NHẬP ĐỊNH
ĐỊNH LÀ YÊN LẶNG.
Chơn lý của võ trụ là yên lặng. Yên lặng là lẽ thật là huyền bí, là không vọng động, nên cũng gọi là chơn như hay sự kín đáo. Định tức là mật, trong mật định có chứa linh giác và thần. Cho nên gọi định năng sanh chơn huệ và giới. Định là chánh, loạn là tà, nên mới có tên chánh định; và cũng là có chánh mới có định, chánh định là niết-bàn, tâm người trở lại chánh định chơn như sau khi toàn giác, gọi là Như Lai hay là Phật. Thế nên chánh định là chỗ sanh ra tất cả chúng sanh vạn vật và các pháp, mà cũng là chỗ trở về, hay chỗ đến, nghỉ ngơi hưu trí của chúng sanh, vạn vật và các pháp kia vậy.
Thể của định là võ trụ bao la vô cực, không không vắng lặng và tối đen. Tướng của định là chơn như không vọng động, đứng ngừng chết nghỉ, trơ, sựng. Dụng của định là thay đổi tiến hóa an vui giác ngộ và quả linh thần thông. Lý của định là tự nhiên chơn thật. Thân của định là giới, trí của định là huệ, tánh của định là chơn, còn định là tâm của tất cả chúng sanh hay cũng là sự sống sức mạnh và bao gồm tất cả v.v...
Định là quả yên vui, mà con đường đi đến định kêu là đạo, và đắc chánh định gọi là đắc quả. Định là chỗ đến, kết quả, mục đích của các con đường. Định là một năng lực mạnh mẽ nhất, định là sanh mạng của thân tâm trí ta. Chính chánh định mới là bổn ngã vậy, trước quả địa cầu là định, sau quả địa cầu là định. Trước sanh thân là định, sau sanh thân là định.
Trước khi thức là định, sau khi thức là định.
Trước khi làm là định, sau khi làm là định.
Trước khi nói là định, sau khi nói là định.
Trước khi nghĩ ngợi là định, sau khi nghĩ ngợi là định.
Cái định hằng có nơi mỗi chỗ, nơi mọi lúc; mắt tai mũi lưỡi thân ý phải định luôn luôn. Ông thầy giáo không định thì chết, người học trò không định thì điên. Ai ai không định thì khổ. Định là giấc ngủ ngon, hay như cái chết sướng. Cho nên định là mùi vị của các sự việc. Có định mới có thành công không thất bại cho mỗi hạng người.
Có chánh mới có định, chánh đạo là năng sanh định quả. Chánh là thiện, thiện là không ác, ác là che mất bản tâm, che mất bản tâm là quên định, cho nên kẻ không định là ác tà loạn vọng rối khổ tơi bời, không đường lui tới. Vậy muốn định thì phải ngăn ngừa ác, và tránh xa chỗ ồn ào, tức là giữ giới luật, tự ta chế ra giới luật cho ta, để bảo tồn định, có định mới không còn phiền não, vô ích tai hại. Thế nên đời sống của ta phải cho có kỷ luật, giới nhiều là định nhiều, giới ít là định ít, không giới là không định. Tâm không định là sự nghĩ ngợi, quán xét không đặng sáng và chẳng năng dứt bỏ được điều càng. Không định không có thần thông quả linh thì con người phải té sa vào nơi vật chất giả dối, nắm níu lấy ác tà loạn vọng, chôn nhốt giết hại tâm mình. Cho nên tâm định thì trí mới huệ, huệ nhiều ít là do định. Định nhiều là huệ nhiều, định ít là huệ ít, không định là không có huệ. Có huệ được học tỏ sáng, mới hết mê lầm. Không mê lầm là không vọng động theo cảnh chiêm bao mộng ảo của lớp thấp thỏi đầu tiên, thì con người mới đặng hưu trí, chơn như nín nghỉ, làm kẻ ông già, làm người cao cả, không còn nói làm bậy bạ ác quấy uổng công nhọc sức.
Có định trí mới nhớ chứa xa, đựng gồm lớn, nhờ nhớ đựng bao việc quá khứ hiện tại, mà thấy rõ các pháp vị lai, xét rõ được việc đời, nhìn xa được tâm lý, nghe rõ được trình độ, diệt dứt được phiền não, mà chứng đựng an hòa.
Có định thì cái hình bóng của biết mới cứng vững chắc già to lớn tốt tươi không hư hoại. Định là một sức mạnh thần thông, nhờ yên lặng cái ý mới mạnh mẽ gom hiệp mà điều khiển sự biến hóa, linh nghiệm.
Có định ta mới dám tin chắc ta là trọn lành, không lầm lạc rối loạn ác quấy. Định nơi lẽ chánh, thiện sẽ đến kết quả an lạc nghỉ ngơi đại định. Bằng nhứt định nơi sự ác tà, ắt phải gặp rối khổ lao chao đại loạn. Cho nên gọi sự quyết định hay nhứt định là cái định yên lặng. Chỉ có cái ấn dấu không dời đổi, chắc chắn tin cậy làm định mạng cho chúng sanh, cái ấn định ấy là sự yên lặng mà thôi, lại sự yên lặng ấy có là do nơi lẽ chánh thiện. Dầu chưa phải là đại định lâu ngày, chớ cái định trong chốc lát, nó cũng giúp cho ta biết bao điều khỏe khoắn nghỉ ngơi, và làm cho ta được tỉnh táo trí huệ. Vậy chúng ta nên nhớ rằng người không định là sẽ điên, mà kẻ điên thì đâu có cái sống biết chi chi ở tại chỗ nào? Cũng như nước xao lộn là nước đục bùn, đã là nước dơ thì đó là đất chứ đâu còn nước? Nước yên lặng thì có mắt kiếng sáng thấy rõ muôn hình, cũng như tâm định mới thấy có tâm, và trí sẽ được huệ sáng soi ra cùng khắp. Như vậy nghĩa là không định là không có tâm, không tâm là không có ta, thì đâu còn sự sống?
(Còn tiếp)
ĐỊNH LÀ YÊN LẶNG.
Chơn lý của võ trụ là yên lặng. Yên lặng là lẽ thật là huyền bí, là không vọng động, nên cũng gọi là chơn như hay sự kín đáo. Định tức là mật, trong mật định có chứa linh giác và thần. Cho nên gọi định năng sanh chơn huệ và giới. Định là chánh, loạn là tà, nên mới có tên chánh định; và cũng là có chánh mới có định, chánh định là niết-bàn, tâm người trở lại chánh định chơn như sau khi toàn giác, gọi là Như Lai hay là Phật. Thế nên chánh định là chỗ sanh ra tất cả chúng sanh vạn vật và các pháp, mà cũng là chỗ trở về, hay chỗ đến, nghỉ ngơi hưu trí của chúng sanh, vạn vật và các pháp kia vậy.
Thể của định là võ trụ bao la vô cực, không không vắng lặng và tối đen. Tướng của định là chơn như không vọng động, đứng ngừng chết nghỉ, trơ, sựng. Dụng của định là thay đổi tiến hóa an vui giác ngộ và quả linh thần thông. Lý của định là tự nhiên chơn thật. Thân của định là giới, trí của định là huệ, tánh của định là chơn, còn định là tâm của tất cả chúng sanh hay cũng là sự sống sức mạnh và bao gồm tất cả v.v...
Định là quả yên vui, mà con đường đi đến định kêu là đạo, và đắc chánh định gọi là đắc quả. Định là chỗ đến, kết quả, mục đích của các con đường. Định là một năng lực mạnh mẽ nhất, định là sanh mạng của thân tâm trí ta. Chính chánh định mới là bổn ngã vậy, trước quả địa cầu là định, sau quả địa cầu là định. Trước sanh thân là định, sau sanh thân là định.
Trước khi thức là định, sau khi thức là định.
Trước khi làm là định, sau khi làm là định.
Trước khi nói là định, sau khi nói là định.
Trước khi nghĩ ngợi là định, sau khi nghĩ ngợi là định.
Cái định hằng có nơi mỗi chỗ, nơi mọi lúc; mắt tai mũi lưỡi thân ý phải định luôn luôn. Ông thầy giáo không định thì chết, người học trò không định thì điên. Ai ai không định thì khổ. Định là giấc ngủ ngon, hay như cái chết sướng. Cho nên định là mùi vị của các sự việc. Có định mới có thành công không thất bại cho mỗi hạng người.
Có chánh mới có định, chánh đạo là năng sanh định quả. Chánh là thiện, thiện là không ác, ác là che mất bản tâm, che mất bản tâm là quên định, cho nên kẻ không định là ác tà loạn vọng rối khổ tơi bời, không đường lui tới. Vậy muốn định thì phải ngăn ngừa ác, và tránh xa chỗ ồn ào, tức là giữ giới luật, tự ta chế ra giới luật cho ta, để bảo tồn định, có định mới không còn phiền não, vô ích tai hại. Thế nên đời sống của ta phải cho có kỷ luật, giới nhiều là định nhiều, giới ít là định ít, không giới là không định. Tâm không định là sự nghĩ ngợi, quán xét không đặng sáng và chẳng năng dứt bỏ được điều càng. Không định không có thần thông quả linh thì con người phải té sa vào nơi vật chất giả dối, nắm níu lấy ác tà loạn vọng, chôn nhốt giết hại tâm mình. Cho nên tâm định thì trí mới huệ, huệ nhiều ít là do định. Định nhiều là huệ nhiều, định ít là huệ ít, không định là không có huệ. Có huệ được học tỏ sáng, mới hết mê lầm. Không mê lầm là không vọng động theo cảnh chiêm bao mộng ảo của lớp thấp thỏi đầu tiên, thì con người mới đặng hưu trí, chơn như nín nghỉ, làm kẻ ông già, làm người cao cả, không còn nói làm bậy bạ ác quấy uổng công nhọc sức.
Có định trí mới nhớ chứa xa, đựng gồm lớn, nhờ nhớ đựng bao việc quá khứ hiện tại, mà thấy rõ các pháp vị lai, xét rõ được việc đời, nhìn xa được tâm lý, nghe rõ được trình độ, diệt dứt được phiền não, mà chứng đựng an hòa.
Có định thì cái hình bóng của biết mới cứng vững chắc già to lớn tốt tươi không hư hoại. Định là một sức mạnh thần thông, nhờ yên lặng cái ý mới mạnh mẽ gom hiệp mà điều khiển sự biến hóa, linh nghiệm.
Có định ta mới dám tin chắc ta là trọn lành, không lầm lạc rối loạn ác quấy. Định nơi lẽ chánh, thiện sẽ đến kết quả an lạc nghỉ ngơi đại định. Bằng nhứt định nơi sự ác tà, ắt phải gặp rối khổ lao chao đại loạn. Cho nên gọi sự quyết định hay nhứt định là cái định yên lặng. Chỉ có cái ấn dấu không dời đổi, chắc chắn tin cậy làm định mạng cho chúng sanh, cái ấn định ấy là sự yên lặng mà thôi, lại sự yên lặng ấy có là do nơi lẽ chánh thiện. Dầu chưa phải là đại định lâu ngày, chớ cái định trong chốc lát, nó cũng giúp cho ta biết bao điều khỏe khoắn nghỉ ngơi, và làm cho ta được tỉnh táo trí huệ. Vậy chúng ta nên nhớ rằng người không định là sẽ điên, mà kẻ điên thì đâu có cái sống biết chi chi ở tại chỗ nào? Cũng như nước xao lộn là nước đục bùn, đã là nước dơ thì đó là đất chứ đâu còn nước? Nước yên lặng thì có mắt kiếng sáng thấy rõ muôn hình, cũng như tâm định mới thấy có tâm, và trí sẽ được huệ sáng soi ra cùng khắp. Như vậy nghĩa là không định là không có tâm, không tâm là không có ta, thì đâu còn sự sống?
(Còn tiếp)