Nơi Đạo với Đời hòa quyện

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Nơi Đạo với Đời hòa quyện


<table width="140" align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="3"> <tbody><tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td align="center">Các cháu quấn quýt bên sư thầy Đàm Lan.</td> </tr> </tbody></table> Thế sự nhân sinh biến đổi, Phật pháp nhập thế để cứu giúp chúng sinh. Một ngôi chùa làng xưa, khiêm tốn nép mình bên dòng sông Hồng, nay tích cực gắn “đạo” với “đời”. Chùa Bồ Đề đang cùng chia sẻ những vấn đề “nóng” của thời đại, cùng chung tay góp sức trong những công việc chung của xã hội hiện đại.
Chùa Bồ Đề ở dinh Bồ Đề xưa, thuộc thôn Phú Viên. Vì ở đây có hai cây bồ đề lớn nên dân gian vẫn gọi dinh đó, chùa đó là dinh Bồ Đề, chùa Bồ Đề. Nơi đây đã từng là đại bản doanh của nghĩa quân Lam Sơn khi vây thành Đông quan (năm 1427). Lê Lợi cho dựng chòi cao bên bờ sông để quan sát địch trong thành. Nguyễn Trãi cùng dự bàn mưu lược và từ bến Bồ Đề ông đã thảo những bức thư gửi Vương Thông dụ hàng, dùng “tâm công” để giảm bớt hy sinh xương máu cho quân sĩ cả hai bên. Đồng dao hát rằng “Nhong nhong ngựa ông đã về...”. Dân quanh vùng theo Lê Lợi kháng chiến, “cắt cỏ Bổ Đề cho ngựa ông ăn”...
Thôn Phú Viên xưa nay đã thành phố Phú Viên thuộc quận Long Biên. Chùa Bồ Đề qua bao cơn binh lửa, nhiều lần trùng tu, nay khang trang tọa lạc nhìn ra sông Hồng, gần sát cây cầu mới Chương Dương.
Cũng đã hơn hai mươi năm, cơ duyên bắt đầu từ năm 1989, sư thầy trụ trì Thích Đàm Lan hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc (khi đó còn là huyện Gia Lâm) cùng chung tay giúp đỡ những trẻ em thiệt thòi bị bỏ rơi. Ban đầu chỉ có mấy cháu, nhưng tiếng lành đồn xa, chùa Bồ Đề dần trở thành địa chỉ tâm phúc của những mảnh đời non nớt bị bỏ lại bên lề xã hội.
Cửa chùa chẳng đóng bao giờ. Lòng Phật từ bi luôn mở với những hoàn cảnh éo le... Không cháu nào đã đến cửa chùa lại bị từ chối. Không chỉ các cháu, cả các cụ, các bác, các cô cũng vậy. Chăm sóc, nuôi nấng các em nhỏ là các chị, các cô cũng mang những kiếp nạn đau khổ, cô đơn. Họ tìm đến cửa Phật như đến với sự cứu vớt cuối cùng. Chùa Bồ Đề còn là nơi nương tựa của các cụ cao tuổi mà chẳng dựa được vào cháu con. Cao tuổi nhất ở đây là cụ bà Giáp đã trải 97 năm cuộc đời, đã hơn chục năm nương cửa Bồ Đề. Tuổi đã cao, sức cũng không còn khỏe nhưng cụ vẫn minh mẫn dạy đàn cháu yêu thương các loài vật và chăm sóc bể cá cảnh trong chùa...
Từ khi AIDS xuất hiện và lan rộng, chùa Bồ Đề đón thêm nhiều nạn nhân vô tội của căn bệnh quái ác. Hầu như các em không biết mặt bố mẹ. Có em bị bỏ lại khi mới vài ngày tuổi. Các em không tìm thấy người thân, được nhà chùa nuôi nấng, đặt tên và làm cả giấy khai sinh. Bé trai sẽ được mang họ Cù, bé gái mang họ Kiều (theo tích nhà Phật), nhưng đều có tên là Anh - với nghĩa là tinh túy của các loài hoa. Những em lớn hơn được đến trường đi học. Cũng đã có nhiều em trưởng thành dưới mái chùa, trở thành sinh viên, thành công nhân... Có em đã tìm được một gia đình hạnh phúc của riêng mình.
Khuôn viên chùa Bồ Đề không rộng, nguồn kinh phí để nuôi dạy những số phận con trẻ đau khổ cũng chưa hẳn đã dồi dào, sung túc. Sư thầy Thích Đàm Lan, người làm công việc gắn kết Phật sự của chùa Bồ Đề và mọi công việc “đời” mà chùa tham gia gánh vác, không thể quên những khó khăn trong buổi đầu tiên đó. Cảnh chùa đang hư hoại chưa được trùng tu, chưa có nơi riêng để nuôi dạy các cháu, nguồn tài chính thì hạn hẹp, không có người giỏi chuyên môn về y tế để có thể giúp các cháu lúc ốm đau... Công việc nhiều và khó, nhưng thầy Đàm Lan tâm nguyện câu dân gian: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Vạn sự khởi đầu nan nhưng “tâm sáng thì đi được đường dài”. Khó khăn thì khắc phục dần, thuận lợi dù chỉ một chút cũng tận dụng, phát huy. Đến nay, việc thiện của chùa Bồ Đề đã nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của cộng đồng cả trong và ngoài nước. Cảnh chùa đã khang trang hơn, đã xây được nhà riêng trong khuôn viên chùa để chăm nuôi các cháu. Nay, ở chùa Bồ Đề đã có tới hơn 130 cháu mồ côi, cơ nhỡ; hơn 30 người già cô đơn và cũng khoảng chừng ấy các chị, các cô gặp bước éo le. Con số này còn có thể tăng thêm nữa... Cơ sở đã có phần quá tải, nhưng dù đã cố gắng mở rộng thêm nhiều cũng chưa thể đáp ứng đủ tâm nguyện chúng sinh. Việc chăm sóc các cháu không chỉ dừng ở việc nuôi dưỡng hoặc khám chữa bệnh khi ốm đau mà còn cần định hướng cho các cháu đi tiếp cả quãng đời phía trước. Sư thầy Đàm Lan muốn cho các cháu được học thêm nghề, có thêm cơ sở sản xuất để có thể làm ra thêm sản phẩm cho xã hội, cũng qua đó từng cháu không mặc cảm mà tự khẳng định mình. Mấy năm nay sư thầy vẫn đau đáu với ý tưởng đó. Nhiều tiếng nói ủng hộ, nhiều hứa hẹn giúp đỡ về kinh phí, vật chất... nhưng thủ tục giấy tờ thì vẫn còn cần thời gian.
Cửa chùa tưởng như đã là nơi nương náu cuối cùng cho những mảnh đời đau khổ. Nhưng cửa chùa Bồ Đề lại là nơi nhen nhóm lên hy vọng vượt qua mọi “chòng trành”, đứng vững hơn và trở lại có ích cho cuộc đời của nhiều thân phận éo le. Những nỗ lực suốt nhiều năm qua của sư thầy Thích Đàm Lan, một Công dân Thủ đô ưu tú năm 2011, đã cho thấy điều đó. Ở chùa Bồ Đề, “đạo” với “đời” hòa quyện, gắn kết. Mọi công việc và tình cảm ở đây đang tiếp tục theo hướng như vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên