- Tham gia
- 9/6/15
- Bài viết
- 186
- Điểm tương tác
- 86
- Điểm
- 28
4. Kim cương thừa (tt).
Theo cách khác, âm tiết man trong chữ ‘mantra’ được hiểu là ‘tri kiến về chân như” và ‘tra’ có ngữ căn là ‘trāya’ có nghĩa là ‘lòng từ bảo hộ người di trú’. Giải thích nầy được dùng chung cho cả bốn phái Mật tông, nhưng theo quan điểm chuyên biệt của Vô thượng Du-già Tantra, thì lòng từ bảo hộ cho kẻ di trú được hiểu là Trí huệ đại diệu lạc. Lối giải thích nầy phát xuất từ thuật ngữ có ngữ căn từ tiếng Sanskrit là karuṇā, có nghĩa là ‘lòng từ bi’, là ‘dừng chỉ sự ham muốn’. Khi hành giả phát khởi lòng từ–năng lực chịu đựng nổi khổ cho chúng sinh khi họ không biết làm sao để giải trừ được chúng, thì niềm vui, sự an bình, và sự giải trí nhất thời của mình phải buông bỏ. Thế nên, trong Vô thượng Du-già Tantra, chữ ‘từ bi–karuṇā’ được chỉ cho sự đình chỉ mọi ham thích, phóng chiếu vào cốt lõi của sự sống, và nhắm đến trí huệ đại diệu lạc (mahāsukha). Đó là chân ngôn của ý nghĩa quyết định và là vị thần của ý nghĩa quyết định.
‘Lòng từ bảo hộ người di trú’’có thể được giải thích theo cách chung cho cả bốn tông phái Mật thừa như một thể thống nhất không thể phân ly của trí huệ nhận thức Tính không và lòng đại từ bi, hay là thống nhất trí huệ và phương tiện[2]–trí huệ kết hợp với phương tiện và phương tện kết hợp với trí huệ.
‘Thừa – yāna’ có thể được nhìn từ hai phương diện, một là quả thừa–đối tượng mà hành giả tiến hành công phu nhắm đến– và một là nhân thừa–phương tiện mà hành giả tiến hành. Mặc dù Kim cương thừa đều có đủ cả nhân thừa và quả thừa, nhưng nó vẫn được gọi là Quả thừa, vì pháp tu quán tưởng trong đó hành giả thực hành một cách tín tâm bốn lĩnh vực thuần tuý thanh tịnh–trú xứ nơi Như Lai an trú sau khi thành đạo, thân thể hiện của Trí pháp thân trong dạng của trú xứ và người cư trú, nguồn vui được an hưởng trong cảnh giới Phật quả cao quý, và công hạnh siêu việt của chư Phật. Cũng tương tự như bốn yếu tố đạt đến quả vị trong pháp tu thiền quán.
Theo Vô thượng Du-già Tantra, thì kết quả–phương thức thực hành chân ngôn–là Trí huệ đại diệu lạc, và nguyên nhân–pháp Lục độ–là trí huệ nhận thức Tính không như được trình bày qua kinh luận. Sự bất khả phân ly trong hai pháp nầy là ý nghĩa ‘bất khả phân ly của đại diệu lạc và Tính không’.
Theo Thời luân tantra[3], căn nguyên là Tính không, nhưng Tính không nầy không phải là sự phủ nhận hiện hữu trên cơ sở tự tính; mà là phủ nhận các phân tử vật chất. Đây được gọi là ‘thể của không,’ thể không của phân tử vật chất, thể không siêu việt vật chất. Thể không nầy, được trang nghiêm bằng các tướng chính và phụ của Đức Phật trên phương diện cha và mẹ, là nguyên nhân và là đại diệu lạc vô thượng và bất biến; được thuyết phục tuỳ thuộc vào thể không đa dạng, đó là kết quả. Sự hợp nhất của hai dạng trên gọi là Nhân-quả thừa. tính bất khả phân như thế của thể không siêu việt và đại diệu lạc bất biến tối thượng trong tâm thức tương tục của của hành giả là một thừa trong ý nghĩa là phương tiện mà hành giả đang tu tập. Trong dòng tương tục tâm thức của bậc vô học, Đức Phật, là một thừa (yāna) trong ý nghĩa những điều mà hành giả đang tu tập. Như vậy, có hai sự hợp nhất của cả thể không siêu việt và đại diệu lạc bất biến tối thượng.
Theo cách khác, âm tiết man trong chữ ‘mantra’ được hiểu là ‘tri kiến về chân như” và ‘tra’ có ngữ căn là ‘trāya’ có nghĩa là ‘lòng từ bảo hộ người di trú’. Giải thích nầy được dùng chung cho cả bốn phái Mật tông, nhưng theo quan điểm chuyên biệt của Vô thượng Du-già Tantra, thì lòng từ bảo hộ cho kẻ di trú được hiểu là Trí huệ đại diệu lạc. Lối giải thích nầy phát xuất từ thuật ngữ có ngữ căn từ tiếng Sanskrit là karuṇā, có nghĩa là ‘lòng từ bi’, là ‘dừng chỉ sự ham muốn’. Khi hành giả phát khởi lòng từ–năng lực chịu đựng nổi khổ cho chúng sinh khi họ không biết làm sao để giải trừ được chúng, thì niềm vui, sự an bình, và sự giải trí nhất thời của mình phải buông bỏ. Thế nên, trong Vô thượng Du-già Tantra, chữ ‘từ bi–karuṇā’ được chỉ cho sự đình chỉ mọi ham thích, phóng chiếu vào cốt lõi của sự sống, và nhắm đến trí huệ đại diệu lạc (mahāsukha). Đó là chân ngôn của ý nghĩa quyết định và là vị thần của ý nghĩa quyết định.
‘Lòng từ bảo hộ người di trú’’có thể được giải thích theo cách chung cho cả bốn tông phái Mật thừa như một thể thống nhất không thể phân ly của trí huệ nhận thức Tính không và lòng đại từ bi, hay là thống nhất trí huệ và phương tiện[2]–trí huệ kết hợp với phương tiện và phương tện kết hợp với trí huệ.
‘Thừa – yāna’ có thể được nhìn từ hai phương diện, một là quả thừa–đối tượng mà hành giả tiến hành công phu nhắm đến– và một là nhân thừa–phương tiện mà hành giả tiến hành. Mặc dù Kim cương thừa đều có đủ cả nhân thừa và quả thừa, nhưng nó vẫn được gọi là Quả thừa, vì pháp tu quán tưởng trong đó hành giả thực hành một cách tín tâm bốn lĩnh vực thuần tuý thanh tịnh–trú xứ nơi Như Lai an trú sau khi thành đạo, thân thể hiện của Trí pháp thân trong dạng của trú xứ và người cư trú, nguồn vui được an hưởng trong cảnh giới Phật quả cao quý, và công hạnh siêu việt của chư Phật. Cũng tương tự như bốn yếu tố đạt đến quả vị trong pháp tu thiền quán.
Theo Vô thượng Du-già Tantra, thì kết quả–phương thức thực hành chân ngôn–là Trí huệ đại diệu lạc, và nguyên nhân–pháp Lục độ–là trí huệ nhận thức Tính không như được trình bày qua kinh luận. Sự bất khả phân ly trong hai pháp nầy là ý nghĩa ‘bất khả phân ly của đại diệu lạc và Tính không’.
Theo Thời luân tantra[3], căn nguyên là Tính không, nhưng Tính không nầy không phải là sự phủ nhận hiện hữu trên cơ sở tự tính; mà là phủ nhận các phân tử vật chất. Đây được gọi là ‘thể của không,’ thể không của phân tử vật chất, thể không siêu việt vật chất. Thể không nầy, được trang nghiêm bằng các tướng chính và phụ của Đức Phật trên phương diện cha và mẹ, là nguyên nhân và là đại diệu lạc vô thượng và bất biến; được thuyết phục tuỳ thuộc vào thể không đa dạng, đó là kết quả. Sự hợp nhất của hai dạng trên gọi là Nhân-quả thừa. tính bất khả phân như thế của thể không siêu việt và đại diệu lạc bất biến tối thượng trong tâm thức tương tục của của hành giả là một thừa trong ý nghĩa là phương tiện mà hành giả đang tu tập. Trong dòng tương tục tâm thức của bậc vô học, Đức Phật, là một thừa (yāna) trong ý nghĩa những điều mà hành giả đang tu tập. Như vậy, có hai sự hợp nhất của cả thể không siêu việt và đại diệu lạc bất biến tối thượng.