như một "mẹ từ bi" chính là Hoàng Hậu Võ Tắc Thiên ở thế kỷ thứ 7.

Võ Tắc Thiên là một người rất tôn sùng đạo Phật. Trong quá trình gầy tạo và củng cố địa vị là một Hoàng Đế phụ nữ duy nhất trong một nền văn hóa cực kỳ trọng nam khinh nữ Trung Hoa, Võ Tắc Thiên luôn luôn cố ý đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. Một cách hữu hiệu để đạt mục đích nầy là phát động và phổ biến ý niệm Quan Âm là một phụ nữ. Ngoài ra bà cũng có tham vọng được xem là một bồ tát. Bà đã cho đúc rất nhiều tượng phật mang hình dáng của chính bà và rất nhiều tượng Quan Âm mang hình ảnh một người phụ nữ dịu hiền. Đối với Võ Tắc Thiên, việc Quan Âm là một phụ nữ rất quan trọng vì mọi người đều cần có một bồ tát cứu nạn và nếu vịbồ tát nầy là một phụ nữ thì vai trò của phụ nữ cũng sẽ được nâng cao lên trong xã hội.

Nhiều kinh sách viết soạn trong thời kỳ nầy (thừa lịnh Võ Tắc Thiên) còn truyền lại đến ngày nay đã góp phần rất lớn vào việc quảng bá hình ảnh Quan Âm là một phụ nữ.

Có kinh kể rằng Avalokitesvara là một hoàng tử sống ở miền nam Ấn Độ đã bỏ hết sự giàu sang để đi tu và nguyện thành bồ tát để cứu độ chúng sinh. Tuy vậy, trong lịch sử không hề có gì để kiểm chứng được sự hiện hữu thật sự của vị tiểu sử hoàng tử nầy.

Trong kinh Mani Kanbum (được công nhận có thể là chứa đựng những lời dạy "nguyên thủy" nhất của Phật giáo) kể rằng Avalokitesvara được “sinh ra trong một tia sáng từ con mắt phải của Phật Di Đà”. Không có tài liệu nào trong Phật học cho thấy Avalokitesvara xuất phát từ một nhân vật có thật.
(Ngay cả Phật Di Đà cũng chỉ là một nhân vật tưởng tượng; ngoại trừ những câu chuyện huyền bí trong một số kinh điển thì không sử gia nào có thể xác định được tiểu sử thật sự của Phật Di Đà).


Chỉ có một điều duy nhất tất cả kinh sách đồng ý là Avalokitesvara biểu bượng cho từ bi và trí tuệ, nổi tiếng nhất là đặc tính cứu độ chúng sinh.

Hiện tượng "mẹ từ bi" xảy ra trên khắp thế giới trong nhiều tôn giáo. Đây là một nhu cầu cần thiết của tín đồ, họ cần có một đấng thiêng liêng nhiều phép thuật thần thông và dịu hiền chăm lo cứu độ họ qua những tai biến trong cuộc đời. Một trong những hiện thân phổ biến rộng rãi của Quan Âm có 11 đầu, ngàn tay, ngàn mắt. Vì tín đồ cần có một người có thể nhìn thấy mọi sự việc và can thiệp giúp đỡ mọi người, mọi nơi, mọi lúc nên họ đã tạo dựng ra một bồ tát thích ứng với nhu cầu của họ.

Một thí dụ điển hình về việc “tạo dựng một bồ tát thích ứng với nhu cầu” của người ta là Quan Âm Thị Kính của Việt Nam. Quan Âm Thị Kính là nhân vật chính trong một sản phẩm văn hóa soạn thảo bởi một tác giả vô danh. Từ là một nhân vật tưởng tượng, Quan Âm Thị Kính cũng dần dần được sùng bái và thờ tự trong dân gian. Có một sự bất đồng nhất về gốc gác của Thị Kính. Có sách cho rằng Thị Kính là “con gái của nhà họ Mãng, quận Lũng Tài, thành Đại Bang, nước Cao Ly”, có nguồn cho rằng Thị Kính xuất thân từ một ngôi chùa cổ gọi là Pháp Vân Tự (hay là chùa Dâu) ở Bắc Ninh. Phật Bà chùa Dâu được xem là Phật Bà Quan Âm Thị Kính.

Hình ảnh Quan Âm Thị Kính bồng con trên tay rất gần gũi và tương đồng với những hình tượng Quan Âm và đồng tử của Trung Hoa. Theo các sử gia, tượng Quan Âm tay ôm đồng tử lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử tín ngưỡng Việt Nam vào thế kỷ thứ 17 và đã trở nên nổi tiếng vào thế kỷ thứ 18, hiện nay vẫn còn bảo lưu tại nhiều chùa.

Phần lớn Phật tử vì không có khả năng hay phương tiện nghiên cứu nên không biết rằng Quan Âm chỉ là một sản phẩm tưởng tượng. Họ tin tưởng triệt để vào sự “linh hiển” của Quan Âm Bồ Tát. Góp thêm phần vào việc giả chân bất định, những tăng sư nào đó đã còn chế đặt ra ba “ngày vía” của nhân vật không có thật nầy : 19 tháng 2 là kỷ niệm Quan Âm “đản sinh”, 19 tháng 6 là kỷ niệm Quan Âm “thành đạo” và 19 tháng 9 là kỷ niệm Quan Âm “xuất gia”. Phần lớn Phật tử đều ăn chay và các chùa chiềng đều tổ chức những lễ nghi trang trọng trong 3 ngày nầy.

Thật ra thì một số Phật tử khác tuy đã có nghe hay đọc qua về nguồn gốc của Quan Âm nhưng họ vẫn không quan tâm lắm. Đối với họ thì trong những tình cảnh ngặt nghèo nhất họ chỉ cần có một đấng cứu khổ cứu nạn, một mẹ từ bi; và Quan Âm là một giải đáp sẵn có, thuận tiện và hợp lý nhất. Họ không cần, và không muốn, biết đến sự kiện Quan Âm chỉ là một sản phẩm tưởng tượng.


Theo Ảo vọng và Gông cùm: http://aovongvagongcum.yolasite.com/
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính chào các đạo hữu,

Từ lúc Phật Thích Ca còn tại thế vẫn thường thuyết pháp rằng: Chư hành vô thường, Ngũ uẩn giai không, chư Pháp vô ngã, Niết Bàn tịch diệt. Nhưng mà Chân Không Diệu Hữu. Tất cả các pháp chỉ là phương tiện để đưa đến giác ngộ và Kinh cũng là một pháp ghi lại lời đức Phật chỉ bảo cho chúng ta để phá sự vô minh.

Xin mời các đạo hữu hãy đọc lại đoạn Kinh này và hãy quán chiếu:

Ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát dạo đi trong cõi Ta-bà như thế nào? Sức phương tiện đó như thế nào?"
Phật bảo Vô-Tận-Ý Bồ-Tát: "Thiện-nam-tử! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát thời Quán-Thế-Âm Bồ-Tát liền hiện thân Phật vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Duyên-giác đượcc độ thoát, liền hiện thân Duyên-giác mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thanh-văn được độ thoát, liền hiện thân Thanh-văn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Phạm-vương được độ thoát, liền hiện thân Phạm-vương mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Đế-Thích được độ thoát, liền hiện thân Đế-Thích mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tự-tại-thiên được độ thoát, liền hiện thân Tự-tại-thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Đại-tự-tại-thiên được độ thoát, liền hiện thân Đại-tự-tại-thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thiên-đại-tướng-quân được độ thoát, liền hiện thân Thiên-đại-tướng-quân mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tỳ-sa-môn được độ thoát, liền hiện thân Tỳ-sa-môn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tiểu-vương được độ thoát, liền hiện thân Tiểu-vương mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Trưởng-giả được độ thoát, liền hiện thân Trưởng-giả mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Cư-sĩ được độ thoát, liền hiện thân Cư-sĩ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tể-quan được độ thoát, liền hiện thân Tể-quan mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Bà-la-môn được độ thoát, liền hiện thân Bà-la-môn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-ba-di được độ thoát, liền hiện thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-ba-di mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng-giả, Cư-Sĩ, Tể-quan, Bà-la-môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân đồng-nam, đồng-nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng-nam, đồng-nữ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân trời, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-dà, nhơn cùng phi nhơn được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Chấp-Kim-Cang thần được độ thoát, liền hiện thân Chấp-Kim-Cang thần mà vì đó nói pháp.

Vô-Tận-Ý! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sanh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.

Quán-Thế-Âm đại Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô-úy, cho nên cõi Ta-bà này đều gọi Ngài là vị "Thí-vô-úy".

.....................................................
.......................................................


Nam mô Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát ma ha tát.

Kính.
 

An Bình

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 8 2016
Bài viết
30
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Xin mời các đạo hữu hãy đọc lại đoạn Kinh này và hãy quán chiếu:

Ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát dạo đi trong cõi Ta-bà như thế nào? Sức phương tiện đó như thế nào?"
Phật bảo Vô-Tận-Ý Bồ-Tát: "Thiện-nam-tử! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát thời Quán-Thế-Âm Bồ-Tát liền hiện thân Phật vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Duyên-giác đượcc độ thoát, liền hiện thân Duyên-giác mà vì đó nói pháp.

Vâng, nhưng cũng xin thận trọng, vì đoạn kinh trên theo tôi hiểu là một đoạn kinh đại thừa, kinh giả có lẽ rất nhiều, mà nghi vấn nhiều nhất tập trung vào dòng kinh Đại Thừa.

Cám ơn bạn đã trao đổi.

Mến.

An Bình
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83


Vâng, nhưng cũng xin thận trọng, vì đoạn kinh trên theo tôi hiểu là một đoạn kinh đại thừa, kinh giả có lẽ rất nhiều, mà nghi vấn nhiều nhất tập trung vào dòng kinh Đại Thừa.

Cám ơn bạn đã trao đổi.

Mến.

An Bình

Kính An Bình!
Theo bạn kinh như thế nào là thật như thế nào là giả? A di đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên