Quan điểm về nghiên cứu Phật học như thế này có ổn?

voniem

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 1 2012
Bài viết
6
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Người ta bảo Thiền thì không thể dùng lời để giải thích. Còn tôi thì pháp nào không thể giải thích thì lại khôg tin. Vì trong kinh Đại Bát Niết Bàn đức Phật có nói : "Cho đến đối với lời nói của Như Lai mà có lòng nghi ngờ cũng không nên thọ trì." Trong khi không có lời giải thích - thì đâu có gì gọi là nghi ngờ hay không nghi ngờ. Do đó, tôi nghi ngờ pháp mà không giải thích được không phải là Pháp Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Thiền là một trạng thái của sự giác ngộ bổn tâm tự tánh. Chỉ có khi nào ta trở về lãnh hội được bổn tâm tự tánh ấy mới gọi là Thiền, là Đạo, là Phật.

Trạng thái ấy, không thể diễn tả bằng lới nói, ngôn từ, suy luận của bộ não, của thức phân biệt.

Kinh Viên Giác nói: “Tất cả thế giới, thủy, chung, sanh, diệt, trước, sau, có, không, tụ, tán, khởi, dừng, niệm niệm tương tục, tuần hoàn xoay chuyển, đủ thứ thủ xả đều là luân hồi, nếu chưa ra khỏi luân hồi mà phân biệt Viên giác, thì tánh Viên giác kia cũng đồng như luân hồi, vậy muốn khỏi bị luân hồi thì chẳng có chỗ đúng”.

Kinh Pháp Hoa lại nói:

"Pháp đó không chỉ được
Vắng bặt tướng nói năng
Các loài chúng sanh khác
Không có ai hiểu được
Trừ các chúng Bồ Tát
Người đức tin bền chặt
...
Giả sử đầy thế gian
Đều như Xá Lợi Phất
Cùng suy chung so lường
Chẳng lường được Phật trí"


Đại Thừa Khởi Tín Luận nói: "Nhất thiết chư pháp tùng bổn dĩ lai, ly văn tự tướng, ly ngôn thuyết tướng, ly tâm duyên tướng, tất cánh bình đẳng bất khả phá hoại duy thị nhất tâm, cố danh chân như." (Hết thảy các pháp từ trong bản chất của nó, xa lìa mọi tướng danh tự, xa lìa mọi tướng nói năng, xa lìa mọi tướng tâm duyên lự, rốt ráo bình đẳng, không có biến đổi, không thể pháp hoại, chỉ là nhất tâm, nên gọi chân như)

Hiện giờ nói ra đó, giảng ra đó vậy mà không trúng vào đâu tất cả!

Chỉ mượn ngôn từ để tạm giải thích nói năng, khiên cho chúng sanh có một chút thâm hiểu mà chịu tu tập xoay về với bổn tâm tự tánh. Tất cả chỉ là phương tiên, dẫn dụ, thuyền bè, ngón tay mà thôi.

Người trí nên nương theo phương tiện, dẫn dụ, thuyền bè, ngón tay mà thấy được chân tâm bổn tánh của chính mình. Không nên chấp vào ngón tay, thuyền bè, dẫn dụ phương tiện, cho đó là chân tâm bổn tánh.

Kinh Lăng Nghiêm nói: "Người chấp ngón tay là mặt trăng, không những mất mặt trăng mà mất luôn cả ngón tay". Bởi vì lầm nhận ngón tay là mặt trăng thì đâu còn thấy mặt trăng, mà ngón tay không phải là mặt trăng, vậy mà cho đó là trăng thì không phải mất ngón tay rồi sao?

Nói thế, xong tuy không ngôn ngữ văn tự có thể giải thích, nhưng cũng không phải là không thể.

Phải xa lìa cái có thể, và không thể.

Pháp là Phật Pháp, và cũng không là Phật Pháp.

Nếu có Phật Pháp thì hãy chỉ ra cái nào là Phật Pháp?
Nếu không có Phật Pháp thì hãy chỉ ra xem cái nào không là Phật Pháp?

Không thể ở nơi các pháp mà nói "Thị hay Phi Thị" (là hay không là).

Kinh Lăng Nghiêm, ngài Văn Thù nói: "[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Bạch Thế Tôn! Đúng thế, con là chơn Văn Thù, chẳng Thị Văn Thù. Tại sao? Nếu có Thị tức có hai Văn Thù, mà nay chẳng phải không có Văn Thù, trong đó thật chẳng có hai tướng Thị và Phi."

Phật lại nói: "[/SIZE]
[/FONT][FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Cho nên nay ngươi phát minh đủ thứ kiến tinh và cảnh trần, gọi là vọng tưởng, chẳng thể chỉ ra Thị hay Phi Thị." [/SIZE][/FONT]

Tất cả lời nói suy nghĩ đều là vọng tưởng. Đã là vọng tưởng thì chẳng thể chỉ được "Thị và Phi Thị".

Như vậy Thiền, Đạo, Chân Tâm Bản Tánh có thể dùng vọng tưởng phát ra lời nói suy nghĩ để phân biệt được sao? Hễ nói ra lời gì thì lời đó là lời hư vọng. Hễ suy nghĩ ra cái gì thì cái đó là hư vọng. Làm sao mà nói cho đúng được?

Phải nghiên cứu học và hành Phật Pháp thêm nữa. Đừng nghe một vài người rồi đem ra nói lại, đó là lời của người đó chứ chẳng phải của ta. Dù lời của người, hay lời của ta, cũng hoàn toàn là hư vọng. Nếu bệnh thì lời người lời ta công hiệu trị lành, nếu không bệnh hay hết rồi mà lại giữ mãi lời người lời ta thì sẽ trở thành thuốc độc.

Thiền mà chỉ dạy thực tập cũng là lấy cái mục đích cứu cánh làm phương tiện tu hành. Mình chẳng chịu tu hành, đem thiền ra phân tích nầy nọ, cho đó là Phật pháp, cho đó là không phải phật pháp. Chỉ nhọc nhằn tâm trí, uổng công phí sức, biết bao giờ mới giác ngộ giải thoát đây?

Lại chẳng biết rằng danh từ "Thiền" cũng chỉ mượn dùng để diễn tả trạng thái của tâm, chứ chính danh từ "Thiền" cũng là rỗng tuếch không liên cang gì đến trạng thái của Chân Tâm Thường Trú Vắn Lặng Sáng Soi Rốt Ráo nơi chính mình.

Thôi đừng bàn nữa. Hãy tìm hiểu và thực hành đi!

An Lành.
 

voniem

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 1 2012
Bài viết
6
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Nhưng vấn đề chính mình thấy nghi ngờ pháp mà không giải thích được không phải là Pháp Phật. Vì trong kinh Đại Bát Niết Bàn đức Phật có nói : "Cho đến đối với lời nói của Như Lai mà có lòng nghi ngờ cũng không nên thọ trì."
Đức Phật đã khuyên như thế mà, không lẽ Đức Phật nói sai. Nên với tôi nghĩ, những gì mà không thể giải thích thì sao gọi là Pháp Phật.
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Kinh Pháp Hoa lại nói:

"Pháp đó không chỉ được
Vắng bặt tướng nói năng
Các loài chúng sanh khác
Không có ai hiểu được
Trừ các chúng Bồ Tát
Người đức tin bền chặt
...
Giả sử đầy thế gian
Đều như Xá Lợi Phất
Cùng suy chung so lường
Chẳng lường được Phật trí"

Phật đã nói "Pháp không thể chỉ được, vắng bặc tướng nói năng" như thế ông không tin sao?

Nếu đã không tin, thì làm sao thọ trì?

Không có gì có thể giải thích được mới là Phật Pháp.
Nếu có gì có thể giải thích được thì không phải là Phật Pháp, toàn là pháp thế gian tương đối!

Ông chấp chặt một câu kinh Niết Bàn không có liên quan gì tới cái nghi của ông mà bỏ toàn ý chính của Kinh ấy. Há nên chăng?

Kinh Niết Bàn há chẳng nói:

"Các hành vô thường
Là pháp sinh diệt
Sinh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui"


Pháp chỉ ra được là pháp thế gian, bộ óc có thể suy lường.
Pháp không chỉ ra được là pháp xuất thế gian, bộ óc không thể suy lường. Chỉ khi nào chứng thật được Chân Tâm Tự Tánh mới có thể rõ ràng, nóng lạnh tự biết.

Đã do bộ óc suy lường thì một là chấp có, hay là chấp không, toàn là pháp tương đối sanh diệt vô thường, cho nên nói "Các hành vô thường là pháp sinh diệt".

Chừng nào ông dứt bặt hết các pháp sinh diệt ấy, thì tịch diệt là vui.

Tức chỉ cho Chân Tâm Tự Tánh Bồ Đề Niết Bàn không có các pháp tương đối sanh diệt, không thể nói được. Đó mới là Niết Bàn. Nếu còn có tâm suy lường, còn có pháp tương đối "là hay không là" "sanh hay diệt" "phật pháp hay không phật pháp" v.v... thì không bao giờ được Niết Bàn.
 

voniem

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 1 2012
Bài viết
6
Điểm tương tác
2
Điểm
3
VN muốn biết vấn đề nghi vấn của VN như trên có sai không? Nếu dựa vào sự giải thích của T-Tri thì cũng là tạm tin nhận những gì Phật nói thôi. Đâu có tính hiểu thực tế của kinh rõ ràng theo chữ nghĩa. Phải dựa vào lời Phật thuyết rõ ràng, giải thích được rõ ràng. Chỉ nhấm vào chân tâm là thấy đạo theo ý Thiền tông trực chỉ chân tâm ngay đó là đạo, Niết Bàn ngay tại đó . Vấy há những lời Phật thuyết là phải trãi a tăng kỳ kiếp tu hành mới chứng đạo sao ( như Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vậy) ? phải trãi biết bao nhiêu kiếp tu hành mới thành đạo quả. Đâu vì mấy câu Thiền đơn giản đó, không có pháp để tu, không có cái để thực chứng, đạo là bậc tiếng nói, không lời giải thích, ngay đó là đạo. Vậy những phương pháp tu khác Phật dạy có lời giải thích, có pháp để tu, có cái chứng đắc đều không bằng một lời của Thiền tông đạp đổ tất cả à? Nên Phật mới dạy" "Cho đến đối với lời nói của Như Lai mà có lòng nghi ngờ cũng không nên thọ trì." là vậy. Không có pháp để tu, không có cái để chứng. Sao tin đây?
Tôi đã đọc Kinh và học rất nhiều rồi. Xưa nay không dám rời Kinh mà hiểu . Từng chữ theo đó mà học và thực hành. Không lẽ tôi hiểu sai?
Tôi sai như thế nào? Có nghiêm trọng không?
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Ông hỏi về Thiền tôi mới dùng Thiền đáp.

Ý ông nghĩ sao, người thợ mộc muốn học nghề may có thể đem búa đinh theo để học may được không?

Ông cũng hiểu rằng thật không thể được. Người thợ mộc muốn học nghề may thì phải bỏ hết búa đinh. Rồi vào nghề may thì phải cầm kim chỉ mà may.

Cũng thế, ông học theo Giáo Môn, muốn vào Thiền Tông, cần phải bỏ hết tri giải về Kinh Điển. Thật phải quăng hết không còn mảy may nào thì mới có thể học Tham Thiền.

Nếu như ông đã chọn Giáo Môn, hẳng nhiên phải theo giáo môn mà tu. Nhưng nhớ đừng so sánh giáo môn rồi nói Thiền Tông là không phải Phật Pháp! Còn Giáo Môn mới Phải. Đó là sai lầm!

Do ông nghi về Thiền, nên tôi phải nói theo nghĩa Thiền để trừ lòng nghi của ông. Chứ không phải như ông nói "bằng một lời của Thiền tông đạp đổ tất cả à?"

Học Pháp nào thì phải theo pháp đó. Khi học pháp đó thì chỉ một mình pháp đó, pháp đó dạy sao, tông chỉ thế nào thì làm như thế đó, xong chỉ lo tu lo học pháp mình thôi, đừng so sánh pháp mình với pháp khác, vì mỗi pháp có mỗi tông chỉ riêng.

Nếu ông đã tạm hết nghi về Thiền, thì mừng giùm cho ông. Cứ để nó như thế. Không màng tới nữa, chỉ quay về lo học theo Giáo Môn mà ông đang tu, và tu cho giỏi là được, đừng lơ là qua các pháp khác mà phân biệt so sánh!

Chúc ông tiến tu giải thoát.
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
KÍNH DIỄN ĐÀN
Thánh tri và voniem viết hay lắm.
Đúng thế! nếu thật là pháp phật thì không thể nói viết bằng chữ quốc ngữ hay bất cứ thứ văn tự ngôn ngữ nào của loài người diễn tả được nó.
....
nghĩa là cái gì hễ nói ra được, chỉ ra được, nghe thấy được, sờ mó được, nhìn thấy được...thì đều là phi pháp tức là không phải pháp phật.
Chính vì vậy khi ông THÁI TỬ SĨ ĐẠT ĐA còn sống(sau khi có cái gọi là thành phật) ông ta nói bằng miệng rằng: ta chưa hề nói pháp gì trong suốt 49 năm qua dù là 1 câu!
hay là: ai nói như lai thuyết pháp là hủy báng như lai.
............
VẬY CHẮC CÓ AI ĐÓ SẼ HỎI: VẬY CHứ 12 ĐẠI TẠNG KINH PHẬT THÍCH CA ĐỂ LẠI ĐÓ LÀ GÌ CHẢ LẼ KHÔNG PHẢI LÀ KINH PHẬT NÓI RA BẰNG CHÍNH MIỆNG CỦA NGÀI SAO?????
Dạ thưa: xin dám mạnh dạng trả lời bằng cái thân thịt máu này rằng: 12 đại tạng kinh của thái tử nói lại bằng miệng chỉ là kinh GIẢ, kinh thật không thể nói được, đó chỉ là bè tàu, là ngón tay mà, còn mặt TRĂNG kia còn cách xa ta lắm tuy xa nhưng có NGAY Ở ĐÂY NGAY BÂY GIỜ NÈ! Ở TRƯỚC CÁI CON MẮT TA NÀY, Ở TRƯỚC MẶT CÁC BẠN KÌA! Ở TRƯỚC MÁY VI TÍNH NÀY NÈ!
CÁC BẠN KHÓ TIN SAO!
NGHĨA LÀ PHẬT TÁNH HAY CHÂN TÂM HAY HẠT NGỌC (hoặc gọi = cái tên khác là CỎ CÚ, CỤC ĐẤT thì có sao đâu) có ở ngay cái thân tứ đại máu thịt da lông đờm dải nước tiểu phân hôi thúi ngay ở đây và bây giờ chứ không ở đâu xa xâm trên núi hay trong chùa lầu cao đẹp đẽ.
........
VẬY PHẬT VẬY ĐẠO Ở NGAY TRƯỚC MẮT TA SAO TA KHÔNG THẤY NHỈ (KHÔNG THẤY TỨC KHÔNG KIẾN TÁNH, THẤY = KIẾN TÁNH)???
nói thật tuy cái gọi là ĐẠO ở ngay trước mắt nhưng chỉ có người trí mới hiểu, hiểu thì ngay đó liền hiểu dù chỉ 1 câu quát mắn, 1 cái tát, 1 câu kinh kim cang ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm (huệ Năng ngộ nhờ câu kinh kim cang này), còn không thì dù có học thuộc lòng 12 đại tạng kinh hay dù có học hiểu nghĩa lấy bằng cao học phật giáo, tiến sĩ phật giáo thì cũng vô ích, bởi cái Đạo đạt được là tự ăn mới no như ăn ớt chính miệng ta cay chứ ngồi đó lo đi đọc sách nói về vị cay cay của ớt hay ngồi đó tự nghiên cứu viết ra cả 1 cuốn sách miêu tả về vị cây xé lưỡi của ớt thì ích gì?
....
..................................................
KÍNH CÁC BẠN. XIN HẾT Ạ!
(GHI CHÚ: nảy giờ đố các bạn chứ ai đọc , ai viết đây!? xin trả lời thẳn thắng đó là ma viết và ma đọc , xin các bạn lượng thứ vì lời thật hay mất lòng,, chứ nảy giờ tôi - TRÍ này viết bằng cái thân tứ đại này mà, thân thịt máu này là lục tặc là sáu căn, là 6 con quĩ dữ mà, mà con quĩ chúa là ý căn nó dẫn 5 con quĩ còn lại làm việc, con quĩ chúa này nó ngồi chơi, có khi nó thích nghe nhạc sến, hay nhạc trẻ, hay có khi nó thích ăn chè, ăn phở Hà nội, ăn bún huế, hay có khi con quĩ thứ 6 này nó thích tiền bạc, thích công danh, thích vợ đẹp con ngoan,...VÀ CẢ CÁI THÍCH TU NỮA! tức là con quĩ thứ 6 này nó thích là người tu, nó thích học phật pháp, thích nói phật pháp, thích nghe phật pháp,
cho nên cái phật tánh của chính mỗi người thì mỗi người hay quên, còn bị quĩ thứ 6 này nó dụ ta nó lừa ta nên ta chấp nó làm mình nên tu hoài bằng cái thân tứ đại này ta hiểu thâm sâu một vài câu kinh thì cho rằng mình hay rồi không ngờ rằng chính con quĩ thứ 6 ý căn này nó học nó hiểu, còn cái gọi là ĐAO, LÀ HẠT NGỌC , CHÂN TÂM PHẬT TÁNH... có cần học Đạo nữa sao?
vì đã là đạo chả lẽ cần lại học đạo nữa sao?
chân tâm cần tu nữa sao?
phật tánh cần tu nữa sao? phật tánh cần bái lạy phật xi măng bên ngoài hay sao?
....
tất nhiên sự lễ bái phật ngoài đường là biểu hiện sự tôn kính của sáu con quĩ lục căn thôi, con quĩ lục căn nó bái lạy phật giả là phật xi măng trong chùa thôi, chứ thật là phật tánh ta có cần lạy mới hiện ra phật tánh chăng!???????????????????????????????????????????????????????????????????????????????
........
các bạn hãy đọc mà suy nghĩ thử coi lời viết trên là có lý hay vô lý, mà nè các bạn nhớ nhé cái các bạn đang suy nghĩ nầy nè đó là ý căn là con quĩ thứ 6 nó suy nghĩ nha các bạn, tuy nó là quỉ nhưng về hình thức nó chính là cái biết của ta là kiến thức ta là ta giả nữa!)
 

voniem

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 1 2012
Bài viết
6
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Như Thanh Tri đã viết

" Nếu như ông đã chọn Giáo Môn, hẳng nhiên phải theo giáo môn mà tu. Nhưng nhớ đừng so sánh giáo môn rồi nói Thiền Tông là không phải Phật Pháp! Còn Giáo Môn mới Phải. Đó là sai lầm! "

Vậy tôi chọn cach tu theo Giáo Môn, tức là chỉ tin những gì thực chứng được. Có cái để tu, có quả để chứng. Không thể tin rằng Niết Bàn ở ngay tâm, các căn vốn thanh tịnh. Có pháp để tu, có tâm phải chuyển, có quả phải thành. Nếu rời kinh để hiểu mà không bám vào đó để thấy cái phải tu, phải chuyển thì há tôi tự gạt mình tin vào cái không thể giải thích hay chứng nghiệm được?

Nếu tôi chọn Giáo Môn mà tu thì theo ý các đạo hữu tôi bám lấy cái hư vọng mà tu sao. Vì có pháp môn tất có pháp đối đãi sinh diệt. Mà bám Pháp đối đãi sinh diệt để tu thì sẽ sinh diệt theo. Vậy càng tu càng xa niết bàn?

Tôi thấy pháp tôi tu như vậy thì hay theo ý tôi ( đâu ai bảo nó sai đâu! ) nên tôi muốn chỉ người khác tu như vậy. Chắc đâu có vấn đề!.

Nếu tu thiền thì phải có cái pháp tu, có cái chứng đắc. Thiền mà bặc không nói năng không chứng đắc thì theo có kết quả gì. Thà tu thiền tại tâm, có sở tu, sở đắc. Thiền đến đâu, sở đắc thấy rõ đến đó.
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
kính.
đúng, dù nước của dòng sông hằng hay sông cửu long đều chảy ra biển mà, có sông nhỏ lớn, quanh co hay thẳng tấp.
vào nhà có nhiều cách mà, có thể ngay cửa chính, cửa sổ, cửa sau, trèo lên nóc thồng dây xuống, hay đào tường từ dưới chui lên mà , hay dùng gió đá khoét cửa nếu cửa khóa, hay đợi chủ gia về mở khóa, hay ta tự làm 1 cái nhà của riêng ta thì cũng được vào nhà có sao đâu bạn, ánh sáng của 84.000 ngọn đèn đều tỏa sáng, khác nhau là có to nhỏ... nhưng đều có chung tính sáng!

khi một cá thể người chưa có cái gọi là KIẾN TÁNH thì mỗi pháp tu đều thấy khác , hay giữa không thực hành pháp tu và ngồi không chơi, nhưng khi cá thể người nào đó kiến tánh rồi, thì dù gánh nước hay bữa cũi cũng là tu cũng là thiền, nghĩa là kiến tánh rồi thì làm gì cũng là chơn, cũng thấy đạo ở trước mặt nên có ngồi thiền định, hay ngồi niệm phật, hay ngồi niệm chú đều là tu cả, không có gì là xáo trộn hay pha tạp cái gì cả.
chỉ có điều với 1 người chưa kiến tánh thì có khác nhau: ví dụ giữa tịnh độ và thiền tông, thiền định sẽ có sự khác nhau rõ rệt, nhưng đối với ai đã gặp ĐẠO thì ngồi nhổ cỏ cú cũng là tu miên mật! thiền miên mật! niệm phật nhất tâm miên mật!

HAY NHư ĐANG GÕ MÁY TÍNH NÀY NÈ, ĐANG LÊN MẠNG INTERNET NÀY NÈ CŨNG LÀ MIÊN MẬT HÀNH ĐẠO, CŨNG LÀ THIỀN CŨNG LÀ ĐẠO, BỞI KHI ĐÃ THẤY TÁNH KIẾN TÁNH RỒI THÌ ĐẠO LUÔN Ở TRƯỚC MẮT Ở TẠI ĐÂY VÀ NGAY BÂY GIỜ KHÔNG PHÂN BIỆT THỜI KHẮC, LÚC NÀO CÁI ĐẠO CŨNG CÓ NGAY Ở ĐÂY MÀ! BIẾT BẠN SẼ KHÓ TIN LẮM!
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
=voniem;67919]
Vậy tôi chọn cach tu theo Giáo Môn, tức là chỉ tin những gì thực chứng được. Có cái để tu, có quả để chứng. Không thể tin rằng Niết Bàn ở ngay tâm, các căn vốn thanh tịnh. Có pháp để tu, có tâm phải chuyển, có quả phải thành. Nếu rời kinh để hiểu mà không bám vào đó để thấy cái phải tu, phải chuyển thì há tôi tự gạt mình tin vào cái không thể giải thích hay chứng nghiệm được?

Hiện giờ chúng ta còn trong đường mê nên mới thấy có tu có chứng. Đến khi giác ngộ rồi thì không tu không chứng. Nếu còn có thấy mình tu, mình chứng thì đó gọi là còn trước "ngã nhân chúng sanh thọ giả. Còn ngã nhân chúng sanh thọ giả thì không phải gọi là Bồ Tát" - Kinh Kim Cang.

Ông tu theo giáo môn, nên tìm đọc Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật.

Nếu tôi chọn Giáo Môn mà tu thì theo ý các đạo hữu tôi bám lấy cái hư vọng mà tu sao. Vì có pháp môn tất có pháp đối đãi sinh diệt. Mà bám Pháp đối đãi sinh diệt để tu thì sẽ sinh diệt theo. Vậy càng tu càng xa niết bàn?

Tùy, nếu tu đúng theo tông chỉ của Giáo Môn thì không sai, nếu tu không đúng tông chỉ thì lạc đường.

Như ở Kinh Tứ Niệm Xứ, phải theo tông chỉ của kinh ấy mà tu thiền Tứ Niệm Xứ
Như ở Kinh A Di Đà thì phải theo đúng tông chỉ của kinh ất mà Tín Nguyện Hạnh
Như ở Kinh Pháp Hoa thì phải theo đúng tông chỉ Thiên Thai Tông mà Quán Không, Giả, Trung.
Như ở Kinh Lăng Nghiêm thì phải theo đúng tông chỉ Phản Văn Văn Tự Tánh.
v.v...

Giáo môn có nhiều pháp tu lắm, chứ không phải một pháp tu.

Giáo Môn còn có Kinh Liễu Nghĩa và Kinh Bất Liễu Nghĩa. Không thể nói hết các phương tiện mà Phật mở bài cho nhiều lớp chúng sanh.


Nếu tu thiền thì phải có cái pháp tu, có cái chứng đắc. Thiền mà bặc không nói năng không chứng đắc thì theo có kết quả gì. Thà tu thiền tại tâm, có sở tu, sở đắc. Thiền đến đâu, sở đắc thấy rõ đến đó.

Do ông không hiểu thiền mới không tin. Tôi thuở trước cũng không tin thiền, hễ nghe thiền là gạt bỏ. Sau nhờ học Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang, đọc lời dạy các Tổ sư và được Thiện Tri Thức chỉ bày mới hay mình sai lầm.

Thiền vốn không có pháp tu. Thời xưa các tổ chỉ truyền nhau cái Tâm. Nói vài lời đối thoại người đương cơ liền Ngộ Đạo.

Như Tổ Huệ Khả hỏi Tổ Đạt Ma: "Tâm con không an, xin ngài an tâm cho con."
Tổ Đạt Ma hỏi Tổ Huệ Khả: "Ông đưa tâm đây tôi an cho."
Tổ Huệ Khả tìm tâm chẳng được bèn bạch: "Con tìm tâm không được"
Tổ Đạt Ma nói: "Ta đã an tâm cho con rồi"
Tổ Huệ Khả liền giác ngộ

Như vậy thật là "Trực Chỉ Nhân Tâm Kiến Tánh Thành Phật". Đâu có pháp nào để tu?

Sau thời Tổ Huệ Năng, thì các Tổ dùng các thủ đoạn khác nhau như Đánh, Hét, v.v... thì người đương cơ giác ngộ.

Sau thời đó căn cơ chúng sanh càn lui sụt nên các tổ mở bài phương tiện "Công Án và Thoại Đầu" để cho thiền giả tham.

Chứ kỳ thật không có pháp để tu.

Dù phương tiện "Công án, thoại đầu" có mở bài nhưng pháp đó là không pháp.

Giống như bài kệ của Phật truyền cho tổ Ca Diếp:

Pháp bổn pháp vô pháp
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp

Dịch:
Pháp góc pháp không pháp
Không pháp pháp cũng pháp
Nay đây trao không pháp
Pháp pháp đâu từng pháp

Do vậy phương tiện có khác do căn cơ chúng sanh không đồng, nhưng bản chất xưa nay không thay đổi.

Nhiều người lầm tưởng hễ nghe thiền nói "Không tu không chứng" liền chấp không, cho rằng suốt ngày ngồi không không làm gì. Nghe nói "Vô Tâm" liền chấp thật không có tâm như cây cỏ gỗ đá. Đó là tà kiến vậy.

Thiền vượt ngoài đối đãi có và không.

Tôi chỉ khuyên ông, chỉ học rõ pháp môn mình tu theo đó tu hành. Còn pháp môn khác mình không biết thì không nên đem ra so sánh nầy nọ, vì chưa từng học, chưa từng hành pháp môn khác thì làm sao mà đánh giá được nó! Như cuốn sách chưa từng mở ra xem mà chỉ đánh giá ở bề ngoài bìa. Há có đánh giá trúng được nó sao!
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Thánh-Tri .
Thưa Tiền Bối - bangtam bị trí nhớ rất kém - và chử đọc nhiều khi còn vấp - nên trước những từ đặc biệt trong kinh Phật quả là còn lạ lẩm với bangtam quá - nên kính xin Tiền Bối xót thương
bt nghiệp nặng mà giải nghĩa 2 chử Giả - Trung cho bt và các phật tử sơ cơ có cơ hội được tiến bộ thêm nhe Tiền Bối .
Như ở Kinh Pháp Hoa thì phải theo đúng tông chỉ Thiên Thai Tông mà Quán Không, Giả, Trung.
Xin tri ân tiền bối .

KÍNH
bangtam
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
1. TT không có tu theo Tông Thiên Thai nên không tiện và hợp lẽ để nói. Chừng nào mình có học có hành pháp đó mới hiểu biết mà giải đáp mà không phạm lỗi.

2. Nếu muốn tìm hiểu Phật Pháp, nên tìm đọc sách "Phật Học Phổ Thông" của HT Thiện Hoa có nhắc đến tông Thiên Thai và sơ lượt đường lối tu hành.

3. Bangtam niệm Phật được rồi. Không cần phải nghe nhiều hiểu nhiều cho tâm thêm rói loạn. Các Kinh Phật nhiều mà không ngoài mấy bài kệ trong Kinh Pháp Cú như sau:

Vân làm các điều lành
Không làm các điều ác
Giữ tâm ý trong sạch
Đó lời dạy chư Phật


Cốt yếu phải giữ tâm ý trong sạch. Khi tâm sạch thanh tịnh thì miệng và thân sẽ thanh tịnh. Ba Nghiệp Thân khẩu ý đều thanh tịnh thì đó là chư Phật ra đời.

An Lành
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính Thánh-Tri .
Thưa Tiền Bối - bangtam bị trí nhớ rất kém - và chử đọc nhiều khi còn vấp - nên trước những từ đặc biệt trong kinh Phật quả là còn lạ lẩm với bangtam quá - nên kính xin Tiền Bối xót thương
bt nghiệp nặng mà giải nghĩa 2 chử Giả - Trung cho bt và các phật tử sơ cơ có cơ hội được tiến bộ thêm nhe Tiền Bối .

Xin tri ân tiền bối .

KÍNH
bangtam
bangtam mến !

Cho phép Văn Học bổ túc chỗ nầy cho đạo hữu Thánh Tri nhé :

Ba chữ KHÔNG, GIẢ, TRUNG nói lên hầu như toàn bộ quy trình tu học Phật pháp của một người Phật tử chân chính.
Đó là chữ "nói gọn" của ba giai đoạn học Phật. Ba giai đoạn đó là :

1. GIẢ NHẬP KHÔNG _ được giãn lược là GIẢ _ là nói giai đoạn đầu vào đạo. Phật tử sơ cơ sống trong Giả, mê theo Giả, lầm với Giả; phát tâm muốn vượt lên vươn thoát khỏi Giả, không còn mê lầm theo Giả để mà triền miên luân hồi trong 6 nẽo nữa.
Ngày xưa sau nhiều năm mở đạo, có một số đệ tử của đức Phật đã tu học xong giai đoạn nầy, đã thực sự giải thoát sinh tử luân hồi, đó là những vị A La Hán.
GIẢ NHẬP KHÔNG là từ bỏ cái sống mê lầm để sống cái sống giác ngộ. Chữ KHÔNG ở đây là đích đến không có "ngủ uẫn mê lầm" nữa. Vị A La Hán chỉ còn sống cái sống giác ngộ, không có biết đến chúng sinh đau khổ nữa, những gì của giả cảnh bỏ lại trần gian hết.

2. KHÔNG NHẬP GIẢ _ được giãn lược thành KHÔNG _ là nói giai đoạn kế tiếp, giai đoạn tiến tu của những vị đã minh tâm kiến tánh. Thực tế "minh tâm kiến tánh" rồi hành giả vẫn hãy còn nhiều vấn đề vướng bận, không giải quyết được thỏa đáng, nhưng vì nghĩ rằng những điều đó không quan trọng cho nên vị A La Hán đã BỎ QUA (skip) để nhập Niết Bàn (thường thường chúng ta dùng chữ CÕI NIẾT BÀN, nhưng thực ra Niết Bàn không có CÕI, chỉ là cái sống CHÂN THƯỜNG mà thôi).
Trong Đại Thừa thì không có chuyện BỎ QUA để nhập Niết Bàn, mà hành giả đã vướng nguyện độ sinh "Thuấn Nhã Đa tánh khả tiêu vong, Thước Ca Ra tâm vô động chuyển" (nghĩa là "dầu cho thân tâm nầy mất hết, "nguyện độ sinh" quyết không vì thế mà thay đổi).
Điều nầy có nghĩa là hành giả Đại Thừa sau khi chứng ngộ bản tâm, vẫn ở lại với những nhiểu nhương của phàm mê để độ sinh cũng đồng thời là độ cho mình _ giải quyết những vệt mờ khó thấy trong tiềm thức (vi tế hoặc).
Đây gọi là KHÔNG NHẬP GIẢ, nghĩa là hành giả đã đến chỗ KHÔNG nhưng không an trụ KHÔNG mà quay trở lại Giả cảnh, sống với phàm mê, độ phàm mê, để thực sự thoát phàm.

3. TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG _ được giãn lược là TRUNG _ TRUNG nghĩa là sao ? _ Là Trung đạo :
Khi còn Mê chúng ta thấy cái gì cũng CÓ, chuyện gì cũng THIỆT _ gọi là chấp CÓ _ đến giai đoạn sau _ phần Giác _ hành giả thấy gì cũng KHÔNG. Trước chấp CÓ, sau chấp KHÔNG được ví như "thiên tả, thiên hữu" (ôm bên trái hoặc ôm bên phải) đây gọi là BIÊN KIẾN (cái thấy một bên _ thấy một bên thì chúng ta sẽ đi đến đâu, chắc chắn là không đi đến đích rồi, mà đến bệnh viện là điều dễ xãy ra, phải không các bạn ?).
Thong thả đi KHÔNG CHẤP CÓ (phàm) CHẲNG CHẤP KHÔNG (Thánh) KHÔNG DÍNH MẮC GÌ CẢ ĐÓ GỌI LÀ TRUNG ĐẠO.

Vì sao gọi là TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG ?
_ Vì hành giả phải chứng BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ, thấy tất cả các pháp đều bình đẳng.

Thực ra HÀNH TRÌNH CHÂN LÝ hãy còn giai đoạn cuối NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ _ ít được nhắc đến vì không thiết thực cho đa số _ chứ không phải Phật đạo chỉ 3 giai đoạn trên là đã đủ.

Xin chia sẻ, Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên