Người Tu có cần trau dồi kiến thức thế gian

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
attachment.php


Kiến thức của thế gian là thuộc về pháp thế gian.Pháp thế gian là pháp sinh tử .
Người tu đạo là người cầu giải thoát sinh tử.
Vậy người tu đạo có cần học hỏi và trau dồi kiến thức thế gian?
Xa hơn nữa , người tu có nên đọc sách vở thế gian hay không ?
Lấy tâm suy xét thì : thời xưa hay có quan niệm đã tu theo đạo giải thoát là phải không được xem đọc sách vở thế gian, và không nên gắn bó với kiến thức thế gian , vì như vậy sẽ dẫn đến tâm dính mắc với thế gian . Thế nhưng ngày nay thì khác , với trào lưu tiến hóa không ngừng của khoa học , kỹ thuật , công nghệ , văn hóa ...thì , để có thể thích ứng với đời sống và theo kịp các người khác để độ đời thì người tu vẫn cần phải học đọc sách vở thế gian , trau dồi kiến thức thế gian, nhằm có được sự thích ứng với xã hội. Nhất là đối với người tại gia thì càng cần nắm vững kiến thức để giúp cho việc hành nghề trong xã hội được tốt .

Trong đạo Phật có dạy về năm môn học cần thông triệt cho con người trong xã hội , chắc cũng không ngoài người tu.Đó là Ngũ Minh :
1- Thanh minh : môn học về ngôn ngữ văn học , văn chương , thi ca , văn hóa nhân gian , truyền thống triết lý
2-Công Xảo minh : môn học về công nghệ , kỹ thuật , toán pháp, khoa học.
3-Y phương minh : môn học về y khoa trị liệu bệnh tật
4- Nhân Minh : môn học về đạo đức con người , về thiện/ác, chánh /tà , luận lý logic và triết học thế gian
5- Nội minh : môn học về chuyển hóa nội tâm : giáo lý Phật giáo .

Năm môn học này thì bốn môn đầu là kiến thức thế gian .Và trong bốn môn này là phục vụ nhân sinh , chân thiện mỹ thế gian.Môn thứ năm là Phật pháp .
Kinh nói rằng Bồ tát thường học hỏi trau dồi Ngũ minh để thuận hợp với đời .Xét ra cũng không ngoài ý tưởng : người tu có cần học hỏi trau dồi pháp thế gian nhưng phải là pháp phục vụ chân thiện mỹ và tuy học nhưng tránh không đắm nhiễm.



Ý kiến trình bày là của cá nhân người viết bài.​
 

Đính kèm

  • 18 days opener.[1].jpg
    18 days opener.[1].jpg
    330.6 KB · Xem: 1,013
  • 1_whitelotus_jpg_1[1].jpg
    1_whitelotus_jpg_1[1].jpg
    54.9 KB · Xem: 813
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Nói bốn điều 1 đến 4 là thế gian pháp dĩ nhiên không nhằm nói đến pháp Bất Tịnh của thế gian ,là sự thiếu khuyết về GIỚI - ĐỊNH - HUỆ của Thế Gian.

Thế gian cũng có những pháp mang tính Chân , Thiện , Mỹ .

Trong giáo lý nhà Phật chúng ta nghe biết : Phật pháp bất ly Thế Gian Pháp. Như vậy Phật pháp có vì có thế gian.

Trong giáo lý nhà Phật thường nói đến nơi bùn có hoa sen mọc. Không có bùn thì nào có hoa sen .Cho nên nếu Phật pháp do đức Phật giảng nói là để chúng sinh đối trị với Tham , sân , si và tu pháp Giới , định , huệ . Thì Phật pháp do đức Phật giảng nói cũng có năm món Minh để chuyển hóa chúng sinh từ Chân , Thiện , Mỹ của Thế gian thành Giải thoát.

Không nên hiểu Phật pháp là một chân lý hoàn toàn không dính líu gì đến thế gian ,một chân lý nằm ngoài mọi sự hiểu biết và trí tuệ của thế gian.Vì đức Phật đã từng giảng thuyết về chân lý có sẵn tiềm tàng trong Tâm mỗi chúng sinh, không phải một chân lý nằm ở đâu đó bên ngoài Tâm chúng sinh.Chúng ta biết rằng đức Phật là một nhà Tâm Lý lỗi lạc có khả năng trị Tâm bệnh và nghiệp bệnh cho chúng sinh.Và như vậy đức Phật rất đi sâu đi sát với chúng sinh trong mọi trạng thái và biến động của Tâm thức chúng sinh, điều này chúng ta có thể thấy trong kinh điển Ngài dạy
Thuyết minh về "Ngũ Minh " là có trong sách vở xưa của Ấn Độ , nói về năm môn học.
Đức Phật Thích Ca dùng Lý về Ngũ Minh để dạy cho các vị đệ tử Tăng sĩ của ngài phương pháp làm công tác hoằng pháp có hiệu quả . Nếu truyền bá đạo một cách xa rời trí tuệ và hiện thực của thế gian thì khó có hiệu quả độ được chúng sinh.
Những sự chứng ngộ nội tâm (nội chứng ), sự nắm rõ sách vở triết học thế gian,sự hiểu biết thuật chữa bệnh , khả năng nói được nhiều ngôn ngữ , biết nhiều phong tục , am tường về khoa học kỹ thuật hiện đại của thế gian , sẽ giúp cho người xuất gia truyền bá đạo có hiệu quả .
Và người tu tại gia cũng cần nắm rõ và áp dụng ngũ minh trong Phật pháp.

Người không có trí tuệ về đạo hay không tin đạo thì sẽ chấp trước vào sự ưu việt của nền văn minh nhân loại , chấp trước vào trí tuệ thế gian và xa rời đạo ,con đường giải thoát càng xa .




Ngũ Minh,五明<FONT color=black>, Pancavidya (skt)—Năm minh hay năm môn học xưa của Ấn Độ giúp con người phát triển trí huệ— ffice:eek:ffice" /><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT color=
http://cusi.free.fr/coban/phkl/phkl-3-04.htm

Phật học Phổ thông: https://sites.google.com/site/laypha...iv-46-ngu-minh
Ngũ minh (Mật tông): http://tuyenphap.com/Phat-phap/Ngu-Minh</o:p>

T<o:p></o:p>

<o:p></o:p>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên