Nền tảng của thành công

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Từ xưa đến nay ai cũng mong được thành công, được thăng tiến trong trong công việc,thế nhưng lịch sử ghi nhận chỉ có một vài người thành công tuyệt đối, còn đa phần còn lại chỉ thành công một phần hay thậm chí thất bại. Những con người thành công tuyệt đối là những người đã an nhiên tự tại nơi ba nẻo, sáu đường, nơi luân hồi khổ não,...Vậy bí quyết thành công của các Ngài là gì? Trong Tương Ưng Bộ Kinh V, có dạy:


"Những ai đã tu tập Tứ Như Ý Túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn, người ấy có thể sống đến một kiếp, hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu Bốn Như Ý Túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại"

Như vậy, nếu ai “tu tập nhiều lần” “thiện xảo” Tứ Như Ý Túc thì ước muốn: “sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại” là việc hoàn toàn có thể thực hiện được.
Như Ý Túc, Pàli là iddhipàda. Trong đó: iddhi là sự thành tựu, là thần thông (sự thành tựu đặc biệt); pàda là nền tảng, là căn bản, là cái chân, là đứng vững. Vậy iddhupada là nền tảng căn bản để thành công.<FONT face="Times New Roman"><FONT face="Times New Roman">
“Tỷ-kheo tu tập Như Ý Túc, câu hữu với Dục Định Tinh Cần Hành; tu tập Như Ý Túc, câu hữu với Tinh Tấn Định Tinh Cần Hành; tu tập Như Ý Túc, câu hữu với Tâm Định Tinh Cần Hành; tu tập như ý túc, câu hữu Với Tư Duy Định Tinh Cần Hành. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là Bốn Như Ý Túc, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia"( Tương Ưng Bộ Kinh V)

1.Dục như ý túc : Dục chính là mong ước, là hoài bão, quyết tâm đạt cho được một việc gì đó, là việc xác định mục tiêu cần đạt, một đích cần đến :
<FONT face="Times New Roman">
“ <I>Một thời Tôn giả Ananda trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
FONT><FONT face=

Rồi Bà-la-môn Unnàbha đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Bà-la-môn Unnàbha thưa với Tôn giả Ananda :<o:p></o:p>
- Do mục đích gì, thưa Tôn giả Ananda, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama ?<o:p></o:p>
- Với mục đích đoạn tận dục (chanda), này Bà-la-môn, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama.<o:p></o:p>
Có con đường gì, thưa Tôn giả Ananda, có đạo lộ gì đưa đến đoạn tận lòng dục?<o:p></o:p>
- Có con đường này, này Bà-la-môn, có đạo lộ này đưa đến đoạn tận lòng dục.<o:p></o:p>
Con đường ấy là gì, thưa Tôn giả Ananda? Đạo lộ ấy là gì đưa đến đoạn tận lòng dục ?<o:p></o:p>
- Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo tu tập Như Ý Túc câu hữu với Dục Định Tinh Cần Hành... Tinh Tấn Định... Tâm Định... tu tập Như Ý Túc câu hữu với Tư Duy Định Tinh Cần Hành. Đây là con đường, này Bà-la-môn, đây là đạo lộ đưa đến đoạn tận lòng dục.<o:p></o:p>
Sự thể là vậy, thưa Tôn giả Ananda, thời một công việc liên tục (santaka), không có chấm dứt. Lấy dục mà trừ dục, sự kiện như vậy không xẩy ra.<o:p></o:p>
- Này Bà-la-môn, về vấn đề này, tôi sẽ hỏi Ông. Nếu Ông kham nhẫn, xin hãy trả lời.<o:p></o:p>
Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào ? Có phải trước có lòng dục (ý muốn) nơi Ông (thúc đẩy Ông): "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn rồi, lòng dục ấy được tịnh chỉ ?<o:p></o:p>
- Thưa vâng, Tôn giả.<o:p></o:p>
- Có phải trước có tinh tấn nơi Ông, (thúc đẩy Ông) : "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn, tinh tấn ấy được tịnh chỉ ?<o:p></o:p>
- Thưa vâng, Tôn giả.<o:p></o:p>
- Có phải trước có tâm nơi Ông (thúc đẩy Ông) : "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn, tâm ấy được tịnh chỉ ?<o:p></o:p>
- Thưa vâng, Tôn giả.<o:p></o:p>
- Có phải trước có tư duy nơi Ông, (thúc đẩy Ông) : "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn, tư duy ấy được tịnh chỉ ?<o:p></o:p>
- Thưa vâng, Tôn giả.<o:p></o:p>
Cũng vậy này Bày-la-môn, khi Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn, chánh trí, giải thoát. Lòng dục mà vị ấy có trước để chứng được A-la-hán thì khi chứng được A-la-hán rồi, lòng dục ấy được tịnh chỉ. Sự tinh tấn mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tinh tấn ấy được tịnh chỉ. Tâm mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tâm ấy được tịnh chỉ. Tư duy mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tư duy ấy được tịnh chỉ.<o:p></o:p>
Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, sự thể là vậy, thời một công việc có chấm dứt liên tục hay là một công việc không chấm dứt ?<o:p></o:p>
- Thực vậy, thưa Tôn giả Ananda, sự thể là vậy, một công việc có chấm dứt, không phải là một công việc không chấm dứt.<o:p></o:p>
Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda ! Thật vi diệu thay, Tôn giả Ànanda !... Từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng
(Tương Ưng Bộ Kinh V)

<o:p>Khi mục tiêu đã đạt thì lòng mong muốn được chấm dứt. Như khi đi đường nếu như không xác định nơi mình sẽ đến thì người đi đường sẽ đi lòng vòng đền khi mỏi mệt thì lại quay về, như vậy đã mất thời gian mà lại không có lợi ích gì. Nếu xác định được nơi đến, thì người đi đường sẽ đến đó với thời gian sớm nhất; hoàn thành công việc nhanh nhất</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Đức Phật khi còn là Thái tử Tất Đạt Đa đã thưa cùng Phụ Vương mong ước: “Làm sao cho con và mọi người không khổ đau; trẻ mãi không già, khỏe luôn không bệnh, sống hoài không chết”. Vua Tịnh Phạn không thể đáp ứng được. Do vậy để thỏa mãn mong ước của mình, Ngài đã quyết chí xuất gia tu hành, chứng đạo, giáo hóa độ sanh. </o:p>
<o:p><o:p></o:p>
Trong Kinh Pháp Hoa phẩm Đề Bà Đạt Đa thứ 12, Đức Phật kể lại câu chuyện Tiền thân của Ngài:<o:p></o:p>
“Ta ở trong vô-lượng kiếp về thời quá-khứ cầu kinh Pháp-Hoa không có lười mỏi. Trong nhiều kiếp thường làm vị quốc-vương phát nguyện cầu đạo vô-thượng bồ-đề, lòng không thối-chuyển. Vì muốn đầy đủ sáu pháp ba-la-mật nên siêng làm việc bố-thí lòng không lẫn tiếc, bố-thí voi, ngựa, bảy báu, nước thành, vợ, con, tôi-tớ, bạn-bè, cho đến đầu, mắt, tủy, óc, thân, thịt, tay, chân, chẳng tiếc thân-mệnh.<o:p></o:p>
Thuở đó, nhân-dân trong đời sống lâu vô-lượng, vua vì mến pháp nên thôi bỏ ngôi vua, giao việc trị nước cho Thái-Tử. Ðánh trống ra lệnh cầu pháp khắp bốn phương: "Ai có thể vì ta nói pháp đại-thừa, thời ta sẽ trọn đời cung cấp hầu hạ."<o:p></o:p>
Khi ấy có vị tiên - nhân đến thưa cùng vua rằng: "Ta có pháp đại-thừa tên là kinh "Diệu-Pháp Liên-Hoa", nếu đại-vương không trái ý ta, ta sẽ vì đại-vương mà tuyên nói."<o:p></o:p>
Vua nghe lời vị tiên-nhân nói, vui mừng hớn-hở, liền đi theo vị tiên-nhân để cung cấp việc cần dùng: hoặc hái trái, gánh nước, hoặc lượm củi, nấu ăn cho đến dùng thân mình làm giường ghế, thân tâm không biết mỏi. Thuở đó theo phụng thờ vị tiên-nhân trải qua một nghìn năm, vì trọng pháp nên siêng-năng cung cấp hầu hạ cho tiên-nhân không thiếu-thốn.”

Ý chí quyết tâm cầu pháp, không tiếc thân mạng. Sẵn sàng làm những việc khổ khó làm: “Vì muốn đầy đủ sáu pháp ba-la-mật nên siêng làm việc bố-thí lòng không lẫn tiếc, bố-thí voi, ngựa, bảy báu, nước thành, vợ, con, tôi-tớ, bạn-bè, cho đến đầu, mắt, tủy, óc, thân, thịt, tay, chân, chẳng tiếc thân-mệnh

Càng khó càng quyết tâm cao, không một chút “dời tâm, chuyển ý”, vì “trọng pháp nên siêng năng cung cấp hầu hạ cho tiên nhân không thiếu thốn
<o:p></o:p>
Việc càng khó ý chí càng cao, chí nguyện càng bền đây chính là đặc tính căn bản của Dục Như Ý Túc.
<o:p></o:p>
Ước muốn trong Dục Như Ý Túc là ước muốn cao thượng cao tột, đòi hỏi hành giả phải vận toàn tâm dụng toàn trí mới có thể đạt được:
<o:p></o:p>
Con nay phát tâm xin sám hối<o:p></o:p>
Chẳng vì mình cầu phước báu nhân thiên<o:p></o:p>
Bậc Thinh văn, Duyên giác quyền thừa<o:p></o:p>
Chỉ cầu chứng được thượng thừa Phật quả<o:p></o:p>
Phát tâm bồ đề gieo hạnh lành cõi tịnh độ<o:p></o:p>
Nguyện cùng pháp giới tất cả chúng sanh<o:p></o:p>
Một thời đều được vãng sanh<o:p></o:p>
Nguyện thành đạo quả vô dư Niết bàn ."

2. Tấn Như Ý Túc: <o:p></o:p>
Tấn đây chính là tinh tấn. Tinh là tinh chuyên, tấn là tiến đến. Nghĩa là chuyên cần dõng mãnh thực hiện công việc thật rốt ráo. <o:p></o:p>
Người xưa đã dạy:<o:p></o:p>

“ Tự mình tinh tấn hàng ngày<o:p></o:p>


Tự mình nỗ lực một phen mới thành<o:p></o:p>


Tự tri là bước khởi hành<o:p></o:p>


Tri hành hợp nhất, trọn lành yêu thương
<o:p></o:p>

Khi so sánh giữa Tấn Như Ý Túc và Tứ Chánh Cần, Thiền sư Chánh Minh đưa ra ví dụ sau: <o:p></o:p>
Ví như một học sinh chưa đến thời-kỳ thi, luôn luôn chăm chỉ học hành không hề xao lãng, nhưng mức độ học của cậu từ tốn đều đặn. Gần đến ngày thi, cậu nỗ-lực học bất kể ngày đêm để thành-đạt những gì ấp ủ trong thời gian qua.<o:p></o:p>
Hay ví như người muốn hái quả ngon ngọt trên cây, đầu tiên y chạy chầm chậm từ xa để làm đà tiến, khi chạy đến nơi nhận thấy có thể phóng mình nhảy lên hái trái, y tung hết sức lực nhảy vọt lên để hái trái.<o:p></o:p>
Cũng vậy, sự học đều đặn không xao lãng của cậu học sinh, hay những bước chạy từ xa lấy đà của người nhảy lên cao ví như chánh-cần, còn nỗ-lực học bất kể đêm ngày hay phóng mình vọt lên cao bằng tất cả sức lực đang có, là vīriya (tấn như-ý túc).”

Nói cách khác, Tứ Chánh Cần là sự kiên trì còn Tấn Như Ý Túc là bước bộc phát của Tứ Chánh Cần. Tấn Như Ý Túc, là sự nỗ lực vượt trội hơn lúc bình thường đi kèm với ý muốn mãnh liệt "đạt được mục tiêu". <o:p></o:p>
Một cách khác: Tấn Như Ý Túc là sự nỗ-lực với ý muốn thành tựu mục đích, nếu không có ý muốn này thì chỉ là sự tinh-tấn suông giống như người đi dạo trong lúc nhàn rỗi, dù là thường xuyên đi tản bộ, nhưng không có mục-đích rõ rệt, chỉ là sự đi dạo bình thường.
<o:p></o:p>
Chính Tinh Tấn là yếu tố quyết định để thành tựu sự như ý, vì ngạn ngữ Trung Quốc có câu : “Đường ngắn không đi không đến, việc nhỏ không làm không xong”. Những mong ước, hoài bão chỉ có thể thành hiện thực khi được thực hiện một cách rốt ráo, quyết liệt.
<o:p></o:p>
Trong lịch sử Phật giáo có câu chuyện về việc chứng Thánh quả của tôn giả Ananda như sau: <o:p></o:p>
Trước khi kiết tập Phật-ngôn lần thứ nhất do trưởng-lão Kassapa chủ trì, trưởng-lão Ānanda không được tham dự vì Ngài còn là vị Thánh Hữu-học (Dự-lưu).
<o:p></o:p>
Với sự mong ước được tham dự cuộc kiết tập này, Ngài tinh tấn hành đạo với mong ước đạt được quả vị A-la-hán. Khi cuộc kiết-tập được khai mở, Ngài càng ra sức nỗ-lực với nhiệt-tâm mãnh-liệt, gần cuối đêm Ngài mỏi mệt, khởi lên ý nghĩ: "Ta hãy nghỉ ngơi chút ít, rồi tiếp tục hành-đạo". Khi Ngài vừa đặt mình xuống, đầu chưa chạm đất, chân vừa rời khỏi mặt đất (tức là ở trong tư thế không phải nằm cũng không phải ngồi), Ngài chứng quả Vô-lậu. "

Sự nỗ lực vượt bậc sẽ cho kết quả và lợi ích lớn. Đó là sự tinh tấn cúng dường Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh của Ngài Nhất Thiết Chúng Sanh hỷ Kiến Bồ Tát;là sự tinh tấn cung kính Phật tánh của mọi người của Bồ tát Thường Bất Khinh trong Kinh Pháp Hoa
<o:p></o:p>
3. Tâm Như Ý Túc <o:p></o:p>
Gọi là Tâm, từ ngữ căn CIT là suy nghĩ, suy ngẫm. Tâm Như Ý Túc là sự gắn bó khắn khít với pháp thành tựu (iddhi), sự gắn bó này mang tính mong cầu tha thiết.
<o:p></o:p>
Người có trí suy nghĩ rằng: "Giáo-pháp của đức Phật rất khó có cơ hội gặp được lần nữa, hiện-tại đây, ta là người may mắn gặp được giáo-pháp này, ta hãy thành-đạt được những gì mà những bậc Cổ-đức trong giáo-pháp này đã thành-đạt".
<o:p></o:p>
Chính sự suy nghĩ ấy là Tâm Như Ý Túc, nhưng không phải chỉ trong thoáng chốc, mà nó như hơi thở đeo bám vào sự sống, hành giả suy nghĩ rằng: « Sự sống của thân xác này do nương vào hơi thở như thế nào, ý nghĩ thành đạt giải thoát khổ trong giáo pháp này sẽ không hề vơi, không hề phai nhạt trong tâm ta như thế ấy »

Nhất Tâm Như Ý Túc còn gọi là Niệm Như Ý Túc nghĩa là một lòng chuyên nhất trụ nương vào sức mạnh của tâm, nên định dẫn phát mà khởi lên.<o:p></o:p>
Mặt trời tia sáng chiếu khắp mọi nơi, ánh sáng của nó bị yếu dần đi và, trở nên hòa dịu không thiêu đốt vạn vật được. Nhưng nếu tia sáng mặt trời kia mà qua thấu kính hội tụ thì nó có thể thành lửa thiêu đốt bất cứ thứ vật chất nào trên thế gian này.<o:p></o:p>
Dòng sông lớn, nếu bị chia làm nhiều giòng chảy nhỏ thì sức chảy của nó bị yếu đi. Trái lại, chỉ một giòng suối nhỏ, không chảy nhiều đường, cũng đủ sức xuyên thủng đá tảng.
<o:p></o:p>
Hành giả tu tập cũng lại như vậy, khi tâm chuyên chú vào một đối tượng nào đó thì vọng tâm sẽ không khởi lên được và không bị tán loạn, khi đó không việc gì không thành tựu. Trong Kinh Di Giáo Đức Phật dạy: “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện” nghĩa là tâm chuyên chú vào một chỗ thì không việc gì không thành.
<o:p></o:p>
Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni dạy:<o:p></o:p>
“Tâm chớ khá buông lung<o:p></o:p>
Pháp Phật phải siêng học<o:p></o:p>
Như thế không buồn rầu<o:p></o:p>
Tâm định vào Niết Bàn”

Tâm phải luôn ghi nhớ lời Phật dạy, luôn ghi nhớ nỗi khổ sanh tử, cho dù gặp thuận duyên hay nghịch duyên thì điều ghi nhớ này cũng không bị phai mờ. Chính sự ghi nhớ này sẽ là động lực mạnh giúp ta vượt thoát mọi khó khăn, hoàn thành được chí nguyện.
<o:p></o:p>
Chính vì tâm luôn ghi nhớ chí nguyện thành Phật mà trải qua nhiều kiếp Đức Phật đã làm được nhiều hạnh khổ khó làm: <o:p></o:p>
“Siêng làm việc bố-thí lòng không lẫn tiếc, bố-thí voi, ngựa, bảy báu, nước thành, vợ, con, tôi-tớ, bạn-bè, cho đến đầu, mắt, tủy, óc, thân, thịt, tay, chân, chẳng tiếc thân-mệnh”(Kinh Pháp Hoa, phẩm Đề Bà Đạt Đa thứ 12) .
<o:p></o:p>
Bởi vì :<o:p></o:p>
“Điều cha mẹ bà con<o:p></o:p>
Không có thể làm được<o:p></o:p>
Tâm hướng chánh làm được<o:p></o:p>
Làm được tốt đẹp hơn”<o:p></o:p>
(Pháp cú 43)
<o:p></o:p>
4. Tư Duy Như Ý Túc:<o:p></o:p>
Theo Hòa Thượng Thiện Hoa : Tư Duy Như Ý Túc hay Quán Như Ý Túc nghĩa là dùng trí tuệ sáng suốt quán sát pháp mình đang tu. Quán trí ấy do định mà phát sanh, trí ấy là tịnh trí. Vì tịnh cho nên nó có thể như thật thông đạt thật nghĩa (chân lý) của các pháp (vũ trụ).”[7] <o:p></o:p>
Sau khi đã xác định được mục tiêu, đã tinh tấn thực hành việc “làm lành, lánh ác”, nhất tâm nhớ nghĩ thì việc sau cùng là tư duy, quan sát kỹ về con đường sẽ đi, tìm hiểu về việc sẽ làm, để từ đó có thiết lập kế hoạch cụ thể phù hợp với bản thân, với hoàn cảnh hiện tại. <o:p></o:p>
Bên cạnh đó hành giả còn tư duy quán sát về những nỗi khổ sanh tử do kiếp sống luân hồi tạo ra; quán sát về sự an lạc của các bậc giải thoát. Chính những quán sát này sẽ giúp hành giả không còn ham thích những dục lạc của thế gian, mà chỉ vui thích với các pháp đưa đến giác ngộ giải thoát:<o:p></o:p>
‘'Đệ tử Bậc Chánh Giác<o:p></o:p>
Không tìm cầu dục lạc<o:p></o:p>
Dầu là dục chư thiên<o:p></o:p>
Chỉ ưa thích ái diệt”<o:p></o:p>
(Pháp Cú 187)
<o:p></o:p>
Tư duy về sự nguy hiểm của ái dục, của tham ái, giúp hành giả quyết tâm đoạn trừ: <o:p></o:p>
“Dòng ái dục chảy khắp<o:p></o:p>
Như dây leo mọc tràn<o:p></o:p>
Thấy dây leo vừa sanh<o:p></o:p>
Với tuệ hãy đoạn gốc”<o:p></o:p>
(Pháp Cú 340)<o:p></o:p>
Tư Duy Như Ý Túclà chặng cuối để định được thiết lập. Khi định được lập thì tuệ sẽ sinh. <o:p></o:p>
5. Sự liên hệ :
Dục là sự xác định việc phải làm. Tấn là sự nỗ lực loại trừ những sự trở ngại, thực hành những thuận duyên để công việc mau được hoàn thành. Tâm là sự chú tâm vào công việc. Quán là sự quán sát, xem xét về mọi khía cạnh để hoàn thành công việc. <o:p></o:p>
Khi mục tiêu được xác lập vững chắc, ước muốn được thành tựu ý nguyện luôn nung nấu trong tim trong từng sát na hơi thở, thì hành giả sẽ cố gắng thực hiện những việc có lợi và tránh làm những việc có hại cho mục tiêu; đồng thời luôn quan sát, tư duy về kế hoạch thực hiện mục tiêu. <o:p></o:p>
Các thành phần của Như Ý Túcđều liên hệ mật thiết với nhau theo Lý Duyên Khởi: <o:p></o:p>
Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh”
<o:p></o:p>
Bởi nếu chỉ xác định mục tiêu, mà không có ba pháp còn lại hỗ trợ thì chưa thể gọi đó là Dục Như Ý Túc. Vì mục tiêu ấy không có ý nghĩa thực tế, như “bánh vẽ” thì không thể no bụng.<o:p></o:p>
Nếu mục tiêu (Dục) được xác lập, có sự Chú Tâm, có sự Quán Sát Tư Duy đầy đủ thế nhưng không có tinh tấn nỗ lực hết mình thì mục tiêu cũng không thể hoàn thành nhanh chóng được. <o:p></o:p>
Như có người biết rằng trời sắp có bão và điều cần làm là phải đi mua lương thực, các nhu yếu phẩm cần thiết,... thế nhưng người này dù biết như vậy nhưng vẫn không đi mua sắm ngay đợi khi có gió bão đến thì mới bắt đầu đi. Do vậy, kết quả là không thể đi và bản thân anh ta cùng gia đình phải chịu đói.
<o:p></o:p>
Nếu đã có mục tiêu, có sự siêng năng hết mình, nhưng chưa có sự chú tâm thì chắc chắn hành giả không thể có sự tư duy quán sát kỹ về mục tiêu, do vậy việc hoàn thành mục tiêu cũng chưa thể tiến triển nhanh, đúng hướng.
<o:p></o:p>
Nếu đã có mục tiêu, đã siêng năng, đã chú tâm nhưng chưa có sự tư duy, quán sát thì kết quả như ý cũng vẫn chưa đến, như những người mua đất trong câu chuyện dân gian sau:<o:p></o:p>
Có một người chủ đất, bán đất với điều kiện: “Ai muốn mua đất, phải trả trước 10 đồng tiền vàng. Sau đó, người mua sẽ dùng ngựa để chạy đến điểm mà người ấy muốn có và quay lại điểm khởi đầu vào lúc trước khi mặt trời lặn. Nếu thỏa mãn được điều kiện này thì tất cả chu vi đất từ điểm đầu đến điểm cuối sẽ thuộc về người ấy. Nếu không về đích đúng giờ thì người mua sẽ mất 10 đồng tiền vàng. <o:p></o:p>
Kết quả là có rất nhiều người mất tiền nhưng chẳng có ai được đất. Bởi vì mọi người đều nỗ lực chạy thật xa, quên cả ăn uống. Nên có người không chạy về kịp giờ, có kẻ chạy về kịp giờ thì bị chết vì kiệt sức.”

Muốn hoàn thành công việc phải có sự suy nghĩ, tư duy về mọi mặt của vấn đề. Phải có sự phối hợp chặt chẽ của các thành phần thì mới đạt được sự như ý.
<o:p></o:p>
Nhờ Tư Duy mà hành giả biết mục tiêu của mình đã đạt được bao nhiêu phần trăm, năng lực của mình có thể hoàn thành mục tiêu theo cách nào là tốt nhất..
<o:p></o:p>
Khi đã thành tựu được một trong Bốn Như Ý Túc thì chắc chắn những thành phần khác cũng sẽ tuần tự thành tựu:Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ, này các Tỷ-kheo, đã thực hiện một phần Như Ý Túc; tất cả những vị ấy đã làm như thế nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn Bốn Như Ý Túc. Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời tương lai, này các Tỷ-kheo, sẽ thực hiện một phần như ý túc; tất cả những vị ấy sẽ làm như thế nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn Bốn Như Ý Túc. Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong hiện tại, này các Tỷ-kheo, có thực hiện một phần Như Ý Túc; tất cả những vị ấy đang làm như thế nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn Bốn Như Ý Túc.”(Tương Ưng Bộ KInh)
Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ, này các Tỷ-kheo, đã thực hiện toàn diện Như Ý Túc; tất cả những vị ấy đã làm như thế nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn bốn như ý túc. Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời tương lai, này các Tỷ-kheo, sẽ thực hiện toàn diện Như Ý Túc; tất cả những vị ấy sẽ làm như thế nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn Bốn Như Ý Túc. Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong hiện tại, này các Tỷ-kheo, có thực hiện toàn diện như ý túc; tất cả những vị ấy đang làm như thế nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn Bốn Như Ý Túc.”(Tương Ưng Bộ Kinh)

Các thành phần của Tứ Như Ý Túccó quan hệ mật thiết với nhau, tùy từng giai đoạn tu tập mà một thành phần nào nổi bật, ba thành phần còn lại tạm lắng( không phải là không có). Khi hành giả tu tập nhuần nhuyễn cả Bốn Như Ý Túc thì chắc chắn những kết quả tốt đẹp, những lợi ích lớn sẽ đến với hành giả .




<HR align=left SIZE=1 width="33%">


</o:p>
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên