Danvici

Nhật ký Thiền

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha hahaha [smile]

CHỜI ... HVT lại xoay vòng vòng mí lần coi thử coi ? [smile]

hmmmmm [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]

KLL
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
KHÔNG nói riết cũng thành CÓ thì VỨT BỎ sao được???


Thế nào là VÔ MINH??? KHÔNG nói CÓ!

CÓ cái gì để GIÁC NGỘ cái gì???
CÓ cái gì để GIẢI THOÁT cái gì???
CÓ cái gì để THÀNH cái gì???
CÓ cái gì để CHẤM DỨT cái gì???

Nếu nghĩ rằng CÓ cái TÔI này sẽ là người GIÁC NGỘ thì vẫn là VÔ MINH???

Còn trong vòng sinh tử thì còn VÔ MINH!
Không biết mình VÔ MINH thì VÔ MINH nói năng hỏi đáp, tu tập thiền gì cũng vẫn trong vòng sinh tử.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Vui Vui vẻ...

Hề hề... thật là, ngôn ngữ không hiện tướng CÓ - KHÔNG thì làm sao truyền đạt? VỨT BỎ, nói đúng hơn là đoạn diệt để An Định trở về BẢN GIÁC.

Vậy hỏi nơi BẢN GIÁC, nếu chẳng diệu động thì làm sao hiện dụng nơi mười phương - hóa độ. Đạo hữu chỉ dạy cho ???

Dạ cung kính cuối đầu...
BTO.
Bản Giác đâu có đợi một ai giác ngộ mới hóa độ, diệu dụng???
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha hahah a[smile]

Lưu Chuyển trong Sinh Tử Luân Hồi..... là VÔ MINH --> vả hỏng có gọi là DIỆU DỤNG ... mà gọi là PHÁP CHUYỂN .. hay là HẠ CHUYỂN [smile] ... hay là CHẠY VÒNG VÒNG trong BỂ KHỔ [smile]

lâu lâu .. cũng có thấy sự LƯU CHUYỂN trong THẤT TÌNH LỤC DỤC --> gọi là .. DỤC CHUYÊN [smile] --> và CÁI KHỔ trong đó ... không nhỏ [smile] ... đúng là chỉ thấy toàn là NHỮNG TIẾNG KÊU LA KINH HOÀNG [smile]

Pháp Thân Như Lai + Ngăn Ngại Che Mờ gọi là Tạng --> NHƯ LAI TẠNG --> mà trong đó ... có đủ cả các xứ xứ của khổ .. gọi là TAM GIỚI [smile]


HẢI HUYNH là CÁI GÌ ? [smile]

khổ ải vô biên --> QUAY ĐẦU là BỜ [smile]

cho nên ... trong Tổ Sư Thiền ... có đoạn pháp thoại ... QUAY ĐẦU --> tức là nhìn thấy HẢI HUYNH --> tức là BIỂN GIÁC [smile]

trong mỗi người .. chỉ có 1 THỨ QUAY ĐẦU thôi [smile] ... DIỆU hay KHÔNG DIỆU cũng là ở đó [smile]

Trực Chỉ Chơn Tâm --> cũng là cái quay đầu đó [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Thực ra theo cách nghĩ của bác cũng không sai, bởi cứ đi rồi sẽ đến, dù là mau hay lâu, rồi cũng có lúc đến.

Nhưng đó là xét trên khía cạnh một chiều thời gian có thủy có chung, nó có phần rộng lớn quá, tui không nghĩ tới được cái kết quả đó.

Tuy nhiên, theo cá nhân tui thì cái lời nguyện kia chỉ là của Bồ Tát, chứ ko phải của Phật đc.

Bởi mọi chúng sinh thành Phật đạo thì chỉ có thể tuần tự, cục bộ, chứ không thể tất thảy hay toàn bộ được. Sự Vận động của vạn vật như một đại duơng lớn, nên nếu nói một ngày tất thảy chúng sinh đều thành Phật thì sẽ giống như một đại duơng phẳng lặng vậy, nó có vẻ bất khả thi. Nên theo tui là sẽ luôn có những chúng sinh còn chưa thành Phật, và Bồ tát muôn đời chỉ là Bồ Tát.

Cũng như Bồ Tát vẫn còn chưa nhìn thấy cái lý sự sự vô ngại, các chúng sinh tuy lúc này còn chưa thành Phật, nhưng điều đó cũng không vấn đề gì, bởi tùy duyên, tùy tính, tùy thời, tùy ngộ, rồi từng chúng sinh ắt sẽ có nhân duyên để ngộ đạo. Thành thử cũng không cần phải cưỡng cầu cố gắng độ mọi chúng sinh. Nhưng nói vậy không có nghĩa là không cần độ, chỉ là, độ thì cứ độ, nhưng ko cần phải cưỡng cầu. ^_^

Còn nếu nói mọi chuyện diễn ra có phải là tất yếu hay không tất yếu, thì cũng có phần cưỡng cầu nữa. Một sự việc xảy ra có vô vàn nguyên nhân của nó. Nói ngẫu nhiên cũng đc, nói tất yếu cũng không sai, thực ra tui thấy như nhau cả :D
Ngài Địa Tạng Bồ Tát nguyện rằng độ hết chúng sanh nơi địa ngục thì mới chịu thành Phật. Việc này, không phải lý thuyết suông hay một cái nguyện hình thức đâu. Ngài còn nói rõ: hễ còn một chúng sanh nơi địa ngục thì Ngài không thành Phật. Như vậy, theo nguyện này thì khi nào địa ngục không còn thì Ngài mới giáng thế thị hiện thành Phật. Chư Phật đã thọ kí khi Ngài Địa Tạng Thành Phật thì thế gian không có địa ngục hiện hữu. Đại nguyện này hiện hữu cùng với tối hậu thân Bồ Tát.

Ngài Tỳ Kheo Pháp Tạng lập 48 đại nguyện, 48 đại nguyện này thành tựu thì Ngài liền thành Phật hiệu A Di Đà. Các đại nguyện này hiện hữu cùng với tối hậu thân Bồ Tát.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều vị Bồ Tát cũng không có nguyện riêng đặc thù nào.

Tất cả Bồ Tát đều có nguyện độ sanh, còn độ như thế nào là tùy mỗi vị, không nói chung được. Nhưng phải có tâm nguyện độ sanh. Nếu không có nguyện thì tức sẽ trụ nơi Niết Bàn của nhị thừa.

Bản chất của tâm nguyện độ sanh là tìm hiểu sự thi triển của tự tâm, nơi một pháp chứa tất cả pháp, một pháp mà thấu hiểu tận cùng thì xuất sanh tất cả pháp; sự sự vô ngại, tâm dụng đồng nhất với tâm thể, VÔ MINH biến mất, đó là MINH, là Chân Tâm.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha hahaha [smile]

Bạn VNBN mang vào 1 số ĐẠI NGUYỆN mà bạn VNBN thích ... mang vào đây .. tui giúp bạn hiểu 1 số vấn đề bạn muốn tìm hiểu [smile]

ờ mà đúng hông ?

KLL
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
ha hahaha [smile]

Bạn VNBN mang vào 1 số ĐẠI NGUYỆN mà bạn VNBN thích ... mang vào đây .. tui giúp bạn hiểu 1 số vấn đề bạn muốn tìm hiểu [smile]

ờ mà đúng hông ?

KLL
Cám ơn lòng tốt của bạn, nhưng đừng làm phiền tôi nữa! Xin cám ơn!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah [smile]

Ờ ... nếu được vậy thì lại CÀNG DỄ HƠN .. chỉ còn chuyên tâm nói về THIỀN mà không còn có GÒ BÓ và GIỚI HẠN bởi 1 THÂN PHẬN NÀO NỮA [smile].... bởi vì CÓ NGƯỜI Ở TRONG ĐÓ thì phiền toái nhiều lắm [smile]

Thật ra, vấn đề của CÁC ĐẠI NGUYỆN của các HÀNH GIẢ cũng được ghi chép trong VI DIỆU PHÁP luôn [smile]

--> cho nên vấn đề này ... không có phải là cái gì ... bí mật [smile]

ờ mà đúng không ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Nay rảnh hỏi chơi hai bác @Hoa Vô Tướng và bác @Tầm Đạo

Trong các câu:
"...chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách... " thì "cái gì" đang chiếu kiến ngũ uẩn vậy ?
hay
Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, thì cái gì đang ưng vô sở trụ ?
hay
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền, thì cái gì đang đối cảnh để vô tâm ?
CŨNG LÀ CÁI NÀY:
Cái gì nhận mình trong ngũ uẩn?
Cái gì trụ nơi các pháp?
Cái gì sanh tâm khi đối cảnh?


DO ĐÓ: Cái đó xưa nay tùy theo nhân duyên mà biểu thị các pháp từ ngu muội đến giác ngộ.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
CŨNG LÀ CÁI NÀY:
Cái gì nhận mình trong ngũ uẩn?
Cái gì trụ nơi các pháp?
Cái gì sanh tâm khi đối cảnh?


DO ĐÓ: Cái đó xưa nay tùy theo nhân duyên mà biểu thị các pháp từ ngu muội đến giác ngộ.

Ha ha...

Tiểu đệ tiến bộ ghê!

Tiếp tục quán sát xem cái đó là cái gì?

Theo tiểu huynh thì cái đó là cái tập khí mà thôi.

He he....

:D
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha hahah [smile]

Vi Diệu Pháp ghi chép rõ ... TÂM SỞ NGUYỆN ƯỚC (Chanda)... MONG ƯỚC .. cũng là PHÁP DỤC [smile] ... tỉ mỉ hơn 1 tí ... là PHÁP có ĐỊNH --> CẦN PHẢI HÀNH [smile]

và còn liệt kê đủ một số món đẻ thực hành thì mới được [smile]

ờ mà đúng hông ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Ha ha...

Tiểu đệ tiến bộ ghê!

Tiếp tục quán sát xem cái đó là cái gì?

Theo tiểu huynh thì cái đó là cái tập khí mà thôi.

He he....

:D
Tập khí sẽ bị tiêu diệt, còn cái đó lại không như vậy. Quán xét thì dùng được vô tư, nhưng mong muốn để kết luận rằng đó là cái gì thì e là rơi vào cạm bẫy rồi. Cái đó vốn xưa nay chẳng có ngu hay trí gì, chẳng thể luận bày là gì, tùy theo nhân duyên mà hiển thị (ngay cả chỗ tùy thuận cũng chẳng có dấu vết), không phải Phật cũng không phải chúng sanh. Phật là trạng thái bất sanh bất diệt, chúng sanh là sanh diệt, dù ở trạng thái nào thì nó vẫn vậy, tức là cũng không phải như vậy, kakakakaka, thấy nó như vậy như vậy thì cũng chẳng là nó rồi! Lấy sóng mà miêu tả chân thật về nước thì vô vọng rồi.
 
Last edited:

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Địa chỉ
ĐỒNG THÁP
ngày 14/6/2021
9h20 sáng
Dạ, kính các bạn
Hôm nay Hoiquang may mắn mới vô gặp được tiêu đề này của bạn Danvaci.
(dưới đây tôi xin được tâm sự với riêng với bạn Danvaci!)
...

Mình tự nói về mình tí, mình là ngoại đạo, rất dốt về kinh điển, mình 43 tuổi hiện đang làm thuê ăn lương ở một công ty sản xuất...hihi
Mình có đọc sơ sơ nhật ký thiền của bạn. Hy vọng bạn còn thở (chưa chết...hihi)...để có thể ăn được tô hủ tiếu mà mình muốn mời bạn!

Vì cũng không biết bạn là ai, ở đâu...nên thôi đành mời bạn cứ tưởng tượng tôi và bạn cùng vô 1 quán hủ tiếu chay nhá!


Thế là bà chủ quán bưng 2 tô hủ tiếu chay ra, 1 cho bạn và 1 cho tôi.
Dạ, xin mời bạn dùng, tôi cũng ăn đây, tự nhiên ạ.
(bạn dùng xong nếu bạn bận việc thì có thể về trước, còn rảnh ở lại trò chuyện với tôi)

Tôi ăn hết nữa tô hủ tiếu thì bỗng nhiên mình không muốn ăn tiếp mà mình muốn nhìn nữa tô hủ tiếu còn lại và ngẫm nghĩ về nó thôi!

Tôi bắt đầu quan sát một cách thật tỉ mỉ, thật chi tiết về nó như: hủ tiếu này ai nấu ngon ta? nước đục nhưng màu sắc nâu nâu vậy ta? miếng ớt mỏng nhưng thơm và rất cay cay, vị cay này từ đâu mà có vậy ta? phát sinh trước cái lưỡi có hay sau cái lưỡi vậy ta? rồi cảm giác cay này là mình thích hay ghét vậy ta? Vị chua của miếng chanh này rất là chua vậy ta? tiến trình chua này từ đâu có từ đâu hết chua khi nuốt vào miệng vậy ta? Mùi thơm của hún quế nồng nồng cái mũi vậy ta? phát sinh từ đâu vậy ta? mùi thơm này có trước khi cây hún quế nảy chồi hay có sau nảy chồi? rồi cái gì đang biết có mùi thơm này vậy ta? chính Hoiquang biết mùi thơm hay cái mùi thơm nó biết ngược lại Hoiquang tôi vậy ta?....vân vân

Trong đầu tôi cả 1000 câu hỏi, câu trả lời và nghi vấn cứ nối tiếp...có không tới lui, cái gì biết thơm cay, cái gì ngồi đây mà biết cay thơm, cách nó vận động sao cà, thân thọ tâm pháp...là nâu hay đục, là sáng hay tối, là minh hay không minh...hihi...

Trong lúc miên mang suy nghĩ thì bất thình lình bà chủ quán kêu tôi vì thấy tôi ngồi từ sáng tới gần trưa 11h rồi mà chưa ăn xong tô hủ tiếu...
Bà chủ quán hối tôi: Này chú, ăn xong chưa làm gì ngồi lâu vậy, từ sáng giờ choáng hết chỗ bán của tôi rồi chú có biết không? Nếu chú muốn ngồi đợi ai hay ngồi suy tư chuyện đời xin chú hãy vào nhà Tổ của cụ ông tôi để lại, hoặc dưới bến sông có chiếu Thuyền du lịch của con gái tôi mới mua kìa, có căn phòng khách kìa kìa chú cứ vô đó tự nhiên, ngồi chơi mặc sức mà ...ngẫm nghĩ....quan sát.... Chú cứ ngồi đây suy tư thiệt tình cản trở tôi buôn bán quá, mà bộ chú không có việc gì làm hay sao ngồi lâu vậy!
Dạ tôi mời chú vào nhà Tổ hay xuống Thuyền chơi ạ!






...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Ừa .. ngồi vậy .. thì cả ĐỜI ĂN PHỞ cũng chưa nghĩ ra hết [smile] ... bởi vì TRÙNG TRÙNG DUYÊN KHỞI [smile] --> bạn đếm được hết những câu hỏi trong 1 đời người không ? [smile] .... vấn nạn của việc KHÔNG NHÌN THẤY ĐÔI BỜ: THỬ NGẠN và BỈ NGẠN .. thì không thể ĐÁO BỈ NGẠN [smile] --> qua bờ bên kia [smile]

học thiền lâu .. thì hành giả sẽ nhận ra sự khác biệt sâu sắc giữa nội dung và thực hành của hai phương pháp thiền:

NHƯ LAI THIỀN .. và TỔ SƯ THIỀN ---> thì là sự khác biệt giữa hai phương pháp thiền [smile]

ha ha ha ... tức là:

(1) NGHĨA 3 CÂU, và

(2) NGHĨA 1 CÂU [smile]


(1) Nghĩa Ba Câu

ba câu ... câu 1 ... câu hai ... câu ba [smile]

(a) nhược dĩ SẮC --> KIẾN --> NGÃ [smile] (câu 1)

dĩ ÂM THINH --> CẦU --> NGÃ [smile]

thị nhơn --> hành tà đạo (câu 2)

bất năng kiến NHƯ LAI (câu 3)


(b) đệ nhất ba la mật --> tức phi đệ nhất ba la mật --> thị danh đệ nhất ba la mật


(c) Xá Lợi Tử:

thị chư pháp ... không tướng .. không không không không .. bất bất bất bất ...

sác tức thị không .. không tức thị sắc

sắc bất dị không .. không bất dị sắc

thọ tưởng hành thức --> đều là như vậy [smile]



Quán Tự Tại Bồ Tát .. hành thâm bát nhã ba la mật đa:

Thời

Chiếu Kiến: ngũ uẩn giai không

ĐỘ

--> nhất thiết khổ ách [smile]




Này Ananda, có tám giải thoát. Thế nào là tám?

Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là sự giải thoát thứ nhất.

Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là sự giải thoát thứ hai.

--> Quán tưởng (sắc là) tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là sự giải thoát thứ ba.



Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những tưởng khác biệt, với suy tư “hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ; đó là sự giải thoát thứ tư.

Vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư “thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.

Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư “không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là sự giải thoát thứ sáu.

Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là sự giải thoát thứ bảy.

Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng; đó là sự giải thoát thứ tám.



*** câu 1 ... câu 2 ... câu 3 (smile)

nhưng ông Phật Thích Ca nói rõ hơn ... phải là ...

TỰ MÌNH "THẤY" [smile] ... nghĩa CÂU 1 = tự mình thấy các sắc ... tự mình phân được nội sắc ngoại sắc .. tự mình thấy sắc --> là vô sắc ... tự mình thấy sắc là thanh tịnh ...

rùi lại TỰ MÌNH THẤY ... nghĩa CÂU 2

rùi lại TỰ MÌNH THẤY .. nghĩa CÂU 3 ...

Kinh Nguyên Thủy trình bày nội dung ... từ đầu tới đuôi đều cùng 3 câu như một SỢI CHỈ XUYÊN XUỐT .... NHỨT QUÁN như vậy [smile]

... hồi xưa tiền đồng thường có 1 lỗ vuông .. gọi là khổng phương .. có người gọi là ANH KHỔNG PHƯƠNG .. người đi chợ mua bán .. vì tiện lợi thường lấy sợi chỉ xuyên qua các lỗ vuông cho thành 1 CHUỖI ... CẦM CHO TIỆN LỢI ... nên gọi là NHẤT QUÁN [smile]

*** Quán Tứ Niệm Xứ --> cũng là NGHĨA 3 CÂU [smile]



(2) Nghĩa 1 Câu


(a) trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành phật --> 1 câu .. đúng chứ [smile]


(b) Đất một cõi cùng với đất hằng hà sa cõi
Cõi nhất chân, không sắc cũng không tâm
Cõi như nhau, không CỰU LẠC, TA BÀ
Đất một cõi là đất hằng hà sa cõi
* Danh văn cú… vốn là danh ngôn giả đặt
Linh giác ta nào có dính dáng chi!
Khảy móng tay, tròn đủ tám vạn pháp môn tu
Trong nháy mắt, dứt sạch A tăng kỳ nghiệp chướng - Vĩnh Gia Huyền Giác

*** 8 câu ... từng câu .. đều có nghĩa --> 1 CÂU [smile]


(c) Dược Sơn hỏi:
"Bách Trượng có ngôn cú gì dạy đồ chúng?"

Sư thưa: "Bình thường ngài nói ‘Ta có một câu đầy đủ trăm vị.’"

Dược Sơn bảo:

"Mặn là vị mặn,

lạt là vị lạt,

chẳng mặn chẳng lạt là vị bình thường,

thế nào là một câu đầy đủ trăm vị?"


Sư không đáp được.

Dược Sơn hỏi tiếp: "Sinh tử trước mắt làm sao tránh?".

Sư thưa: "Trước mắt không sinh tử."

Dược Sơn hỏi: "Ở Bách Trượng bao nhiêu lâu?"Sư thưa: "Hai mươi năm". Dược Sơn bảo: "Hai mươi năm nơi Bách Trượng mà tập khí trần tục vẫn chẳng trừ."


*** Trăm vị ... như thị ... ngàn năm vạn năm thì mặn là mặn ... lạt là lạt ... chẳng mặn chẳng lạt là bình thường

--> tức là NGHĨA 1 CÂU [smile]


*** trùng trùng duyên khởi .. trước mắt trùng trùng sinh tử ... tùy duyên sinh diệt, --> thanh tịnh bất biến --> cũng là NGHĨA 1 CÂU [smile]




(3) Nghĩa 3 Câu --> cũng là Nghĩa 1 Câu

(a) Chánh Tông Đại Thừa

Phật bảo Tu-bồ-đề:

- Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia.

Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng, ta đều khiến vào Vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó.

Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh --> mà thật không có chúng sanh được diệt độ.

Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát. - Kinh Kim Cang


*** nghĩa 3 câu ... cũng là nghĩa 1 câu [smile]



(b) Vậy này Bàhiya, ngươi cần phải học tập như sau:

"Trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy.

Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe.

Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng.


Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri... Như vậy, này Bàhiya, nhà ngươi cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, như với ngươi, trong thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe, trong cái thọ tưởng sẽ chỉ là cái thọ tưởng, trong cái thức tri sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiya, ngươi không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya ngươi không là chỗ ấy. Do vậy, này Bàhiya, ngươi không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau - Tiểu Bộ Kinh


*** mặn là mặn .. lạt là lạt ... chẳng mặn chẳng lạt là bình thường .... muôn đời bao nhiêu đời vẫn vậy ... là cái thấy NHƯ THỊ ... tức là NGHĨA BA CÂU ... cũng là NGHĨA 1 CÂU [smile]



(c) "Này các tỷ kheo, có xứ này (Ayatana), tại đấy không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không có hư không vô biên xứ; không có thức vô biên xứ; không có vô sở hữu xứ; không có phi tưởng phi phi tưởng xứ, không có đời này; không có đời sau, không có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các tỷ kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh, không có an trú, không có chuyển vận, không có sở duyên. Ðây là sự đoạn tận khổ đau."



Ðoạn tiếp cũng diễn tả trạng thái Niết bàn:

"Này các tỷ kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.

Này các tỷ kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi,

--> thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu bị làm, hữu vi.

Vì rằng, này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sự sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi". (VIII, 3) Ðây cũng là lời cảm hứng của Phật về trạng thái Niết bàn giải thoát: "Cái gì có nương tựa, cái ấy có giao động, cái gì không nương tựa, cái ấy không giao động. Không có giao động thời có khinh an. Có khinh an thời không có thiên về. Không có thiên về, thời không có đến và đi. Không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Không có diệt và sanh, thời không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. Ðây là sự đoạn diệt khổ đau". - Tiểu Bộ Kinh [smile]


*** Tại đấy .. có cái ... chơn tâm ... pháp thân ... NHƯ LAI ... đất vô sanh ...

nghĩa ba câu .. cũng là nghĩa 1 câu [smile]



ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Danvici

Registered
Phật tử
Tham gia
17/9/19
Bài viết
56
Điểm tương tác
34
Điểm
18
Một cái gương không thể nào tự soi chính nó, nhưng nhờ việc nó phản chiếu hình ảnh những thứ khác mà cái gương có thể nhận thức được rằng có nó (cái gương).

Cái gương lại hay nhận các hình ảnh trong gương là chính nó, nhưng đó chỉ là những sự việc đang được phản chiếu chứ không phải là cái gương.

Còn cái gương thực ra chính là nói đến khả năng phản chiếu hình ảnh, chứ ko phải là những hình ảnh được phản chiếu. Và khả năng đó không phải là thứ có thể nắm bắt được, hoặc cũng không phải là thứ có hình dạng để soi thấy được. Nhưng bởi vì khi các hình ảnh đi qua được phản chiếu trong gương, chính là minh chứng cho thấy sự phản chiếu của gương.

Vì thế, dù những hình ảnh không phải là gương, nhưng thông qua những hình ảnh được phản chiếu đó mà cái gương nhận ra sự phản chiếu của mình. Nên cái gương ko thể tìm được chính mình ở đâu khác ngoài sự phản chiếu những hình ảnh đó, hay nói cách khác là thông qua các hình ảnh được phản chiếu mà cái gương nhận ra chính mình.

Cho nên cái gương ko cần phải làm gì, cũng ko thể làm được gì, ngoài việc nhìn sâu vào những hình ảnh đang được phản chiếu mà nhận ra sự phản chiếu của chính mình. Như thế, khả năng phản chiếu vẫn luôn ở đó, thông qua mọi hình ảnh đến đi ở trong gương.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha .. chào đại ca DV [smile]

Quán Tự Tại Bồ Tát

hành thâm bát nhã ba la mật đa

thời,

chiếu kiến --> ngũ uẩn giai không

độ nhất thiết khổ ách [smile]



như vậy ... tấm gương ... là có thật [smile], và

những cái bóng được nhìn thấy qua tấm gương --> cũng là có thật luôn [smile]



(i) khi nói tới vầng trăng .. thì ánh ánh của mặt trăng là tấm gương [smile]

(Thế Tôn):
Bốn vật chiếu sáng đời,
Thứ năm, đây không có.

(1) Ngày, mặt trời sáng chói,
(2) Ðêm, mặt trăng tỏ rạng,
(3) Lửa cháy đỏ đêm ngày,
Chói sáng khắp mọi nơi.

(4) Chánh giác sáng tối thắng,
Sáng này, sáng vô thượng.
- Tương Ưng Bộ


còn nói tới ánh sáng ở trong tâm [smile]

--> thì Chánh Giác ... là tấm gương [smile]


và vì vậy ... Tương Ưng Bộ có 1 đoạn kinh khác [smile]

Khí giới --> sáng --> Sát lỵ,

Thiền định --> sáng --> Phạm chí.

Còn hào quang đức Phật --> Chói sáng --> cả ngày đêm
- Tương Ưng Bộ

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Một cái gương không thể nào tự soi chính nó, nhưng nhờ việc nó phản chiếu hình ảnh những thứ khác mà cái gương có thể nhận thức được rằng có nó (cái gương).

Cái gương lại hay nhận các hình ảnh trong gương là chính nó, nhưng đó chỉ là những sự việc đang được phản chiếu chứ không phải là cái gương.

Còn cái gương thực ra chính là nói đến khả năng phản chiếu hình ảnh, chứ ko phải là những hình ảnh được phản chiếu. Và khả năng đó không phải là thứ có thể nắm bắt được, hoặc cũng không phải là thứ có hình dạng để soi thấy được. Nhưng bởi vì khi các hình ảnh đi qua được phản chiếu trong gương, chính là minh chứng cho thấy sự phản chiếu của gương.

Vì thế, dù những hình ảnh không phải là gương, nhưng thông qua những hình ảnh được phản chiếu đó mà cái gương nhận ra sự phản chiếu của mình. Nên cái gương ko thể tìm được chính mình ở đâu khác ngoài sự phản chiếu những hình ảnh đó, hay nói cách khác là thông qua các hình ảnh được phản chiếu mà cái gương nhận ra chính mình.

Cho nên cái gương ko cần phải làm gì, cũng ko thể làm được gì, ngoài việc nhìn sâu vào những hình ảnh đang được phản chiếu mà nhận ra sự phản chiếu của chính mình. Như thế, khả năng phản chiếu vẫn luôn ở đó, thông qua mọi hình ảnh đến đi ở trong gương.
Nói NÓ là gì cũng chẳng giải thoát được vấn đề sanh tử của ông.

Càng nói về NÓ thì càng vướng mắc vào NÓ.

Tánh NÓ là "NHƯ" nào BIẾT làm gì cho ông được đâu mà ông phải TRI GIẢI cho ai ???
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

nói tới thiền .. thì phải nói tới tâm ... vì đối cảnh vô tâm --> chớ hỏi thiền [smile]

nhưng nói tới tâm ... mà chẳng nói thức --> thì vẽ TẤM GƯƠNG cũng chẳng ra tấm gương [smile]

bởi vì trong BÁT THỨC [smile] .... cũng có 1 TẤM GƯƠNG .. và HÌNH ẢNH LƯU TRỮ chạy ra từ "TỔNG KHO HÌNH ẢNH" ... cũng có nhiều ... cho nên cái vụ hình ảnh ... dữ kiện nói như bóng nước, bèo trôi mây dạt ... thì nhiều khi ---> hỏng đúng với HIỆN TƯỚNG [smile]

(1) Thức Đại Hoàn Nguyên - Kinh Thủ Lăng Nghiêm

85. Này Kevaddha, được nghe nói vậy, Ta nói với Tỷ-kheo ấy: “Này Tỷ-kheo, thuở xưa các hải thương khi đi thuyền vượt biển thường đem theo con chim có thể thấy bờ. Khi chiếc thuyền vượt biển quá xa không trông thấy bờ, các nhà hải thương liền thả con chim có thể thấy bờ. Con chim bay về phía Ðông, bay về phía Nam, bay về phía Tây, bay về phía Bắc, bay lên Trên, bay về các hướng Trung gian. Nếu con chim thấy bờ xung quanh, con chim liền bay đến bờ ấy.

Nếu con chim không thấy bờ xung quanh, --> con chim bay trở về thuyền”. ***

Cũng vậy, này Tỷ-kheo, Ngươi đã tìm cho đến Phạm thiên giới mà không gặp được câu trả lời cho câu hỏi ấy, nên nay trở về với Ta.

Này Tỷ-kheo, câu hỏi không nên hỏi như sau: “Bạch Thế Tôn, bốn đại chủng ấy - địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn?”. Này Tỷ-kheo, câu hỏi phải nói như sau:

“Chỗ nào mà địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, dài ngắn, tế, thô, tịnh, bất tịnh không có chân đứng? Chỗ nào cả danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn?”

và đây là câu trả lời cho câu hỏi này:

“Thức là không thể thấy, vô biên, biến thông hết thảy xứ. Ở đây, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại không có chân đứng. Ở đây, cũng vậy dài, ngắn, tế, thô, tịnh và bất tịnh. Ở đây danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn. Khi thức diệt, ở đây mọi thứ đều diệt tận”.


Thế Tôn thuyết như vậy. Kevaddha, cư sĩ trẻ tuổi hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn. - Kinh Trường Bộ



ở đây .. chúng ta nhìn thấy .... --> CON CHIM không có ĐÔI BỜ --> thì NÓ BAY TRỞ VỀ --> THUYỀN [smile]

và CON THUYỀN đó .. là nơi THỨC DIỆT .. vì ĐÔI BỜ --> hỏng có [smile]


"Đại Thủ Ấn" [smile] --> siêu việt

vượt trên ngôn ngữ .. và biểu tượng

*** khi CHỦ THỂ và ĐỐI TƯỢNG (bóng trong gương) không còn

*** khi ĐÔI BỜ --> biến mất


--> chỉ còn dòng sông kinh nghiệm nổi trôi [smile]


cho nên ... dấu của NHỮNG BÀN TAY LỚN [smile] ... là vậy [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,500
Điểm tương tác
209
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Chào các chư Phật sẽ thành.Cho mình tham gia thảo luận cùng nhé.
-Trước nhất về lòng TIN nơi Phật và các Thiện Tri Thức là khởi đầu quan trọng nhất,vì có niềm TIN chúng ta mới tiếp cận Phật Pháp.Niềm TIN càng cao ta càng quyết tâm tìm hiểu giáo lý của Chư Vị để thực hành để đến tận Bờ Kia. Nhưng!
....Nếu là Chư vị thì Bạn có thích đối tương của mình chỉ tin mình...Hết mình mà không THÂM NHẬP KINH TẠNG để có TRÍ TUỆ NHƯ HẢI mà giải quyết cái nỗi băn khoăn của mình cho bằng Chư Vị không?
-Vậy đối với các Pháp chỉ như chiếc thuyền để qua sông,qua sông rồi thì bỏ (Pháp vô sở trụ nhi sinh kỳ
Tâm}
2-Về thấy:
-Không thể tách rời sự thấy và cá được thấy vì không có pháp nào độc lập và có tự chủ chúng tương quan với nhau theo lý nhân duyên là quy luật vận hành của Pháp giới Tính
3-Cái Thấy của PHẬT và Cái thấy của chúng sinh:
-Chúng Sinh khi THẤY thì cái BIẾT tiếp theo do trải nghiện trong Tàng thức(huân tập tại chủng tử Thức nơi A Lại Da Thức} theo quy luật của Hành Nghiệp diều khiển(Vô Minh Hành hay->Niệm Vô Minh) tiếp theo là sinh cảm giác phải,trái,đúng,sai...và hành sử tùy theo cảm tính của mình và->tiếp theo nhận đợc kết quả ngoài ý muôn gây mâu thuẫn ,cho là khổ...và cũng cho đó là TÂM!
-
Còn cái thấy của PHẬT THIỆN TRI THỨC
-Cũng nguyên lý ấy nhưng khác ở cái BIẾT ,vì dùng các phương pháp Thiện Sảo thâm nhập A LẠI DA THỨC để KIẾN (thấy) được cái trải nghiệm từ Vô Thỉ và suy ngẫm và thấy được QUY LUẬT thật sự của PHÁP GIỚI TÍNH nên có cái BIẾT như thật và Hành sử đúng pháp tùy theo dyên củ nó Đang Là(NHƯ) nên kết quả không Mău thuẫn thoát hoàn toàn Kổ đau và mọi sự đều được như ý
-ĐÓ LÀ GIẢI THOÁT TRI KIẾN mà chúng ta cần HỌC và HÀNH
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16/3/20
Bài viết
469
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Thánh đế cũng chẳng làm,,, thì lấy gì mà học với hành hả bạn ?

Càng bày đặt, càng xa Chánh Lý..!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên