Minh Tâm Kiến Tánh- Phần 3.- Tuyệt Quán Luận & Ngộ Tánh Luận.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
689
Điểm
113
Duyên môn: Nếu chẳng khác nhau thì cái tên thánh nhân là gì?
Nhập lý: Phàm phu với thánh nhân, cả hai chỉ là cái tên gọi. Tên gọi vốn không hai, chẳng gì khác biệt. Giống như gọi là lông rùa, sừng thỏ vậy thôi

Đoạn luận này thay vì dùng lối lý luận tự mâu thuẩn "Chẳng khác mà cũng chẳng giống" thì nói thẳng thánh nhân với phàm phu là tên gọi vốn là giả danh do thọ giả tưởng (chỉ là tri giác sai lầm). Đã là giả thì gọi là gì cũng là giả như lông rùa sùng thỏ cho nên nói là không hai chẳng có gì khác biệt.

Kính, trừng hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Tưởng tri- Liễu tri.
Vienquang6 đã viết:
ĐOẠN 3

3.1
Duyên Môn hỏi: "Phàm phu có thân, nên nhìn nghe cảm biết, thánh nhân cũng có thân, nên cũng nhìn nghe cảm biết. Có ai khác biệt ở trong?"

Nhập Lý đáp: "Phàm phu mắt thấy, tai nghe, thân cảm, ý biết. Thánh nhân không như vậy, thánh nhân thấy cái thấy không phải của mắt (kiến phi-nhãn-kiến), nghe cái nghe không phải của tai (văn phi-nhĩ-văn), cảm cái cảm không phải của thân (cảm phi-thân-cảm) cho đến biết cái biết không phải của ý (tri phi-ý-tri). Là tại sao? Vì đã vượt qua những tính toán đo lường rồi vậy".

Người dịch đoạn luận này ắt hẳn chưa thực chứng chỗ Luận nói nên mới dịch phần Nhập Lý đáp là: Thánh nhân thấy (nghe, cảm, biết) cái thấy (nghe, cảm, biết) không phải của mắt (tai, thân, ý).

Thực ra, Thánh nhân thấy (nghe, cảm, biết) cái thấy (nghe, cảm, biết) không phải nhờ Lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não).

Vì tướng do tưởng sinh, lìa mộng tưởng thì tướng - tưởng hợp nhất, ý - tưởng không hai.

Khởi ý nhớ tới thì tưởng - tướng liền sinh, nơi tướng tưởng này dung thống vô ngại tùy ý sinh thân mới có thể phát huy diệu dụng. Đây là cảnh giới của thần thông vô lậu vậy.

 
Last edited by a moderator:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Chơn kiến phi kiến.
* Thức biết sanh tình". "Tình sanh trí cách"
* Thánh Nhân vô kiến.
Đoạn 3:
3.2
Hỏi: "Tại sao kinh nói Thánh Nhân vô kiến, văn, giác, tri (không có cái thấy, nghe, cảm, biết của phàm phu)?"

Đáp: "Thánh nhân không có cái kiến, văn, giác, tri của phàm phu, không có nghĩa là không có thế giới sự thể (cảnh giới tự nhiên và vũ trụ) của thánh nhân. (Đó là vì) không giữ cái chấp Hữu Vô, xa lìa tính phân chia so sánh vậy."

3.3
Hỏi: "Phàm phu thật có cái gọi là thế giới sự thể của phàm trần chăng?"

Đáp: "Thực không có khi còn mê, vì bản lai tĩnh lặng tịch diệt, tuy nhiên vì mê mờ tính toán, so sánh thành ra sai lệnh vậy".

3.4
Hỏi: "Con không hiểu, cái gọi là: sự thấy của thánh nhân không phải là cái thấy của mắt, sự hiểu của thánh nhân không phải là cái hiểu của ý thức?"

Đáp: "Pháp thể khó thấy, có thể thí dụ thế này để hiểu: như lấy ánh sáng thâm sâu chiếu soi một vật. Giống như là (có vật) chiếu rọi và (có vật) bị chiếu. Không thể có con mắt mà tự có cái khả năng thấy được. Đến như cái lý Âm Dương trong muôn vật, giống như (một bên là) cái biết (và một bên là) cái bị biết. (Thành ra cũng) không có một cái Ý thức mà tự nó có cả cái khả năng hiểu được".

Thuở xưa, Hòa Thượng Vĩnh Minh thống thiết nói: "Tình sanh trí cách, tưởng biến thể thù", nghĩa là: tình cảm nổi dậy thì trí huệ bị che lấp, tư tưởng biến đổi thì thân thể cũng theo đó mà biến dạng.

Nếu thấy biết bằng Thức, thì "Thức biết sanh tình". "Tình sanh trí cách, tưởng biến thể thù".

Nếu có thể giải trừ chấp mắc của Nhị nguyên, thì trở về nguồn cội bản lai tĩnh lặng tịch diệt.- Đó là sự thấy của Thánh nhân: sự thấy của thánh nhân không phải là cái thấy của mắt, sự hiểu của thánh nhân không phải là cái hiểu của ý thức.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
689
Điểm
113
Duyên môn: Như vậy thánh nhân cũng như lông rùa sừng thỏ tất cả cuối cùng đẫn đến cái Không.
Nhập lý: Ta nói lông rùa chứ chẳng nói rùa không có. Ngươi lấy thí dụ đó làm khó ư?
Duyên môn: Không có lông là ví với gì? Rùa ví với gì?
Nhập lý: Rùa ví với Đạo, lông ví với Ngã. Vì vậy, thánh nhân vô ngã nên có Đạo. Trái lại phàm phu chấp có Ngã có Danh giống như cho rằng có lông rùa sừng thỏ vậy.


Hỏi "Như vậy thánh nhân cũng như lông rùa sừng thỏ tất cả cuối cùng dẫn đến cái Không" là nhằm phủ định không có thánh nhân. Trả lời có Rùa chớ không có lông để nhằm khẳng định có thánh nhân bởi tuy thánh nhân vô danh, vô tướng nhưng không phải là Không mà cái vô danh vô tướng đó chính là Đạo (sử dụng lý luận bất nhất bất nhị - phàm phu thánh nhân chẳng phải khác mà cũng chẳng giống).

Duyên môn: Nếu như vậy Đạo ứng với cái Có; Ngã ứng với cái Không có. Với cái Có - Không - Không - Có sẽ sinh ra kiến chấp hư vô (chẳng có chẳng không) chăng?
Nhập lý: Đạo chẳng là cái Có đó; Ngã cũng không phải là cái Không đó. Là tại làm sao? Vì Rùa chẳng phải là trước Không nay lại Có nên chẳng thể nói Có. Lông Rùa chẳng phải trước Có nay Không nên không thể nói là Không. Đạo cùng với Ngã có thể hiểu như cách ví dụ đó.

Kiến chấp hư vô (xem Kinh Phạm Võng) vốn phủ định cả hai biên Có và Không nên nói "Chẳng Có chẳng Không" nghĩa là ban đầu thừa nhận hai biên hiện hữu nhưng sau lại phủ nhận sự hiện hữu hai biên mà nói "trước có nay không". Hoàn toàn khác hẳn với lý luận "Ngã tuy Có nhưng là Giả có (Huyễn Hữu, Giả Hữu) mà Đạo tuy Không nhưng Thật có (Tương tự Hữu, Viên thành thực Hữu)", ở giữa hai biên chính là Trung quán, Không - Giả _ Hữu

Kính, trừng hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
* Chưa thể nhập bổn tánh thì Thánh phàm tất nhiên phải khác.

Phàm Thánh có khác.

Bởi nương nơi trí phàm mới kiến lập Thánh; nay chưa thể nhập bổn tánh thì Thánh phàm tất nhiên phải khác.

Ví như trẻ nhỏ và người lớn; lúc là trẻ nhỏ thì đi đứng chưa vững, người lớn thì có thể chạy nhảy tung tăng...đến như thăng bằng trên dây cũng được nữa, cho nên nói khác.

Lại vì trẻ nhỏ thì tất sẽ trưởng thành, là do tập tành có thể làm được những việc của người lớn nên nói không khác.

Tiềm lực tuy đồng mà kĩ năng có khác.

Cho nên khi đức Thích Ca từ nơi rừng vắng đi tới nơi năm vị tu sĩ khổ hạnh đã từng cộng tu và rời bỏ ngài trước đây; khi ấy 5 vị này khởi ý chẳng nên cung kính đức Phật, tuy thế khi Phật vừa tiến tới thì hành vi lại chẳng tuân theo dự tính;

Lại nữa, khi các vị chào hỏi đức Phật, xưng hô theo danh từ trước đây, đức Phật liền nói: Chớ gọi ta với danh từ hiền giả, ta là bậc A La Hán, Chánh biến tri....Phật, Thế Tôn.

 
Last edited by a moderator:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Đức phật nào nói như vậy noi nhu vay thi ai ma kính phuc. Đọc kinh điển mà cứ hiểu nghĩa đen thì chết roi. A di đà phât.

Kinh Thánh Cầu - Link

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:

Sao Ta nói Chánh pháp,
Ðược chứng ngộ khó khăn?
Những ai còn tham sân,
Khó chứng ngộ pháp này.

Ði ngược dòng, thâm diệu,
Khó thấy, thật tế nhị,
Kẻ ái nhiễm vô minh,
Không thấy được pháp này.

....

Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới. Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm...

...

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên, ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?"

...

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tuần tự đi đến Baranasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển, đi đến chỗ nhóm năm Tỷ-kheo ở. Này các Tỷ-kheo, nhóm năm Tỷ-kheo khi thấy Ta từ xa đi đến, đã cùng nhau thỏa thuận như sau: "Này các Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đang đi đến; vị này sống trong sự sung túc, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất. Chúng ta chớ có đảnh lễ, chớ có đứng dậy, chớ có lấy y bát. Hãy đặt một chỗ ngồi, và nếu vị ấy muốn, vị ấy sẽ ngồi". Này các Tỷ-kheo, nhưng khi Ta đi đến gần, năm Tỷ-kheo ấy không thể giữ đúng điều đã thỏa thuận với nhau. Có người đến đón Ta và cầm lấy y bát, có người sắp đặt chỗ ngồi, có người đem nước rửa chân đến. Nhưng các vị ấy gọi Ta bằng tên với danh từ Hiền giả (Avuso).

Này các Tỷ-kheo khi ta nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:

"-- Này các Tỷ-kheo, chớ có gọi Ta bằng tên và dùng danh từ Hiền giả. Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú. "

Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, nhóm năm Tỷ-kheo nói Ta:

"-- Hiền giả Gotama, với nếp sống này, với đạo tu này, với khổ hạnh này, Hiền giả đã không chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến, thù thắng xứng đáng bậc Thánh, thì này làm sao Hiền giả, với nếp sống sung túc, với sự từ bỏ tinh cần, với sự trở lui đời sống vật chất đầy đủ, lại có thể chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?"

Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:

"-- Này các Tỷ-kheo, Như Lai không sống sung túc, không từ bỏ tinh cần, không trở lui đời sống vật chất đầy đủ. Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các Tỷ-kheo, hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú."

Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ hai, nhóm năm Tỷ-kheo nói với Ta:

"-- Hiền giả Gotama, với nếp sống này... (như trên)... tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?"

Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ hai Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:

"-- Này các Tỷ-kheo, Như Lai không sống sung túc... (như trên)... các Ông sẽ an trú."

Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ ba, nhóm năm Tỷ-kheo nói với Ta:

"-- Hiền giả Gotama, với nếp sống này... (như trên)... tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?"

Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:

"-- Này các Tỷ-kheo, từ trước đến nay, các Ông có chấp nhận là Ta chưa bao giờ nói như vậy chăng?"

"-- Bạch Thế Tôn, chưa bao giờ như vậy. "

"-- Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tư chứng, tự đạt được ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú".

Này các Tỷ-kheo, Ta đã làm cho nhóm năm Tỷ-kheo chấp nhận.

Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết giảng cho hai Tỷ-kheo. Ba Tỷ-kheo kia đi khất thực. Ðồ ăn mà ba Tỷ-kheo này khất thực mang về, đủ nuôi sống cho nhóm sáu người. Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết giảng cho ba Tỷ-kheo. Hai Tỷ-kheo kia đi khất thực.. Ðồ ăn mà hai Tỷ-kheo này khất thực mang về, đủ nuôi sống cho nhóm sáu người. Này các Tỷ-kheo, chúng năm Tỷ-kheo, sau khi được Ta thuyết giảng, sau khi được Ta khuyến giáo, tự mình bị sanh, sau khi biết được sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn, tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái không chết... tự mình bi sầu... cái không sầu... tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết được sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn, và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, thoát khỏi các khổ ách, chứng Niết-bàn. Tri và kiến khởi lên nơi họ: "Sự giải thoát của chúng ta không bị dao động, đây thức gì được hiện khởi như vậy đều quy là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa".
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
689
Điểm
113
Duyên môn: Phàm phu có thân nên nhìn, nghe, cảm, biết; thánh nhân cũng có thân nên nhìn, nghe, cảm, biết. Có ai khác biệt ở trong?
Nhập lý: Phàm phu mắt thấy, tai nghe, thân cảm, ý biết. Thánh nhân không như vậy; thánh nhân thấy cái thấy không phải của mắt (kiến phi nhãn kiến), nghe cái nghe không phải của tai (văn phi nhĩ văn), cảm cái cảm không phải của thân (cảm phi thân cảm) cho đến biết cái biết không phải của ý (tri phi ý tri). Là tại sao? là vượt qua những tính toán suy lường rồi vậy.


Trước nói "Phàm phu với thánh nhân không khác" vì chỉ là tên gọi giả danh - (thọ) giả tướng (tri giác sai lầm) nhưng y (chân) lý thì "Thánh nhân thấy, nghe, cảm, biết không như phàm phu" nghĩa là tuy bất dị (không khác) nhưng cũng bất đồng (chẳng giống).

Thánh nhân bất đồng với phàm phu vì cái thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ chạm và biết của Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý không nương Xúc do duyên Thức - Danh, Sắc - Lục nhập có nhân là Vô minh_Hành (tính toán suy lường tức Biến kế sở chấp, Huyễn Hữu) mà tri giác (sai lầm, Giả Hữu) mà Thấy, Nghe, Ngửi, Nếm, Sờ chạm và Biết bằng Tâm Linh Giác (Tương tự hữu, Viên thành thực hữu) tức Thành sở tác trí vậy.

Kính, trừng hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Ông là người chuyể kinh hay là nô lệ của kịnh kinh chỉ là phương tiện ông tìm về bản lai diện mục của chính ông. Một người chỉ cần cái ngã thấp thì ko thể thốt lên những lời đó được huống chi là đức phật là bậc giác ngộ viên mãn . Nên người điên nói ông là tên mọt sách quả ko sai. Xin thứ lỗi a di đà phât.

1. Nô lệ hay chuyển Kinh thì chỉ tự mình mới biết được, người ngoài nếu chưa tới nơi thì chẳng thể hiểu.

Cũng như ngày xưa, khi đức Phật từ bỏ sự tu khổ hạnh, tuyệt thực; quay trở về hạnh "nhất tọa thực" khi ấy 5 vị tu sĩ khổ hạnh cộng tu với Ngài cũng liền khởi niệm cho rằng đức Phật đã từ bỏ sự tinh tấn, quay trở về với sự thọ hưởng, cho nên liền xa lìa Ngài.

Vì tâm hạnh không đồng, cảnh giới có khác, cho nên chỉ nhìn tướng mà xét đoán theo ý thức chấp tâm của chính mình, cho là thế này, thế kia...đều là si kiến sai lầm.

Huống hồ nay ông với tôi Trí hạnh khác nhau, tâm hạnh không đồng, làm sao tránh khỏi sự chấp trước phân biệt ngôn từ một cách thiển cận.

2. Lại nói tất cả chỉ là phương tiện tìm về bổn lai diện mục,

Đó là mục đích tối thượng, xong lộ trình thì có rất nhiều mục tiêu khác nhau. Cần phải nghiền ngẫm phương tiện trong từng giai đoạn của lộ trình một cách cẩn thận !

Ở trong hoàn cảnh Phật nói lời này thì ấy là lời nói dành riêng cho 5 vị tu sĩ khổ hạnh. Sở dĩ dẫn nói ví dụ này ra, chỉ nhằm làm minh chứng lời: "nương nơi Trí phàm mà kiến lập danh từ Thánh" mà thôi.

Hơn thế, việc trích dẫn cả Kinh này ra là chẳng phải vì ông mà vì những người nghe lời ông nói: "Phật chẳng nói như thế", để tránh cho những người chưa đọc, biết được cội nguồn của nó là ý làm sao ? Là có hay không ?

3. Người trượng phu ngay thẳng: Nói được làm được.

Đức Phật là bậc trượng phu trong các bậc trượng phu, dĩ nhiên lời nói ấy chẳng phải có ý kiêu mạn, ấy là phương tiện quyền tùy cơ giáo hóa. Chỉ vì ông có ý kiêu mạn nên mới thấy lời ấy mang ý kiêu mạn mà thôi !



 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Vô chủ, vô Tác.
* Đạo do ai tạo ?


ĐOẠN 4

4.1
Duyên Môn đứng dậy hỏi: "Cuối cùng Đạo thuộc ai?"

Đáp: "Cứu cánh không thuộc về gì cả, giống như chân không chẳng lệ thuộc vào đâu. Đạo mà còn lệ thuộc buộc ràng tức là có cản có khai, có chủ có khách".

4.2
Hỏi: "Gốc của Đạo là gì? Cái Dụng của pháp là gì?"

Đáp: "Hư không là gốc của Đạo, tất cả MỖI hiện tượng đều là cái dụng của Đạo Pháp".

4.3
Hỏi: "Trong đó ai là kẻ tạo bày?"

Đáp: "Không ai tạo bày, Pháp giới tính tự nhiên".

4.4
Hỏi: "Chẳng phải chính là do Nghiệp lực của chúng sinh mà làm ra ư?"

Đáp: "Đã mang nghiệp, nên bị nghiệp ràng buộc, từ đó mà ra chẳng phải khác. Làm sao rảnh rang mà khơi biển, gom núi, định trời dựng đất được".

"Đạo" (chơn Như) vốn "Vô Ngã, vô Tâm", nên là Vô chủ, vô Tác.. Nghĩa là (chơn Như) không có "Ai" làm chủ, không có "Ai" tạo tác.- Vì Đạo (chơn Như) tịch Diệt vắng lặng như hư không.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
689
Điểm
113
Đoạn 3

Duyên môn: Tại sao kinh nói thánh nhân vô kiến, văn, giác, tri
Nhập lý: Thánh nhân không có kiến, văn, giác, tri của phàm phu không có nghĩa là không có thế giới sự thể của thánh nhân. Đó là vì không giữ cái chấp Hữu, Vô do xa lìa tính phân chia so sánh vậy.

Hỏi "Tại sao kinh văn nói thánh nhân vô kiến, văn, giác, tri" là vì nhầm lẫn cho rằng thánh nhân không có kiến, văn, giác, tri. Thánh nhân vẫn qua kiến, văn, giác, tri mà có Chánh Tri kiến; gọi là Chánh vì Tri kiến không sa vào biên kiến hoặc đoạn hoặc thường của hai biên hữu vô mà sanh (Tà kiến).

Duyên môn: Phàm phu thật có cái gọi là thế giới sự thể của phàm trần chăng?
Nhập lý: Thật không có khi còn mê vì bản lai tĩnh lặng tịch diệt; tuy nhiên vì mê mờ tính toán so sánh thành ra sai lệch vậy.

Thế giới sự thể nghĩa là thế giới như nó là. Ở phàm phu thì thế giới sự thể là thế giới do tình mà sanh (Theo tự điển Hán-Việt ĐDA thì từ "sự thể" có nghĩa là "sự tình") vì xa lìa bản tánh vốn tịnh.

Duyên môn: con không hiểu cái sự thấy của thánh nhân không phải là cái thấy của mắt; sự hiểu của thánh nhân không phải là sự hiểu của ý thức.
Nhâp lý: Pháp thể khó thấy; có thể thí dụ thế này để hiểu: lấy ánh sáng thâm sâu chiếu soi một vật thì giống như là có vật chiếu rọi và có vật bị chiếu. Không thể có con mắt mà tự có khả năng thấy được. Đến như cái lý Âm Dương trong muôn một, giống như một bên là cái biết một bên là cái bị biết thành ra không có cái ý thức mà tự nó có cái khả năng hiểu được.


Nói khó hiểu vì sử dụng Tâm ý thức để hiểu (Đọc Giải Thâm Mật Kinh). Tiền ngũ thức và Ý thức thì tự nó không thể "Biết" được cái "Bị biết" mà phải nương tựa vào Ý (căn) tức kho dữ liệu kiến thức, kinh nghiệm, tư tưởng...do tình sanh trong quá khứ mà bản thân đã trải qua để tri giác (kinh luận thường ví như tự mình không thể thấy được khuôn mặt mà phải nhờ gương soi. Đọc Tam tánh, Tứ phần/ Duy thức tông) bằng sự phóng chiếu tự phân biệt Chủ thể (Chủ) và Khách thể (Khách) nghĩa là (Người) Thấy - (Vật) Bị thấy qua sự thí dụ thuyết Âm Dương.

Kính, trừng hải
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ý sanh thân.
* Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân,
* Giác pháp tự tánh Tánh ý sanh thân,
* Chủng loại Câu sanh vô hành tác ý sanh thân.


Đoạn 4:

4.5
Hỏi: "Thường nghe Bồ Tát do ý mà hóa thân, không phải là do Lực thần thông sao?"

Đáp: "Phàm phu có nghiệp chướng ô uế, thánh nhân chẳng có nghiệp chướng. Do đó, có hơn có khác nhưng chưa hẳn là cái đạo tự nhiên. Cho nên Kinh (Lăng Già) nói: có biết bao thân xác do ý hóa sinh, thật ra chẳng gì khác hơn là do tâm tạo bày".

Thế nào là Ý sạnh thân ?

KINH LĂNG GIÀ. Q3 Phật dạy:

Khi ấy, Thế Tôn bảo Đại Huệ bồ tát rằng:
- Nay ta sẽ thuyết tướng thông phân biệt của ý sanh thân, ngươi hãy lắng nghe và khéo ghi nhớ.
Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:
- Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ:
- Có ba thứ ý sanh thân. Thế nào là ba? Ấy là:

Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân, Giác pháp tự tánh Tánh ý sanh thân, và Chủng loại Câu sanh vô hành tác ý sanh thân. Người tu hành liễu tri cái tướng ấy, từ Sơ Địa dần dần tiến lên, thì được ba thứ thân này.

1/. - Đại Huệ! Thế nào là Tam Muội Lạc Chánh Thọ Ý Sanh Thân? Ấy là Tam muội lạc Chánh thọ của Bồ Tát Tam Địa, Tứ Địa và Ngũ Địa, an trụ nơi biển tâm, tự tâm tịch tịnh, mỗi mỗi làn sóng của "thức tướng" chẳng sanh khởi, biết cảnh giới tự tâm hiện tánh phi tánh, gọi là Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân.

2/.- Đại Huệ! Thế nào là Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân? Là Bồ Tát Đệ Bát Địa quán sát các pháp như huyễn, thảy vốn chẳng có thì thân tâm chuyển biến, đắc như huyễn Tam muội và nhiều Tam muội môn khác. Sức tướng vô lượng tự tại quang minh như diệu hoa trang nghiêm, chóng được như ý. Cũng như mộng huyễn, trăng đáy nước, bóng trong gương, phi năng tạo, phi sở tạo, như tạo sở tạo, tất cả sắc mỗi mỗi khác biệt đều đầy đủ trang nghiêm, do đại chúng trong tất cả cõi Phật đều thông đạt pháp tự tánh, nên gọi là Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân.

3/.- Đại Huệ! Thế nào là Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân? Là nói giác được tất cả Phật pháp, theo duyên đó tự đắc tướng hành, ấy gọi là Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân.

Đại Huệ! Đối với sự quán sát giác liễu nơi ba thứ thân tướng này, cần nên tu học.

(hết trích)

Như vậy. Các loại "Ý sanh thân" đều Vô Ngã- Vô Tâm.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
689
Điểm
113
Đoạn 4

Duyên môn: Cuối cùng Đạo thuộc về ai?
Nhập lý: Cứu cánh không thuộc về gì cả cũng giống như chân không chẳng lệ thuộc vào đâu. Đạo mà còn lệ thuộc buộc ràng là có cản có khai, có chủ có khách.


Hỏi "Đạo thuộc về ai?" là tuy đã hiểu Đạo không phải là Ý thức tức "cái ta bé nhỏ" nhưng vẫn còn vướng vào sự phóng chiếu của ý thức mà nghĩ Đạo thuộc về "cái ta siêu việt".

Đạo nghĩa là Giác; Giác chính là Chân lý vì không chủ-khách; lại vì không cản-khai nên Đạo là Chân lý hằng (hiện) hữu.

Kính, trừng hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
689
Điểm
113
Duyên mốn: Thường nghe Bồ tát do ý mà hóa thân không phải là lực thần thông sao?
Nhập lý: Phàm phu có nghiệp chướng ô uế thánh nhân chẳng có nghiệp chướng. Do đó có hơn có khác nhưng chưa hẳn là cái Đạo tự nhiên. Cho nên Kinh Lăng Già nói "Biết bao thân xác do ý hóa sinh, thật chẳng gì khác hơn là do tâm tạo bày".


Tuy đã nghe lời dạy Đạo không lệ thuộc như hư không, không chủ-khách, cản-khai...nhưng vẫn vướng vào ý niệm về "cái ta siêu việt" do thức phóng chiếu mà gặng hỏi "Bồ tát do ý mà hóa thân không phải là lực thần thông sao?" nên Nhập lý mới dẫn Lời Kinh Lăng Già nói về "Vạn hữu duy tâm tạo".

Kính, trừng hải
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Vô Tâm tức Phật.
* Vì sao dạy niệm Phật ?
Đoạn 4:
4.6
Hỏi: "Nếu đã nói Không là gốc của Đạo, Không là Phật chăng?"

Đáp: "Như thị!"

4.7
Hỏi: "Nếu Không là Phật, Thánh nhân sao chẳng chuyển bảo chúng sinh niệm Không, mà lại dạy chúng sinh Niệm Phật?"

Đáp: "Vì chúng sinh ngu si, nên mới chỉ dạy Niệm Phật. Còn với người có đạo tâm, thì dạy Quán thực tướng cái thân này, cũng như Quán Phật vậy. Nói Thực Tướng tức là nói Không, là nói Vô Tướng vậy".

Phẩm Tu Di Đảnh kệ tán. Kinh hoa Nghiêm nói:

"Quan-sát nơi các pháp

Đều không có tự-tánh

Tướng nó, vốn sanh-diệt

Chỉ là danh thuyết giả.

Tất cả pháp vô-sanh

Tất cả pháp vô-diệt

Nếu hiểu được như vậy

Chư Phật thường hiện tiền.

Pháp-tánh vốn không tịch

Vô-thủ, cũng vô-kiến

Tánh không, tức là Phật

Chẳng thể nghĩ lường được."


Một hôm, thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm đang tọa thiền. Có vị tăng hành cước thấy, hỏi:
- Thầy ngồi yên bất động ở đây suy nghĩ việc gì?
Dược Sơn đáp:
- Suy nghĩ chẳng suy nghĩ.
Tăng không buông tha, hỏi:
- Đã chẳng suy nghĩ, lại suy nghĩ cái gì?
Dược Sơn đáp:
- Chẳng suy nghĩ.
Ngồi quên quên hết sự đời
Hỏi thăm chẳng biết tên tôi là gì
Họ tên, ngày, tháng, năm sinh
Địa chỉ cũng đúng còn mình ở đâu?


Nếu "Tâm Vô Tâm" được hiện tiền, thì đồng "Pháp Tánh Không tịch".

Vì Pháp Tánh Không tịch, nên:

Hỏi: "Nếu đã nói Không là gốc của Đạo, Không là Phật chăng?"

Đáp: "Như thị!"

Cái "Không" là gốc của Đạo, chính là "Pháp Tánh Không tịch", (chứ không phải là ngoan không)
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Thần Thông.
* cảnh giới CHỨNG ĐẮC Thần thông của mình .


ĐOẠN 5

5.1
Duyên Môn đứng dậy hỏi: "Thường nghe ngoại đạo cũng đắc Ngũ thông, các bậc Bồ tát cũng đắc như thế. Cả hai đều có (thần thông) thì có gì khác biệt?"

Nhập Lý trả lời: "Không giống. Là tại sao? Ngoại đạo cho rằng họ có đạt được, Bồ tát thì không như vậy, bởi vì đã đạt được lý Vô Ngã rồi vậy".

THI CA 9 (Chứng Đạo Ca)

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO
MỐI TƯƠNG QUAN CỦA
NGŨ NHÃN VÀ NGŨ LỰC

Phiên âm:

TỊNH NGŨ NHÃN, ĐẮC NGŨ LỰC
DUY CHỨNG NÃI TRI NAN KHẢ TRẮC
KÍNH LÝ KHÁN HÌNH KIẾN BẤT NAN
THỦY TRUNG TRÓC NGUYỆT TRANH NIÊM ĐẮC

Dịch nghĩa:

Tịnh ngũ nhãn, sẽ kéo thêm ngũ lục
Chung môi trường mới biết được diệu dụng kia
Rủ giành trăng, đáy nước...chuyện còn khuya !
Đứng trước kính, ngắm thân hình là việc dễ !


TRỰC CHỈ

Giáo lý đạo Phật dạy rằng, con người có khả năng và quyền sử dụng "ngũ nhãn"." Khả năng" và "quyền" thì mọi người đều có quyền thừa hưởng, sử dụng bình đẳng. Tuy nhiên, đây là thứ bình đẳng có điều kiện. Mọi người phải cùng ở "môi trường TU" thì mới cùng được ở trong "môi trường CHỨNG".

"Tịnh ngũ nhãn" là người đạt đến giai đoạn CHỨNG. Ngũ nhãn đoạt đến giai đoạn CHỨNG ĐẮC THANH TỊNH thì chỉ có người tự chứng tự biết. Người khác môi trường nói và kể cho họ nghe hoặc họ bảo kể cho nghe, chẳng khác "Rủ nhau giành trăng ở đáy nước" hy vọng gì người khác môi trường bảo họ hiểu hoàn cảnh của riêng mình. Phải cùng đứng trong vườn LAN HUỆ mới cùng thưởng thức được mùi hoa Lan Huệ. Phải cùng đứng nơi chợ cá ươn, mới thấm thía "hương vị" của chợ bán cá ươn.

Vì vậy, TỊNH NGŨ NHÃN, ĐẮC NGŨ LỰC là việc có thực, nhưng diễn đạt cảnh giới thanh tịnh của "ngũ nhãn" của mình cho người khác nghe biết là điều không dễ. Bảo người khác phải nghe và phải hiểu về cảnh giới CHỨNG ĐẮC của mình lại càng khó, khó đến nỗi tác giả Chứng Đạo Ca ví với chuyện "Rủ nhau giành trăng đáy nước".

Ngũ nhãn là năm thứ mắt, nói cách khác năm cách "tư duy" mà cùng một cách ngó nhìn. Đó là: nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, tuệ nhãn và Phật nhãn.

Ngũ nhãn thanh tịnh, con người tự có năm thứ sức mạnh, đủ sức tiến mạnh trên con đường Bồ đề Vô thượng. Đó là:

CHÁNH TÍN, CHÁNH TINH TẤN, CHÁNH NIỆM, CHÁNH ĐỊNH VÀ TRÍ TUỆ BA LA MẬT.

Điều đó nói với ai ? Dễ có mấy người biết ! Dễ có mấy người tin ! Đó là

"...Duy chứng nãi tri, nan khả trắc"

Họ không tin, không có gì đáng trách, vì họ khác môi trường.


(HT. Thích Từ Thông)

Phàm người tu, luôn bồi dưỡng, phát triển ĐỊNH và HUỆ. Do có ĐỊNH và HUỆ nên qua 6 giác quan thì thể hiện ra "Thần Thông".

1/. Định Huệ qua mắt thì thành Thiên Nhãn Thông.

2/. Định Huệ qua tai thì thành Thiên Nhĩ Thông.

3/. Định Huệ qua Ý thức thì thành Tha Tâm Thông.

4/. Định Huệ qua thân thì thành Thần Túc Thông.

5/. Định huệ qua Mạc Na thức (thức thứ 7) thì có được Túc Mạng thông.

Các phái ngoại đạo đều có thể đắc 5 loại thần thông này.

Riêng hành giả Đạo Phật do tu hành được Vô Ngã- Vô Tâm nên đắc được thần thông thứ 6

6/. Do Định Huệ tiêu trừ các "lậu hoặc" đã được Vô Ngã- Vô Tâm nên chứng Lậu Tận Thông.

* Ngoại Đạo do còn có NGÃ có TÂM , nên còn thấy có mình chứng đắc ngũ thông.

* Bồ tát không như vậy.- Do Vô Ngã- Vô Tâm nên 6 Thần Thông không thấy có chứng đắc mà vẫn hiện tiền.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Thần thông và Nhập lý.
1/. Biến hóa thần thông:
2/. Giáo hóa thần thông:

ĐOẠN 5

5.2
Hỏi: "Lúc bắt đầu, phàm mới học đạo, lý nhập thì chưa trọn, chân như mới thấm một chút, hiểu sơ sài về diệu lý. So với những kẻ ngoại đạo đã đắc được ngũ thông, thì sao mà hơn được?"

Đáp: "Trước hay giữ lấy phần nhập lý dù rất nhỏ bé đó. Có lợi gì về việc sử dụng cái Ngũ thông kia?"

5.3
Hỏi: "Nếu đắc Ngũ thông thì đời sẽ tôn kính, đời sẽ coi trọng. Trước: biết việc chưa đến, Sau: biết việc đã qua. Tự phòng ngừa lấy những hư lầm sai quấy, há chẳng là hơn không?"

Đáp: "Chẳng phải là tại sao? Tất cả người đời, tâm đa hướng về hình tướng, tham buộc vào của cải cơ nghiệp. (Đó là) theo hư ngụy mà làm loạn chân chính. Những kẻ đó dù có được cái thần thông của Thắng Ý, cái tài biện thuyết của Hạnh Tinh, mà không thấu hiểu được cái Lý của Thực tướng thì cũng (giống như Thắng Ý và Hạnh Tinh) đểu chẳng thoát chết bởi nạn đất sụp vậy".

[Thắng Ý : nhân vật trong Chư Pháp Vô Hạnh Kinh, Đại Tạng Kinh, quyển 15; Hạnh Tinh : nhân vật trong Niết Bàn Kinh, Đại Tạng Kinh, quyển 12]

Thần thông có 2 loại:

1/. Biến hóa thần thông: Có thể tùy ý biến hóa, trên hóa ra lửa, dưới hóa ra nước v.v...

2/. Giáo hóa thần thông: Có tài biện thuyết, tùy ý nói có, nói không dẫn dắt chúng sanh theo định hướng của mình.

* Nhưng cả 2 loại thần thông. Nếu không "Nhập Lý", Nghĩa là không được Vô Ngã- Vô Tâm thì không thể thoát ra khỏi luân hồi sanh tử. Như tích Thắng Ý, cái tài biện thuyết của Hạnh Tinh, mà không thấu hiểu được cái Lý của Thực tướng (Nhập lý) thì cũng (giống như Thắng Ý và Hạnh Tinh) đểu chẳng thoát chết bởi nạn đất sụp vậy.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Tâm- Vật Nhất Như.
* Vô Tình cũng thành Phật

ĐOẠN 6

6.1
Duyên Môn hỏi: "Đạo chỉ có ở trong linh hình chăng? Hay Đạo cũng ở trong cả cây cỏ nữa?"

Nhập Lý nói: "Đạo chẳng thuộc về cái gì có giới hạn.".

6.2
Hỏi: "Đạo bao la như vậy, thì tại sao giết người có tội, còn giết thảo mộc vô tội?"

Đáp: "Khi nói có tội và không có tội, thì đều là nói theo từng sự việc riêng biệt, không phải là chính đạo. Đó là bởi vì thế nhân không đạt được cái Lý của Đạo, mê lầm mà cho rằng có cái thân ngã, sát tức là có tâm (cố ý), tâm đó kết thành nghiệp, nên nói là có tội. Thảo mộc vô tình, trước sau vốn hợp với Đao. Lý đã Vô Ngã, nên chẳng kể đến người hại chúng. Vì vậy, nên nói là chẳng luận bàn về có tội hay không có tội. Cho nên Vô Ngã là hợp với Đạo, coi thân hình như cây cỏ, dù có bị cắt chặt thì cũng như là cây rừng (bị chặt). Vì vậy nên Ngài Văn Thù Sư Lợi dùng kiếm chém Đức Cồ Đàm, Ương Quật cầm dao đâm Đức Thích Ca. Cả hai (trường hợp) đều là thuận hợp với Đạo. Cả hai (Văn Thù và Ương Quật) đều chứng quả vị bất sinh, liễu tri được tính hư không huyễn hóa (của mọi hiện tượng). Vì vậy, nên nói là không luận bàn về có tội hay không có tội vậy".

[Trong Đại Bảo Tích Kinh (Ratnakutah) có nói đại ý khi nghe Phật thuyết pháp, có năm trăm vị Nhập Lưu hiểu được kiếp trước của mình đã phạm những đại tội, cho nên mang vọng tâm là mình sẽ không bao giờ giác ngộ được. Bồ tát Văn Thù hiểu được ý Phật muốn dạy cho họ một bài học để làm sáng tỏ những vọng tưởng đó, nên ngài đứng lên cầm kiếm chém Đức Phật. Phật bèn cản lại mà dạy, đại ý nói: Bản lai vô Ngã, chỉ vì chấp trươc mà có thân ngã, ngã kiến, có tội, phi tội, v.v... Nếu người muốn hại Phật thì chỉ cần trong tâm hiện lên ý đó, là đã đủ tổn hại đến Phật,... còn đạt lý vô tâm thì siêu việt thiện ác,... (như trường hợp ngài Văn Thù lúc này)]

[Ương Quật Ma La (Angulimala), tên một nhân vật trong Tạp A Hàm Kinh (Samyutta Nikaya). Ương Quật là gã Bà La Môn ở thành Xá Vệ. Ban đầu, tin theo tà thuyết nói là hễ giết được 1000 người rồi, chặt ngón tay xỏ làm xâu đội đầu thì đựơc sanh lên cảnh Thiên Đàng. Khi giết được 999 người rồi, còn thiếu một, Ương Quật định giết mẹ và rượt theo mẹ để giết. Đức Phật bèn đem lòng thương xót nên hiện ra bên đường, để Ương Quật giết. Ương Quật liền rượt theo Phật, Phật chỉ bước mà hắn không nắm bắt được. Đợi cho đến lúc hắn kiệt sức, Đức Phật mới dùng lời cảm hóa. Sau Ương Quật quy y, xuất gia và cũng đắc quả A La Hán. Hai điển tích trên đây cũng là ý nghĩa của câu thoại đầu nổi tiếng của Thiền giới. Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ, để chỉ Trí Huệ Bát Nhã tuyệt đối, Bình Đẳng Trí, Vô Phân Biệt Trí,... không xem cả Phật là cứu cánh.]

6.3
Hỏi: "Nếu thảo mộc từ lâu đã hợp đạo, thì sao trong kinh không thấy ghi rõ cỏ cây thành Phật mà chỉ ghi người ta (thành Phật)?"


Đáp: "Không phải chỉ ghi có người, còn có ghi cả thảo mộc nữa. Kinh (Hoa Nghiêm) nói: chỉ trong một hạt bụi cũng có tất cả thế giới vạn tượng. Kinh (Duy Ma Cật) lại cũng nói: Tất cả thế giới vạn tượng đều như vậy, tất cả chúng sinh cũng cùng như thế. Đó là không hai, là vô sai biệt vậy".

Đạo.- Tức là Chơn Như có trong vạn pháp.

Luật Hiển Dương Chánh Giác nói:

“Phật tánh tại hữu tình
Pháp tánh tại vô tri
Phật Pháp bản lai vô nhị tánh
nhất hoả năng siêu bá vạn sài”


Do vậy mà biết.- Tâm- Vật Nhất Như. Trong NHƯ chẳng có Ngã, chẳng có Tâm. Đó là Thật tế lý địa.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Chơn Không- Diệu Hữu.

ĐOẠN 7

7.1
Duyên Môn hỏi: "Nếu theo yếu lý Chân Không, thì lấy gì để chứng ngộ?"

Nhập Lý nói: "Tìm trong tất cả mọi hình tướng (Sắc) , chứng ngộ bằng tự lời của mình".
[Sắc (Rùpa): Sắc pháp và Tâm pháp, tất cả hình tướng của tự thể và cảnh giới ngoại tại]

Các Pháp (Tâm & Vật) tuy là Tánh Không, nhưng là môi trường để duyên sanh ra vạn hữu.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Nghĩa "Như" của các Pháp.
Sắc trung cầu" ?
Ngữ trung chứng?



7.2
Hỏi: "Tìm trong tất cả mọi hình tướng là gì? Chứng ngộ bằng lời của mình là gì? Thế nào là sắc trung cầu? Thế nào là Ngữ trung chứng?"

Đáp: "Chân Không và Hình Tướng vốn là một, Ngữ ngôn và Tu chứng cũng chẳng hai"
.

+ Thế nào là "Sắc trung cầu" ?

- Nghĩa là tầm cầu Chân lý tại nơi "Sắc pháp".- Sắc Pháp là tất cả mọi hình tướng chúng ta có thể thấy, nghe, hay, biết nói chung là vạn vật hiện tượng.

Kinh dạy rằng tất cả các pháp đều do 7 yếu tố, tạo thành. Đó là: Địa là đất, thủy là nước, hỏa là lửa, phong là gió, không là hư không, kiến là sự thấy nghe hay biết, thức là tâm thức.

7 nguyên tố này chúng không có tự tánh, đều có CHƠN NHƯ là "Bản thể".- Đây là "Nghĩa Như" của các pháp.

+ Tìm trong tất cả mọi hình tướng (như trên) để thấy được Chân lý.- Đó là nghĩa SẮC TRUNG CẦU.

+ Thế nào là Ngữ trung chứng?

- Tất cả mọi ngữ ngôn đều không có thật nghĩa.- Vì Chân Như là LY DANH TỰ TƯỚNG. Nhưng phải nương nơi ngữ ngôn mà tìm thấy được chân lý (Như nghĩa).

- Tu chứng cũng vậy. Sự tu chứng lìa tư duy- phân biệt, LÀ NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG, là LY NGÔN THUYẾT TƯỚNG, nên nói tu chứng các quả vị, chỉ là "Hóa Thành dụ", chỉ là lời nói suông, không có thực nghĩa. Nhưng người tu phải nương nơi "Hóa Thành dụ" này mà chứng được NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG.- Nên luận nói: Ngữ ngôn và Tu chứng cũng chẳng hai".
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
689
Điểm
113
Duyên môn vấn viết: Như thị tất cánh không lý đương ư hà chứng?
Nhập lý viết: Đương ư nhất thiết sắc trung cầu; Đương ư tự ngữ trung chứng.
Duyên môn: Vân hà đương ư nhất thiết sắc trung cầu; đương ư tự ngũ trung chứng? Vân hà sắc trung cầu; vân hà ngữ trung chứng.
Nhập lý: Không sắc nhất hợp. Ngữ chứng bất dị dã.


Nghĩa luận

Duyên môn: Tất cả đều rốt ráo là không thì lấy cái gì mà chứng?
Nhập lý: Nương nơi sắc mà tu; y theo sự tu đó mà chứng: "Phật pháp nơi thế gian không lìa thế gian giác" (Pháp bảo đàn kinh)
Duyên môn: Làm sao để "Nương nơi sắc mà tu rồi y theo sự tu đó mà chứng" ? Sắc trung cầu là cái gì gì? Ngữ trung chứng là cái chi chi?
Nhập lý: Sắc tức Ngũ uẩn mà "Ngũ uẩn giai không" (Tâm Kinh) nên nói "Không sắc hợp nhất"
Ngữ nghĩa là Tu mà Chứng cũng có nghĩa là Tu vì "Tu, Vô tu bình đẳng" (Lăng Già Kinh): Ngữ (Tu) là phương tiện mà cũng đồng là cứu cánh (Chứng) nên nói "Ngữ chứng bất dị".

Kính, trừng hải

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên