MUÔN CHẮC CHẮN VÃNG SANH PHẢI NUÔI DƯỠNG 3 TÂM

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Như lời Phật dạy trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật:

Nếu có chúng sanh nguyện sanh Cực Lạc thế giới phát ba thứ tâm liền được vãng sanh. Những gì là ba tâm?
Một là chí thành tâm, hai là thâm tâm và ba là hồi hướng phát nguyện tâm. Người đủ ba tâm này ắt sanh Cực Lạc thế giới.​


Lời bàn:
THÂM TÂM: đó là TÍN TÂM đối với Phật A Di Đà ở mức sâu dày, nghi nhớ và thấu rõ nơi tâm niệm vi tế sâu kín của mình.
Không những tin tưởng sự hiện hữu của cõi Cực Lạc từ 48 đại nguyện của tiền thân Đức Phật A Di Đà mà còn tin bi nguyện tiếp dẫn hết thảy của Phật A Di Đà. Người này, biết chắc rằng Đức Phật A Di Đà không hề bỏ sót một chúng sanh nào dù là kẻ ngu muội và đã từng có hành vi ác cùng cực, chỉ trừ khi chính chúng sanh đó quay lưng không cần đến Ngài.
Phật A Di Đà không hề đòi hỏi chúng sanh phải đem công đức gì dâng cho Ngài mới được vãng sanh. Không những Đức Phật A Di Đà không cần công đức của chúng sanh mà ngay cả khi chúng sanh ấy tội chướng nặng nề bậc nhất, Ngài cũng không hề bỏ rơi, chỉ cần người đó chịu đến với Ngài là được.
Người có THÂM TÂM như vậy, trong cuộc sống luôn nhớ nghĩ và tin tưởng sâu sắc như vậy, chẳng bị các thứ ngoại duyên và tri kiến làm lung lay!


CHÍ THÀNH TÂM: là lòng chân thành muốn Tây Phương Cực Lạc, là nói về NGUYỆN TÂM, đối với họ vãng sanh Cực Lạc là mục tiêu của cuộc đời họ, khi hết duyên sẵn sàng xả bỏ tất cả để vãng sanh Cực Lạc. Khi còn duyên, họ luôn tâm niệm về việc vãng sanh, không bị các ngoại duyên và tri kiến làm thay đổi. Tuy thân xác sống nơi ngục tù tam giới nhưng tâm niệm của họ luôn đặt ở thế giới Tây Phương!

HỒI HƯỚNG PHÁT NGUYỆN TÂM: đó là tâm hồi hướng, là nói về HẠNH, bất kể làm được công đức gì, hay việc lành nào, công phu tu hành gì họ đều chỉ hồi hướng cho mình và chúng sanh đồng được vãng sanh Cực Lạc. Ngoài đó ra không hồi hướng vào chỗ khác.

Tóm lại, người đủ 3 Tâm ấy, thì đã được nhất niệm Tây Phương, tâm niệm như cây ngã về một hướng, không thể ngã qua hướng khác được. Vì vậy mà nói chắc chắn vãng sanh.

Chúng sanh sống ở đây thác sanh ở kia đều do tâm niệm dẫn dắt.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Nói về việc sống nơi đây, thác sanh nơi khác, Kinh Thủ Lăng Nghiêm và Kinh Niệm Phật Ba La Mật đều dạy rằng:
Kinh Thủ Lăng Nghiêm:
Này A Nan! Tất cả thế gian, sống chết nối tiếp nhau không dứt. Sống thì thuận theo tập khí mà tạo nghiệp; chết thì theo dòng biến đổi mà thọ báo. Lúc gần mạng chung, chỉ còn chút hơi ấm mong manh, bao nhiêu việc thiện việc ác đã làm trong suốt một đời, đều vụt hiện ra; trốn chết và cầu sống, hai tập khí ấy cùng lúc tranh giành.

Nếu thuần là tưởng thì bay lên, ắt sinh lên các cõi Trời. Nếu trong cái tâm bay lên đó mà có bao gồm phước đức, trí tuệ và chí nguyện thanh tịnh, thì tự nhiên tâm được sáng suốt, thấy được tất cả cõi Phật thanh tịnh khắp mười phương, rồi tùy ý nguyện muốn về cõi nào thì được vãng sinh về cõi đó.

Nếu tưởng nhiều mà tình ít, thì cũng bay lên được, nhưng không xa, thành các loài như tiên, đại lực quỉ vương, quỉ dạ xoa bay trên hư không, quỉ la sát đi trên mặt đất; họ có thể đi khắp cõi trời Tứ-vương, không gặp trở ngại. Trong số đó, nếu có ai có thiện tâm và phát nguyện lành, hộ trì Phật pháp, hoặc hộ trì giới cấm và bảo vệ người trì giới, hoặc hộ trì thần chú và bảo vệ người trì chú, hoặc hộ trì người tu thiền định, giữ yên pháp nhẫn, thì những vị ấy, chính mình được ở dưới pháp tòa của Như Lai.

Nếu tưởng và tình bằng nhau, không bay lên cũng không đọa xuống, mà sinh vào cõi nhân gian; vì có tưởng nên có phần thông minh, và vì có tình nên cũng có lẫn phần ngu độn.

Nếu tình nhiều tưởng ít thì sinh vào cõi bàng sinh, thân thể nặng nề thì vào các giống thú có lông mao, thân thể nhẹ nhàng thì vào các loài cầm có lông vũ.

Bảy phần tình ba phần tưởng thì chìm dưới thủy-luân, sinh nơi mé hỏa-luân, chịu hơi nóng của lửa mạnh, làm thân ngạ quỉ, thường bị thiêu đốt; thấy nước thì thành lửa, lửa cháy hại mình, nên trải trăm ngàn kiếp không ăn uống được.

Chín phần tình một phần tưởng thì sa xuống suốt tầng hỏa- luân, đến tận vùng ranh giới giữa hỏa-luân và phong-luân; nhẹ thì sinh vào hữu-gián, nặng thì sinh vào vô-gián, đó là hai loại địa ngục.

Thuần là tình thì sa vào địa ngục A-tì(218). Nếu có thêm cái tâm hủy báng đại thừa, phá hoại cấm giới của Phật, nói pháp cuồng vọng để tham cầu của tín thí, lạm nhận sự cung kính, hoặc phạm các trọng tội ngũ nghịch, thập ác, thì sẽ bị luân chuyển đọa vào từ địa ngục A-tì này sang địa ngục A-tì khác ở khắp mười phương.

Tùy theo ác nghiệp đã tạo mà mỗi chúng sinh tự chịu lấy quả báo của riêng mình. Tuy nhiên, vì chúng sinh tạo ác nghiệp có giống nhau, nên cùng chịu quả báo địa ngục giống nhau, tuồng như địa ngục vốn có chỗ nơi nhất định sẵn.



Kinh Niệm Phật Ba La Mật
- "Diệu-Nguyệt, tất cả các loại chúng sanh chết ở nơi đây, rồi sanh sang nơi kia, sống chết nối nhau không dứt. Mỗi khi sắp mạng chung thì các loại nghiệp lành dữ trong một đời hiển hiện rõ ràng. Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng, thì bay lên hóa sanh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.

Chúng sanh nào tình ít, tưởng nhiều thì vào hàng phi tiên, bay đi nhẹ nhàng nhưng không được xa bằng hạng thuần tưởng.

Chúng sanh nào tình và tưởng bằng nhau thì sẽ phát sanh vào cõi người. Bởi vì sao như vậy ? Bởi tưởng là thông sáng, tình là mê tối. Nếu tình và tưởng ngang bằng nhau thì không bay lên và cũng không đi xuống.

Chúng sanh nào tình nhiều, tưởng ít thì sẽ lạc vào bàng-sanh, nhẹ thì làm chim bay, nặng thì làm thú chạy.

Chúng sanh nào có bảy phần tình và ba phần tưởng, sẽ bị đọa làm thân ngạ quỷ, thường chịu nóng bức, đói khát trải qua trăm ngàn kiếp dài lâu.

Chúng sanh nào có chín phần tình và một phần tưởng, thì sẽ đọa vào địa ngục. Nhẹ thì vào nơi địa ngục hữu gián, nặng thì sẽ đọa vào ngục Đại A-tỳ. Nếu ngoài cái tâm thuần tình ấy, còn kiêm thêm các trọng tội như hủy giới cấm của Phật, khinh báng Đại-thừa, thuyết pháp sai lầm, đắm tham của tín thí, lạm thọ sự cung kính, và phạm vào thập ác ngũ ngịch, thì sẽ chiêu cảm quả báo luân chuyển sanh về các ngục Vô-gián ở khắp mười phương.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ ! Trong thời kỳ Chánh pháp diệt tận, chúng sanh nơi cõi Diêm-phù-đề tình nhiều tưởng ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sanh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn tìm cách cứu trừ khổ não cho các hạng chúng sanh kia.

Các đức Như-Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí áo sâu xa cho những bậc Thánh giả, hiền nhân - mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn lànhằm cứu vớt các loại chúng sanh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng.

Chư Phật đã dùng Phật nhãn quán sát khắp mười phương, thấy rõ nghiệp lực chúng sanh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sanh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sanh khởi chẳng rời sát-na tâm sanh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát-na tâm sanh diệt. Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp NIỆM PHẬT
.


Lời bàn: cả hai Kinh đều dạy nguyên lý như nhau, mặc dù rằng Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì thiên về Thiền, còn Kinh Niệm phật thì nói về Niệm Phật. Là do, căn cơ người tu chẳng đồng.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm người câu hội chủ yếu là bậc Thánh hoặc người theo Thánh Đạo Môn, thiên về tự mình tự chủ, phù hợp cho các bậc thượng căn mà còn phải giữ được giới luật thanh tịnh thì mới có thể thực hành. Ngay cả bậc tiểu thừa còn bị Phật phê phán trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm này là vẫn còn nhận lầm. Vì vậy người thực hành được Kinh này phải có nhân chủng Bồ Đề và phải giữ được giới luật thanh tịnh.

Kinh Niệm Phật dành cho tất cả hạng bậc, người câu hội cả tại gia và xuất gia, trong đó lấy tại gia làm tâm điểm (tại gia làm được thì xuất gia càng phải làm được). Đặc biệt của kinh này là khế hợp chúng sanh thời mạt pháp. Thế nên, trong Kinh này Phật dạy rằng: sau khi Kinh Điển thất truyền gần hết thì Kinh Niệm Phật Ba La Mật này sẽ là Kinh còn sau cùng được Chư Phật đặc biệt gia trì.

Trở lại, vấn đề chết và tác sanh ở hai Kinh đều nói như nhau. Chúng ta để ý đoạn nói về vãng sanh: Nếu thuần là tưởng thì bay lên, ắt sinh lên các cõi Trời. Nếu trong cái tâm bay lên đó mà có bao gồm phước đức, trí tuệ và chí nguyện thanh tịnh, thì tự nhiên tâm được sáng suốt, thấy được tất cả cõi Phật thanh tịnh khắp mười phương, rồi tùy ý nguyện muốn về cõi nào thì được vãng sinh về cõi đó.Người tu Tịnh độ Cực Lạc đủ 3 Tâm thì sẽ ứng nghiệm vào đoạn Kinh này.

Người đủ 3 tâm thì tâm niệm họ rõ biết hiểm nạn sanh tử trong tam giới, tâm họ xia lìa các ác đạo nên là tâm tư thông sáng (thuần tưởng). Ở trong 3 tâm đó, Thâm Tâm là trí tuệ, Chí Thành Tâm là chí nguyện thanh tịnh, hồi hướng phát nguyện tâm chính là phước đức và có cả công đức nữa! Vì vậy mà chắc chắn vãng sanh Cực Lạc.
 

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 7 2023
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Kinh A Di Đà có nói không thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên để được sinh.
Vậy 3 tâm người viết đã nêu và 3 nhân tố nói trong Kinh A Di Đà nên hiểu như nào? Vì thiện căn, phước đức, nhân duyên là thứ người thường không thấy được, còn tâm người tu có thể làm chủ được phần nào nếu vào được thiền định. Nói về nhân duyên hoá độ Phật đã nói không thể độ người vô duyên, vậy làm sao để biết một người có duyên với Phật nào, Bồ Tát nào?
Tôi đọc trong ký sự vãng sinh có người niệm Phật chẳng tinh tấn, vừa niệm vừa ngủ gật lại được tự tại vãng sinh. Có người niệm Quan Âm, Thế Chí vãng sinh. Còn ngoài đời tôi cũng biết có người niệm Phật chẳng nhiều được tự tại vãng sinh, có người chủ đạo tràng niệm Phật tinh tấn khi lâm chung người cứng đờ, tôi tự cảm thấy bất công cho người niệm Phật tinh tấn kia. Rốt cuộc vãng sinh là do tâm hay do duyên, do Phật hay do Ma. Mong thiện hữu tri thức giải đáp giúp tôi.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kinh A Di Đà có nói không thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên để được sinh.
Vậy 3 tâm người viết đã nêu và 3 nhân tố nói trong Kinh A Di Đà nên hiểu như nào? Vì thiện căn, phước đức, nhân duyên là thứ người thường không thấy được, còn tâm người tu có thể làm chủ được phần nào nếu vào được thiền định. Nói về nhân duyên hoá độ Phật đã nói không thể độ người vô duyên, vậy làm sao để biết một người có duyên với Phật nào, Bồ Tát nào?
Tôi đọc trong ký sự vãng sinh có người niệm Phật chẳng tinh tấn, vừa niệm vừa ngủ gật lại được tự tại vãng sinh. Có người niệm Quan Âm, Thế Chí vãng sinh. Còn ngoài đời tôi cũng biết có người niệm Phật chẳng nhiều được tự tại vãng sinh, có người chủ đạo tràng niệm Phật tinh tấn khi lâm chung người cứng đờ, tôi tự cảm thấy bất công cho người niệm Phật tinh tấn kia. Rốt cuộc vãng sinh là do tâm hay do duyên, do Phật hay do Ma. Mong thiện hữu tri thức giải đáp giúp tôi.
Vãng sanh hay không là do thói quen của Tâm niệm.
3 TÂM hay 3 nhân tố mà bạn nêu đều là nói về ba thứ ưu lương: TÍN TÂM, NGUYỆN TÂM, HÀNH TÂM. Ba thứ này tương trợ lẩn nhau chứ không rời rạc. Do đó, khuyết hẳn 1 thứ sẽ như kiềng 3 chân mà thiếu 1 thì không thể đứng vững.

1. TÍN TÂM: có hai việc là tin về Phật A Di Đà (48 nguyện, Cực Lạc, Tiếp dẫn từ bi vô hạn) và tin bản thân sẽ có sự trong sạch giải thoát (Nhân quả luân hồi, nhân quả giải thoát).

Tin bản thân là tin nhân - quả, đó là Thiện căn. Tin nhận nhân - quả của việc thiện ác nhưng tin như vậy cũng chưa đủ thiện căn, phải tin nhân - quả giái thoát: luân hồi là do vô minh chê đậy, ái nhiễm mà thành ra luân hồi sanh tử, muốn giải thoát ắt phải doạn trừ vô minh và ái nhiễm, Phật là người đi trước nay ta nương tựa Phật sẽ giải thoát như các Ngài ấy.

Tin nhân quả giải thoát luân không chưa đủ phải tin về Đức Phật A Di Đà thì mới đủ về Tín Tâm.
Tin về Đức Phật A Di Đà như thế nào? Đó là tin Đức Phật A Di Đà đầy đủ phước đức trí huệ viên mãn như mọi vị Phật; tin 48 đại nguyện của Phật A Di Đà viên mãn có hiệu lực kể từ khi Ngài thành Phật.

Tin 48 đại nguyện thì tin:


+Tin Cực Lạc thù thắng, bất kì ai sanh đến đó đều được giải thoát như tâm nguyện, không sót người nào. Hoài bão càng lớn thì thành công càng viên mãn, đặc biệt là người theo con đường Bồ Tát Đạo đèu sẽ viên thành Phật Quả.
+Tin rằng Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn tất cả chúng sanh dù có phạm tội ác nhất nhưng biết quay đầu và muốn đến với Ngài để giải thoát thì Ngài tiếp dẫn hết, không bỏ sót ai.


Tin 48 đại nguyện được như vậy thì gọi là THÂM TÂM (Thâm nghĩa là sâu dày). Để tin được như vậy thì người đó phải từng có nhân duyên với chư đại thiện tri thức nói về Phật A Di Đà rất nhiều hoặc có nhân duyên với Phật A Di Đà lúc xa xưa như lúc ở ùng páp hội với Ngài khi Ngài còn là Bồ Tát. Hiện tại có nghe và tin về Phật A Di Đà là đã có nhân duyên nhưng nhân duyên ấy có lớn mạnh hay không thì ngoài do nhân duyên quá khứ, còn do sự tiếp tục tri cầu học hỏi của mình trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, người có ít nhân duyên với thiện tri thức thì khó có thiện căn đầy đủ. Người có tín tâm sâu dày thì phải biết họ có căn lành rất lớn mạnh và nhân duyên với thiện tri thức cũng không ít.

2. NGUYỆN TÂM: là tâm mong cầu được sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Khi Tín Tâm đầy đủ thì tự mình sẽ sanh mong cầu vãng sanh Cực Lạc gọi là Nguyện Tâm. Còn như chưa đầy đủ thì thường là do tin vào uy tín của người khuyên bảo của người khác mà mong cầu vãng sanh.

Nguyện Tâm có thể mạnh hay yếu, có thể yếu ớt hoặc rất chí thành.
Nguyện Tâm tha thiết thì gọi là CHÍ THÀNH TÂM tức là trở thành lý tưởng, mục tiêu của cuộc đời.

Phải xem vô minh ngu muội là nơi tạo ra ngục tù tam giới giam cầm trong sanh tử tử sanh không bao giờ dứt, muốn giải thoát nhất định phải vãng sanh để nương tựa 48 đại nguyện mà xóa sạch vô minh; người tu niệm vãng sanh Cực Lạc tuy ở trong ngục tù tam giới nhưng tư tưởng chỉ hướng về việc vãng sanh để tiêu trừ vô minh lậu hoặc từ đó giải thoat sanh tử. Nếu vì một lí do nào đó mà lại dung dưỡng vô minh giam mình trong ngục tù tam giới thì cách suy nghĩ đó mãi mãi sẽ không có ngày giải thoát, chẳng có ích lợi gì.


Nếu thấy mình nhiều tội chướng thì càng khẩn thiết vãng sanh, nếu ở lại thì vừa phải chịu tội nhân quả mà nguyên nhân gây tội vẫn không được đoạn trừ, tương lai thọ lấy sanh tử và tạo tội.

Còn nếu thấy mình thiện lành thì phải biết vãng sanh làm cho thiện lành ấy lại càng vững vàng đi đến chỗ rốt ráo. Chớ vì tự mãn mà lầm nhận, ham phước báo nhân thiên mà nuôi dưỡng mầm móng vi tế của vô minh lậu hoặc, hết phước trở lại như cũ thì như con dã tràng xe cát.

Như vậy, người quyết định phát nguyện vãng sanh Cực Lạc thì thấu rõ cõi trời thua xa cõi Cực Lạc. Vì vậy người ấy có phước đức không phải tầm thường.

3. HÀNH TÂM

Khi Nguyện đã chí thành tha thiết thì luôn nhớ nghĩ và thực hành để hồi hướng cho việc vãng sanh.
Tâm nhớ nghĩ và thực hành hồi hướng vãng sanh được là gọi HÀNH TÂM.


Đây chính là chỗ quyết định vãng sanh, là chỗ thiết lập nhân duyên cho việc có được vãng sanh hay không?Vì hành tâm tạo ra thói quen của khởi niệm. Khởi niệm như thế nào sẽ có sanh vào cảnh giới tương ứng.

Nhiều người thấy dường bề ngoài không có thực hành gì nhưng thật ra là mật hành, hành nơi tâm. Còn có người thấy công phu đúng thời khóa nhưng lại chỉ đợi thời khóa đối phó với Phật cũng gióng như học sinh tới giờ làm bài tập đối phó với người quản lí. Cho nên người tu tập đúng pháp thì ý thức luôn cao độ việc vãng sanh nhất định chỉ để cho tâm niệm Phật, không bị các duyên làm đứt đoạn quên mất.

Hành tâm chuyên nhất thì dù chết bất đắc kỳ tử vẫn được vãng sanh. Vì sao? Vì hành tâm chuyên nhất tạo thói quen niệm đầu là Tín Nguyện vãng sanh Cực Lạc, vì vậy không thể sanh vào chỗ khác.

Nhớ nghĩ và thực hành hồi hướng vãng sanh thế nào? Tâm niệm thông thường chỉ nghĩ nhớ đến Đức A Di Đà Phật và sự thù thắng của Cực Lạc, hoặc quán tưởng, hoặc tín giải, hoặc niệm trì danh hiệu Phật; tức là làm cho tâm niệm chỉ hướng về Đức Phật A Di Đà như con nhớ mẹ hay như người xa quê lâu năm được tin người thân muốn gặp gở đùm bọc nên mong mỏi muốn tha thiết gặp thôi.

Dù cho thuận cảnh hay nghịch cảnh, bất cứ khi nào có khởi niệm nơi tâm cũng chỉ đưa chí nguyện vãng sanh lên hàng đầu, mọi thứ khác thì tùy duyên và thâm tâm buông xả. Đơn giản nhất thì cứ "Nam Mô A Di Đà Phật" ở bất cứ khi nào tâm trí có thể niệm nhằm để nhớ Phật A Di Đà không quên.


4. Tóm lại: Tín -> Nguyện -> Hành.. Tín sanh Nguyện, Nguyện sanh Hành, Hành trưỡng dường Nguyện, Nguyện trưỡng dưỡng Tín. Do đó, ba thứ này không thể thiếu mất một thứ

Hành càng chuyên thì Nguyện càng nhất tâm, Nguyện càng nhất tâm thì Tín càng sáng tỏ, tâm trí ngày càng khai mở. Tu tập như vậy là đúng pháp và chắc chắn vãng sanh.


Tín là thiện căn, Nguyện là phước đức, Hành là nhân duyên. Nếu Hành không chuyên nhất thì Tín, Nguyện đều yếu ớt, tức là phước đức, thiện căn đều thiếu sót!
 

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 7 2023
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Vãng sanh hay không là do thói quen của Tâm niệm.
3 TÂM hay 3 nhân tố mà bạn nêu đều là nói về ba thứ ưu lương: TÍN TÂM, NGUYỆN TÂM, HÀNH TÂM. Ba thứ này tương trợ lẩn nhau chứ không rời rạc. Do đó, khuyết hẳn 1 thứ sẽ như kiềng 3 chân mà thiếu 1 thì không thể đứng vững.

1. TÍN TÂM: có hai việc là tin về Phật A Di Đà (48 nguyện, Cực Lạc, Tiếp dẫn từ bi vô hạn) và tin bản thân sẽ có sự trong sạch giải thoát (Nhân quả luân hồi, nhân quả giải thoát).

Tin bản thân là tin nhân - quả, đó là Thiện căn. Tin nhận nhân - quả của việc thiện ác nhưng tin như vậy cũng chưa đủ thiện căn, phải tin nhân - quả giái thoát: luân hồi là do vô minh chê đậy, ái nhiễm mà thành ra luân hồi sanh tử, muốn giải thoát ắt phải doạn trừ vô minh và ái nhiễm, Phật là người đi trước nay ta nương tựa Phật sẽ giải thoát như các Ngài ấy.

Tin nhân quả giải thoát luân không chưa đủ phải tin về Đức Phật A Di Đà thì mới đủ về Tín Tâm.
Tin về Đức Phật A Di Đà như thế nào? Đó là tin Đức Phật A Di Đà đầy đủ phước đức trí huệ viên mãn như mọi vị Phật; tin 48 đại nguyện của Phật A Di Đà viên mãn có hiệu lực kể từ khi Ngài thành Phật.

Tin 48 đại nguyện thì tin:


+Tin Cực Lạc thù thắng, bất kì ai sanh đến đó đều được giải thoát như tâm nguyện, không sót người nào. Hoài bão càng lớn thì thành công càng viên mãn, đặc biệt là người theo con đường Bồ Tát Đạo đèu sẽ viên thành Phật Quả.
+Tin rằng Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn tất cả chúng sanh dù có phạm tội ác nhất nhưng biết quay đầu và muốn đến với Ngài để giải thoát thì Ngài tiếp dẫn hết, không bỏ sót ai.


Tin 48 đại nguyện được như vậy thì gọi là THÂM TÂM (Thâm nghĩa là sâu dày). Để tin được như vậy thì người đó phải từng có nhân duyên với chư đại thiện tri thức nói về Phật A Di Đà rất nhiều hoặc có nhân duyên với Phật A Di Đà lúc xa xưa như lúc ở ùng páp hội với Ngài khi Ngài còn là Bồ Tát. Hiện tại có nghe và tin về Phật A Di Đà là đã có nhân duyên nhưng nhân duyên ấy có lớn mạnh hay không thì ngoài do nhân duyên quá khứ, còn do sự tiếp tục tri cầu học hỏi của mình trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, người có ít nhân duyên với thiện tri thức thì khó có thiện căn đầy đủ. Người có tín tâm sâu dày thì phải biết họ có căn lành rất lớn mạnh và nhân duyên với thiện tri thức cũng không ít.

2. NGUYỆN TÂM: là tâm mong cầu được sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Khi Tín Tâm đầy đủ thì tự mình sẽ sanh mong cầu vãng sanh Cực Lạc gọi là Nguyện Tâm. Còn như chưa đầy đủ thì thường là do tin vào uy tín của người khuyên bảo của người khác mà mong cầu vãng sanh.

Nguyện Tâm có thể mạnh hay yếu, có thể yếu ớt hoặc rất chí thành.
Nguyện Tâm tha thiết thì gọi là CHÍ THÀNH TÂM tức là trở thành lý tưởng, mục tiêu của cuộc đời.

Phải xem vô minh ngu muội là nơi tạo ra ngục tù tam giới giam cầm trong sanh tử tử sanh không bao giờ dứt, muốn giải thoát nhất định phải vãng sanh để nương tựa 48 đại nguyện mà xóa sạch vô minh; người tu niệm vãng sanh Cực Lạc tuy ở trong ngục tù tam giới nhưng tư tưởng chỉ hướng về việc vãng sanh để tiêu trừ vô minh lậu hoặc từ đó giải thoat sanh tử. Nếu vì một lí do nào đó mà lại dung dưỡng vô minh giam mình trong ngục tù tam giới thì cách suy nghĩ đó mãi mãi sẽ không có ngày giải thoát, chẳng có ích lợi gì.


Nếu thấy mình nhiều tội chướng thì càng khẩn thiết vãng sanh, nếu ở lại thì vừa phải chịu tội nhân quả mà nguyên nhân gây tội vẫn không được đoạn trừ, tương lai thọ lấy sanh tử và tạo tội.

Còn nếu thấy mình thiện lành thì phải biết vãng sanh làm cho thiện lành ấy lại càng vững vàng đi đến chỗ rốt ráo. Chớ vì tự mãn mà lầm nhận, ham phước báo nhân thiên mà nuôi dưỡng mầm móng vi tế của vô minh lậu hoặc, hết phước trở lại như cũ thì như con dã tràng xe cát.

Như vậy, người quyết định phát nguyện vãng sanh Cực Lạc thì thấu rõ cõi trời thua xa cõi Cực Lạc. Vì vậy người ấy có phước đức không phải tầm thường.

3. HÀNH TÂM

Khi Nguyện đã chí thành tha thiết thì luôn nhớ nghĩ và thực hành để hồi hướng cho việc vãng sanh.
Tâm nhớ nghĩ và thực hành hồi hướng vãng sanh được là gọi HÀNH TÂM.


Đây chính là chỗ quyết định vãng sanh, là chỗ thiết lập nhân duyên cho việc có được vãng sanh hay không?Vì hành tâm tạo ra thói quen của khởi niệm. Khởi niệm như thế nào sẽ có sanh vào cảnh giới tương ứng.

Nhiều người thấy dường bề ngoài không có thực hành gì nhưng thật ra là mật hành, hành nơi tâm. Còn có người thấy công phu đúng thời khóa nhưng lại chỉ đợi thời khóa đối phó với Phật cũng gióng như học sinh tới giờ làm bài tập đối phó với người quản lí. Cho nên người tu tập đúng pháp thì ý thức luôn cao độ việc vãng sanh nhất định chỉ để cho tâm niệm Phật, không bị các duyên làm đứt đoạn quên mất.

Hành tâm chuyên nhất thì dù chết bất đắc kỳ tử vẫn được vãng sanh. Vì sao? Vì hành tâm chuyên nhất tạo thói quen niệm đầu là Tín Nguyện vãng sanh Cực Lạc, vì vậy không thể sanh vào chỗ khác.

Nhớ nghĩ và thực hành hồi hướng vãng sanh thế nào? Tâm niệm thông thường chỉ nghĩ nhớ đến Đức A Di Đà Phật và sự thù thắng của Cực Lạc, hoặc quán tưởng, hoặc tín giải, hoặc niệm trì danh hiệu Phật; tức là làm cho tâm niệm chỉ hướng về Đức Phật A Di Đà như con nhớ mẹ hay như người xa quê lâu năm được tin người thân muốn gặp gở đùm bọc nên mong mỏi muốn tha thiết gặp thôi.

Dù cho thuận cảnh hay nghịch cảnh, bất cứ khi nào có khởi niệm nơi tâm cũng chỉ đưa chí nguyện vãng sanh lên hàng đầu, mọi thứ khác thì tùy duyên và thâm tâm buông xả. Đơn giản nhất thì cứ "Nam Mô A Di Đà Phật" ở bất cứ khi nào tâm trí có thể niệm nhằm để nhớ Phật A Di Đà không quên.


4. Tóm lại: Tín -> Nguyện -> Hành.. Tín sanh Nguyện, Nguyện sanh Hành, Hành trưỡng dường Nguyện, Nguyện trưỡng dưỡng Tín. Do đó, ba thứ này không thể thiếu mất một thứ

Hành càng chuyên thì Nguyện càng nhất tâm, Nguyện càng nhất tâm thì Tín càng sáng tỏ, tâm trí ngày càng khai mở. Tu tập như vậy là đúng pháp và chắc chắn vãng sanh.


Tín là thiện căn, Nguyện là phước đức, Hành là nhân duyên. Nếu Hành không chuyên nhất thì Tín, Nguyện đều yếu ớt, tức là phước đức, thiện căn đều thiếu sót!
Cảm ơn VNBN,
Sinh thời tôi tạo nhiều nghiệp tội nên trong tâm tôi luôn sợ hãi địa ngục, tôi có linh cảm nếu bị Diêm Vương bắt đi thì tôi chắc chắn bị đoạ địa ngục. Nỗi sợ địa ngục và Diêm Vương nhiều khi choán mất tâm nguyện vãng sinh và Bồ Đề Tâm, vì tôi cảm thấy mình không xứng sinh về cõi tốt lành như vậy. Vậy nghiệp tội tôi đã tạo nếu kiếp này không trả hết có được vãng sinh không hay phải đợi trả hết nghiệp ở kiếp sau?
Mong được khai thị thêm, hoan hỷ công đức!!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) GIẢI THOÁT ===> là TỰ GIÁC ... TỰ NGỘ

ờ đúng rồi [smile] ... tội từ tâm sanh ... cho nên QN có nhiều cảm giác tội lỗi ... cũng là do tâm sanh lắm tội [smile]

TỘI từ tâm sanh ... cũng TỘI từ tâm diệt [smile] .... QN chỉ là chưa bao giờ tìm hiểu rõ: nội dung TỘI TỪ TÂM DIỆT trong PHẬT ĐẠO thôi [smile]

cho nên .. tui nghĩ QN nên tìm hiểu tại sao ... tụng kinh niệm phật ..dẫn tới cảm giác tội lỗi tiêu trừ đi ... và tội từ tâm diệt [smile] ... hơn nữa, QN cũng nên tìm hiểu xem người ta nói GIẢI THOÁT .. là người ta được giải thoát cái gì [smile] ...

vì vậy ..chỉ cần QN có lòng học hỏi đúng chỗ thì đạt được tâm bình thường [smile] ... chắc cũng không phải là gì ... quá khó khăn [smile]


(1) NÊN THÂN CẬN người nói thật [smile]

Trong NGŨ ĐỨC ... NHÂN LỄ NGHĨA TRÍ, TÍN [smile] .. thì tín dụng trên lời nói .. là cái đức xếp BÉT rùi [smile]

1 người .. ngay cả ... LỜI NÓI .. cũng không có tín dụng [smile] .... thì .... đừng nói tới phải nghe lời người ta ... trên nhân lễ nghĩa trí [smile]

THÍ DỤ: MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN cũng LẮM TỘI TỪ TÂM SANH [smile] ... nuôi dưỡng TÂM BA XẠO BA ĐÍA PHẬT PHÁP [smile] ===> mà cứ đòi vãng sanh thành PHẬT [smile] ... là bậc có trí tuệ giải thoát (A ahahhahaha.. hài nhỉ ? _)

NGÃ tiếp duyên ban đầu,
hoàn toàn không có thức tánh,
vô tri vô giác nhưng không có bất kì định tánh cố định nào, không nằm trong phạm vi của thức tánh.
Đây gọi là trạng thái Vô Thỉ Vô Minh.

NGÃ ở trang thái vô thỉ vô minh,

tiếp duyên “ngẫu nhiên”,

dần dần thu thập các hành tác ngoại lai,

có tính định hình theo quy luật nào đó, đó là trạng thái của đất, nước, lửa, gió, cỏ cây,…. bắt đầu nằm trong phạm vi nắm bắt của thức tánh. - THẦN NỔ MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 7 2023
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
ha ha ha [smile]

(1) GIẢI THOÁT ===> là TỰ GIÁC ... TỰ NGỘ

ờ đúng rồi [smile] ... tội từ tâm sanh ... cho nên QN có nhiều cảm giác tội lỗi ... cũng là do tâm sanh lắm tội [smile]

TỘI từ tâm sanh ... cũng TỘI từ tâm diệt [smile] .... QN chỉ là chưa bao giờ tìm hiểu rõ: nội dung TỘI TỪ TÂM DIỆT trong PHẬT ĐẠO thôi [smile]

cho nên .. tui nghĩ QN nên tìm hiểu tại sao ... tụng kinh niệm phật ..dẫn tới cảm giác tội lỗi tiêu trừ đi ... và tội từ tâm diệt [smile] ... hơn nữa, QN cũng nên tìm hiểu xem người ta nói GIẢI THOÁT .. là người ta được giải thoát cái gì [smile] ...

vì vậy ..chỉ cần QN có lòng học hỏi đúng chỗ thì đạt được tâm bình thường [smile] ... chắc cũng không phải là gì ... quá khó khăn [smile]


(1) NÊN THÂN CẬN người nói thật [smile]

Trong NGŨ ĐỨC ... NHÂN LỄ NGHĨA TRÍ, TÍN [smile] .. thì tín dụng trên lời nói .. là cái đức xếp BÉT rùi [smile]

1 người .. ngay cả ... LỜI NÓI .. cũng không có tín dụng [smile] .... thì .... đừng nói tới phải nghe lời người ta ... trên nhân lễ nghĩa trí [smile]

THÍ DỤ: MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN cũng LẮM TỘI TỪ TÂM SANH [smile] ... nuôi dưỡng TÂM BA XẠO BA ĐÍA PHẬT PHÁP [smile] ===> mà cứ đòi vãng sanh thành PHẬT [smile] ... là bậc có trí tuệ giải thoát (A ahahhahaha.. hài nhỉ ? _)

NGÃ tiếp duyên ban đầu,
hoàn toàn không có thức tánh,
vô tri vô giác nhưng không có bất kì định tánh cố định nào, không nằm trong phạm vi của thức tánh.
Đây gọi là trạng thái Vô Thỉ Vô Minh.

NGÃ ở trang thái vô thỉ vô minh,

tiếp duyên “ngẫu nhiên”,

dần dần thu thập các hành tác ngoại lai,

có tính định hình theo quy luật nào đó, đó là trạng thái của đất, nước, lửa, gió, cỏ cây,…. bắt đầu nằm trong phạm vi nắm bắt của thức tánh. - THẦN NỔ MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN

ờ mà đúng hông? [smile]
Theo QN hiểu,
Tội từ tâm sinh như vay tiền không trả là sự vô ơn, dẫn đến cảm giác tội lỗi. Vì tâm tham lam nên không muốn trả tiền, vì không trả tiền bị họ oán hận báo oán và trái với lương tâm nên cảm thấy tội lỗi. Vì họ giúp ta lúc khó khăn nhưng ta lại phụ lòng họ.
Tội từ tâm diệt như ta có ý thức trả nợ cho người giúp ta lúc khó khăn và tự tâm ta biết ơn họ. Khi trả hết nợ thì tâm thanh thản, không còn cảm giác tội lỗi. Nếu không thể trả bằng tiền thì đi làm trả công cho họ, khi hết nợ thì hết cảm giác tội lỗi. Niệm Phật, Tụng Kinh hồi hướng cho oan gia cũng tương tự, khi oan gia nhận được công đức và biết tấm lòng hối lỗi của ta tâm họ được mát mẻ, bớt oán hận và không báo oán nữa. Như vậy cuộc sống của ta sẽ dễ sống và lương tâm được thanh thản.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

QN hiểu tội từ tâm sanh và từ tâm diệt theo nghĩa nhân quả tương ứng đối đãi [smile] ...

---> như vậy .. thì tụng kinh niệm phật [smile] có tác dụng gì ? [smile]

NỢ TIỀN .. thì TRẢ NỢ mới xong [smile]

Sinh thời tôi tạo nhiều nghiệp tội ===> nên trong tâm tôi luôn sợ hãi địa ngục, tôi có linh cảm nếu bị Diêm Vương bắt đi thì tôi chắc chắn bị đoạ địa ngục.

nhưng khi QN nói vậy [smile] .. thì có những tội nghiệp .. dường như [smile] ... không có cách trả thì phải [smile]

----> vậy thì phải làm sao bây giờ ? [smile] ... ... (hỏng phải riêng QN đâu .. ai cũng vậy mà [smile] )

*** tui nhớ từ lúc biết tư duy .. cho tới khi tui học Phật Lý [smile] .. thì nỗi sợ hãi ĐỊA NGỤC rất là lớn [smile] ... hèn chi TÂY PHƯƠNG họ biết người VIỆT rất SỢ ĐỊA NGỤC, SỢ MA .. nên thời chiến tranh ... họ thành lập mí tiểu đoàn tâm lý chiến ===> HÙ MA NGƯỜI VIỆT NAM [smille] ... chuyện này có thiệt nhé [smile]

ờ mà đúng hông? [smille] [xmile]
 

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 7 2023
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
ha ha ha [smile]

QN hiểu tội từ tâm sanh và từ tâm diệt theo nghĩa nhân quả tương ứng đối đãi [smile] ...

---> như vậy .. thì tụng kinh niệm phật [smile] có tác dụng gì ? [smile]

NỢ TIỀN .. thì TRẢ NỢ mới xong [smile]

Sinh thời tôi tạo nhiều nghiệp tội ===> nên trong tâm tôi luôn sợ hãi địa ngục, tôi có linh cảm nếu bị Diêm Vương bắt đi thì tôi chắc chắn bị đoạ địa ngục.

nhưng khi QN nói vậy [smile] .. thì có những tội nghiệp .. dường như [smile] ... không có cách trả thì phải [smile]

----> vậy thì phải làm sao bây giờ ? [smile] ... ... (hỏng phải riêng QN đâu .. ai cũng vậy mà [smile] )

*** tui nhớ từ lúc biết tư duy .. cho tới khi tui học Phật Lý [smile] .. thì nỗi sợ hãi ĐỊA NGỤC rất là lớn [smile] ... hèn chi TÂY PHƯƠNG họ biết người VIỆT rất SỢ ĐỊA NGỤC, SỢ MA .. nên thời chiến tranh ... họ thành lập mí tiểu đoàn tâm lý chiến ===> HÙ MA NGƯỜI VIỆT NAM [smille] ... chuyện này có thiệt nhé [smile]

ờ mà đúng hông? [smille] [xmile]
Tôi hiểu KLL muối nói về bản chất của nhân quả, thiện ác. Nhưng nếu chỉ tôi hiểu còn người oán tôi không hiểu, họ không buông xả và vẫn hại tôi thì làm sao? Bản thân tôi là người mắc nợ tâm còn dính mắc nhiều thứ sao dám đòi hỏi họ buông tha cho tôi. Nên Tụng Kinh, Niệm Phật hồi hướng là cách tội lựa chọn để hoá giải phần nào.
Tôi tin địa ngục và ma quỷ có thật vì là 2 đạo trong sáu đạo luân hồi. Bản thân tôi đã thấy rõ cả khuôn mặt, ánh mắt sắc lạnh, tóc, trang phục và cách đi lướt của một linh hồn. Cơ thể tôi bị linh hồn đó tác động ngay lúc tôi tỉnh táo, cảm giác tê lạnh thấu vào trong người ở chỗ tiếp xúc khiến tôi kêu lên, sau đó thần thức tôi dần bị đẩy ra ngoài cơ thể và trở lại bình thường khi tôi niệm Phật liên tục một hồi. Có lẽ tôi sắp hết phước họ mới tìm đến, nên tôi mới sợ như vậy.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Tôi hiểu KLL muối nói về bản chất của nhân quả, thiện ác. Nhưng nếu chỉ tôi hiểu còn người oán tôi không hiểu, họ không buông xả và vẫn hại tôi thì làm sao? - QN

A ahhahaha.. QN thực tế lắm đó chứ [mile] ... NGHIỆP tương tác hỏng thể trả [smile] ... nhưng 1 năm, 10 năm .. trăm năm .. thì còn có nghĩa lý gì [smile]

----> NGƯỜI XƯA đâu ? ... mồ đắp cao nay đã sâu thành hào [smile] ... lầu các đâu ... nay đã xanh xanh rừng xanh 1 màu [smile] ... có nghiệp quả --> cũng theo thời gian mà tan biến đi [smile]

Tôi tin địa ngục và ma quỷ có thật vì là 2 đạo trong sáu đạo luân hồi. QN
Ờ phải .. tui cũng từng rát tin địa ngục ... nhưng học hỏi phật lý rùi cũng có ngày cũng hiểu ra: [smile]

Chánh văn : B. Tâm sanh diệt là, y Như Lai Tạng nên có tâm sanh diệt. Đó là, chẳng sanh chẳng diệt cùng với sanh diệt hòa hợp, chẳng phải một, chẳng phải khác, gọi là thức Alaida. Thức ấy có 2 nghĩa hay nhiếp tất cả pháp và hay sanh tất cả pháp. Thế nào là 2? Một là nghĩa giác. Hai là nghĩa bất giác. - Đại Thừa Khởi Tín Luận ...

”. 2. Lìa thức Alaida, ===> tức không có cái bất giác đầu tiên để Nghiệp Tướng xuất hiện ===> thì không có tướng thứ hai, thứ ba để có 6 trần,

nên nói “LÌA TÂM thì không có cảnh giới 6 trần”. ... KHI CẢ QUY ƯỚC SINH TỬ là gì cũng đổi thay ===> vậy còn người nào sẽ đi SANH TỬ LUÂN HỒI ? [smile]


khi chính mình có thể buông bỏ .. xa lìa những chấp trước ... khiến chúng ta đi trên con đường SINH TỬ [smile] ... thì cũng tự mình được giải thoát [smile] khỏi những tâm kết của chính mình [/color]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Cảm ơn VNBN,
Sinh thời tôi tạo nhiều nghiệp tội nên trong tâm tôi luôn sợ hãi địa ngục, tôi có linh cảm nếu bị Diêm Vương bắt đi thì tôi chắc chắn bị đoạ địa ngục. Nỗi sợ địa ngục và Diêm Vương nhiều khi choán mất tâm nguyện vãng sinh và Bồ Đề Tâm, vì tôi cảm thấy mình không xứng sinh về cõi tốt lành như vậy. Vậy nghiệp tội tôi đã tạo nếu kiếp này không trả hết có được vãng sinh không hay phải đợi trả hết nghiệp ở kiếp sau?
Mong được khai thị thêm, hoan hỷ công đức!!
Không riêng gì bạn, con người thời nay đa phần đều nghiệp nặng, chướng khí rất sâu. Nếu không biết tu tập thì hầu như đều phải đọa vào 3 đường ác của nhân quả luân hồi.

Nay bạn biết Phật Pháp, hãy trân trọng đời này không nên để gián đoạn.

Vãng sanh hay không là do bạn có Tín Nguyện Hành trì nhất tâm hay không? Việc thiện, việc ác hay bất cứ việc nào làm gián đoạn Tín Nguyện thì đều là cản trở cho việc vãng sanh.

Thấy mình thiện thì cố gắng phát huy, nhất tâm cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc để thiện đó được bền vững và thành tựu trọn vẹn.
Thấy mình ác thì càng phải cố gắng nhất tâm niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc để được Phật A Di Đà giáo hóa tiêu trừ hết tất cả mầm móng xấu xa đó.

Gốc của thiện - ác là ở tâm niệm vô minh, vọng tưởng điên đảo. Dù có trả hết tội lỗi nhưng tâm còn vọng tưởng điên đảo thì vẫn còn tạo tội và thọ nhận quả báo, cứ như vậy luân hồi mãi chẳng dứt.

Muốn tiêu trừ hết tội lỗi của quá khứ, của hiện tại và của vị lai thì phải tiêu trừ vô minh vọng tưởng điên đảo. Vô minh vọng tưởng điên đảo được xóa sạch thì tội lỗi tự nhiên tiêu trừ. Một khi vẫn còn vô minh, vọng tưởng điên đảo thì bàn cái chuyện hết tội hay chưa hết tội chỉ là công dã tràng. Rất nhiều người tu tập các điều thiện lành, sanh vào cõi trời vi diệu nhưng do chưa đoạn trừ được tâm vô minh vọng tưởng nên phước đức hết liền rớt xuống dần dần, rồi lại vô minh mà tiếp tục tạo tội và chịu quả báo khổ đau!

Tuy nhiên muốn tu tập hết sạch vọng tưởng điên đảo thì không phải là dễ dàng cho chúng sanh thời mạt pháp này. Do đó, chư Phật lập ra phương tiện tiếp dẫn vãng sanh nhầm để đưa tất cả chúng sanh có hoài bảo giải thoát sẽ được giải thoát như ý nguyện.

Cực Lạc không phải là nơi hưởng thụ hoặc trốn chạy mà là nơi an toàn chắc chắn để tu tập giải thoát, là một trường học cho tất cả ai muốn giải thoát. Ở Cực Lạc với thân tối thắng, Phật Pháp Tăng lưu thông, 48 đại nguyện công dụng gia trì, sự dẫn dắt và ấn chứng của bậc đạo sư A DI ĐÀ PHẬT nên tất cả ai được vãng sanh đều được khai mở tâm trí đoạn tận các thứ lậu hoặc, tiêu trừ vọng tưởng và giải thoát như ý nguyện. Không như ở ta bà này, rất nhiều kiếp mới có thể giác ngộ, nhiều khi chỉ vì một ý niệm điên đảo tạo ác nghiệp đọa lạc 3 đường ác thì không biết đến khi nào mới có cơ hội được tu tập.

Cực Lạc đòi hỏi bạn có thực lòng muốn giải thoát hay không, không đòi hỏi bạn phải có công đức gì. Trường học Cực Lạc đào tạo bạn giúp bạn tiêu trừ vô minh vọng tưởng, giúp bạn tạo ra công đức thù thắng tiêu trừ tất cả tội lỗi. NHƯ VẬY: ĐẾN CỰC LẠC GIÚP BẠN TIÊU TRỪ HẾT TỘI LỖI CHỨ KHÔNG PHẢI TIÊU TRỪ TỘI LỖI ĐỂ ĐẾN CỰC LẠC!


MUỐNN VÃNG SANH THÌ BẠN HÃY TU TẬP SAO CHO TRONG LÒNG BẠN LÚC NÀO CŨNG CHỈ HƯỚNG VỀ CỰC LẠC, KHÔNG BỊ CÁC DUYÊN LÀM DAO ĐỘNG.

BẠN NÊN NGHE THÊM LỜI DẠY CỦA ĐẠI SƯ PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN:
 
Last edited:

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 7 2023
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Không riêng gì bạn, con người thời nay đa phần đều nghiệp nặng, chướng khí rất sâu. Nếu không biết tu tập thì hầu như đều phải đọa vào 3 đường ác của nhân quả luân hồi.

Nay bạn biết Phật Pháp, hãy trân trọng đời này không nên để gián đoạn.

Vãng sanh hay không là do bạn có Tín Nguyện Hành trì nhất tâm hay không? Việc thiện, việc ác hay bất cứ việc nào làm gián đoạn Tín Nguyện thì đều là cản trở cho việc vãng sanh.

Thấy mình thiện thì cố gắng phát huy, nhất tâm cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc để thiện đó được bền vững và thành tựu trọn vẹn.
Thấy mình ác thì càng phải cố gắng nhất tâm niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc để được Phật A Di Đà giáo hóa tiêu trừ hết tất cả mầm móng xấu xa đó.

Gốc của thiện - ác là ở tâm niệm vô minh, vọng tưởng điên đảo. Dù có trả hết tội lỗi nhưng tâm còn vọng tưởng điên đảo thì vẫn còn tạo tội và thọ nhận quả báo, cứ như vậy luân hồi mãi chẳng dứt.

Muốn tiêu trừ hết tội lỗi của quá khứ, của hiện tại và của vị lai thì phải tiêu trừ vô minh vọng tưởng điên đảo. Vô minh vọng tưởng điên đảo được xóa sạch thì tội lỗi tự nhiên tiêu trừ. Một khi vẫn còn vô minh, vọng tưởng điên đảo thì bàn cái chuyện hết tội hay chưa hết tội chỉ là công dã tràng. Rất nhiều người tu tập các điều thiện lành, sanh vào cõi trời vi diệu nhưng do chưa đoạn trừ được tâm vô minh vọng tưởng nên phước đức hết liền rớt xuống dần dần, rồi lại vô minh mà tiếp tục tạo tội và chịu quả báo khổ đau!

Tuy nhiên muốn tu tập hết sạch vọng tưởng điên đảo thì không phải là dễ dàng cho chúng sanh thời mạt pháp này. Do đó, chư Phật lập ra phương tiện tiếp dẫn vãng sanh nhầm để đưa tất cả chúng sanh có hoài bảo giải thoát sẽ được giải thoát như ý nguyện.

Cực Lạc không phải là nơi hưởng thụ hoặc trốn chạy mà là nơi an toàn chắc chắn để tu tập giải thoát, là một trường học cho tất cả ai muốn giải thoát. Ở Cực Lạc với thân tối thắng, Phật Pháp Tăng lưu thông, 48 đại nguyện công dụng gia trì, sự dẫn dắt và ấn chứng của bậc đạo sư A DI ĐÀ PHẬT nên tất cả ai được vãng sanh đều được khai mở tâm trí đoạn tận các thứ lậu hoặc, tiêu trừ vọng tưởng và giải thoát như ý nguyện. Không như ở ta bà này, rất nhiều kiếp mới có thể giác ngộ, nhiều khi chỉ vì một ý niệm điên đảo tạo ác nghiệp đọa lạc 3 đường ác thì không biết đến khi nào mới có cơ hội được tu tập.

Cực Lạc đòi hỏi bạn có thực lòng muốn giải thoát hay không, không đòi hỏi bạn phải có công đức gì. Trường học Cực Lạc đào tạo bạn giúp bạn tiêu trừ vô minh vọng tưởng, giúp bạn tạo ra công đức thù thắng tiêu trừ tất cả tội lỗi. NHƯ VẬY: ĐẾN CỰC LẠC GIÚP BẠN TIÊU TRỪ HẾT TỘI LỖI CHỨ KHÔNG PHẢI TIÊU TRỪ TỘI LỖI ĐỂ ĐẾN CỰC LẠC!


MUỐNN VÃNG SANH THÌ BẠN HÃY TU TẬP SAO CHO TRONG LÒNG BẠN LÚC NÀO CŨNG CHỈ HƯỚNG VỀ CỰC LẠC, KHÔNG BỊ CÁC DUYÊN LÀM DAO ĐỘNG.

BẠN NÊN NGHE THÊM LỜI DẠY CỦA ĐẠI SƯ PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN:
Cảm ơn VNBN một lần nữa. QN tạm hiểu như sau,
Một người nghiệp nặng như tôi sinh về cảnh tốt lành của Phật là do bi nguyện của Phật, chẳng phải do tội phước của tôi. Việc của tôi là niệm Phật nhiều để vun bồi tín-nguyện-hạnh thì tâm tương ưng với bi nguyện đó, tức là tâm chí thành, thâm tâm, hồi hướng phát nguyện tâm.
Sinh về đó không phải để hưởng thụ, vì nơi đó là môi trường của Phật Pháp nên đời sống con người tại đó xoay quanh Phật Pháp. Và độ cho những người tôi mắc nợ tại cõi này giúp họ giải thoát thay vì trả nợ ân oán như người thế gian.
Hoan hỷ công đức!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) Cứ Quán Sát Tịnh Độ Chuyển Tâm QN như thế nào [smile]

đúng rừi QN .. tự mình CHUYỂN ĐƯỢC TÂM KẾT [smile] ... gọi là CHUYỂN VẬT .. thì thân tâm sẽ viên mãn sáng suốt [smile]

TỰ THÂN VỐN là đạo tràng [smile .. khỏng cần NỔ DÀI DÒNG như là MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ HẠ PHẨM HẠ SANH VNBN [smile]


tất cả thế gian

lầm mình là VẬT (tâm kết ... cũng là tâm vật)

bỏ mất TÂM, TÁNH

nếu biết chuyển vật ===> thì đồng với NHƯ LAI

thân tâm viên mãn, sáng suốt [smile]

nơi đạo trường bất động đó

dù là cành cây, ngọn cỏ . cũng ngầm chứa thập phương quốc độ - Kinh Thủ Lăng NGhiêm [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Cảm ơn VNBN một lần nữa. QN tạm hiểu như sau,
Một người nghiệp nặng như tôi sinh về cảnh tốt lành của Phật là do bi nguyện của Phật, chẳng phải do tội phước của tôi. Việc của tôi là niệm Phật nhiều để vun bồi tín-nguyện-hạnh thì tâm tương ưng với bi nguyện đó, tức là tâm chí thành, thâm tâm, hồi hướng phát nguyện tâm.
Sinh về đó không phải để hưởng thụ, vì nơi đó là môi trường của Phật Pháp nên đời sống con người tại đó xoay quanh Phật Pháp. Và độ cho những người tôi mắc nợ tại cõi này giúp họ giải thoát thay vì trả nợ ân oán như người thế gian.
Hoan hỷ công đức!
Hoan hỷ hoan hỷ!
Đúng là như vậy.
1. Việc vãng sanh là do tâm niệm mình câu sanh vào bi nguyện của Phật A Di Đà trong 48 đại niệm. Việc vãng sanh là sự đấu tranh giữa hai luồn tâm niệm: luồng tâm niệm câu sanh ta bà mình đang sống và luồng tâm tín nguyện hạnh vãng sanh Cực Lạc. Nếu Tín - Nguyện - Hạnh được vun bồi chuyên nhất chẳng bị cái niệm ta bà phá hoại được thì chắc chắn được vãng sanh.

2. Vãng sanh Cực rồi thì tất cả nhân chủng Phật Pháp nơi mình đều được thành tựu, đều giải thoát không sót 1 người nào. Người vãng sanh Cực Lạc được thân tối thắng của bậc đại nhân, 6 căn thần thông nhanh nhẹ hơn hẳn các cõi khác, tất cả thời gian chỉ có hai việc là học Phật và thiền định, được sự dẫn dắt của rất đông các Đại Bồ Tát hội họp về đó và đặc biệt được sử thẩm định của Phật A Di Đà: muốn độ sanh thì phải qua sự ấn chứng của ngài, đủ năng lực Ngài mới cho đi.


3. Người đời cứ nghĩ nở 1 đồng trả 1 đồng thì xong chuyện, đó là cách nghĩ của phàm Phu. Cốt yếu của người tu tập là ở chỗ tâm chẳng còn vọng tưởng. Tâm còn vọng niệm lăng xăng thì còn sanh tử tử sanh, dù không nợ ai thì vẫn chẳng ra khỏi trối buộc của tam giới. Nếu thấy mang nợ thì cách trả nợ dứt điểm chỉ có thể là tu tập giải thoát, rồi đem cái giải thoát đó giúp lại cho người cũng được giải thoát; tự giác giác tha. Tự mình chưa giải thoát lại muốn đi độ người thì chỉ là dắt nhau trói buộc trong tam giới mà thôi.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113

(1) Cứ Quán Sát Tịnh Độ Chuyển Tâm QN như thế nào [smile]

đúng rừi QN .. tự mình CHUYỂN ĐƯỢC TÂM KẾT [smile] ... gọi là CHUYỂN VẬT .. thì thân tâm sẽ viên mãn sáng suốt [smile]

TỰ THÂN VỐN là đạo tràng [smile .. khỏng cần NỔ DÀI DÒNG như là MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ HẠ PHẨM HẠ SANH VNBN [smile]


tất cả thế gian

lầm mình là VẬT (tâm kết ... cũng là tâm vật)

bỏ mất TÂM, TÁNH

nếu biết chuyển vật ===> thì đồng với NHƯ LAI

thân tâm viên mãn, sáng suốt [smile]

nơi đạo trường bất động đó

dù là cành cây, ngọn cỏ . cũng ngầm chứa thập phương quốc độ - Kinh Thủ Lăng NGhiêm


Kakakaka
Chỉ là mớ lý thuyết suông. Bản thân bạn có Chuyển Vật được hết chưa mà chê bai phương tiện cứu độ của chư Phật. Phật tùy theo căn cơ mà dẫn dắt chúng sanh chứ không tự tiện nói pháp. Lấy một Kinh rồi bài bác chê bai các Kinh khác thì đó là hạng sư tử trùng, nương danh Phật mà phá Phật Pháp.


Người tu chớ dại dột đi bắt chước cái này cái kia nhưng chẳng rõ là mình thực hành được cái nào.

Môn tu được cho là thượng hạng hay như thế nào đi nữa nhưng mình không tu được thì hóa ra chỉ là thuốc độc, lại tiếp tục ở trong sanh tử mà thôi. Không khéo tạo nghiệp ác thì còn phải chịu đọa lạc 3 đường ác chẳng biết khi nào có nhân duyên Phật Pháp trở lại để tu!

Lại nữa, Cực Lạc nhíp hết tất cả hạng bậc. Bậc hạ còn thành tựu Phật Quả được thì lẽ nào bậc cao hơn lại không được, Hạ chỉ là nhất thời, niệm trước niệm sau đủ duyên thì đều hóa thành bậc trung, thượng. Còn nếu đã là bậc thượng mà lại vãng sanh thì hư hổ thêm cánh, thành tựu Phật Qua chẳng bao lâu!


Lại nữa, bậc thượng nhân trí tuệ sáng suốt, nhìn xa trong rộng, khi giáo hóa cũng dựa vào căn cơ người tu mà chọn phương tiện giáo hóa thích hợp. Như người thời nay, căn khí ám độn thì quả thật niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc là hợp lẽ đạo nhất. Người trí như vậy, họ tùy hỷ nơi chúng sanh đó vậy! Không tùy hỷ được thì chẳng phải là thượng nhân!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) MỖI NGÀY TREO KINH CHUỒNG BÒ ... ... Công Đức Hỏng Nhỏ (smile] (xmile]

NGÃ tiếp duyên ban đầu,
hoàn toàn không có thức tánh,
vô tri vô giác nhưng không có bất kì định tánh cố định nào, không nằm trong phạm vi của thức tánh.
Đây gọi là trạng thái Vô Thỉ Vô Minh.

NGÃ ở trang thái vô thỉ vô minh,

tiếp duyên “ngẫu nhiên”, (a hahahahahaha)

dần dần thu thập các hành tác ngoại lai, ( ahahahahaha)

có tính định hình theo quy luật nào đó, ( ahahahhahaha)

đó là trạng thái của đất, nước, lửa, gió, cỏ cây,…. bắt đầu nằm trong phạm vi nắm bắt của thức tánh. - THẦN NỔ MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN


Ở thế gian này, dù là bậc thông thạo tam tạng Kinh điển nhưng không thể so sánh với người vãng sanh Cực Lạc,

vì người vãng sanh ấy sẽ không những thông thạo tam tạng kinh điển mà còn làm theo đúng như tam tạng Kinh điển, thành tựu 84000 pháp môn. - MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ TU NỔ THÀNH CON BÒ CƯỜI VNBN

A ahahahhahah ... thì mỗi ngày tùy hỷ vào tận từng CHUỒNG BÒ CƯỜI VNBN nơi nuôi dưỡng KHẨU PHẬT THẦN NỔ [smile] ... thì cũng là công đưc hỏng nhỏ [smile]

cho nên KINH PHẬT cũng có ĐẠI KINH CHĂN BÒ [smile] .... [smile] .... công việc nhỏ .. nhưng Ý NGHĨA TO LỚN .. chép thành ĐẠI KINH CHĂN BÒ luôn [smile] ....

đại ý KINH là CON BÒ CƯỜI VNBN NGU CHỖ NÀO ? .. NỔ CHỔ NÀO ===> DẠY BÒ NGAY CHỖ ĐÓ [smile] A hahahahahah

BÒ CNBN NỔ BÒ LÀ TRÍ TUỆ TỊNH ĐỘ ===> thì chỉ rõ BÒ CƯỜI VNBN chỉ là HẠ PHẨM HẠ SINH ... HẠ CĂN TỊNH ĐỘ [smile] ... NỔ OM XÒM .. XÌ KHÓI TỨ TUNG [smile] ...




dù là NGU NHƯ BÒ ... phải biết BÒ làm gì chứ ... ? [smile] .... và cũng phải CHĂN BÒ cho BÒ NGU THÀNH BÒ TRÍ TUỆ [smile]


CON BÒ CƯỜI VNBN này còn rất là NGU [smile] [smile] .. DÍ TẬN MẶT VẪN NGU [smile] A hahahahahahahahahah


ĐI CHĂN BÒ .. THƯƠNG THÌ CHO ROI .. CHO VỌT [smile].... chỉ dạy tận tình ... từng ly từng tí .. chứ không phải kiẻu NUÔI DƯỠNG NHỮNG 6 THỨC CON CỦA BÒ CƯỜI VNBN


phải hông nhỉ MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ CON BÒ CƯỜI ĐANG BỊ CHĂN BÒ mỗi ngày [smile] ... A ahhahahahah

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) MỖI NGÀY TREO KINH CHUỒNG BÒ ... ... Công Đức Hỏng Nhỏ (smile] (xmile]

NGÃ tiếp duyên ban đầu,
hoàn toàn không có thức tánh,
vô tri vô giác nhưng không có bất kì định tánh cố định nào, không nằm trong phạm vi của thức tánh.
Đây gọi là trạng thái Vô Thỉ Vô Minh.

NGÃ ở trang thái vô thỉ vô minh,

tiếp duyên “ngẫu nhiên”, (a hahahahahaha)

dần dần thu thập các hành tác ngoại lai, ( ahahahahaha)

có tính định hình theo quy luật nào đó, ( ahahahhahaha)

đó là trạng thái của đất, nước, lửa, gió, cỏ cây,…. bắt đầu nằm trong phạm vi nắm bắt của thức tánh. - THẦN NỔ MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN


Ở thế gian này, dù là bậc thông thạo tam tạng Kinh điển nhưng không thể so sánh với người vãng sanh Cực Lạc,

vì người vãng sanh ấy sẽ không những thông thạo tam tạng kinh điển mà còn làm theo đúng như tam tạng Kinh điển, thành tựu 84000 pháp môn. - MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ TU NỔ THÀNH CON BÒ CƯỜI VNBN

A ahahahhahah ... thì mỗi ngày tùy hỷ vào tận từng CHUỒNG BÒ CƯỜI VNBN nơi nuôi dưỡng KHẨU PHẬT THẦN NỔ [smile] ... thì cũng là công đưc hỏng nhỏ [smile]

cho nên KINH PHẬT cũng có ĐẠI KINH CHĂN BÒ [smile] .... [smile] .... công việc nhỏ .. nhưng Ý NGHĨA TO LỚN .. chép thành ĐẠI KINH CHĂN BÒ luôn [smile] ....

đại ý KINH là CON BÒ CƯỜI VNBN NGU CHỖ NÀO ? .. NỔ CHỔ NÀO ===> DẠY BÒ NGAY CHỖ ĐÓ [smile] A hahahahahah

BÒ CNBN NỔ BÒ LÀ TRÍ TUỆ TỊNH ĐỘ ===> thì chỉ rõ BÒ CƯỜI VNBN chỉ là HẠ PHẨM HẠ SINH ... HẠ CĂN TỊNH ĐỘ [smile] ... NỔ OM XÒM .. XÌ KHÓI TỨ TUNG [smile] ...




dù là NGU NHƯ BÒ ... phải biết BÒ làm gì chứ ... ? [smile] .... và cũng phải CHĂN BÒ cho BÒ NGU THÀNH BÒ TRÍ TUỆ [smile]


CON BÒ CƯỜI VNBN này còn rất là NGU [smile] [smile] .. DÍ TẬN MẶT VẪN NGU [smile] A hahahahahahahahahah


ĐI CHĂN BÒ .. THƯƠNG THÌ CHO ROI .. CHO VỌT [smile].... chỉ dạy tận tình ... từng ly từng tí .. chứ không phải kiẻu NUÔI DƯỠNG NHỮNG 6 THỨC CON CỦA BÒ CƯỜI VNBN


phải hông nhỉ MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ CON BÒ CƯỜI ĐANG BỊ CHĂN BÒ mỗi ngày [smile] ... A ahhahahahah

ờ mà đúng hông? [smile]
Kakakaka, chớ nên lẩn lộn.
Niệm Phật vãng sanh nói trong Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà, Kinh Niệm Phật Ba La Mật chứ không phải ý riêng của VNBN này.

Bạn nói VNBN như thế nào cũng được, VNBN luôn tùy hỷ nhưng chớ nên phỉ báng pháp môn niệm Phật thì là bạn đang tự tội tội nghiệp cho bạn. Vãng Cực Lạc được giải thoát viên mãn, bạn không tin cũng được nhưng chớ nên chế dĩu phỉ báng chỉ là tự tạo thêm nghiệp chướng cho bạn mà thôi.

Người tự tin chứng thánh giải thoát trong đời này thì cứ làm; ai tin niệm Phật vãng sanh thì cứ làm. Đều đúng cả, chỉ là có làm được hay không thì tùy ở mỗi người.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha[smile]

(1) CON BÒ CƯỜI VNBN luôn NỔ trí tuệ và ===> SỢ CON BÒ CƯỜI VNBN QUÁ NGU [smile]

A ahahahhahaha ... làm gì có ai dám nói MOD NICK XANH CON BÒ CƯỜI VNBN sao cũng được [smile] .. chỉ là NGU Ỷ NGU [smile]... vẫn có chỗ là SỢ NGU QUÁ thôi [smile]

"NGÃ ở trang thái vô thỉ vô minh,

tiếp duyên ---> “ngẫu nhiên”, (a hahahahahaha)

dần dần thu thập ---> các hành tác ngoại lai, ( có ai dạy bò ngu đâu .. bò TỰ NGU thôi ... ahahahahha)

có tính định hình theo quy luật nào đó, ( ahahahhahaha)

đó là trạng thái của đất, nước, lửa, gió, cỏ cây,…. bắt đầu nằm trong phạm vi nắm bắt của thức tánh. - THẦN NỔ MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN"




thực chất là MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ NGU NHƯ BÒ THIỆT [smile] .. vốn chỉ đọc bì bõm vài kinh TỊNH ĐỘ ... chẳng hề biết đại đạo tâm ... nên đúng là NỔ trong khi chỉ biết vài mớ lý thuyết suông [smile] ... nghe quen hỏng nhỉ [smile]

Cõi Cực Lạc trong KINH (nhớ là trong KINH chứ không phải VNBN tự chế)

-->> là một trong các thế giới trong vũ trụ này, bao gồm nhân duyên hình thành, đặc điểm điều kiện,....

---> Cũng như cõi ta bà này có nhân duyên hình thành, điều kiện tự nhiên,.... CON BÒ CƯỜI VNBN



A ahahahah ... còn nhớ MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ NỔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC như thế nào hỏng nhỉ ... điều này chứng tỏ VNBN chẳng hề biết TỊNH ĐỘ là gì ... chẳng hề biết CỰC LẠC là gì do thiếu học hỏi ...NỔ RA .. đó là 1 thế giới trong muôn ngàn thế giới của vũ trụ [smile]

trong khi chẳng hề biết vữ trụ và thế giới .. trong pháp bảo = là kinh phật ... nghĩa gì luôn nhỉ [smile]

mạc đạo Tây Phương viễn (chớ bảo Tây Phương xa)
Tây Phương tại mục tiền (Tây Phương ngay trước mặt)

vì vậy ... TA BÀ cũng là TỊNH ĐỘ (kinh gì nhỉ ? ... smile) .... sáng đi CỰC LẠC .. xong về đi ăn cơm .. kinh hành [smile] ..... A ahahhahahahahah

vì vậy .. cứ coi MOD TỊNH ĐỘ VNBN TỰ VUỐT MẶT BÒ [smile] .. KHOE KHOANG CHUỒNG BÒ TRÍ TUỆ Cỡ nào về KINH TỊNH ĐỘ thì biết ngay mà [smile] .. biết ngay THẦN NỔ mà ... biết ngay mà [smile] xxmile





(2) CHUỒNG BÒ CƯỜI VNBN ... NGU ĐỦ KIỂU .. NGU VÔ TẬN Ý [smile]

Kinh Phật (kinh gì nhỉ ? miêu tả 1 người chẳng hề biết đại đạo tâm ... cỡ cỡ MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ CON BÒ CƯỜI VNBN ... ...

UI CHA .... .. NGU ĐẦN ĐỦ KIỂU ... có tên gọi là VÔ TẬN Ý NGU ĐẦN ... cỡ NGU HẾT SỨC NGU đó đó [smile]


"Người chẳng có trí huệ, thì bị lún ở trong biển ái, càng lún càng sâu, lún đến đâu ?

---> Vốn chẳng có đáy. Càng lún càng sâu, càng sâu càng lún, đi xuống chẳng khi nào chấm dứt, do đó gọi là Vô Tận Ý.

cho nên Bồ Tát Vô Tận Ý muốn biến vô lượng thế giới này, thành thế giới Cực Lạc. Muốn giáo hóa vô tận chúng sinh đều thành Phật, và lấp bằng biển ái không đáy. Do đó, Bồ Tát Vô Tận Ý có tên là Vô Tận Ý".
...


cho nên hình ảnh của BỒ TÁT VÔ TẬN Ý .. chính là 1 BỒ TÁT [smile] ... 1 bậc thượng thủ .. chịu khó vào CHUỒNG CHĂN BÒ nhỉ [smile] .... .. ui cha .. dẫn 1 CON BÒ CƯỜI VNBN NGU HẾT SỨC .... cũng phải là VÔ TẬN Ý BỒ TÁT ...

phải thế hông nào ? [smile] ===> nên mới có ĐẠI KINH CHĂN BÒ . TIỂU KINH CHĂN BÒ Chứ [smile]




(3) THÍ DỤ MOD NICK XANH CON BÒ CƯỜI NỔ TỊNH ĐỘ [smile] [smile]


Ở thế gian này, dù là bậc thông thạo tam tạng Kinh điển nhưng không thể so sánh với người vãng sanh Cực Lạc,

vì người vãng sanh ấy sẽ không những thông thạo tam tạng kinh điển mà còn làm theo đúng như tam tạng Kinh điển, thành tựu 84000 pháp môn. - MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ TU NỔ THÀNH CON BÒ CƯỜI VNBN


lại 1 lần nữa NGU NHƯ BÒ CƯỜI VNBN làm trò trong CHUỒNG BÒ [smile] .. NỔ CỰC LẠC .. thì cũng không ngoài NỔ thêm CẢNH GIỚI TRONG CÕI CỰC LẠC [smile]

---> CON BÒ CƯỜI VNBN đúng là NGU SIÊU HẠNG [smile] .. bì bõm vài câu kinh .. chẳng hiểu nghĩa gì .. rùi NỔ TÙM LUM [smile] ... A hahahahahaha .. A hahahahah



CỬU PHẨM HÀM LINH ĐĂNG BỈ NGẠN (smile)

Người có thể phân làm : thượng, trung và hạ phẩm, trong ba phẩm lại phân làm chín phẩm. Do đó, chín phẩm hoa sen tức là thượng thượng phẩm, thượng trung phẩm, thượng hạ phẩm ; trung thượng phẩm, trung trung phẩm, trung hạ phẩm ; hạ thượng phẩm, hạ trung phẩm và hạ hạ phẩm. Chín phẩm chúng sinh nầy, khi Ðức Phật A Di Ðà gia bị đều lên bờ Niết Bàn bên kia.

Phàm là người thượng phẩm thượng sinh ===> về thế giới Cực Lạc,

một khi đến Tịnh Ðộ ===> thì lập tức hoa nở thấy Phật, (hoa khai kiến phật .. smile xmile ... x x xx x )

lập tức được vô sinh pháp nhẫn, ===> có đại trí huệ, có đại thần thông,

trợ giúp Phật giáo hóa chúng sinh, khiến cho sớm được lìa khổ được vui, sinh về Tịnh Ðộ.
(kinh gỉ ? ... smile)


cho nên .. TRÌNH ĐỘ NỔ CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN kiểu MOD TỊNH ĐỘ CON BÒ CƯỜI [smile] .. NGU VÔ TẬN Ý .. hỏng biết xấu hổ luôn [smile] ...

----> trình độ HẠ PHẨM HẠ SINH HẠ CĂN TỊNH ĐỘ VNBN ... mà nổ om xòm nhỉ ... phải thế hông nhỉ ? [smile]

ờ mà đúng hông? [smile] ... xmile xx x x x
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 5)
Bên trên