Nếu không thượng căn thì luôn tinh tấn.

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 6 2015
Bài viết
221
Điểm tương tác
160
Điểm
43
NẾU KHÔNG THƯỢNG CĂN THÌ LUÔN TINH TẤN.

Nói đến những bâc đã có duyên lành tu tập từ trước, riêng trò không thể nào nghĩ tới. Vì sao ư? Vì cuộc sống trò luôn cố gắng,chờ đợi, chấp nhận mới gọi tạm ổn. Nên đối với Quý Ngài có được túc duyên trò hằng chiêm ngưỡng thật không gì lạm bàn thêm nữa. Như vậy ta không nên nhìn Tổ, Thầy thấy nước chảy, gió bay kiến tánh, để mong chờ mình biết đâu sẽ như thế. Hay biện minh rằng "tu nhất kiếp, ngộ nhất thời" rồi tự mình đóng vào khuông giải đãi, thế quả không nên. Bắt đầu tu thiền ta vẫn chọn oai nghi cơ bản nhất là ngồi {toạ}, khi oai nghi này nhuần phục- tâm thanh tịnh nhưng hằng biết- ta mới tiếp oai nghi đứng, đi và nằm. Riêng oai nghi nằm trò có thể nói với Quý Vị coi chừng vọng niệm lừa mình. Có thể lúc đó nó đưa ra nhiều lí giải rất hợp lí nhưng không đúng với trình độ ta. Nói cụ thể là khi giải đãi ta bảo rằng toạ thiền là toạ ở trong tâm, ngồi mà không yên lặng cũng như ngồi trong hang quỷ. Rồi nằm xuống Quý Vị biết chuyện gì xảy ra ngay sau đó không? Ngủ 1 giấc bí tỉ tới sáng. Hi...hi...lúc nhỏ trò kinh nghiệm nhiều lắm. Nói đến đây trò nhớ 1 câu truyện có tên là HAI HÒN ĐÁ.
2 hòn đá tu luyện mấy ngàn năm, nó rất đẹp và nói nghe được ngôn ngữ Việt Nam và English {cười}. Ta đặt tên là Thiên Thạch và Thạch Anh. 1 hôm có nhà điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới, đến Tịnh Thất xây dang dở của Tham Trang {đùa cho linh động nha Quý Vị} chẳng hạng và đã chọn hòn đá Thiên Thạch để tạc tượng Đức Thế Tôn. Điều đáng buồn là vừa đặt nhát búa đầu tiên, Thiên Thạch đã rên la vang xin, nên nhà điêu khắc chọn Thạch Anh. Cũng đau đớn như Thiên Thạch, nhưng Thạch Anh cố chịu vì thạch Anh biết rằng trải qua đau đớn mình mới có được sự tôn kính vĩnh hằng. Cứ thế, thưa Quý Vị, ngày qua ngày Thạch Anh nhẫn chịu trong đau đớn, rồi 2 năm sau, khi nhát búa cuối cùng đã hoàn tất, người ta thỉnh Thạch Anh về ngôi Tịnh Xá lớn nhất như Tu Viện Minh Đăng Quang ngày nay và Thiên Thạch thì được đặt làm bệ lót để đặt Đức Bổn Sư lên. Cứ như vậy, mỗi Phật Tử đến lễ bái hay chiêm ngưỡng Tu Viện Minh Đăng Quang là đảnh lễ Đức Từ Phụ, khi đảnh lễ Đức Từ Phụ tức phải giẫm lên bệ đá Thiên Thạch lễ mới được. Nhiều Phật Tử và nhiều ngày Thiên Thạch chịu không nổi tủi thân bảo Thạch Anh
- Này, 2 ta từ 1 chỗ mà ra, sao ngươi thì được kính trọng lễ bái. Còn ta thì luôn bị giẫm đạp thế.
- Ngươi là người có cơ hội đó trước ta, do ngươi không chịu giọt dũa nên nhà điêu khắc mới chọn ta, tự ngươi đã đánh mất cơ hội tiến thân.
Cũng thế, nếu chúng ta giải đãi, không chịu khó, không học hỏi, lắng nghe để tinh tấn tu hành thì mãi mãi ta là chúng sanh, bị chà đạp trong bể khổ, không tự đứng lên. Khi có cơ hội được gặp thân này là sự chọn lựa của ta đối với nhà điêu khắc, qua quá trình mài dũa tu sửa ta luôn nhẫn nhịn, tăng trưởng yêu thương, tinh tấn thiền định thì sao Quý Vị ? Dù ta không cầu nhưng trời người đều kính trọng. Quanh ta luôn toả ra hương vô ưu để mọi người NĂNG LỄ, SỞ LỄ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên