L

Ném viên đá .... ph1

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Bài viết rất hay và thực tế! A di đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bất giác

Registered
Phật tử
Reputation: 3%
Tham gia
19/9/15
Bài viết
24
Điểm tương tác
3
Điểm
3
" CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU" .

Bạn hungmq đã chỉ ra được cái sai thứ 2 của ngài latuan rồi đó.

Phàm khi quán chiếu về vấn đề "Sắc - Không" của Đạo Phật.

* Nếu hành giả chỉ dùng "Ý thức" suy lường, phân biệt, Sắc và không, thì đây là cái thấy Tưởng tri. Cái thấy nầy còn trong Nhị Nguyên đối đải: Sắc đối với không, đúng đối với sai, mà còn trong đối đãi nhị nguyên, là còn trong phạm trù "Tri kiến lập tri", đó là gốc của Vô minh.

* Nếu hành giả chỉ dùng Thiền định để quán chiếu Sắc và không, thì đây là cái thấy Thắng Tri, thấy bằng quán Trí, sẽ thấy được Sắc Không bất dị, nghĩa là Sắc chẳng khác không. Bậc Nhị thừa sẽ thấy được Pháp bất dị này. Đối với cái thấy này thì là " CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU". Nghĩa là tuy là Không nhưng hàm chứa nhân tố Có, chứ không phải là không ngơ (như ngài latuan đã nghĩ Phật Di Đà không có).

* Nếu hành giả chỉ dùng Trí Bát Nhã để quán chiếu, thì đây là cái thấy Liễu Tri, thấy bằng trí Bát nhã sẽ thấy được Thật Tướng của các pháp là Sắc Không tuyệt đãi, nghĩa là vào được Nhất Chân pháp giới, vào được Chân Như. Thì khi ấy thấy được: Phật A Di Đà là Pháp giới Tàng Thân, tức là Pháp Thân Phật, là Chân Như - Hiện giác ngộ vô vi là Pháp thân. Đã là chân như thì lìa ngôn ngữ, tuyệt suy lường, không thể lấy Nhị nguyên đối đãi mà thấy được. Cũng không thể nói là có hay không theo ý thức suy lường mà biết được.
 

muathularung

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 41%
Tham gia
15/8/14
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Diệu hữu diệu hữu...



Bạn hungmq đã chỉ ra được cái sai thứ 2 của ngài latuan rồi đó.

Phàm khi quán chiếu về vấn đề "Sắc - Không" của Đạo Phật.

* Nếu hành giả chỉ dùng "Ý thức" suy lường, phân biệt, Sắc và không, thì đây là cái thấy Tưởng tri. Cái thấy nầy còn trong Nhị Nguyên đối đải: Sắc đối với không, đúng đối với sai, mà còn trong đối đãi nhị nguyên, là còn trong phạm trù "Tri kiến lập tri", đó là gốc của Vô minh.

* Nếu hành giả chỉ dùng Thiền định để quán chiếu Sắc và không, thì đây là cái thấy Thắng Tri, thấy bằng quán Trí, sẽ thấy được Sắc Không bất dị, nghĩa là Sắc chẳng khác không. Bậc Nhị thừa sẽ thấy được Pháp bất dị này. Đối với cái thấy này thì là " CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU". Nghĩa là tuy là Không nhưng hàm chứa nhân tố Có, chứ không phải là không ngơ (như ngài latuan đã nghĩ Phật Di Đà không có).

* Nếu hành giả chỉ dùng Trí Bát Nhã để quán chiếu, thì đây là cái thấy Liễu Tri, thấy bằng trí Bát nhã sẽ thấy được Thật Tướng của các pháp là Sắc Không tuyệt đãi, nghĩa là vào được Nhất Chân pháp giới, vào được Chân Như. Thì khi ấy thấy được: Phật A Di Đà là Pháp giới Tàng Thân, tức là Pháp Thân Phật, là Chân Như - Hiện giác ngộ vô vi là Pháp thân. Đã là chân như thì lìa ngôn ngữ, tuyệt suy lường, không thể lấy Nhị nguyên đối đãi mà thấy được. Cũng không thể nói là có hay không theo ý thức suy lường mà biết được.

bao giờ vỡ bong bóng, chìm hẳn xuống đáy hồ mà sống lại thì mới biết tác dụng của hòn đá..hích hích....
 

Bất giác

Registered
Phật tử
Reputation: 3%
Tham gia
19/9/15
Bài viết
24
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Sai thứ 3

* Cái sai thứ 3 của ngài latuan là CHẤP KHÔNG.

Phàm người tu Phật, khi quán các pháp vô ngã, thì thấy các pháp tạm bợ mong mang không thật có.

Khi ấy sẽ rơi vào 2 trường hợp: Phá pháp tướng và Vi diệu Huệ.

1/. Phá pháp tướng: Do thấy các pháp không có tự tánh, người này sanh "Chấp Không",

Ví như có người nói: Niệm Phật mà làm gì ? Phật chỉ tại Tâm ! Ngồi Thiền mà làm gì ? Thiền đâu phải ngồi ! Làm Phước để làm gì ? Vốn không Tội Phước ! v.v...

Như vậy là Phá Pháp Tướng. Kinh Pháp Hoa nói Phá Pháp Đọa Đường dữ .

2/. Vi Diệu huệ: Biết rỏ các Pháp như huyễn, như hư không, v.v…nhưng biết cái biết không đó cũng là như huyễn, do đó mà không thủ cũng không xã, dụng trí tuệ như thế nào để dẫn chúng sanh thể nhập chân như, đó là Vi diệu huệ.

Làm sao đề được Vi Diệu Huệ ?

1/. Người tu ( Như huyễn tam ma đề) dùng "Huyễn Tâm" để lìa "huyễn cảnh".

2/. Kế tiếp dùng "huyễn Trí" để lìa "huyễn Tâm".

3/. Lại dùng "huyễn Không" để lìa "huyễn trí".

4/. cuối cùng "huyễn không" cũng phải lìa, thì mới vào được Tam Ma Địa.(Tam mụội) .

Đến đây nên gọi là Biết rỏ các Pháp như huyễn, như hư không, v.v… đó là không thủ cũng không xã.

Như vậy là được Vi Diệu huệ.- Đó là tu quán Không Không (trong 18 Không).
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
* Cái sai thứ 3 của ngài latuan là CHẤP KHÔNG.

Phàm người tu Phật, khi quán các pháp vô ngã, thì thấy các pháp tạm bợ mong mang không thật có.

Khi ấy sẽ rơi vào 2 trường hợp: Phá pháp tướng và Vi diệu Huệ.

1/. Phá pháp tướng: Do thấy các pháp không có tự tánh, người này sanh "Chấp Không",

Ví như có người nói: Niệm Phật mà làm gì ? Phật chỉ tại Tâm ! Ngồi Thiền mà làm gì ? Thiền đâu phải ngồi ! Làm Phước để làm gì ? Vốn không Tội Phước ! v.v...

Như vậy là Phá Pháp Tướng. Kinh Pháp Hoa nói Phá Pháp Đọa Đường dữ .

2/. Vi Diệu huệ: Biết rỏ các Pháp như huyễn, như hư không, v.v…nhưng biết cái biết không đó cũng là như huyễn, do đó mà không thủ cũng không xã, dụng trí tuệ như thế nào để dẫn chúng sanh thể nhập chân như, đó là Vi diệu huệ.

Làm sao đề được Vi Diệu Huệ ?

1/. Người tu ( Như huyễn tam ma đề) dùng "Huyễn Tâm" để lìa "huyễn cảnh".

2/. Kế tiếp dùng "huyễn Trí" để lìa "huyễn Tâm".

3/. Lại dùng "huyễn Không" để lìa "huyễn trí".

4/. cuối cùng "huyễn không" cũng phải lìa, thì mới vào được Tam Ma Địa.(Tam mụội) .

Đến đây nên gọi là Biết rỏ các Pháp như huyễn, như hư không, v.v… đó là không thủ cũng không xã.

Như vậy là được Vi Diệu huệ.- Đó là tu quán Không Không (trong 18 Không).

Chào đạo hữu tuy mới mà cũ!
Những lời phân tích trên thật không thể nghĩ bàn. Chúc đạo hữu tinh tấn và an lạc.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Reputation: 80%
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Nam mô A Di Đà Phật,
Thưa cùng các đạo hữu, đọc bài của đạo hữu Latuan tôi thấy trí tuệ phân tích thật tuyệt vời, hành văn mạch lạc dễ dẫn dắt chúng sinh.
Tôi không có muốn đổ lỗi cho ai, và cách phân tích của bạn Latuan không phải không logic.
Nhưng tôi chỉ nói cái thiếu mà đạo hữu ý quên lấy ra từ trong tâm đạo hữu đó là: Học Phật đừng nên lôi trí tuệ của thế gian ra để kiến giải. Trí tuệ thế gian chỉ là bước đầu, mà thôi. Hãy dùng Tâm để xâm nhập, Tâm Sinh - Tâm trụ rồi lại Tâm diệt. Nếu học Phật mà cứ hơi tí không biết đúng không, cái này ai chứng theo kiểu chỉ có trí tuệ Thế gian thì sẽ còn mắc phải chấp kiến, kiến thủ kiến,... Nếu muốn phân biệt chân như, bất như thì không gì ngoài Tâm để cảm nhận, sự cảm nhận rốt ráo phải dựa trên Bát Chính Đạo, chứ không phải cảm nhận chỉ là cảm nhận điều đó chỉ mang đến cảm tính.
À đừng quên khi đọc 1 quyển kinh hay nghe lời 1 ai đó thì kết hợp 3 thư sau: Trí tuệ thế gian + Tâm + Bát Chính Đạo.
Do đó mà bài viết ở trên tôi cố tình nhắc lại 2 3 lần câu Chân không Diệu Hữu để mục đích không phải bảo Latuan sai, vì phân tích ai sai đúng tôi không đủ công đức để làm việc này. Vì tôi thấy niệm Phật thực sự là pháp môn hay, bao nhiêu người đang niệm. Nên tôi đưa câu đó ra để mà giúp định lực của họ vững hơn.
Ban TinTin bạn ơi bạn có quyền tin lời đạo hữu Latuan cho là đúng, bạn cho rằng nhờ đạo hữu Latuan mà biết đâu là chân đâu là nguy
Bạn trì chú niệm Phật hàng ngày mà bạn lại có suy nghĩ vậy, vậy thì khi bạn niệm , trì, tụng thì bạn có để cho tâm mình duyên với ngoại cảnh, huyễn cảnh không ? Có để tâm phiền não duyên vào không ?.
Bạn ơi suy nghĩ sao là quyền của bạn, mình chỉ góp ý thôi, mình không nói bạn sai mình chỉ đưa ra thêm góp ý để bạn lựa chọn thêm.
Rằng : Đừng bao giờ nghe 1 ai đó nói mà chỉ nghe chỉ nghe không thôi rồi cho rằng đã tự ngộ, tự rốt ráo. Ngay cả lời chư Phật nói trong kinh sách. Muốn rốt ráo, muốn trả ơn đền ơn chư Phật chư Tổ thì hãy thực hành, và thực hành theo lời các Ngài, khi đó hiểu rõ chân như hay bất như là do lĩnh hội của bạn.
Bạn có biết không, mình từ khi biết tới Phật Pháp chỉ có biết tới niệm Phật, Đại bi chú, và thập chú. Thời gian đầu mình chỉ trì có Chuẩn Đề, chẳng nghi quỹ chi, cứ đi đứng nằm ngồi là trì. Vậy mà trong sách lại hướng dẫn trì thì mới đúng nọ chai.
Hi mình không bảo họ sai, vì mình không phá pháp tướng.
Mình khi tìm hiểu Phật pháp thì mình nghe câu chuyện Đức Phật, đọc kinh giáo lý cơ bản trong Kinh Trung Bộ. Đọc kinh niệm Phật ba la mật. hàng ngày hàng ngày quán chiếu việc mình làm so với lời trong kinh dạy. Chứ không cố tìm chân như ngay lúc đó, vì càng suy nghĩ kiểu vậy thì người hạng căn cơ kém như mình chỉ có nước lạc vào thế gian pháp mà thôi.
Không phải là mình không chịu đọc hay tìm hiểu mà rằng căn cơ kém , trí tuệ kém thì được đến đâu thì phải nắm tới đó thôi, mình không ôm hết.
Bi giờ thời điểm tới rồi, mình sẽ tìm hiểu kinh Diệu Pháp (trước đây mới chỉ xem hoạt hình), hay Hoa Nghiêm...
Nhưng dường như mình có cảm nhận rằng, mọi lời Phật thuyết ra đều là nằm trên một con đường thì phải
Con đường Bát Chính Đạo là 1 đoạn dài, tiếp theo con đường Tứ Diệu Đế là 1 đoạn dài, con đường Tứ niệm xứ là một đoạn dài, con đường niệm Phật là 1 đoạn dài tiếp.
Các con đường này có thể là đường thẳng, đường vành đai nhưng không ngoài mục đích là con đường đi tới Giác Ngộ, Đại Giác Ngộ.
là phương tiên hành trang để làm đường. Đức Phật thuyết tuỳ căn cơ chúng sinh mà có sử dụng ngôn từ lời thuyết khác nhau. Nhưng tất cả đều là một.
Hi chỉ cảm nhận vậy thôi, không dám khẳng định 100%.
Chúc bạn an lành
 

hungmq

Registered
Phật tử
Reputation: 80%
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Này các bạn, tôi copy kệ khen ngợi của Cư sỹ Diệu Nguyệt các bạn đọc, thì sẽ thấy điều không thể nghĩ bàn của niệm Phật. Khen chỉ là khen, thơ chỉ là thơ. Hãy nhìn vào kệ, và thực hành rồi sẽ thấy. Đừng nói ông Diệu Nguyệt làm gì có thật, thật hay không, không hay thật thì ta đều không phải là chủ thể.
Đức Phật Thế-Tôn, Chánh Biến Tri
Tướng hảo đoan nghiêm đều viên mãn,
Rủ lòng đại từ bi vô hạn,
Mở bày đại pháp cứu quần mê.
Niệm Phật hiện tiền đắc Phật tướng,
Thâm nhập cảnh giới bất tư nghị.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Quyết định một lòng xưng niệm Phật,
Hồng danh chứa nhóm vô lượng nghĩa,
Lợi lạc muôn ức chúng hữu tình.
Đức Phật Thế-Tôn, đấng Vô-thượng
Tri kiến, giác ngộ đều quang minh,
Rắc rải tuệ nhật khắp mười phương,
Rưới trận mưa pháp như Cam lộ.
Niệm Phật vãng sanh cõi Cực-Lạc,
An nhiên chứng đắc Vô-Sanh-Nhẫn.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Gìn giữ thân tâm bằng Phật hiệu,
Hồng danh tỏ ngộ Chân Như Tánh,
Dẫn dắt chúng sanh vào Tam-muội.
Đức Phật Như-Lai đấng Bất-động
Chẳng đến, chẳng đi, chẳng đoạn thường,
Xa lìa chấp hữu hoặc chấp vô,
Tự tại chỉ bày phương tiện lực.
Niệm Phật an trụ nơi bản giác,
Tùy nghi hòa hợp với tánh Không.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Trang nghiêm tự thân bằng niệm Phật,
Hồng danh hiển phát Hư-Không-Tạng,
Tức thời thẳng vào Viên-giác-tánh.
Con nay xưng tán Đại Đạo-Sư,
Khen ngợi hồng danh vô lượng lực.
Nguyện đem hồi hướng khắp chúng sanh,
Mong cầu hết thảy cùng niệm Phật.
 

auduongphong

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
29/4/15
Bài viết
695
Điểm tương tác
264
Điểm
63
trả lời của Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh

- câu hỏi: Thầy trả lời cho tôi còn sót một vấn đề mà xét ra vì vấn đề nầy làm cho Thầy không tin có Đức Phật A-Di-Đà và cõi Cực-lạc, ngòai ra Thầy phản bác pháp môn nầy thì Thầy đâu có thực tập mà nói rằng niệm cho thật đắc lực cũng chỉ đến "cận hành định" (Thầy dẫn chứng là kinh viết) thì hóa ra Thầy cũng chỉ đếm tiền cho chủ có khác chi.....
Trả lời:
Do bạn chưa trang bị cho mình những hiểu biết căn bản về giáo pháp! Chuyện niệm Phật, không chỉ Phật A-di-đà mà bất cứ vị Phật nào đều nằm trong thập tuỳ niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới, niệm thiên, niệm tịch tịnh, niệm sự chết, niệm thân, niệm hơi thở. 8 niệm đầu, trong đó có niệm Phật chỉ đưa đến nhất niệm (nghĩa là chỉ còn một niệm) là cận hành định chứ không thể đưa đến nhất tâm, là an chỉ định được. Đây không phải là “tư kiến” của tôi, mà là sự thực của những người từng tu tập. Bạn chưa hề tu tập nên bị võ đoán, chủ quan và tư kiến sai sử mất rồi!

Có lẽ đây là những câu trả lời cuối cùng của tôi đối với bạn. Tôi sẽ không trả lời câu hỏi nào của bạn nữa, vì bạn đang “rối bời tri kiến loạn”, một ngàn vị Phật ra đời cũng không cứu độ được bạn đâu! Trong các Nikāya, đức Phật gọi 62 tà kiến thuở ấy là kiến hoang vu, kiến rừng rậm... đó bạn!
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 79%
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
latuan bạn sai rồi

Thưa đạo hữu Tin Tin cùng trưởng bối Nguyên Chiếu!
Topic của đạo hữu Tin Tin về chủ đề Phật có từng niệm Phật không mở ra rất hay. Đến giờ phút này trưởng bối lại đưa ra câu hỏi cũng rất xảo diệu. Rất cảm ơn những điều mà trưởng bối Nguyên Chiếu và quý hữu Tin Tin đã chia sẻ. Những điều chia sẻ đó ắt hẳn sẽ mang lại sự lợi lạc cho rất nhiều người. Lành thay! Lành thay!
Vấn đề trưởng bối Nguyên Chiếu đặt ra:
"Ng -chiếu thấy các thầy bên Tịnh Độ vẫn thường nhắc nhở và thuyết pháp cho Phật tử làm như vậy mà, không biết tự nhiên hiện nay lại có nhiều ý kiến bác bỏ chuyện niệm Phật A Di Đà của họ vậy? Trường hợp này đạo hữu có ý kiến gì không thưa đạo hữu?".
Latuan giải nghi:
Điều này nếu có trách thì trưởng bối hãy trách người truyền pháp và cả người học Phật ở pháp môn Tịnh độ. Latuan không quơ đũa cả nắm mà chỉ nói đến những vị không dùng trí tuệ khách quan, đúng mực, sáng rõ để mà quán chiếu thực tướng pháp môn tu học của chính mình.
Theo như cách nói của trưởng bối: "Tu học muốn thành tựu thì chúng ta phải có trí huệ Bát Nhã Ba La Mật, nếu chỉ niệm câu danh hiệu A Di Đà mà không thực hành bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ thì vẫn không được thành tựu. Chúng ta có gieo hạt giống trí tuệ Ba La Mật thì trước khi xả bỏ báo thân này mới được về cõi Cực Lạc và ngược lại. Nên việc chuyên tâm niệm Phật phải đi đôi với hành lời Phật dạy thì mọi việc mới viên mãn".
Các thầy bên Tịnh độ liệu có được mấy người thuyết pháp cho người học Phật ở pháp môn niệm Phật rốt ráo được như lời trưởng bối nói. Điều này latuan có cưỡng từ đoạt lý nói hay không thì trưởng bối cứ tùy duyên tham vấn những người học Phật ở pháp môn niệm Phật bất kỳ thì sẽ rõ.
Theo chỗ latuan được biết thì không chỉ những người già, ít học tu theo pháp môn niệm Phật có sự không hề rõ ràng về những điều mà trưởng bối lập luận ở bên trên mà ngay đến cả những người học Phật trẻ tuổi, trí thức khá cao cũng mụ mẫm về pháp môn tu niệm Phật A di đà.
Họ cứ trói vào đời mạt pháp chỉ còn pháp môn niệm Phật A di đà thù thắng phù hợp mọi căn tánh chúng sinh là thường trụ. Đời mạt pháp kinh sách sẽ không còn, nếu còn giấy thì cũng sẽ không còn chữ viết chỉ còn lại pháp môn niệm Phật A di đà giúp người học Phật vãng sinh cực lạc.
Hỏi: Ai nói vậy?
Đáp: Sư thầy, Tổ, Phật nói vậy. Kinh sách viết vậy.
Hỏi: Kinh nào viết vậy?
Đáp: Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, Bát,... Và Kinh A di đà, bộ kinh sau cùng mà Phật Thích Ca thuyết trước ngày nhập diệt.
Latuan vấn: Sư thầy có chứng ngộ sẽ không nói vậy. Nếu là chân Tổ sẽ không nói vậy vì người đạt đạo sẽ rất khéo dùng Tam pháp ấn - Không, vô tướng, vô tác. Họ thuyết xong hoặc viết ra giấy trắng mực đen thì liền đó dùng pháp "bôi bảng" ngay. Phật Thích Ca càng không mắc lỗi nói càn như thế. "Người nào dùng sắc, dùng âm thanh cầu Ta. Người ấy hành đạo Tà, ắt chẳng thấy Như Lai"; "49 năm Ta không từng nói một lời nào"... Vậy sao lại nói rằng Phật thuyết như thế? Phật không dùng pháp để trói người chỉ do người vô minh mà thành sự hư vọng.
Dựa vào Tam pháp ấn sẽ sáng rõ đâu là chánh kinh, đâu là ngụy thư, đâu là ngụy thư trong chánh kinh. Ví như bộ kinh Hoa Nghiêm là ngụy kinh bởi do bộ kinh này vốn không do Phật Thích Ca thuyết và đây là trò vẽ vời của giả danh bồ tát mang tên Long Thọ, yếu tố Không - Vô tướng - Vô tác không có ở bộ kinh này. Có thể nghĩ đến bộ kinh này là ngụy kinh của Phật giáo Trung Hoa. Kinh Vu Lan, kinh Địa Tạng là những bộ kinh có dấu vết Trung Quốc rõ nét.
Cũng lại như vậy. Kinh A di đà không phải là chánh kinh mà Phật Thích Ca thuyết sau cùng. Người Trung Hoa đã lấy một ý trong bộ kinh Quán Vô Lượng Thọ để lập nên cõi Phật A di đà làm đối trọng với cõi Tiên của đạo Lão đang thịnh hành lúc bấy giờ. Đương nhiên là việc lập ra ngụy kinh A di đà không phải do một người chứng ngộ hoàn toàn bày ra. Người chứng ngộ hoàn toàn rõ biết không có cõi để Phật hay người giác ngộ về thọ dụng. Do vậy nếu dùng làm pháp dụ thì nói xong sẽ bôi bảng.
Chánh pháp đúng mực, thù thắng của Phật Thích Ca tuyên thuyết dựa trên nền tảng - Pháp hay chẳng trói buộc người.
Latuan cũng dựa trên nguyên tắc đó mà chia sẻ chỗ hiểu biết chứ không phải nhằm mục đích trói người.
Hỏi: Vãng sanh cực lạc là sao? Tâm là gì?
Đáp: Vãng sanh cực lạc là sinh về cõi Tây Phương, cõi Phật A di đà để tiếp tục tu tập thành Phật. Tâm ở trên đầu. Nay là thời mạt pháp hãy niệm Phật A di đà nguyện cầu vãng sanh cực lạc kẻo không còn kịp.
Latuan luận:
Người tu pháp môn Tịnh độ cứ nhất định thuyết nay là thời mạt pháp để trói người vào pháp môn niệm hồng danh Phật A di đà xa rời việc tham cứu kinh sách khác là tự đoạn trí tuệ bản thân. Nhốt thân vào pháp môn niệm Phật làm giáo lý chánh pháp có nơi Tam Tạng kinh bị hạn chế trong tâm thức người học Phật khiến đạo Phật rơi vào thời mạt pháp là thật, do giáo lý chánh pháp bị bó hẹp chỉ còn một pháp môn niệm Phật nên thành mạt pháp.
Người truyền pháp, người xem kinh mà không rõ ý kinh lấy ngụy làm chân làm mai một kho tàng chánh pháp nhãn tạng Như Lai, phạm lỗi này phải chăng là hủy báng chánh pháp, làm thân Phật chảy máu ở yếu tố chia Tông, rẽ Giáo tranh đoạt tín đồ.
Chỉ riêng niệm Phật thì khó thể giúp thế hệ người học Phật già nua, lớn tuổi vãng sanh cực lạc. Vậy mà người tu pháp môn niệm Phật cứ xác quyết như thế thì khác nào việc dối gạt người. Những lỗi lầm này do đâu mà có? Không chỉ vậy thế hệ trẻ học Phật theo pháp môn niệm Phật cũng u mê chẳng thông tỏ chánh pháp chỉ vọng cầu về Tây Phương, một lực lượng hoằng pháp cho đạo Phật thảy đều như thế thì mai này đạo Phật sẽ về đâu?
Lỗi này nếu không phải do người truyền pháp ở pháp môn Tịnh độ không tận lực, tận trí thông đạt chánh pháp thì đổ lỗi cho người học Phật pháp môn niệm Phật thì có sự gượng ép lắm vậy.
Nhưng nếu chỉ đổ lỗi cho người truyền pháp không là chưa đúng mực. Ngày nay, người học Phật tìm đến pháp môn niệm Phật mau chóng bỏ đi trí tuệ bản thân cũng như việc tư duy học Phật, vội tin vào những điều siêu hình huyễn hóa lấy cảnh giả làm chân, dựa vào kinh sách bất liễu nghĩa đã tự thị hiểu biết hơn người, ra sức bảo vệ những điều hư ảo mà tự thân không hề rõ biết.
Trưởng bối nói niệm Phật để mai hậu xả bỏ báo thân này về cõi Cực Lạc là lời nói lỗi lầm.
Bỏ đây về kia, chết ở Ta Bà tái sinh ở Tây Phương cực lạc thì là còn trong sinh tử biết đến bao giờ mới vãng sanh.
Người học Phật mà còn mong có nơi chốn, cõi Phật cao quý để về thì còn trong nhân ngã, bản ngã vẹn nguyên thì khổ não, tham đắm còn. Còn dính mắc vạn pháp hư huyễn thì đâu thể giác ngộ giải thoát hoàn toàn.
Từ Báo thân, cõi Cực Lạc mà trưởng bối dùng là nằm trong tư kiến cá nhân, nó thuộc về pháp thế gian nên sẽ vẫn hoài sinh tử.
Nhân đây latuan gượng nói ngắn gọn về 3 thân của Phật:
- Pháp thân Phật: là vạn pháp, là sơn hà đại địa, hư không, sum la vạn tượng gồm cả mọi loài chúng sinh.
- Báo thân Phật: Trước chính là Phật Thích Ca, nay báo thân Phật là trưởng bối, là latuan, là mọi loài chúng sinh nơi Tam giới. Gọi là báo thân là vì mọi chúng sinh thọ nhận nghiệp báo mà ra đời, do mọi chúng sinh dù là ngoại đạo hay nội đạo đều có Phật tánh nên giả lập gọi là báo thân Phật.
Báo thân Phật cũng là báo thân chúng sinh. Nếu ngộ được chánh pháp báo thân phá ngã trở về Pháp Thân gượng nói là giải thoát hoàn toàn chứ không phải là xả báo thân ở Ta Bà để về Cõi Cực Lạc ngự trên hoa sen cửu phẩm.
Cõi Tiên, cõi Phật mười phương đều là sản phẩm vọng tưởng của Phật giáo Trung Hoa và do người chưa triệt ngộ vẽ vời.
- Hóa thân Phật cũng là chúng sinh 3 cõi. Gọi là hóa thân vì do từ vọng tưởng mà hóa hiện ra. Một hóa thân Phật khác là những vị Phật, bồ tát mà Phật Thích Ca từng thuyết ra. Họ không hề có thật, họ được Phật Thích Ca hóa hiện ra trong kính sách nhằm chứa đựng thông điệp Từ Bi, Hỷ Xả cùng Giác Ngộ.
...
Trên đây là những điều latuan rõ biết, cái biết đúng thật với thực tướng vạn pháp mà latuan nhận chân. Chánh kiến của Phật Thích Ca là sáng rõ, minh bạch. Nhưng mỗi người cũng có chánh kiến riêng latuan không buộc mọi người tin nhận. Trưởng bối cứ xem như là tài liệu tham khảo, nếu nhận ra những điều latuan là ngụy tạo thì trưởng bối sẽ biết chân ở đâu, tín tâm của trưởng bối của mọi người là đâu thể mất.
...
Chính vì tỏ ngộ hoặc khách quan nhin nhận nên vài vị sư thầy đã khẳng định Tam Tạng kinh có hàng giả, hàng nhái từ Trung Hoa.
Sở dĩ họ phải lên tiếng là vì người học Phật Việt Nam hiện rơi vào việc tu phước chẳng tu huệ, xa rời chánh pháp Như Lai. Họ xót xa cho sự mục rỗng chánh pháp mà cất tiếng. Và pháp môn Tịnh độ là nền tảng cho sự lạc lối chánh đạo nên người hiểu đạo đã lên tiếng cảnh tỉnh người học Phật lầm đường tà, lối rẽ.
Latuan này từng lận đận trong khổ não may nhờ tìm đến đạo Phật mà trí tuệ mở mang, thâm nhập được kho tàng vô giá Như Lai tạng.
Với việc đạo Phật rơi vào thời mạt pháp, điều này không ảnh hưởng nhiều đến latuan. Latuan cũng không có hiềm khích, tư thù với pháp môn Niệm Phật hay đạo Phật chỉ vì thấy thân Phật chảy máu nên lấy làm đau xót. Do vậy latuan mới vụng bày cái biết của mình.
Có thể vì trưởng bối cũng như nhiều vị khác tựa nơi pháp môn niệm Phật nên cứ cứng nhắc rằng latuan là người bài bác, đả phá pháp môn niệm Phật.
Vậy mọi người nghĩ sao khi latuan nói tọa thiền không thành Phật, trì chú không thành Phật chỉ có niệm Phật mới thành Phật?
Nếu trưởng bối là người học Phật theo pháp môn thiền tông, mật tông thì sao? Tổng hợp lại tất cả thì sẽ ra latuan đả phá cả Thiền - Tịnh - Mật. Sau rốt là latuan đang phá hoại đạo Phật.
Vậy mục đích sau cùng của latuan ở diễn đàn là gì?
Cứ nhìn chùa to, Phật lớn, các sư thầy giàu sụ, đạo pháp suy đồi thì trưởng bối sẽ khắc biết vì sao có trào lưu chỉ ra những sai quấy có nơi những người học Phật theo pháp môn niệm Phật cũng như của đạo Phật.
Người ta thường nói "Một con sâu làm rầu nồi canh". Vậy trưởng bối tự xét xem sâu hiện tại là nhiều hay ít?
Trước sự sa ngã của số đông người truyền pháp chính danh thì trưởng bối thấy đã có Bậc Long Tượng nào nơi đạo Phật đủ sức ra mặt gánh vác việc Như Lai hay không?
Đạo Phật vì lạc lối chánh đạo nên gượng nói là mạt pháp.
Kính!
P/S: latuan mạn phép trả lời trưởng bối Nguyên Chiếu qua topic này.
Mong rằng vàng thật không ngại lửa. Rất cảm ơn trưởng bối đã chia sẻ!

Đọc bài viết của bạn latuan tôi đau lòng quá.thành kiến,ngu kiến ác kiến các đều đủ cả.
Bạn có vẻ gét trung quốc quá nhỉ cái gì suất sứ china đều cho là giả là đồ đểu hại người,nhưng có 1điều tôi biết người có bắc có nam,có trung quốc có việt nam nhưng Phật tánh thì ko có sai khác.
Tôi có vài câu hỏi cho bạn.thứ nhất trung quốc ngụy tạo kinh Di Đà,Vô lượng thọ cũng như bảo mọi người tin vào cõi tịnh độ nhằ (mục đích gì).thứ 2 biết gì lấy gì Nói kinh này là ngụy tạo.thứ 3bạn hiểu thế nào là kinh.tạm hỏi đến đây nhé chả lời rồi mình sẽ chia sẻ cái hiểu của mình về tịnh độ tông cùng bạn.

mình hay dùng tam pháp lý ấn Khổ,vô thường,vô ngã chả biết mình lấy đâu ra mấy cái pháp ấn này mà ko biết hic
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính ĐH nguoidienhocphat1.

Dạo này VQ thấy ĐH có nhiều tiến bộ.

Nếu ĐH không ngại thì VQ phục hồi tên của Bạn lại thành Pháp Chiếu.

Bạn thấy sao ?
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Kính ĐH nguoidienhocphat1.

Dạo này VQ thấy ĐH có nhiều tiến bộ.

Nếu ĐH không ngại thì VQ phục hồi tên của Bạn lại thành Pháp Chiếu.

Bạn thấy sao ?

Cảm ơn thiện ý quý hữu vienquang6!
Mọi việc hãy tùy thuận theo nhân duyên, duyên nó như vậy thì cứ để nó như vậy, chỉ cần tâm nguoidien này và tam vienquang cảm thông nhau là được. Vì khôi phục lại nick cũ cũng không có tác dụng gì lại làm người điên này khó xử thêm không biết nên dùng nick nào để nói chuyện với các bạn, và những bạn đạo mới họ lại hoang mang không biết ai là phapchieu ai là người điên học Phật. do vậy mọi việc nó thêm rối rắm hơn.
Chúc quý hữu tinh tấn, an lạc vững bước trên con đường độ sanh. A di đà Phật!


Xem tiếp Phần 2 TẠI ĐÂY.
 
Sửa bởi Amin:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top