Phụ nữ và giác ngộ không phân biệt giới tính trong quan kiến Kim Cương Thừa

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Bình đẳng giới và phong trào giải phóng phụ nữ, xét ở một mức độ nào đó, đã được cải thiện ở nhiều nơi trên thế giới. Thế nhưng, trong cộng đồng Phật Giáo vẫn tồn tại rất nhiều thành kiến và sự nghi ngờ đối với khả năng tu học, thành tựu, đặc biệt là thành tựu đại giác ngộ của người nữ... Dường như sự hiện hữu của những nữ nhân kiệt xuất trong lịch sử Phật Giáo chưa đủ sức thuyết phục đa số nhân loại tin tưởng vào năng lực của người nữ có thể thực sự thành tựu giác ngộ.

Đạo Phật không phân biệt giới tính, giác ngộ không phân biệt giới tính, nhưng sự bám chấp bản năng cố hữu đối với tự ngã và giới tính của bản ngã đã trở thành kiên cố vọng tưởng không thể dễ dàng đổi dời. Vì thế, sự phân biệt đối xử giới tính trong ngay cả cộng đồng Phật Giáo nói chung còn hết sức nặng nề. Do sự bám chấp cố hữu vào giới tính của các yếu tố văn hóa, giáo dục, xã hội cùng nhiều nguyên nhân khác, bản thân các nữ hành giả cũng có những nhận thức sai lầm và thiếu tự tin vào chính bản thân, vào chính khả năng, năng lực vốn thực sự hết sức siêu việt của mình.

Trước thực tại ấy, với mong muốn dẹp tan khối vọng tưởng kiên cố bám chấp vào giới tính, cải đổi cái nhìn thiên lệch và những tác động tiêu cực của xã hội lên người nữ, trang bị cho họ chính kiến và nhận thức đúng đắn để tự giải phóng bản thân, một sự giải phóng chân thật xuất phát từ quan kiến thanh tịnh về chân lý vạn pháp nhằm tiến tới thành tựu đại giải thoát hoàn toàn và rốt ráo, chúng tôi xin được đề cập tới chủ đề đại giác ngộ không phân biệt giới tính, đặc biệt là trong quan kiến của Phật Giáo Kim Cương Thừa, để thấy được thực tế phụ nữ hoàn toàn có tiềm năng và khả năng thành tựu đại giác ngộ, cũng như giới thiệu những phương cách giúp họ đạt được điều đó. Ngoài ra, trong phạm vi hiểu biết và khả năng khiêm tốn của mình, người viết còn mong muốn được giới thiệu và đề xuất những giải pháp thực tiễn đối với mỗi cá nhân cũng như những giải pháp mang tính xã hội và cộng đồng để góp phần cải thiện, giải quyết thực tại bất bình đẳng này vì lợi ích của hết thảy nữ nhân và chúng sinh không phân biệt.

Trong thế giới quan của Đạo Phật, tất thảy vạn loài chúng sinh đều vốn sẵn đủ Phật tính, tất cả mọi người đều có tiềm năng và khả năng chứng đạt giác ngộ dù người đó là ai, thuộc đẳng cấp xã hội nào và dù đó là người nam hay nữ.

Ngay từ thời Đức Phật trụ thế, Ngài đã tuyên bố và ấn chứng quyền được tu tập giáo pháp giải thoát cũng như khả năng tu tập thành tựu giác ngộ tối thượng của người nữ. Sự quyết định và ấn chứng của đức Phật chính là một bước ngoặt của lịch sử nhân loại, mang lại cho người nữ quyền được tham dự vào Tăng đoàn, quyền được đón nhận giáo lý và tu tập giáo pháp giải thoát, được khai phát trưởng dưỡng những phẩm hạnh cao quý bi- trí- dũng để chứng đạt cảnh giới giác ngộ. Có thể liệt kê một số các hàng nữ hành giả cũng có khả năng vượt bậc, chứng đắc vô sở úy như Tỳ kheo ni Maha Pajapati Gotami, bậc đại trí tuệ đệ nhất Khema, bậc thần thông đệ nhất Uppalavanna, trì luật đệ nhất là Patacara, thuyết pháp đệ nhất là Dhammadinna, tu thiền đệ nhất là Nanada, chuyên cần tinh tấn đệ nhất là Sona, thiên nhãn đệ nhất là Sakula, thắng trí tấn tốc đệ nhất là Bhaddà Kundalakesa…

Như vậy, sự ấn chứng của đức Phật và những minh chứng thành tựu Phật quả giải thoát của chính các nữ hành giả thời đức Phật tại thế giúp khẳng định rằng người nữ hoàn toàn không thua kém với người nam về phương diện khả năng và sự thành tựu quả vị giác ngộ tối thượng.

TRÍ TUỆ PHỤ NỮ VÀ NGUYÊN LÝ MẪU TÍNH TRONG KIM CƯƠNG THỪA

Đến đây, một câu hỏi cần được đặt ra: tại sao trên mọi bình diện học thuyết và thực tế cuộc sống, Đạo Phật đều chủ trương không phân biệt giới tính, và với bằng ấy sự ấn chứng của Đức Phật cũng như thực tế lịch sử đã chứng minh rằng người nữ thật sự có khả năng thành tựu và chứng đạt giác ngộ không khác gì người nam, vậy mà hiện thực xã hội ngày nay lại cho thấy các nữ hành giả phần nhiều vẫn còn quá tự ti, không tin vào khả năng thành tựu Phật quả ngay trong thân nữ vốn được coi là bất tịnh và bất tài đến như để trở thành Ma Vương cũng là điều không thể? Nặng nề hơn nữa là phần đông xã hội và nửa kia của thế giới luôn áp đặt lên họ những thành kiến cố hữu, đánh giá thấp và thiếu niềm tin ở người nữ, luôn phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa tăng và ni, giữa nam cư sĩ và nữ cư sĩ; hoặc phủ nhận nhiều khả năng nhất định của nữ giới. Nếu được hỏi người nữ có thể chứng đạt đại giác ngộ trong thân nữ hay không, chắc chắn câu trả lời nhận được từ nhiều người sẽ là không hoặc tỏ thái độ nghi ngờ vì cho rằng về mặt lý là có thể nhưng về mặt sự thì không. Hệ quả là nữ giới bị kìm hãm sự phát triển và bị phong tỏa trên con đường tiến tới giác ngộ cứu kính.

Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng căn nguyên chính nằm ở sự nhận thức. Phàm phu chúng ta chưa có trí tuệ viên mãn như chư Phật, chư Bồ Tát, nhưng trước hết chúng ta phải có nhận thức đúng đắn khế hợp với chính pháp. Sự phân biệt giới tính sở dĩ tồn tại là do chúng ta còn bám chấp những tà kiến sai lầm. Hoặc có thể nhiều người trong chúng ta mặc dù đã quá quen thuộc với ý niệm Đạo Phật là không phân biệt giới tính và giác ngộ không phân biệt giới tính, nhưng sự hiểu biết ấy có lẽ chưa đủ sâu sắc để cải biến định kiến đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta về vấn đề phụ nữ và giác ngộ. Vậy, chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về trí tuệ phụ nữ trong giáo pháp của Đạo Phật, đặc biệt là trong truyền thống Kim Cương Thừa để có được chính kiến thực sự sâu sắc có công năng đập tan vọng tưởng phân biệt giới tính.

Trong Đạo Phật, nguyên lý mẫu tính nêu biểu cho trí tuệ bản lai. Vì Phật quả là sự viên mãn của trí tuệ bản lai, nên trí tuệ còn được xem như là mẹ của hết thảy chư Phật. Trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa và Bát Nhã Tâm Kinh, Đại Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật chính là biểu tượng của trí tuệ ban sơ đại toàn thiện đại viên mãn này. Trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật, sự viên mãn của trí tuệ sâu xa của nguyên lý mẫu tính được gọi là “Thai tạng của chư Như Lai” hay “Mẹ của chư Phật”. Trí tuệ Bát Nhã là tính chất trí tuệ sắc bén với sự xả bỏ bản ngã. Năng lực này của trí tuệ sâu xa là suối nguồn, hay thai tạng nơi chư Phật hiển lộ, và vì thế được gọi là “Thai tạng của chư Phật”. Và trí tuệ ấy được thể hiện bằng hình tượng Bát Nhã Phật Mẫu. Do đó, trong Đạo Phật, trí tuệ phụ nữ chính là trí tuệ tính không siêu việt. Phụ nữ và phương diện nữ tính bên trong mọi chúng sinh bất kể nam hay nữ biểu trưng cho đại trí tuệ siêu việt.

xem day du tai day :

http://drukpavietnam.org/index.php?...ha&catid=89:kinh-sach-tu-tp&Itemid=89&lang=vi
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên