Mức độ, Cấp độ, Quá trình khi tương tác tâm tư lẫn nhau...

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Trí Từ cảm thấy điều này rất cần chia sẽ cùng các đạo hữu gần xa,
- Chúng ta đang chia sẽ giáo pháp của đức Phật ở góc độ hiểu biết, nhận thức của chính ta cho những người xung quanh, cho những ai cần, cho những ai thắc mắc cái ta nói, cho tất cả nghịch duyên lẫn thuận duyên... Vậy xin các vị xem qua các lời khuyên sau đây của Trí từ nha, có gì cần chia sẽ xin cứ thẳng thắn...
+ Trước xin nói về mức độ, cấp bậc: như bài trước đây Nguyên Chiếu từng kết luận người học Phật có 3 bước:
Chào các đạo hữu,
Khi đọc xong các thảo luận thì Ng-Chiếu tự rút ra 3 bước cơ bản cho chính mình và đó là cách mà Ng-chiếu đang thực hành :
Bước 1: Là bước dành cho người mới học Phật

Bước 2 : dành cho người đang nghiên cứu về Phật Pháp

Bước 3: dành cho những người đã chuyên sâu học Phật Pháp.
Nếu một người có chánh kiến thì sẽ nhìn nhận đạo Phật theo 3 bước cơ bản này.
Trân trọng.
- Vậy không biết các vị đang ở bước nào đây. Nếu Bước 2 nói chuyện với Bước 1 thì tinh thần Bước 1 cầu tiến sẽ an lành khi giao tiếp. Nếu Bước 1 tinh thần bảo thủ, phân hơn thua thì tranh luận xảy ra, đúng không các vị !!! Tương tự như vậy cho Bước 1, 2, 3 tương tác lẫn nhau.

Và đây Trí Từ xin nói điều này, Người đang tự cho rằng mình ở Bước Cao Hơn cùng chia sẽ với Bước Thấp Hơn thì để cho mọi chuyện an ổn thì phải hiểu rõ một vấn đề là Bản Thân Phải Trải Qua Các Bước Thấp Hơn Đó, Hiểu Rõ Các Bước Thấp Hơn Đó để khi bị Bước Thấp Hơn thắc mắc thì có thể đáp được và phải biết cách đáp thỏa đáng vì ta đang tự cho ở Bước Cao Hơn.

Trí Từ xin đưa ra các ví dụ thế này:
- Người nào hay nói pháp cao siêu mà còn dụng tâm phân biệt kinh điển giữa Đại thừa hay Tiểu thừa thì Trí Từ thấy rằng rõ ràng người này Chưa biết đi đã muốn chạy.
- Người nào hay thích nói pháp siêu hình thì Trí Từ thấy rằng Người này tự cho mình là giỏi vì Đức Phật chẳng tán thán nói pháp siêu hình.
- Người nào tự thấy rằng các pháp môn khác có điểm không hay rồi kịch liệt phản đối thì người này chỉ như đứa trẻ học lớp 3 muốn chỉ dạy lớp 1 những chẳng biết lớp 5 còn cao hơn.
- Hiện nay sự việc Mật Ngôn gì đó của chư Phật đã đang được lấy ra để bảo vệ cái nói siêu cao của mình khá nhiều, thì đối với Trí Từ hạng người này phải cẩn trọng vì họ chắc là Thánh gì rồi nên mới hiểu Mật ngôn của chư Phật nói với nhau. Rồi đem cái Mật ngôn của Phật đó nói cho Phàm Phu nghe, mà Phàm Phu thì ngu ngơ, thiếu trí cho nên nghe như người thuần Việt nghe tiếng Pali chẳng hiểu cái gì thì đem tâm Phàm Phu la ó phản đối vì họ có hiểu gì đâu. Vậy các vị nào thích học ngôn ngữ nhà Phật thì nên cùng các vị học chung loại ngôn ngữ này nói với nhau như trong 1 lớp tiếng Anh thì giao tiếp tiếng Anh cho tương đồng để khỏi xảy ra tranh cải thật không cần thiết trong khi cùng chia sẽ giáo lý nhà Phật.
- Gần đây có ví dụ Tảng băng Nỗi và Chìm (Nỗi thì cho là các pháp được phơi bày hiện nay hay người nào chưa hiểu cái họ nói thì cho rằng người đó chỉ biết phần nỗi chẳng biết có phần chìm, Chìm thì cho là mật ngôn chư Phật). Ví dụ này rất thú vị, nhưng có 1 điều mà đến bây giờ Trí Từ có lẻ kém trí không hiểu nói là đã cho rằng có tồn tại Mật Ngôn của Phật thì sao họ lại biết nhỉ ? lẻ nào họ là Phật hóa thành hay sao. Hay có lớp học nào đó Phật đang làm giáo viên đứng lớp chỉ dạy cho họ Mật Ngôn đó ???
Thôi thì Trí Từ chỉ đang là ở Bước 1 cứ theo cơ bản Phật dạy là
* Phải đúng tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ.
* Phải khoa học.
* Phải đem đến lợi lạc, an vui.
* Phải là lợi lạc lâu dài.
* Tâm niệm 1 câu : Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta.
* Lời Phật nói luôn rõ ràng không mật mờ giấu giếm để tránh gây hiểu lầm.
Nhiêu đó thôi, thực hành nhiêu đó thôi chắc cũng mất vài kiếp rồi cho nên cứ an ổn trước mắt là vậy

Xin hết và cảm ơn những ai đã lắng lòng nghe lời Khuyên cũng là lời Tâm sự này của Trí Từ muốn gửi đến các BẠN, ĐẠO HỮU ĐỒNG TU TẬP kiếm tìm sự an vui thật sự !!!

À, có lẻ phải nhắc câu cuối: các điều chia sẽ của Trí Từ có vị nào thấy khác lạ, sai lầm thì cũng xin Từ Bi cho Trí Từ với ngôn từ Lục Hòa nha. Thật cảm ơn sự chỉ bảo nhẹ nhàng !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
...

Trí Từ cảm thấy điều này rất cần chia sẽ cùng các đạo hữu gần xa,
- Chúng ta đang chia sẽ giáo pháp của đức Phật ở góc độ hiểu biết, nhận thức của chính ta cho những người xung quanh, cho những ai cần, cho những ai thắc mắc cái ta nói, cho tất cả nghịch duyên lẫn thuận duyên... Vậy xin các vị xem qua các lời khuyên sau đây của Trí từ nha, có gì cần chia sẽ xin cứ thẳng thắn...
+ Trước xin nói về mức độ, cấp bậc: như bài trước đây Nguyên Chiếu từng kết luận người học Phật có 3 bước:

- Vậy không biết các vị đang ở bước nào đây. Nếu Bước 2 nói chuyện với Bước 1 thì tinh thần Bước 1 cầu tiến sẽ an lành khi giao tiếp. Nếu Bước 1 tinh thần bảo thủ, phân hơn thua thì tranh luận xảy ra, đúng không các vị !!! Tương tự như vậy cho Bước 1, 2, 3 tương tác lẫn nhau.

Và đây Trí Từ xin nói điều này, Người đang tự cho rằng mình ở Bước Cao Hơn cùng chia sẽ với Bước Thấp Hơn thì để cho mọi chuyện an ổn thì phải hiểu rõ một vấn đề là Bản Thân Phải Trải Qua Các Bước Thấp Hơn Đó, Hiểu Rõ Các Bước Thấp Hơn Đó để khi bị Bước Thấp Hơn thắc mắc thì có thể đáp được và phải biết cách đáp thỏa đáng vì ta đang tự cho ở Bước Cao Hơn.

Trí Từ xin đưa ra các ví dụ thế này:
- Người nào hay nói pháp cao siêu mà còn dụng tâm phân biệt kinh điển giữa Đại thừa hay Tiểu thừa thì Trí Từ thấy rằng rõ ràng người này Chưa biết đi đã muốn chạy.
- Người nào hay thích nói pháp siêu hình thì Trí Từ thấy rằng Người này tự cho mình là giỏi vì Đức Phật chẳng tán thán nói pháp siêu hình.
- Người nào tự thấy rằng các pháp môn khác có điểm không hay rồi kịch liệt phản đối thì người này chỉ như đứa trẻ học lớp 3 muốn chỉ dạy lớp 1 những chẳng biết lớp 5 còn cao hơn.
- Hiện nay sự việc Mật Ngôn gì đó của chư Phật đã đang được lấy ra để bảo vệ cái nói siêu cao của mình khá nhiều, thì đối với Trí Từ hạng người này phải cẩn trọng vì họ chắc là Thánh gì rồi nên mới hiểu Mật ngôn của chư Phật nói với nhau. Rồi đem cái Mật ngôn của Phật đó nói cho Phàm Phu nghe, mà Phàm Phu thì ngu ngơ, thiếu trí cho nên nghe như người thuần Việt nghe tiếng Pali chẳng hiểu cái gì thì đem tâm Phàm Phu la ó phản đối vì họ có hiểu gì đâu. Vậy các vị nào thích học ngôn ngữ nhà Phật thì nên cùng các vị học chung loại ngôn ngữ này nói với nhau như trong 1 lớp tiếng Anh thì giao tiếp tiếng Anh cho tương đồng để khỏi xảy ra tranh cải thật không cần thiết trong khi cùng chia sẽ giáo lý nhà Phật.
- Gần đây có ví dụ Tảng băng Nỗi và Chìm (Nỗi thì cho là các pháp được phơi bày hiện nay hay người nào chưa hiểu cái họ nói thì cho rằng người đó chỉ biết phần nỗi chẳng biết có phần chìm, Chìm thì cho là mật ngôn chư Phật). Ví dụ này rất thú vị, nhưng có 1 điều mà đến bây giờ Trí Từ có lẻ kém trí không hiểu nói là đã cho rằng có tồn tại Mật Ngôn của Phật thì sao họ lại biết nhỉ ? lẻ nào họ là Phật hóa thành hay sao. Hay có lớp học nào đó Phật đang làm giáo viên đứng lớp chỉ dạy cho họ Mật Ngôn đó ???
Thôi thì Trí Từ chỉ đang là ở Bước 1 cứ theo cơ bản Phật dạy là
* Phải đúng tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ.
* Phải khoa học.
* Phải đem đến lợi lạc, an vui.
* Phải là lợi lạc lâu dài.
* Tâm niệm 1 câu : Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta.
* Lời Phật nói luôn rõ ràng không mật mờ giấu giếm để tránh gây hiểu lầm.
Nhiêu đó thôi, thực hành nhiêu đó thôi chắc cũng mất vài kiếp rồi cho nên cứ an ổn trước mắt là vậy

Xin hết và cảm ơn những ai đã lắng lòng nghe lời Khuyên cũng là lời Tâm sự này của Trí Từ muốn gửi đến các BẠN, ĐẠO HỮU ĐỒNG TU TẬP kiếm tìm sự an vui thật sự !!!

À, có lẻ phải nhắc câu cuối: các điều chia sẽ của Trí Từ có vị nào thấy khác lạ, sai lầm thì cũng xin Từ Bi cho Trí Từ với ngôn từ Lục Hòa nha. Thật cảm ơn sự chỉ bảo nhẹ nhàng !
Suốt ngày ôm Phật , ăn cùng Phật, ngủ cùng Phật... còn chạy đi tìm gì?
Nói tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta! đây mới chính là tin tà .vì chẳng hiểu Phật là gì? ở đâu...
có những đứa trẻ không cần qua giai đoạn học nói mà chỉ vài tuổi đã nói được rất nhiều thứ tiếng..
Cứ gì ai cũng phải đi từng bước như vậy.
có đứa trẻ không cần học bò , bỗng nhiên đứng dậy chạy...
Đây là điều mà thực tế không có phóng đại gì hết.
Mình không có được như thế thì cứ chấp nhận cái hiện có đi.
Cha mẹ dạy con những điều chân thật mà cứ bị con luôn mồm cãi bướng thì cần dùng roi. Chư Phật cũng dùng nhiều thủ đoạn đâu có gì khác.
Chưa biết chạy thì đừng có cãi với người biết nhảy cao , nhảy xa...
Hãy tìm bạn cùng lứa mà chơi cho thỏa thích, may ra phát hiện được năng lực vốn có ở bản thân
hề hề...
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Xem ra tư tưởng , tiếng nói đã êm dịu rồi hen. Cố gắng dịu một chút và tôn kính Phật một chút nữa nhé. Nói vậy là do:


Nói tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta! đây mới chính là tin tà .vì chẳng hiểu Phật là gì? ở đâu...
ta ở đây không phải Trí Từ đâu, Phật dạy đó, ta ở đây là Phật nói đó. Cho nên nói tin tà thì nói Phật là tà à muathularung?


có những đứa trẻ không cần qua giai đoạn học nói mà chỉ vài tuổi đã nói được rất nhiều thứ tiếng..
Cứ gì ai cũng phải đi từng bước như vậy.
có đứa trẻ không cần học bò , bỗng nhiên đứng dậy chạy...
Đây là điều mà thực tế không có phóng đại gì hết.
Trí Từ biết điều này mà, nhưng đây gọi như là đặc biệt là hiếm. Cho nên nếu có phản bác thì lấy bản thân mình ra nói đi, muathularung có được đặc biệt vậy không nè ?


Mình không có được như thế thì cứ chấp nhận cái hiện có đi.
Cha mẹ dạy con những điều chân thật mà cứ bị con luôn mồm cãi bướng thì cần dùng roi. Chư Phật cũng dùng nhiều thủ đoạn đâu có gì khác.
Chưa biết chạy thì đừng có cãi với người biết nhảy cao , nhảy xa...
Hãy tìm bạn cùng lứa mà chơi cho thỏa thích, may ra phát hiện được năng lực vốn có ở bản thân
hề hề...
- Thật chua xót khi lại dùng ngôn từ Thủ đoạn lại gán cho lời dạy của Phật
- Đây chính là hằng ngày thích dùng cuồng pháp mà nói đây, ngẫm lại đi muathularung à, kiến thức ông nhiều đó nhưng sân hận chấp chứa sao mà nhiều vậy không biết. Lẻ nào kiến thức có được chỉ là mãi là kiến thức, ông không thực hành chút xíu nào sao ?
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
...

Xem ra tư tưởng , tiếng nói đã êm dịu rồi hen. Cố gắng dịu một chút và tôn kính Phật một chút nữa nhé. Nói vậy là do:

ta ở đây không phải Trí Từ đâu, Phật dạy đó, ta ở đây là Phật nói đó. Cho nên nói tin tà thì nói Phật là tà à muathularung?


Trí Từ biết điều này mà, nhưng đây gọi như là đặc biệt là hiếm. Cho nên nếu có phản bác thì lấy bản thân mình ra nói đi, muathularung có được đặc biệt vậy không nè ?


- Thật chua xót khi lại dùng ngôn từ Thủ đoạn lại gán cho lời dạy của Phật
- Đây chính là hằng ngày thích dùng cuồng pháp mà nói đây, ngẫm lại đi muathularung à, kiến thức ông nhiều đó nhưng sân hận chấp chứa sao mà nhiều vậy không biết. Lẻ nào kiến thức có được chỉ là mãi là kiến thức, ông không thực hành chút xíu nào sao ?

Con trẻ suốt ngày nằm nôi gào thét vì đái dầm mà sao cứ nói người lớn ra ngoài không có biết đi biết chạy hả?
nếu đã là Phật lại đi nói cho Phật nghe thì cả hai đều là ngu si cả. chỉ có người đã tỉnh ngủ ( giác ngộ - cũng có nghĩa là Phật ) ) gọi thức kẻ đang nằm mê mà thôi
Đã nói rồi chẳng có Phật nào cả. chỉ có cái tánh giác linh minh ở chúng sinh hữu tình gọi là giác ( Phật ). ở loài vô tình thì gọi pháp tánh. mà cũng chỉ tạm gọi thôi chứ cũng chưa chính xác. nhưng mà không phải ai cũng có thể biết và tự mình công nhận điều này
đừng mò mẫm dò tìm chi cho uổng nhọc công sức. ăn chay cho nhiều vào rồi sẽ thành "Thánh" , hay thành " Phật" như tâm nguyện đi. không ai bắt bẻ về việc này nữa đâu.
Nếu mà biết cái thằng này lúc nào muốn ị thì hãy nói là nó không có thực hành. chuyện này dính dáng gì đến thân mình mà lo bò trắng răng.
Còn nói chư Phật không có thủ đoạn là ngu si . Thủ đoạn của chư Phật là làm cho kẻ ngu chấm dứt tìm tòi hư vọng mà thoát khỏi lưới , là thủ đoạn của bậc Thánh nhân thương kẻ vô minh lạc lối. chứ không phải là cái thủ đoạn của thằng bé muốn vòi đồ chơi rồi khóc thét nghe không...
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Trí Từ cảm thấy điều này rất cần chia sẽ cùng các đạo hữu gần xa,
- Chúng ta đang chia sẽ giáo pháp của đức Phật ở góc độ hiểu biết, nhận thức của chính ta cho những người xung quanh, cho những ai cần, cho những ai thắc mắc cái ta nói, cho tất cả nghịch duyên lẫn thuận duyên... Vậy xin các vị xem qua các lời khuyên sau đây của Trí từ nha, có gì cần chia sẽ xin cứ thẳng thắn...
+ Trước xin nói về mức độ, cấp bậc: như bài trước đây Nguyên Chiếu từng kết luận người học Phật có 3 bước:

- Vậy không biết các vị đang ở bước nào đây. Nếu Bước 2 nói chuyện với Bước 1 thì tinh thần Bước 1 cầu tiến sẽ an lành khi giao tiếp. Nếu Bước 1 tinh thần bảo thủ, phân hơn thua thì tranh luận xảy ra, đúng không các vị !!! Tương tự như vậy cho Bước 1, 2, 3 tương tác lẫn nhau.

Và đây Trí Từ xin nói điều này, Người đang tự cho rằng mình ở Bước Cao Hơn cùng chia sẽ với Bước Thấp Hơn thì để cho mọi chuyện an ổn thì phải hiểu rõ một vấn đề là Bản Thân Phải Trải Qua Các Bước Thấp Hơn Đó, Hiểu Rõ Các Bước Thấp Hơn Đó để khi bị Bước Thấp Hơn thắc mắc thì có thể đáp được và phải biết cách đáp thỏa đáng vì ta đang tự cho ở Bước Cao Hơn.

Trí Từ xin đưa ra các ví dụ thế này:
- Người nào hay nói pháp cao siêu mà còn dụng tâm phân biệt kinh điển giữa Đại thừa hay Tiểu thừa thì Trí Từ thấy rằng rõ ràng người này Chưa biết đi đã muốn chạy.
- Người nào hay thích nói pháp siêu hình thì Trí Từ thấy rằng Người này tự cho mình là giỏi vì Đức Phật chẳng tán thán nói pháp siêu hình.
- Người nào tự thấy rằng các pháp môn khác có điểm không hay rồi kịch liệt phản đối thì người này chỉ như đứa trẻ học lớp 3 muốn chỉ dạy lớp 1 những chẳng biết lớp 5 còn cao hơn.
- Hiện nay sự việc Mật Ngôn gì đó của chư Phật đã đang được lấy ra để bảo vệ cái nói siêu cao của mình khá nhiều, thì đối với Trí Từ hạng người này phải cẩn trọng vì họ chắc là Thánh gì rồi nên mới hiểu Mật ngôn của chư Phật nói với nhau. Rồi đem cái Mật ngôn của Phật đó nói cho Phàm Phu nghe, mà Phàm Phu thì ngu ngơ, thiếu trí cho nên nghe như người thuần Việt nghe tiếng Pali chẳng hiểu cái gì thì đem tâm Phàm Phu la ó phản đối vì họ có hiểu gì đâu. Vậy các vị nào thích học ngôn ngữ nhà Phật thì nên cùng các vị học chung loại ngôn ngữ này nói với nhau như trong 1 lớp tiếng Anh thì giao tiếp tiếng Anh cho tương đồng để khỏi xảy ra tranh cải thật không cần thiết trong khi cùng chia sẽ giáo lý nhà Phật.
- Gần đây có ví dụ Tảng băng Nỗi và Chìm (Nỗi thì cho là các pháp được phơi bày hiện nay hay người nào chưa hiểu cái họ nói thì cho rằng người đó chỉ biết phần nỗi chẳng biết có phần chìm, Chìm thì cho là mật ngôn chư Phật). Ví dụ này rất thú vị, nhưng có 1 điều mà đến bây giờ Trí Từ có lẻ kém trí không hiểu nói là đã cho rằng có tồn tại Mật Ngôn của Phật thì sao họ lại biết nhỉ ? lẻ nào họ là Phật hóa thành hay sao. Hay có lớp học nào đó Phật đang làm giáo viên đứng lớp chỉ dạy cho họ Mật Ngôn đó ???
Thôi thì Trí Từ chỉ đang là ở Bước 1 cứ theo cơ bản Phật dạy là
* Phải đúng tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ.
* Phải khoa học.
* Phải đem đến lợi lạc, an vui.
* Phải là lợi lạc lâu dài.
* Tâm niệm 1 câu : Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta.
* Lời Phật nói luôn rõ ràng không mật mờ giấu giếm để tránh gây hiểu lầm.
Nhiêu đó thôi, thực hành nhiêu đó thôi chắc cũng mất vài kiếp rồi cho nên cứ an ổn trước mắt là vậy

Xin hết và cảm ơn những ai đã lắng lòng nghe lời Khuyên cũng là lời Tâm sự này của Trí Từ muốn gửi đến các BẠN, ĐẠO HỮU ĐỒNG TU TẬP kiếm tìm sự an vui thật sự !!!

À, có lẻ phải nhắc câu cuối: các điều chia sẽ của Trí Từ có vị nào thấy khác lạ, sai lầm thì cũng xin Từ Bi cho Trí Từ với ngôn từ Lục Hòa nha. Thật cảm ơn sự chỉ bảo nhẹ nhàng !

Chào bạn Trí Từ,

Bài viết của bạn có rất nhiều những suy nghĩ rất đúng.Nhất là về phần "Mật ngôn của Đức Phật" làm cho minh định phải bật cười...Đúng là đôi khi chúng ta chạy theo chữ "HUỆ" quá nhiều mà quên đi cái căn bản,chúng ta thích nói đến Trí Bát Nhã mà quên thực hành ngũ giới.Ví như nói dối chẳng hạn,chắc trong chúng ta chưa ai có thể sống mà chỉ toàn nói thật được nhỉ?

Nhưng bài viết của bạn cũng có cái sai(hay nói đúng hơn là chưa đầy đủ).Ngày trước minh định cũng nghĩ như vậy,cứ cho rằng không nên bàn về những cái mà chúng ta chưa Thực BIẾT bởi bàn như vậy chỉ là bàn suông,không có lợi lạc gì.Nhưng bây giờ thì minh định lại nghĩ khác.Chúng ta khi thực hành thì chúng ta làm những việc phù hợp với khả năng hiện có,nhưng khi suy nghĩ-thảo luận-tranh luận-bàn luận thì chúng ta có quyền nói vượt những điều mà chúng ta chưa vượt qua,chưa trải qua,chưa thực biết bởi vì nhờ đó chúng ta mới kích thích khả năng ham học hỏi,kích thích sự tìm tòi,nghiên cứu để giúp cho quá trình thực hành của chúng ta được chính xác.Ví dụ như Vô Ngã chẳng hạn,nếu chúng ta không bàn về Vô Ngã thì làm sao có thể hiểu được thêm nhiều về Vô Ngã(từ những cái hiểu của các vị khác) để mà thực hành Vô Ngã trong khi chúng ta(hay những người khác) chưa từng "trải qua" Vô Ngã,nhất là đối với các Phật tử tại gia tự học như chúng ta.Chánh Kiến là gì nếu như ta không chịu nghiên cứu,tìm tòi,học hỏi từ những Kinh Điển,từ những người khác?Với trí óc của một người phàm phu làm sao có thể bằng trí óc của một tập thể được?Cái điều quan trọng ở đây chỉ là thái độ của chúng ta trong khi tu học mà thôi.Nếu chúng ta học rồi dẫn đến sự ngã mạn,lầm tưởng rằng cái HIỂU là cái THỰC BIẾT thì mới tai hại, còn chúng ta học mà luôn tâm niệm rằng chúng ta chỉ mới trong quá trình HỌC HỎI thì không có gì là sai trái cả.

Và thêm một điều nữa,trong quá trình tu học,chúng ta có quyền khởi lên nghi vấn,có quyền đặt nghi vấn với bất kỳ điều gì mà chúng ta cảm thấy thắc mắc.Chúng ta phải nên luôn đặt câu hỏi TẠI SAO? với các nghi ngờ.Tại sao Tiểu Thừa thì thế này mà Đại Thừa thì thế kia?Tại sao bản dịch chữ Pali thì thế này mà bản dịch chữ Hán lại thế kia?Có gì sai không?Có giả mạo không?...Bởi chỉ khi nghi ngờ,khi thắc mắc thì mới chịu tìm hiểu,mới bỏ công suy xét thì ta mới nắm chắc được vấn đề trong tay,mới có cái nhìn tổng quan và bao quát, lúc đó nó sẽ giúp chúng ta vững tin hơn trong việc tu tập.Nhất là các Phật tử mới bước chân vào Đạo Phật thì càng phải tìm hiểu kỹ lưỡng mọi vấn đề để có thể xây dựng được cho mình một nền tảng kiên cố,một niềm tin vững chắc vào các giáo lý của Đạo Phật để tránh bị thối tâm mà bỏ cuộc giữa chừng.

Đó chính là những kinh nghiệm của bản thân minh định khi bước vào Đạo Phật.Lúc đầu chỉ toàn thích nói,thích bàn,thích tranh luận về vấn đề cao siêu mà thôi.Nhưng cũng chính nhờ những vấn đề gợi mở như vậy mà khiến cho minh định chịu khó tìm tòi và đọc sách.Qua thời gian thì những suy nghĩ nông nổi,háo thắng ban đầu dần dần đã bớt lại.Những cái lúc đầu tưởng như đã hiểu thì mới vỡ lẽ ra rằng mình còn kém lắm,vô minh lắm.Đó là quá trình tự nhận thức lại bản thân mình vậy.Hy vọng thời gian sẽ giúp ta tự hiểu rõ mình hơn.

Thân.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Minhdinh mến, Trí Từ thích cách nghĩ này của minhdinh, nay nói thêm chút...

Trí Từ mở chủ đề này là do gần đây các vị tranh luận gắt quá, có chủ đề của chú Chiếu Thanh đó, đến nỗi chú phải lên tiếng thì các vị mới chịu im.

Cho nên hãy phân biết rõ điều này: Tranh luận, thảo luận...thắc mắc, nghi ngờ... với tâm tư tu học thì điều đáng quý. Nhưng nếu lên cao trào, câu từ gay gắt thì cái tâm tư tu học ban đầu đả bị phá bởi cố gắng chiến thắng bao phủ rồi thì nên dừng lại.

Không rõ các vị ở đây tu học thế nào chứ riêng Trí Từ trước đây cũng từng trải qua giai đoạn NÓI CÁI CHƯNG HÀNH, NÓI CÁI KHÔNG RÕ BIẾT, NÓI TỪ KINH ĐIỂN HAY NGHE AI NÓI HAY HAY là đi Nói Lại. Giờ đây Trí Từ theo hướng đã hành qua, đã biết rõ nó hơn từ khả năng của mình chứ không còn là Nói Lại Kiến Thức Của Người Khác, vì Trí Từ biết rằng cái mình nói mà không thật hiểu, thì khi bị phản bác dể sanh ra tranh luận hơn là thảo luận.

Cho nên Trí Từ thấy ở diễn đàn này có nhiều vị thích nói cao siêu lắm, đúng như Minhdinh nói là: "nhưng khi suy nghĩ-thảo luận-tranh luận-bàn luận thì chúng ta có quyền nói vượt những điều mà chúng ta chưa vượt qua,chưa trải qua,chưa thực biết " câu này đúng thì cũng đúng nhưng nguy hiểm cũng phủ đầy, minhdinh phải nhớ kết hợp chặt chẻ thêm câu sau luôn đó nhe: "bởi vì nhờ đó chúng ta mới kích thích khả năng ham học hỏi,kích thích sự tìm tòi,nghiên cứu để giúp cho quá trình thực hành của chúng ta được chính xác." Thôi thì ai thích nói cứ nói vậy, còn Trí Từ thì cứ những gì đã hiểu, trải qua thì chia sẽ lên đây vậy.

Chúc tất cả duyên lành cùng chánh Pháp.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Minhdinh mến, Trí Từ thích cách nghĩ này của minhdinh, nay nói thêm chút...

Trí Từ mở chủ đề này là do gần đây các vị tranh luận gắt quá, có chủ đề của chú Chiếu Thanh đó, đến nỗi chú phải lên tiếng thì các vị mới chịu im.

Cho nên hãy phân biết rõ điều này: Tranh luận, thảo luận...thắc mắc, nghi ngờ... với tâm tư tu học thì điều đáng quý. Nhưng nếu lên cao trào, câu từ gay gắt thì cái tâm tư tu học ban đầu đả bị phá bởi cố gắng chiến thắng bao phủ rồi thì nên dừng lại.

Không rõ các vị ở đây tu học thế nào chứ riêng Trí Từ trước đây cũng từng trải qua giai đoạn NÓI CÁI CHƯNG HÀNH, NÓI CÁI KHÔNG RÕ BIẾT, NÓI TỪ KINH ĐIỂN HAY NGHE AI NÓI HAY HAY là đi Nói Lại. Giờ đây Trí Từ theo hướng đã hành qua, đã biết rõ nó hơn từ khả năng của mình chứ không còn là Nói Lại Kiến Thức Của Người Khác, vì Trí Từ biết rằng cái mình nói mà không thật hiểu, thì khi bị phản bác dể sanh ra tranh luận hơn là thảo luận.

Cho nên Trí Từ thấy ở diễn đàn này có nhiều vị thích nói cao siêu lắm, đúng như Minhdinh nói là: "nhưng khi suy nghĩ-thảo luận-tranh luận-bàn luận thì chúng ta có quyền nói vượt những điều mà chúng ta chưa vượt qua,chưa trải qua,chưa thực biết " câu này đúng thì cũng đúng nhưng nguy hiểm cũng phủ đầy, minhdinh phải nhớ kết hợp chặt chẻ thêm câu sau luôn đó nhe: "bởi vì nhờ đó chúng ta mới kích thích khả năng ham học hỏi,kích thích sự tìm tòi,nghiên cứu để giúp cho quá trình thực hành của chúng ta được chính xác." Thôi thì ai thích nói cứ nói vậy, còn Trí Từ thì cứ những gì đã hiểu, trải qua thì chia sẽ lên đây vậy.

Chúc tất cả duyên lành cùng chánh Pháp.

Chào bác Trí Từ cùng bác minhđịnh! Nhân việc thảo luận giữa hai vị trưởng bối mà latuan cũng góp chút ý mọn.
- Cùng lý tận tánh nên nên chăng nói cho thỏa, người nào công phu hàm dưỡng kém hơn thì dần dà sẽ rút kinh nghiệm để biết lắng nghe, khiêm hạ và rèn luyện nhẫn ba la mật. Người nào đúng lý hơn mà gặp phải lý cùn thì cũng biết dừng lại không thèm nói với chúng sinh cang cường khó độ bởi lẽ với những chúng sinh này Phật còn phải bó tay.
Lại nói ngọc bất trát bất thành khí cho nên những cú va đập, những chướng duyên chỉ là những cách để "thử lửa", thẩm định lại tín tâm mà thôi. Nếu vượt qua được những nạn vấn thì bồ đề tâm càng kiên cố. Thế nên nói cho cùng thì lý thông, sự đạt sáng rõ tánh.
Kính!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên