Nhập Mật Thừa

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Xin chú ý: Đây là những bài viết tổng hợp để các hành giả Kim Cang thừa tham khảo, tổng hợp các bộ luận Mật Tông, không phải là Topic thảo luận, mong rằng mọi người đừng bình luận. Để gián đoạn, pha loãng các Mật Luận.
Nếu quý vị muốn thảo luận gì xin cứ tự lập Topic riêng nhé!
Nam mô Hoan Hỷ Quang Như Lai.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7120


*Ðể đạt giác ngộ chỉ bằng Ba La Mật Đa thừa (nhân thừa), hành giả phải tích lũy công đức và trí huệ trong ba đại a-tăng kỳ kiếp.
-Nhưng cho dù tích lũy lâu dài đến như thế [nhưng nhân thừa này] cũng không đủ để chứng ngộ viên mãn.

-----------------
*Chú thích: Ba La Mật Đa thừa gọi là;Thừa tu từ nguyên nhân gồm Bố Thí Ba La Mật, Trì Giới Ba La Mật, Tinh Tấn Ba La Mật, Thiền Định Ba La Mật, Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7121


*Ngài Long Trí (Nagabodhi đệ tử ruột của ngài Long Thọ) nói:

"Dù trong vô lượng kiếp,

Bố thí đầu và mình,

Ngọc qúy ,những thứ khác

Sắc tướng còn bất tịnh


Không thể đạt giác ngộ.



Dù trong vô lượng kiếp

Trì giới và nhẫn nhục,

Thực hành nhiều hạnh khác

Sắc tướng còn bất tịnh


Không thể đạt giác ngộ.



Dù trong vô lượng kiếp

Thiền quán thân mật chú

Sắc tướng còn bất tịnh


Không thể đạt giác ngộ.



Nếu sắc được tịnh hoá

Chắc chắn đạt toàn giác.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7122




*Những người thực hành Ba La Mật thừa có thể tích luỹ công đức bằng cách bố thí tay, chân, đầu và mình hay cúng dường vô số của cải.
-Nhưng như vậy,vẫn không thể chứng ngộ nếu ba sắc tướng chưa được tịnh hoá.
-Ba sắc hay ba ấn chứng này là: “Tâm sắc trắng, tâm sắc đỏ gia tăng, và tâm sắc đen gần đạt” (bạch quang trình hiện, hắc quang cận đạt,hồng quang tăng trưởng), được tịnh hoá trong hai giai đoạn phát sinh và thành tựu của nghi quỹ du già Tối Thượng.
-Khi những phương diện rất vi tế này của tâm được tịnh hoá thì hành giả sẽ đạt giác ngộ.
---------


*Chú thích: Ba La Mật Đa thừa gọi là;Thừa tu từ nguyên nhân gồm Bố Thí Ba La Mật, Trì Giới Ba La Mật, Tinh Tấn Ba La Mật, Thiền Định Ba La Mật, Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7123



*Gọi là Mật chú thừa, vì thần chú có công năng “bảo hộ tâm thức”.

-Theo pháp tu tập ở giai đoạn phát sinh của nghi quỹ đệ nhất du già tối thượng, thì khi quán tưởng mình là vị thần với sự kiêu hãnh kim cang, tâm của hành giả sẽ được bảo vệ chống lại ảnh hưởng của sắc tướng thế gian và tạp niệm.

-Theo pháp tu tập ở giai đoạn thành tựu thì tâm đại lạc sẽ bảo hộ hành giả không bị ảnh hưởng bởi tâm sắc trắng,tâm sắc đỏ gia tăng và tâm sắc đen gần đạt,bằng cách làm cho chúng tan nhập vào tịnh quang.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7124


*Mật thừa được gọi là Quả thừa, còn Ba La Mật Đa thừa được gọi là Thừa [tu từ] Nguyên Nhân.

-Trước khi bước vào ngưỡng cửa của Kim Cang thừa, việc tiên khởi là hành giả phải tu tập thuần thục các pháp thuộc Ba La Mật Đa thừa, như hạnh xả ly, bồ đề tâm,và bát chánh đạo v,v...

-Nếu không, họ chớ mong đạt được sự giác ngộ của Ba La Mật Đa thừa, nói gì đến việc đạt vô-lậu-học-đạo của Kim Cang thừa.

-Vì vậy,Ba La Mật Đa thừa được gọi là [tu từ] Thừa Nguyên Nhân và Kim Cang Thừa được gọi là [tu từ] Thừa Kết Quả hay Quả Thừa.

-Một lý do nữa là ở giai đoạn tu tập phát sinh của Kim Cang Thừa, hành giả quán tưởng Mạn-đà-la và vị thần bản mệnh của mình (Yidam) trong trạng thái giác ngộ.

-Ngoài ra,hành giả cũng thực hành quán tưởng một vị minh phi (consort), cúng dường, hoá hiện và làm tan biến các loại ánh sáng, mang lại lợi ích cho chúng sinh giống như mình đã đạt giác ngộ rồi.
-----------

*Chú thích: Ba La Mật Đa thừa gọi là;Thừa tu từ nguyên nhân gồm Bố Thí Ba La Mật, Trì Giới Ba La Mật, Tinh Tấn Ba La Mật, Thiền Định Ba La Mật, Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7125






*Quyển Mật Giáo Ðại Cương nói:

"Trong bốn hạng hành giả phát nguyện giải thoát của ta,

Với tất cả những ai đặt niềm tin vào Ðại Thừa.

Như Lai sẽ dạy thêm,

Bằng việc tiết lộ mật chú".

*Bốn hạng hành giả: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7126




*Có bốn bộ pháp mật chú:

1.Nghi Quỹ Hành Ðộng (Kriya tantra)

2.Nghi Quỹ Thực Hành (Charya tantra)

3.Nghi Quỹ Du- Già ( Yoga tantra)

4.Nghi Quỹ Du Gìa Tối Thượng ( Maha anuttarayayoga tantra)



*Nghi quỹ hành động là loại mật điển chủ yếu dạy về các oai nghi và các hoạt động bên ngoài như tẩy tịnh,thọ thực và các việc khác.



*Nghi quỹ thực hành là loại mật điển chú trọng đồng đều các hoạt động bên ngoài lẫn bên trong.

-Các hoạt động bên trong như pháp thiền quán có đề mục hoặc không đề mục.

-Vì nhiều người có khuynh hướng tu tập cùng lúc cả hai loại hoạt động bên trong lẫn bên ngoài nên Ðức Phật dạy nghi quỹ thực hành.



*Nghi Quỹ Du Già là loại mật điển chủ yếu nói về các hoạt động bên trong.

-Vì lợi ích của những đệ tử có khuynh hướng tu tập các hoạt động bên trong mà Ðức Phật giảng giải các nghi quỹ du già.



*Nghi Quỹ Du Già Tối Thượng là mật điển dạy bất nhị đại lạc cùng lúc với trí huệ chứng ngộ tánh không.

-Ba nghi quỹ thấp không có pháp đại lạc đồng thời, và dù có trí huệ chứng ngộ tánh không thì trí này vẫn là một tâm thức thô kệch, không phải là loại thức trí tinh tế của nghi quỹ đệ nhất du già tối thượng.

-Vì các đệ tử có khuynh hướng tu tập pháp bất nhị đồng thời đạt đại lạc và trí huệ chứng ngộ tánh không mà Ðức Phật dạy các nghi quỹ du già tối thượng.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7127




*Bốn cách dùng ái dục làm pháp tu tập được giải thích trong mật điển "Samputa Tantra" như sau:

" Cười, ngắm, nắm tay,

Và hai người ôm là bốn điều

Ðược giảng trong bốn nghi quỹ theo cách côn trùng"



*Trong Mật Giáo, việc dùng ái dục làm pháp tu tập được ví với loài côn trùng sinh ra trong gỗ, và ăn chính gỗ đã sinh ra chúng.

-Cũng vậy, ái dục được dùng để làm phát sinh những tâm thái có khả năng tiêu diệt chính loại ái dục đã phát sinh ra chúng.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7128




*Về giới nguyện,thì hai loại nghi quỹ hành động và thực hành chỉ cần có Bồ Đề tâm nguyện trong lễ truyền pháp.

-Trong lễ nhập môn của hai nghi quỹ du già và du già tối thượng,các đệ tử phát Bồ Đề tâm nguyện cũng như giới nguyện Kim Cang Thừa.



*Bồ Đề tâm nguyện được coi là giới nguyện thông thường vì đều có trong Ba La Mật Đa thừa và Kim Cang thừa, cũng như trong tất cả các loại nghi quỹ.

-Giới nguyện Kim Cang Thừa thì chỉ có trong Mật giáo, và đối với bốn loại nghi quỹ, thì chỉ có trong hai nghi quỹ cao, tức nghi quỹ du già và nghi quỹ du già tối thượng.

-Ðệ tử phát nguyện Kim Cang Thừa trong lễ truyền pháp Kim Cang Sư.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7129



*Có điểm khác biệt lớn giữa sự chứng ngộ tánh không của Bồ Tát Ba La Mật Đa thừa và sự chứng ngộ tánh không của một Bồ Tát tu tập nghi quỹ du già tối thượng.

-Bồ Tát Ba La Mật Đa thừa chứng ngộ tánh không với tâm thức thô, trong khi Bồ Tát nghi quỹ du già tối thượng chứng ngộ tánh không với tâm thức rất tinh tế, tức tâm tịnh quang.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7130


*Trong tác phẩm “Tinh yếu của năm giai đoạn tu tập”, đạo sư Panchen Losang Chokyi Gyaltsan (đức Ban Thiền đời thứ tư) cũng so sánh ba nghi quỹ thấp với nhau.

-Ngài nói rằng trí huệ của các Bồ Tát thực hành ba nghi quỹ thấp phát sinh từ pháp thần linh quán thì còn thô kệch hơn trí huệ đại lạc chứng ngộ tánh không rất tinh tế của một Bồ Tát thực hành nghi quỹ du già tối thượng.

-Các Bồ Tát của ba nghi quỹ thấp dùng hoan lạc phát xuất từ ngắm, cười, hay nắm tay với hình quán tưởng của vị thần để chứng ngộ tánh không.

-Dù thô kệch hơn nghi quỹ du già cao nhất,nhưng đây cũng là tâm chứng ngộ tánh không tinh tế hơn tâm của các Bồ Tát Ba La Mật Đa thừa.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7132




*Nghi quỹ du già tối thượng có thể được chia thành hai dòng chính:

-Nghi quỹ cha và nghi quỹ mẹ.

-Hai loại này giống nhau ở pháp tu tập hợp nhất phương tiện đại lạc và trí huệ chứng ngộ tánh không.

*Nếu các pháp phương tiện và trí huệ không được phối hợp với nhau, thì hành giả không thể chứng đắc, cũng như con chim không thể bay bằng một cánh.

-Còn khi phương tiện và trí huệ được kết hợp với nhau thì hành giả sẽ đạt giác ngộ, như con chim vươn hai cánh bay cao.

-Trong nghi quỹ du già tối thượng, nhất thiết phải có sự hợp nhất giữa phương tiện và trí huệ, đó là đại lạc xuất hiện cùng lúc với trí huệ chứng ngộ tánh không.

-Tất cả các nghi quỹ du già tối thượng đều có các pháp ảo thân và tịnh quang.

-Nghi quỹ cha là một nghi quỹ du già tối thượng, chủ yếu giảng về pháp ảo thân.

-Các nghi quỹ cha trình bày ảo thân thực thụ,nguyên nhân của ảo thân và kết quả của pháp ảo thân.


-Ảo thân thực thụ có hai loại : ảo thân bất tịnh và ảo thân thanh tịnh.
 

Đính kèm

  • images (2).jpg
    images (2).jpg
    6.6 KB · Xem: 185
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7133



*Ảo thân bất tịnh là ảo thân chưa gạt bỏ được vô minh tiến tới giải thoát.

-Ảo thân thanh tịnh là ảo thân đã gạt bỏ được vô minh tiến tới giác ngộ.

-Các luồng khí cực vi tế, vốn là vật cưỡi của các tịnh quang trong các pháp cô lập thân, cô lập khẩu và cô lập ý, là nguyên nhân của ảo thân bất tịnh.

-Còn khí nguyên thuỷ vốn là vật cưỡi của tịnh quang là nguyên nhân của ảo thân thanh tịnh.

*Panchen Losang Chokyi Gyaltsan (đức Ban Thiền đời thứ tư) nói rằng nghi quỹ Bí Mật Tập Hội Kim Cang (Guhyasamaja) và nghi quỹ Đại Uy Đức Kim Cang (Yamantaka) thuộc loại nghi quỹ cha, nghi quỹ phương pháp và nghi quỹ của nam hành giả.

-Nghi quỹ phương pháp là một nghi quỹ du già tối thượng,chủ yếu nói về phương pháp đắc ảo thân.

-Các nghi quỹ thấp cũng có nói về các pháp thực hành nhưng không có pháp ảo thân.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7134




*Nghi quỹ phương pháp có ba loại: Nghi quỹ phương pháp "ưa", nghi quỹ phương pháp "ghét",và nghi quỹ phương pháp "không biết ưa hay ghét".

-Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja) là một nghi quỹ phương pháp"ưa",

-Đại Uy Đức (Yamantaka) là một nghi quỹ phương pháp "ghét",và Bất Động Minh Vương (Vajra-arala) là một nghi quỹ "không biết ưa hay ghét".

-Có ba nghi quỹ phương pháp "ghét",đó là Đại Uy Đức Kim Cang Đỏ, Đại Uy Đức Kim Cang Đen, và Ðộc Dũng Đại Uy Đức Kim Cang.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7135



*Nghi quỹ mẹ là một loại nghi quỹ du già tối thượng, chủ yếu nói về Tịnh Quang Trí.

-Có hai loại : Tịnh Quang Mô phỏng và Tịnh Quang Nghĩa.

-Tịnh Quang Mô phỏng là loại tâm thức cực tinh tế gián tiếp chứng ngộ tánh không, tức sự vô tự tánh của các pháp.

-Tịnh quang mô phỏng được chia làm bốn loại:

-Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập thân,tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập khẩu,tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập ý,và tịnh quang mô phỏng của giai đoạn thứ ba (tức pháp thứ ba trong năm giai đoạn.

-Tịnh quang nghĩa cũng là loại tâm thức cực tinh tế trực tiếp chứng ngộ tánh không.

-Tịnh quang nghĩa cũng có bốn loại: Tịnh quang nghĩa trực trừ vô minh chướng ngại đi tới giải thoát, Tịnh quang nghĩa đã đoạn lìa vô minh đi tới giải thoát, Tịnh quang nghĩa trực trừ vô minh chướng ngại đi tới toàn giác, Tịnh quang nghĩa đã đoạn lìa vô minh chướng ngại đi tới toàn giác.

-Cả Tịnh quang mô phỏng lẫn Tịnh quang nghĩa nhất thiết đều là trí huệ về đại lạc và tánh không hợp nhất.

-Các nghi quỹ Heruka , Kim Cang Du Già Nữ (Vajrayogini) và Thắng Lạc Luân (Chakrasamvara) là những nghi quỹ mẹ, nghi quỹ trí huệ và nghi quỹ của nữ hành giả.


*Các học giả cho rằng nghi quỹ cha là pháp về nam thần, còn nghi quỹ mẹ là pháp về nữ thần.

-Nói như vậy là không đúng, vì Chakrasamvara và Heruka là những nam thần nhưng vẫn là thần của các nghi quỹ mẹ.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7136




*Tất cả các nghi quỹ du già tối thượng đều là những nghi quỹ bất nhị, là đề tài chính của chúng là sự hợp nhất phương tiện và trí huệ, tức đại lạc xuất hiện đồng thời với trí huệ chứng ngộ tánh không.

-Nhưng “phương tiện” của nghi quỹ bất nhị khác với "phương tiện" của nghi quỹ phương tiện, là thân giả ảo hay ảo thân.

-Tương tự như vậy, "trí huệ" của nghi quỹ bất nhị khác với "trí huệ" của nghi quỹ trí huệ.

-"Trí huệ" của nghi quỹ bất nhị là trí huệ chứng ngộ tánh không, còn trí huệ của nghi quỹ trí huệ là trí huệ về tịnh quang.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7137



*Trong quyển “Minh Ðăng” của luận sư Nguyệt Xứng (Chandrakirti) nói về nghi quỹ Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja):

"Ðể đạt thân mật chú trọn vẹn

Giai đoạn phát sinh là thứ nhất

Chỉ quán sát tâm

Thì đó là giai đoạn thứ nhì.

Cho thấy chân lý thông thường

Là giai đoạn thứ ba hấp dẫn

Sự thanh tịnh của chân lý thông thường

Là giai đoạn thứ tư

Còn sự hợp nhất hai chân lý

Thì là giai đoạn thứ năm

Thần chú,thân và tâm

Thanh tịnh và hợp nhất

Do hiểu được yếu nghĩa

Của năm giai đoạn,hảy thực hành sáu điểm”



*Năm giai đoạn tu tập là :

1, Giai đoạn phát sinh thần chú (Hệ thống Bí Mật Tập Hội Guhyasamaja gọi là giai đoạn phát sinh)

2, Giai đoạn quán sát tâm (Cô lập ý, gồm cả cô lập thân và cô lập khẩu)

3, Giai đoạn ảo thân thông thường (Bỏ thân bất tịnh)

4, Giai đoạn tịnh quang tối thượng (Tịnh quang nghĩa, tức thực thụ)

5, Giai đoạn hợp nhất bất nhị (Hợp nhất).
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7138


*Tại sao tất cả các cách phân chia các giai đoạn tu tập của các nghi quỹ du già tối thượng đều có năm giai đoạn, lý do là vì tất cả các nghi quỹ du già tối thượng đều ca tụng pháp hợp nhất ở giai đoạn vô-học-đạo chính là Phật quả.

-Hợp nhất vô học đạo phát xuất từ nguyên nhân của nó là pháp hợp nhất hữu học.

-Pháp hữu học tuỳ thuộc nguyên nhân của nó là tịnh quang nghĩa.

-Tịnh quang nghĩa tuỳ thuộc nguyên nhân của nó là ảo thân bất tịnh.

-Ảo thân bất tịnh tuỳ thuộc nguyên nhân của nó là cô lập ý.

-Cô lập ý tuỳ thuộc cô lập khẩu.

-Cô lập khẩu tuỳ thuộc nguyên nhân của nó là pháp cô lập thân ở giai đoạn thành tựu.

-Cô lập thân ở giai đoạn thành tựu tuỳ thuộc pháp tu tập ba thân ở giai đoạn phát sinh.

-Pháp này lại tuỳ thuộc lễ truyền pháp và giữ giới nguyện Kim Cang thừa.

-Những pháp này đều được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập.

-Năm giai đoạn tu tập bao gồm tất cả các pháp nghi quỹ du già tối thượng.

-Năm giai đoạn này lại được chia thành hai giai đoạn, là giai đoạn phát sinh nghi quỹ du già tối thượng và giai đoạn thành tựu nghi quỹ du già tối thượng.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7210




*Tất cả các pháp tu tập kinh điển và mật điển được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja) đều có nét tương đồng về nội dung cũng như công dụng.

-Sáu Pháp Chuẩn Bị của nghi quỹ du già tối thượng Thời Luân (Kalachakra) cũng được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja) do có sự tương đồng.

-Dù có cấu trúc và tên gọi khác,các pháp tu tập của nghi quỹ Thời Luân (Kalachakra) cũng tương tự như năm giai đoạn tu tập của nghi quỹ Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja).

-Nội dung các pháp tu tập của mọi nghi quỹ du già tối thượng khác đều có trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja).

*Về mặt công dụng,tất cả các pháp tu tập của ba nghi quỹ thấp cũng được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja).
-Ðó là vì tất cả bốn loại nghi quỹ đều có công dụng phát sinh các thành tựu thông thường và tối thượng.
-Bởi lý do này mà nghi quỹ Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja) được coi là gốc rễ (root) của tất cả các nghi quỹ, ví như rễ cây là căn bản của cành và lá.

*Tương tự như vậy,tám vạn bốn ngàn pháp môn của đức Phật có thể được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja) về mặt công dụng, vì công dụng của tám mươi tư ngàn pháp môn này là mang lại thành tựu giải thoát và đại giác ngộ.


-Nghi quỹ Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja) đặc biệt giải thích rõ ràng về việc đắc pháp thân có nguyên nhân từ Tịnh Quang Mô Phỏng và Tịnh Quang Nghĩa, và đắc hai sắc thân (báo thân và hoá thân) từ nguyên nhân Ảo Thân Bất Tịnh và Ảo thân thanh tịnh.Hệ thống Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja) được coi là rễ của mọi nghi quỹ, và cũng là đỉnh của mọi nghi quỹ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên