1-Hãy Xuy Xét Những Gì Viết Ra!Như Bạn Nói Có Vẻ Rành Về Pháp Môn Niệm Phật . Vậy:
An Long Đã viết :
B- ĐỐI VỚI TỊNH ĐỘ -> PHẢI ; TÍN - NGUYỆN - HÀNH-> ĐẾN NHẤT TÂM BẤN LOẠN-> Có Đúng Tông Chỉ Của Pháp Môn TỊNH ĐỘ KHÔNG ???
2- Bạn Đã Thực Hành Được Đến : NHẤT TÂM BẤN LOẠN CHƯA ? -CẢNH GIỚI ĐÓ THẾ NÀO ! ???
3-Và Nếu ĐẠT NHẤT TÂM BẤN LOẠN ( TỨC ĐÃ THÀNH CÔNG TỊNH ĐỘ ) Vậy TỊNH ĐỘ PHÁT NGUYỆN THẾ NÀO ???...HAY VỀ TỊNH ĐỘ ĐỂ ĂN BÁM CHƯ PHẬT - CHƯ BỒ TÁT ???
......
( ! )@ - NGUYỆN :
-PHÂN THÂN VÔ SỐ- HỘI NHẬP TA BÀ
-NGUYỆN KHẮP CHÚNG SANH-TỀ THÀNH PHẬT ĐẠO
@-Bạn Thấy Đúng TÔNG CHỈ CỦA TỊNH ĐỘ Chưa !....
1#-Nếu Thế Nguyện : PHÂN THÂN VÔ SỐ-HỘI NHẬP TA BÀ -> ĐỂ LÀM GÌ ???
2#-NGUYỆN CÙNG CHÚNG SANH - TỀ THÀNH PHẬT ĐẠO -> THÌ PHẢI CÓ TRÍ HUỆ GIẢI THOÁT .!
3#-MUỐN CÓ TRÍ HUỆ GIẢI THOÁT-> THAM CỨU THIỀN MÔN Có Đúng Không ! ???
Tịnh độ ở đây mà VNBN nói là Tịnh Độ Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, chứ không bàn Tịnh độ chung chung.
Về cơ bản bạn vẫn chưa nắm tông chỉ của pháp môn niệm Phật. Cụ thể như sau:
- NGUYỆN mà bạn nói là nguyện chung chung của người hành Bồ Tát Đạo, không riêng ở người niệm Phật. Chữ NGUYỆN trong Tín - Nguyện - Hạnh là khát khao ước muốn vãng sanh sang Cực Lạc, còn sanh sang đó làm gì thì nằm ở chữ TÍN.
- Có TÍN - NGUYỆN và Hạnh đến nhất tâm bất loạn thì tất nhiên được vãng sanh. Tuy nhiên cách hiểu NHẤT TÂM BẤT LOẠN của bạn nó ngang với sự chứng ngộ trong Thiền Tông là không hợp lẽ. Hơn nữa, Nhất Tâm Bất Loạn thuộc về Hạnh, phải có Tín-Nguyện mới vãng sanh; còn như Tín Nguyện mập mờ thì nhất tâm bất loạn đó chỉ là một loại định tâm mà thôi không hẳn là giải thoát, bỏ nguyện thì không thể vãng sanh.
- NHẤT TÂM BẤT LOẠN là gì? Trong niệm Phật, đạt tới nhất tâm bất loạn thì nghĩa là tâm ta chỉ cột với Phật hiệu A Di Đà mà không bị các cảnh duyên làm ảnh hưởng. Như vậy, Nhất Tâm Bất Loạn là một trạng thái định tâm khi tâm niệm Phật đã thành phiến, các vọng tưởng không có cơ hội xen lẩn vào làm gián đoạn. Tuy nhiên nếu ta ngưng niệm Phật thì tâm trí ta vẫn có thể bị các cảnh duyên làm xao động. Tóm lại, NHẤT TÂM BẤT LOẠN trong niệm Phật là một loại định tâm và chưa thể đồng nhất với tâm giải thoát vô lậu.
Trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Đức Phật có nói vì sao dù có niệm Phật nhất tâm bất loạn, vẫn phải cầu vãng sanh sang Cực Lạc:
Bạch đức Thế-Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế thì tại sao hôm nay đức Thế-Tôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc quốc độ ở Tây phương ?"
Khi ấy, đức Thích-Ca mỉm cười, giơ cao cánh tay hữu, lấy bàn tay xoa trên đỉnh đầu của Trưởng-giả Diệu-Nguyệt, mà nói lời nầy:
- "Hay thay ! Hay thay ! Diệu-Nguyệt cư sĩ, đây là pháp khó tin, khó hiểu bậc nhất mà Như-Lai chưa từng nói. Đây là pháp tối thượng Nhứt thừa, chứa đựng vô lượng vô biên ý nghĩa vi diệu mà Như-Lai đợi đến đúng lúc, đúng thời mới ban cho, tự như hoa Ưu-đàm-bát-la mấy muôn ngàn năm mới nở một lần. Đây là Tạng Pháp bí mật của chư Phật ba đời, ví như viên bảo châu trên búi tóc Luân-vương không thể khinh xuất giao cho người khác. Mà Như-Lai chỉ truyền giao cho bất cứ chúng sanh nào quyết chí hoàn thành địa vị Thiên Nhân Sư, tiếp nối hạt giống Bồ-đề.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.
Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v...
Lại nữa, do vọng niệm tương tục nối nhau không dứt, mà biến hiện đủ loại hình tướng, sắc thân, thọ mạng, ẩm thực, quyến thuộc, phiền não để hưởng dụng trong các cảnh giới kia. Hoặc cam chịu những quả báo khổ lạc do những nhân tố sai biệt. Đời đời như thế mãi, chưa lúc nào tạm ngừng nghỉ.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là Pháp-thân Viên-mãn Chu-biến Nhất-thiết-xứ, là Phật-tánh thậm thâm có đầy đủ mọi năng lực vô úy bất khả tư nghị, có đầy đủ diệu dụng vô ngại bất tư nghị. Là cứu cánh siêu việt tối thượng, có đầy đủ năng lực bất khả thuyết, bất khả xưng tán, để chuyển hóa vô minh thành ra giác ngộ, sinh tử thành Niết-bàn. Là phương tiện vi diệu bật nhất, thường cải biến hết thảy Sở-y và Sở-hành của mọi chúng sanh, đưa tất cả tướng trạng hữu lậu, trói buộc, trở về với Bản-tánh Vô-lậu, Giải-thoát.
Cho nên, nếu chúng sanh nào đem Tâm-thể của mình mà duyên với danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, thì Tâm-thể của người ấy dần dần trở nên vô cấu nhiễm, dần dần phát sanh vô lượng vô biên đức tướng Như-Lai. Do vậy, tự nhiên thấy mình ở trong thế giới Cực-Lạc trang nghiêm, thù thắng. Cùng một lúc, cái niệm tưởng Nam-mô A-Di-Đà Phật sẽ phát khởi thân lượng, oai nghi, tướng hảo và quang minh của đức A-Di-Đà cùng chư vị Thánh-chúng.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, người ở nơi ý nghĩa ấy phải nên hiểu rõ như thế !
Pháp môn Niệm Phật chính là là chuyển biến cái Tâm-thể của chúng sanh, bằng cách không để cho Tâm-thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v... Mà chỉ đem Tâm-thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A-Di-Đà, thấy mình sanh vào cõi nước Cực-Lạc, thân mình ngồi trên tòa sen báu, nghe Phật và Bồ-Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh ...
Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật - nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.
Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.
Thí dụ như việc khắc họa hình tượng. Tuy đã dùng gỗ tốt đẽo gọt lâu ngày và tạo nên hình dáng con người. Nhưng phải bỏ ra một thời gian lâu xa để chạm trổ thêm mắt, tại, miệng, nét mặt, nếp nhăn, dáng vẻ, bộ tịch, thần sắc ... Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực-Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh-chúng, thành tựu vô lượng Ba-la-mật thâm nhập Tam-muội Tổng-trì-môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi Bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng-chánh-giác, Chuyển-pháp-luân Vô-thượng.
Bạn có thể xem hai phần mà VNBN đã in đậm. Nhờ niệm Phật hiệu, tâm bạn thanh tịnh dần dần nhưng thanh tịnh đó là nhờ cột tâm với Phật hiệu, chứ chẳng phải thanh tịnh của tâm vô lậu giải thoát. Do đó, vẫn phải phát lòng cầu vãng sanh để sang Cực Lạc rèn giũa hoàn thành đạo nghiệp.