Trung Đạo Đế

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
676
Điểm tương tác
616
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 1 dẫn nhập.

Kinh Thánh Cầu ( Trung Bộ K tập 1) ghi rằng, sau khi đức Thế Tôn từ bỏ gia đình, xuất gia học đạo, trong 6 năm đầu tiên đó Ngài đã theo tu học pháp tu khổ hạnh với hai vị đạo sư danh tiếng đương thời là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, Ngài siêng năng nổ lực thực tập khổ hạnh, nhịn ăn uống, cho đến một ngày chỉ ăn một hạt mè, thân thể Ngài gầy còm, chỉ còn da bọc xương, Ngài đã chứng ngộ quả vị cao nhất mà hai vị đạo sư này tuyên bố, thế nhưng, Ngài cảm thấy sự khổ hạnh không ích gì, không liên hệ gì đối với đời sống xuất gia, nó cũng không giải quyết được nổi khổ của con người, cho nên Ngài quyết định từ bỏ phương pháp tu tập khổ hạnh, sau khi từ bỏ nơi tu tập khổ hạnh, trên đường đi đến dòng sông Ni Liên Thiền, Ngài thọ nhận bát sữa từ sự cúng dường của người chăn cừu, Ngài cảm thấy thân thể khỏe dần và tinh thần minh mẫn, chính sự kiện này đã giúp Ngài tuyên bố phương pháp tu tập của Ngài là con đường Trung Đạo, tránh hai cực đoan hưởng thọ dục vọng và hành khổ hạnh.(hết trích)

Phật dạy:

“Chớ có hành trì dục lạc, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích.
Và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích.

Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung đạo đã được Như Lai giác ngộ, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.”

Giáo lý TRUNG ĐẠO, là sợi chỉ xuyên suốt, là nồng cốt, là kim chỉ nam định hướng đến Thành trì Bồ Đề Niết Bàn của Đạo Phật.

Tuy nhiên, trải qua nhiều thời kỳ Nguyên Thuỷ, thời kỳ Bộ Phái, và thời kỳ Phát triển.- Đã có nhiều sự kiến giải sai khác trên mặt thực hành tu tập.

Kính mời các Bạn cùng VQ tham khảo và mạn đàm về Giáo lý TRUNG ĐẠO mà Đức Phật và Chư Tổ đã dạy cho chúng ta trong các Kinh Luận, hầu tận hưởng Chân Lý, vị ngọt tối thượng và đi đến Niết Bàn an lạc.

Kính mời các Bạn.

trung_11.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
676
Điểm tương tác
616
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 2.- Ý nghĩa Trung Đạo Thời Khởi thủy.

A. Khởi thủy. Trung Đạo mang ý nghĩa: Không thái quá, không bất cập, không dính mắc nhị biên.
B. Đến thời Bộ phái. Trung Đạo mang thêm ý nghĩa: "Phi nhất, phi nhị thị vi trung đạo"
Nghĩa là: "Không một mà cũng chẳng hai, đó là con đường chính giữa"
C. Đến thời kỳ PG Phát triển. Trung Đạo mang thêm ý nghĩa: Nhơn duyên, Tánh Không, Bát bất.

A. Thời Khởi thủy.

* Bấy giờ, Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức cũng trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Ám Lâm; đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều học tập không ngủ, tinh cần chánh trụ, tu tập đạo phẩm, nhưng tâm vẫn chưa giải thoát được các lậu, nên có ý định xả giới, bỏ đạo hạnh, trở về đời sống thế tục chuyên việc bố thí, tu tập các phước nghiệp, vì nhà thầy rất giàu.

Thế Tôn biết được tâm niệm ấy cho nên gọi thầy đến và nói pháp thoại “nghệ thuật lên dây đàn”, bởi Sa-môn Nhị Thập Ức khi sống tại gia rất giỏi đánh đàn. Theo đó, một người tu tập nếu quá sức tinh tấn sẽ khiến tâm rối loạn, nhưng chẳng tinh tấn thì tâm sẽ biếng lười. Vì vậy cần phải giữ cân bằng sự sống, biết sắp xếp thời gian thích hợp cho từng công việc, biết nắm bắt và buông bỏ những pháp cần và không cần cho đời sống phạm hạnh, như người nghệ sĩ đánh đàn biết lên dây vừa phải, không quá căng cũng không quá chùng. Đó là nghệ thuật sống vui an lạc, lối sống thong dong, trung đạo.

Sa-môn Nhị Thập Ức sau khi lãnh thọ lời dạy của Thế Tôn, trở về nơi xa vắng, tâm không buông lung, nỗ lực tinh tấn tu tập, không bao lâu chứng quả A-la-hán, tìm được an lạc trong sáu trường hợp: an lạc nơi vô dục, an lạc nơi viễn ly, an lạc nơi vô tránh, an lạc nơi ái tận, an lạc nơi thủ tận, và an lạc nơi tâm không di động. Thầy trình bày sở chứng của mình lên Đức Thế Tôn mà không khen mình khinh người, nên được Đức Thế Tôn khen ngợi, ấn chứng.

Ở thời khởi thủy Ý nghĩa Trung Đạo là : Không thái quá, không bất cập.
lzon_d10.jpg
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 2.- Ý nghĩa Trung Đạo Thời Khởi thủy.

A. Khởi thủy. Trung Đạo mang ý nghĩa: Không thái quá, không bất cập, không dính mắc nhị biên.
B. Đến thời Bộ phái. Trung Đạo mang thêm ý nghĩa: "Phi nhất, phi nhị thị vi trung đạo"
Nghĩa là: "Không một mà cũng chẳng hai, đó là con đường chính giữa"
C. Đến thời kỳ PG Phát triển. Trung Đạo mang thêm ý nghĩa: Nhơn duyên, Tánh Không, Bát bất.

A. Thời Khởi thủy.

* Bấy giờ, Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức cũng trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Ám Lâm; đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều học tập không ngủ, tinh cần chánh trụ, tu tập đạo phẩm, nhưng tâm vẫn chưa giải thoát được các lậu, nên có ý định xả giới, bỏ đạo hạnh, trở về đời sống thế tục chuyên việc bố thí, tu tập các phước nghiệp, vì nhà thầy rất giàu.

Thế Tôn biết được tâm niệm ấy cho nên gọi thầy đến và nói pháp thoại “nghệ thuật lên dây đàn”, bởi Sa-môn Nhị Thập Ức khi sống tại gia rất giỏi đánh đàn. Theo đó, một người tu tập nếu quá sức tinh tấn sẽ khiến tâm rối loạn, nhưng chẳng tinh tấn thì tâm sẽ biếng lười. Vì vậy cần phải giữ cân bằng sự sống, biết sắp xếp thời gian thích hợp cho từng công việc, biết nắm bắt và buông bỏ những pháp cần và không cần cho đời sống phạm hạnh, như người nghệ sĩ đánh đàn biết lên dây vừa phải, không quá căng cũng không quá chùng. Đó là nghệ thuật sống vui an lạc, lối sống thong dong, trung đạo.

Sa-môn Nhị Thập Ức sau khi lãnh thọ lời dạy của Thế Tôn, trở về nơi xa vắng, tâm không buông lung, nỗ lực tinh tấn tu tập, không bao lâu chứng quả A-la-hán, tìm được an lạc trong sáu trường hợp: an lạc nơi vô dục, an lạc nơi viễn ly, an lạc nơi vô tránh, an lạc nơi ái tận, an lạc nơi thủ tận, và an lạc nơi tâm không di động. Thầy trình bày sở chứng của mình lên Đức Thế Tôn mà không khen mình khinh người, nên được Đức Thế Tôn khen ngợi, ấn chứng.

Ở thời khởi thủy Ý nghĩa Trung Đạo là : Không thái quá, không bất cập.
View attachment 8777
Kính Thầy,

Lời Thế Tôn nói như cơn mưa vào cuối Hạ, vừa ngắn lại đúng điều người cầu sự tư do tâm ý mong chờ, chỉ có điều là giản dị đến nỗi người mang tâm vọng cầu không sao đủ tín tấn niệm mà giữ gìn cho đơm hoa kết trái được.

Thật là đáng tiếc thay.

Mến kính,
Ba Tuần.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
676
Điểm tương tác
616
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 3.- Trung Đạo là Thiểu Dục- Tri Túc.

A. Thời Khởi thủy. (tt)

Có câu chuyện do Tham muốn quá độ sanh đau khổ:

Ngày xưa, có ông vua tên là Mi-đát là một con người cực kì tham lam.

Một lần, nhà vua đến gặp Thần Đi-ô-ni-dốt xin thần ban cho phép lạ.

Thần Đi-ô-ni-dốt hỏi:

– Nhà ngươi muốn gì ?

– Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng.

Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.

Mi-đát sung sướng lắm. Vua liền bẻ một cành sồi, tức thì cành sồi biến thành một cành vàng lấp lánh. Chớp chớp đôi mắt, Mi- đát đưa tay run run ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt, óng a óng ánh. Mi-đát mặt mày rạng rỡ, tưởng trên đời không có ai sung sướng hơn thế nữa.
- Thế rồi nhà vua chạm vào công chúa thân thương. Công chúa hoá thành một khối vàng. Chạm vào hoàng Hậu, thì hoàng hậu thành một tượng vàng...

Bữa cơm hôm ấy, nhà vua ngồi vào bàn. Bát đĩa cốc chén…vua vừa chạm tới, biến ngay thành vàng. Các thứ cao lương mĩ vị… vua vừa chạm tay vào đều biến thành vàng.

...Lúc bấy giờ Mi-đát mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Ngày đêm trôi qua, bụng đói cồn cào, ngủ không yên.. Mi-đát quỳ xuống chắp tay cầu khẩn:

– Thần Đi-ô-ni-dốt muôn vàn kính mến! Xin Thần tha tội cho tôi. Kính mong người thu lại lời ước.. để cho tôi được sống!…

Tức thì Thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra và phán truyền:

– Nhà ngươi hãy chạy mau đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước. Phép mầu sẽ biến mất ngay lập tức và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham

Mi-đát ba chân bốn cẳng vội vàng chạy đến sông Pác-tôn và nhảy ào xuống dòng nước. Quả nhiên nhà vua thoát khỏi quà tặng của Thần mà trước đây ông từng khát khao mong ước.

Trên đường trở về hoàng cung, Mi-đát mới thấm thìa. Ông vừa đi vừa lẩm bẩm: “Hỏa ra hạnh phúc không thế xây dựng bằng ước muốn tham lam!”.

* Khái Quát Về Ý Nghĩa "Trung Ðạo"

Trung đạo, nếu gọi đủ là Trung đạo duyên khởi (Majjhima Patipana). Ðứng về mặt triết lý là con đường không tuyệt đối hóa một vấn đề gì, ly khai tất cả những ý niệm chấp trước, không chấp hữu và không chấp vô, không thái quá và không bất cập, ly khai các cực đoan và phiền não, tự tại vô ngại, giải thoát giác ngộ, chứng quả Niết Bàn nên gọi là Trung đạo.

Ðức Phật dạy rằng không nên tìm giải thoát bằng cách tùy thuộc nơi một đấng cứu thế, dầu vị ấy là người hay thần linh. Mà phải quay về tìm trong bản Tâm mình. Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.

Trong các kinh điển nguyên thuỷ, thường dạy phải Thiểu dục tri túc, không tham dục là con đường trung Đạo.

+ Đối với người xuất gia phải sống phải hết sức tri túc, áo chỉ cốt che thân, ăn chỉ cốt để nuôi thân, du hành đến đâu phải mang theo y bát, đi không luyến tiếc, cũng như con nhạn mang theo đôi cánh bay liệng trong không".

Quả đúng thế chính vì sự biết đủ là giàu sang, hạnh phúc và yên ổn. Người biết đủ thì nằm trên đất cũng thấy an vui, người khôjnng biết đủ thì ở thiên đường cũng không thỏa mãn. Không biết đủ thì giàu mà nghèo, biết đủ thì nghèo mà giàu." -- (Kinh Di Giáo)

Dựa trên nền tảng giáo lý A Hàm, chúng ta có thể khẳng định rằng toàn bộ hệ thống kinh tạng của Phật giáo nói chung và A Hàm nói riêng đều có tính nhất quán nhằm đưa đến đích cuối cùng của đời sống phạm hạnh là đoạn trừ tham ái, chấp thủ, vô minh, giải thoát hết thảy lậu hoặc và hướng nhân loại thẳng tiến về Niết Bàn, an lạc.

* Hành tướng của Tham dục :

Tham dục Bao gồm những hình thức thèm khát, tham ái, khát vọng, ước mong, dục vọng, ham muốn, nóng lòng bám víu, luyến ái, thiên vì...kẻ thù của toàn thể thế gian là tham ái, xuyên qua tham ái, tất cả phiền não đến với chúng sanh, nhân loại bị vướng víu trong cảnh bấn loạn, rối ren. Do sự thấu hiểu rõ ràng và minh bạch bản chất của tham dục, nguồn gốc của tham dục, sự chấm dứt tham dục và con đường chân chánh đưa đến sự chấm dứt tham dục, ta tự tháo mở, tự gỡ rối và làm cho hoàn cảnh trở nên quang đãng.

Vậy tham dục là gì ? Kinh Niệm Xứ - Trung A Hàm III đã nói như sau:

"Nơi nào có hoan hỷ và thỏa thích thì tham dục bắt nguồn và sinh khởi. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là những nơi có tánh cách hoan hỷ và thỏa thích, nơi ấy tham dục bắt nguồn và phát sanh. Khi tham dục bị ngăn cản thì trở thành bất mãn và phẩn nộ."

Tham dục ở đây được xem là động cơ thúc dục nằm phía sau một hành động của nhân loại mê muội.

"Tham dục sinh sầu ưu,
Tham dục sinh sợ hãi,
Ai thoát khỏi tham dục,
Không sầu, đâu sợ hãi." -- (Phẩm Hỷ ái - Pháp Cú 215)

hay

"Ai sống trong đời này,
bị tham ái buộc ràng,
sầu khổ sẽ tăng trưởng,
như cỏ bị gặp mưa" -- (Phẩm Tham ái - Pháp Cú 335)

Trong Kinh Khổ Ấm -Trung A Hàm, Ðức Phật cũng đã mô tả một cách rất sống động về tai hại của tham ái.

"Quả thật vậy, này Chư Tỳ kheo, do tham ái vua này gây chiến với vua kia, hoàng tử với hoàng tử, tu sĩ với tu sĩ, dân với dân, mẹ gây gỗ với con, con gây gỗ với mẹ, cha cãi với con, con cãi với cha, anh chị em với nhau, bạn bè với bạn bè...Họ giành giật bêu xấu nhau, thậm chí còn thù nghịch nhau, dùng các binh khí giết hại lẫn nhau, để sau đó nhận lấy hậu quả kẻ chết, người sợ hãi, rồi sanh ra hối hận - đau đớn khốn cùng."

Như thế chính tham ái là sự tăng trưởng ác hại, rễ của tham ái ăn rộng và ăn sâu. Tác hại của nó "đạt cho kỳ được và nắm chắc lấy". Tham dục quả là một năng lực vô cùng hùng mạnh, luôn luôn ngủ ngầm trong mỗi người và nguyên nhân chính của phần lớn các điều bất hạnh. Chính tham dục thô kịch hay vi tế, làm cho ta bám víu với mọi hình thức.

Tham ái không chỉ là một thự thể tự có, không phải là bản chất hay lẽ sống của con người, mà là kết quả hiện hành của một chuỗi vận hành của vô minh. Vì thế tham ái mang bản chất của vô minh và đau khổ. Cá nhân không thể tìm kiếm được gì trong thế giới của tham ái, vì nó biến đổi vô thường. Càng không thỏa mãn lòng tham con người càng lún sâu vào khổ lụy, càng khổ con người càng nắm giữ tham ái, đây là sự hiện hữu của chấp thủ.

Tất cả những đau khổ ấy là hậu quả của lòng tham không đáy. Cho nên chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói khẩn thiết của chính Ðức Phật để chận đứng bước tiến tai họa của tham dục "Hãy đào sâu và bứng tận gốc rễ của tham dục" chỉ bằng cách ấy ta mới có thể tự cứu ta không còn cách nào khác.

Túi tham đã không đáy, thì càng tham lại thấy càng thiếu, càng khổ. Phật dạy: “Càng tham muốn, càng khổ sở“. Chúng ta đừng lầm tưởng rằng: một khi lòng tham muốn được thỏa mãn, là hết tham muốn. Hễ còn củi thì lửa còn cháy. Tham muốn được toại nguyện thì tham muốn lại càng to lên. Tục ngữ thường nói: “Ðược voi đòi tiên” là thế. Người mà lửa tham vọng mong cầu nung nấu trong lòng, bao giờ cũng thấy mình còn thiếu thốn. Không thấy thiếu món nầy, lại thấy thiếu món khác, rồi thèm khát mãi, không lúc nào được toại chí. Mà không toại chí là còn khổ.

Phật dạy: “Đa dục chi nhân, đa cầu lợi cố, khổ não diệc đa”. Có nghĩa là: Người mong muốn nhiều, cầu lợi nhiều thì khổ não cũng nhiều” .

Tóm lại: Thiểu Dục- Tri túc là con đường trung Đạo, dẫn đến An Lạc, giải thoát

Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Tri_tz11
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
676
Điểm tương tác
616
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 4.- Bát Chánh Đạo là Trung Đạo .

A. Thời Khởi thủy. (tt)

Tất cả giáo lý Phật đều nhằm giúp chúng sanh thoát ra khỏi khổ đau. Giáo lý căn bản bao gồm ba mươi bảy pháp, thường gọi là ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đó là Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Thần Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ Đề Phần, Tám Thánh Đạo Phần.

Trong ba mươi bảy pháp vừa kể trên, Bát Chánh Đạo được xem là tiêu biểu và căn bản nhất của con đường ra khỏi khổ đau, được gọi là Đạo Đế,
Quan trọng nhất trong bát chánh đạo là.- Chánh Tri Kiến. Khi có mặt của Chánh Tri Kiến, thì đẩy lùi tất cả những gì của thế giới vọng tưởng của tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định”.

Giáo lý Bát Chánh Đạo chúng ta có thể trình bày dưới hình thức căn bản của Tam Vô Lậu Học:
  • Chánh kiến và Chánh tư duy thuộc về Tuệ Học;
  • Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thuộc về Giới Học;
  • Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định thuộc về Định học.

  • Chúng ta có thể nhận định rằng con đường giải thoát là con đường trí tuệ (Chánh tri kiến) con đường của Giới, Định, Tuệ hay là con đường Bát Chánh Đạo.
  • Bát Chánh Đạo.- Quan trọng nhất là Chánh Tri kiến. giúp chúng ta tránh khỏi các cực đoan sai lầm của Vô Minh. . Chánh ngữ, Chánh nghiệp, giúp ta khỏi sa đọa vào dục lạc. Chánh niệm và Chánh định Giúp ta an trú trong Tỉnh lự, niết Bàn. Nên Bát Chánh Đạo chính là Trung Đạo .

Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Chuyen10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
676
Điểm tương tác
616
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 5.- 12 Nhơn Duyên là Trung Đạo.

B. Đến thời Bộ phái. Trung Đạo mang thêm ý nghĩa: "Phi nhất, phi nhị thị vi trung đạo"
Như bài kinh Chánh kiến sau:

Này Kaccāyana, thế giới này thường y cứ vào hai thái cực / 2 cực đoan này: có (atthitā) và không có (n’tatthitā).

Này Kaccāyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới là không có. Này Kaccāyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là có.

Này Kaccāyana, chấp thủ phương tiện và bị thiên kiến trói buộc, phần lớn thế giới này là vậy. Và ai với tâm không trú trước, chấp thủ phương tiện ấy, không chấp thủ thiên chấp tùy miên ấy, không có chấp trước, không trú trước, vị ấy không có nghĩ: ‘Đây là tự ngã của tôi’. Khi khổ sanh thì xem là sanh, khi khổ diệt thì xem là diệt; vị ấy không có nghi ngờ, không có phân vân, không duyên vào ai khác, trí ở đây là của vị ấy. Cho đến như vậy, này Kaccāyana là ‘chánh tri kiến’.
Này Kaccāyana, ‘tất cả có’ (sabbaṃ atthi) là một cực đoan. ‘Tất cả không có’ (sabbaṃ n’tatthi) là cực đoan thứ hai. Xa lìa hai cực đoan ấy, này Kaccāyana, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo. Vô minh duyên hành. Hành duyên thức... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt”.(hết trích)

Tóm lại : Phật giáo hậu Nguyên thủy (Bộ phái) đề cập đến hai cực đoan là hai lãnh vực đều xấu, không có lợi, như là sự truy hoang hưởng thụ dục vọng và hành khổ hạnh, thì trong Phật giáo Bộ phái đề cập đến hai cực đoan mang tính cố chấp tự nội tâm. Đã là sự cố chấp thì trên hình thức dùng là đúng hay sai, dù là thiện hay bất thiện cũng đều xuất pháp từ tâm cố chấp, như vậy nó thuộc vô minh không phải thuộc trí tuệ.

Người không bị Vô minh sai sử, nên thoát khỏi các Hành động sai trái ở 2 cực đoan, dẫn đến thoát khỏi sanh lão tử ưu bi khổ não.- Nên Giáo lý 12 Nhơn Duyên là Trung Đạo.

Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG 1210
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
676
Điểm tương tác
616
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 6.- Bất Nhị là Trung Đạo

C. Đến thời kỳ PG Phát triển.

Qua những đoạn kinh luận vừa dẫn cho thấy.- Những cố chấp cả hai cực đoan đều không đúng, đều sai lầm, như đời sống hưởng thụ là sai lầm, sống khổ hạnh cũng là sai lầm, cho nên phải từ bỏ chúng, từ bỏ hai lối sống này gọi là Trung đạo.

Tuy nhiên, ở trong Kinh điển Đại thừa lại đề cập đến loại cố chấp cực đoan mang ý nghĩa khác. Như làm việc ác là một cực đoan, nhưng làm việc thiện cũng là cực đoan; vô minh là cực đoan, chấm dứt vô minh cũng là cực đoan; Bát nhã là một cực đoan, phi Bát Nhã cũng là một cực đoan, thậm chí chúng sinh là cực đoan, Phật quả cũng là một cực đoan.... Hành bất thiện là cố chấp là một cực đoan, là đúng hợp lý, thế nhưng tại sao làm việc thiện lại cũng là cố chấp cực đoan ? Buông lung- phá giới là cực đoan mà Chấp thủ Giới cũng là cực đoan- thế thì ý nghĩa của nó như thế nào ?

Lìa bỏ mọi cực đoan mới là Trung Đạo Đế.

Như câu chuyện Mã Tổ (phạm vọng ngữ, ác khẩu, mà là Trung Đạo) , như sau:

Huệ Tạng chuyên nghề săn bắn, không thích gặp các nhà tu. Một hôm, nhân đuổi bầy nai chạy qua trước am Mã Tổ, gặp Mã Tổ đứng trước.
Huệ Tạng hỏi:- Hòa thượng thấy bầy nai chạy qua đây chăng?
Mã Tổ hỏi lại:- Chú là người gì?
  • Thợ săn.
  • Chú bắn giỏi không?
  • Bắn giỏi.
  • Một mũi tên chú bắn được mấy con?
  • Một mũi bắn được một con.
  • Chú bắn không giỏi.
  • Hòa thượng bắn giỏi không?
  • Bắn giỏi.
  • Một mũi tên Hòa thượng bắn được mấy con?
  • Một mũi tên bắn được một bầy.
  • Sanh mạng chúng nó, đâu nên bắn một bầy.
  • Chú đã biết như thế, sao không tự bắn? (hết trích)

Lại như câu chuyện Phật dùng Ác Ngôn (phi Giới luật). Như trong kinh Bát nhã có đoạn:


Lại nữa, khẩu thuyết có 5 thứ là:
  • Ỷ ngữ (lời nói bóng bẩy, lời nói vô ích).
  • Ác khẩu (lời mắng nhiếc).
  • Vừa ác khẩu vừa ỷ ngữ.
  • Vừa ác khẩu vừa vọng ngữ.
  • Lưỡng thiệt (nói 2 lưỡi, nói đâm móc).
Phật chẳng còn có phiền não, nhưng chỉ muốn giáo hóa chúng sanh, vì tha thiết muốn đưa chúng sanh ra khỏi các khổ nạn mà Phật phải phương tiện dùng các thứ khẩu thuyết. Đối với người phạm trọng tội, Phật dùng đủ cả 5 thứ, đối vói người phạm tội nhẹ hơn, Phật tùy đối tượng, dùng 1, 2, 3 hoặc 4 thứ; còn đối với đệ tử của Phật thường chỉ dùng 2 thứ là ỷ ngữ và ác khẩu mà thôi.
Các vị A-la-hán chẳng còn ác khẩu huống nữa là Phật, Phật đã diệt ác khẩu từ lâu đòi rồi nhưng vì thương xót chúng sanh như cha mẹ thương con nên Phật phải phương tiện dùng các khẩu thuyết để răn dạy đệ tử như cha mẹ răn dạy con vậy.
Khi còn là Bồ tát, Phật thị hiện là một vị Tiên nhân tu nhẫn nhục, bị vua Ca Lợi cắt tay chân mà vẫn chẳng sanh ác tâm, chẳng nói lời ác, huống nữa là nay đã thành đấng Vô Thượng Chánh Giác rồi thì làm sao có khởi ác tâm, ác khẩu được. Tuy nhiên, đối với người cuồng si, Phật phải dùng lời nặng, vì lời nói nhẹ nhàng, nhu hòa chẳng có thể đem lại lợi ích cho họ được. Đối với người chẳng chịu nghe theo lời Phật dạy, Phật còn phải mắng thậm tệ mới có thể làm cho họ tỉnh ngộ được.
Phật thường hành trí huệ, thường quán pháp KHÔNG thì làm sao có thể dùng lời ác độc được. Đây chỉ vì chúng sanh chẳng thấu được tâm Phật mà nghĩ là Phật còn ác khẩu vậy thôi. Nếu chúng sanh rõ được lòng thương vô tận của Phật đối vói chúng sanh thì dù cho phải vào lửa cũng vào, huống nữa là nghe lời giáo huấn của Phật mà chẳng sanh tâm tín thọ hay sao?
Cho nên phải biết rằng Phật vì thâm niệm chúng sanh mà phải dùng đến những lời khắt khe nặng nề như vậy.- Như tích: Phật mắng Đề Bà Đạt Đa.

Vì sao Phật lại mắng ông Đề Bà Đạt Đa là người chết chưa chôn?
Ông Đề Bà Đạt Đa phạm trọng tội, phải đọa địa ngục vậy mà chẳng chịu tu các thiện pháp. Ông bề ngoài tợ như một bậc thánh mà bên trong chẳng có trí huệ nên Phật gọi là người chết chưa chôn.
Ông Đề Bà Đạt Đa càng ngày càng sanh ác tâm dẫn đến phạm 3 tội cực ác nên Phật gọi ông là người chết chưa chôn, đáng phỉ nhổ.
Lại nữa, ông Đe Bà Đạt Đa là người tham lợi dưỡng. Nhờ có thần thông nên ông đã tự biến hóa thành thân một đứa bé,đến gần vua A Xà Thế. Được nhà vua yêu mến, ôm vào lòng, ông bèn nuốt nước bọt (nước miếng) của nhà vua nhổ xuống đất. Bởi vậy nên nói ông là người đáng phỉ nhổ vậy.
Ông Đề Bà Đạt Đa mặc dù đã được thần thông biến hóa nhưng ông có rất nhiều tham vọng.

Trong kinh có chép mẫu chuyện về tham vọng của ông Đề Bà Đạt Đa như sau:
Ông nói với Phật rằng: “Thế Tôn đã già rồi, nên ngồi tọa thiền ở một nơi yên tĩnh trong rừng, hãy giao Tăng đoàn cho tôi lãnh đạo”.
Phật dạy: “Xá Lọi Phất và Mục Kiền Liên là hai người đã đắc trí huệ thanh tịnh rồi, mà Như Lai còn chưa giao lãnh đạo Tăng đoàn, huống nữa là người cuồng si như ông làm sao Như Lai giao phó trọng trách đó được.”.

Xem như vậy thì biết rằng, sở dĩ Phật phải dùng lời nói nặng nề, nghiêm khắc như vậy đối với hàng đệ tử vì muốn giáo hóa họ, chẳng phải là do ác tâm. (hết trích)

* Đây là Nghịch Hạnh Phi Đạo, là Giới, khai giới Bất Nhị.

Đó là Ý nghĩa: Bất Nhị Pháp là Trung Đạo
btdxoa.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
676
Điểm tương tác
616
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 7.- Những gì là Bất Nhị, là Trung Đạo.
Có Bạn "Chỉ Một Lần" trên Fb hỏi: Nếu tôi nhận trung đạo là bất nhị, thì tôi đã bỏ mất chân tín như như bất động của tôi rồi , phải không ?

VQ trả lời: Thưa Bạn: Lấy chân tín như như bất động "của tôi" hay bỏ chân tín như như bất động "của tôi" đều là sai lầm lệch Trung Đạo Đế mà Phật dạy.
- Tổ Huyền giác nói: "Bậc tuyệt học vô vi nhàn đạo. "Vọng" không trừ, "Tưởng" chẳng cầu chân.Tánh của vô minh và Phật tánh không hai. Phật Tánh ấy! Chính là thật tánh của Vô Minh đấy! "

- Hoà Thượng Thích Từ Thông có bài kệ: "lấy không được bỏ lại càng không được, vạn pháp giai không mà lấy bỏ cái chi chi..."

(Lý do tại sao mà bị lệch lạc- VQ sẽ giải trình tiếp theo ở các bài kế tiếp).

Kính các Bạn; Những gì là Bất Nhị, là Trung Đạo ?

Kinh Duy Ma Cật có khái quát:

Khi ấy ông Duy-ma-cật bảo các vị Bồ-tát:
- Này các nhân giả! Thế nào là Bồ-tát vào pháp môn không hai? Mỗi vị tùy theo sở thích của mình mà nói.
Trong hội có vị Bồ-tát tên là Pháp Tự Tại nói rằng:
- Này các nhân giả, sanh diệt là hai. Pháp xưa chẳng sanh, nay ắt chẳng diệt, được vô sanh pháp nhẫn này, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Đức Thủ nói:
- Ngã, ngã sở là hai. Nhân có ngã nên liền có ngã sở. Nếu không có ngã thì không ngã sở, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Bất Thuấn nói:
- Thọ, không thọ là hai. Nếu pháp không thọ thì không thể được; do không thể được nên không thủ không xả, không tác không hành, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Đức Đảnh nói:
- Nhơ sạch là hai. Thấy thật tánh của nhơ thì không tướng sạch, thuận nơi tướng diệt, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Thiện Túc nói:
- Có động, có niệm là hai. Không động thì không niệm, không niệm tức là không phân biệt. Người thông đạt chỗ này, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Thiện Nhãn nói:
- Một tướng, không tướng là hai. Nếu biết một tướng tức là không tướng, cũng không chấp thủ không tướng, vào chỗ bình đẳng, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Diệu Tý nói:
- Tâm Bồ-tát, tâm Thanh văn là hai. Quán tướng tâm không, như huyễn hóa, không tâm Bồ-tát không tâm Thanh văn, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Phất-sa nói:
- Thiện ác là hai. Nếu chẳng khởi thiện ác, vào mé vô tướng mà thông đạt điều này, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Sư Tử nói:
- Tội phước là hai. Nếu thông đạt tánh tội ắt cùng với phước không khác, dùng trí tuệ kim cương quyết trạch rõ ràng tướng này, không trói không mở, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Sư Tử Ý nói:
- Hữu lậu vô lậu là hai. Nếu được các pháp bình đẳng thì không khởi tưởng lậu vô lậu, không chấp nơi tướng cũng không trụ vô tướng, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Tịnh Giải nói:
- Hữu vi vô vi là hai. Nếu lìa tất cả số thì tâm như hư không, do trí tuệ thanh tịnh không chỗ chướng ngại, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Na-la-diên nói:
- Thế gian, xuất thế gian là hai. Tánh thế gian là không, tức là xuất thế gian. Ở trong kia không nhập không xuất, không đầy không vơi, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Thiện Ý nói:
- Sanh tử Niết-bàn là hai. Nếu thấy tánh sanh tử thì không sanh tử, không trói không mở, chẳng sanh chẳng diệt, người hiểu như thế, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Hiện Kiến nói:
- Tận bất tận là hai. Pháp hoặc cứu cánh tận hoặc bất tận, đều là tướng vô tận; tướng vô tận tức là không, không thì không có tướng tận và bất tận. Người được như thế, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Phổ Thủ nói:
- Ngã vô ngã là hai. Ngã còn không thể được, vô ngã làm sao có thể được? Thấy thật tánh của ngã đó, không lại khởi hai, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Điện Thiên nói:
- Minh vô minh là hai. Thật tánh vô minh tức là minh, minh cũng không thể chấp thủ, lìa tất cả số, ở trong đó được bình đẳng không hai, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Hỷ Kiến nói:
- Sắc, sắc không là hai. Sắc tức là không, chẳng phải sắc diệt mới không, tánh sắc tự không. Như thế thọ tưởng hành thức, thức không là hai, thức tức là không, chẳng phải thức diệt mới không, thức tánh tự không, ở trong đó mà thông đạt được, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Minh Tướng nói:
- Bốn chủng khác, không chủng khác là hai. Tánh bốn chủng tức là tánh không chủng, như mé trước mé sau không, nên mé giữa cũng không. Nếu hay biết các chủng tánh không như thế, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Diệu Ý nói:
- Mắt, sắc là hai. Nếu biết tánh của mắt đối với sắc không tham không sân không si, ấy gọi là tịch diệt. Như thế lỗ tai - tiếng, lỗ mũi - mùi, lưỡi - vị, thân - xúc, ý - pháp là hai, nếu biết tánh của ý đối với pháp không tham không sân không si gọi là tịch diệt, an trụ trong đó, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Vô Tận Ý nói:
- Bố thí, hồi hướng Nhất thiết trí là hai. Tánh bố thí tức là tánh hồi hướng Nhất thiết trí, như thế trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, hồi hướng Nhất thiết trí là hai, tánh trí tuệ tức là
tánh hồi hướng Nhất thiết trí, ở trong đó vào một tướng, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Thâm Tuệ nói:
- Không, vô tướng, vô tác là hai. Không tức vô tướng, vô tướng tức vô tác; nếu không vô tướng vô tác thì không tâm không ý không thức. Đối với một môn giải thoát tức là ba môn giải thoát, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Tịch Căn nói:
- Phật, Pháp, Tăng là hai. Phật tức là Pháp, Pháp tức là Tăng, Tam bảo này đều là tướng vô vi, đồng với hư không, tất cả pháp cũng vậy. Người hay tùy thuận hạnh này, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Tâm Vô Ngại nói:
- Thân, thân diệt là hai. Thân tức là thân diệt. Vì cớ sao? Thấy thật tướng của thân, không khởi thấy thân và thấy thân diệt, thân cùng thân diệt không hai không phân biệt, ở trong kia không kinh không sợ, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Thượng Thiện nói:
- Thân khẩu ý thiện là hai. Ba nghiệp ấy đều là tướng vô tác, thân tướng vô tác tức là khẩu tướng vô tác, khẩu tướng vô tác tức là ý tướng vô tác, ba nghiệp tướng vô tác ấy tức tất cả pháp tướng vô tác. Hay tùy thuận trí tuệ vô tác như thế, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Phước Điền nói:
- Phước hạnh, tội hạnh, bất động hạnh là hai. Thật tánh ba hạnh tức là không, không thì không phước hạnh, không tội hạnh, không bất động hạnh. Ở trong ba hạnh này mà không khởi, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Hoa Nghiêm nói:
- Từ ngã khởi hai là hai. Thấy thật tướng của ngã, không khởi hai pháp, nếu không trụ hai pháp thì không có thức, không có sở thức, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Đức Tạng nói:
- Có tướng sở đắc là hai. Nếu không sở đắc thì không thủ xả. Không thủ xả ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Nguyệt Thượng nói:
- Tối cùng với sáng là hai. Không tối không sáng thì không có hai. Vì cớ sao? Như nhập Diệt thọ tưởng định, không tối không sáng, tất cả pháp tướng cũng lại như thế, ở trong kia bình đẳng mà nhập, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Bảo Ấn Thủ nói:
- Ưa Niết-bàn chẳng ưa thế gian là hai. Nếu chẳng ưa Niết-bàn chẳng chán thế gian ắt không có hai. Vì cớ sao? Nếu có trói ắt có mở. Nếu xưa
không trói thì cầu mở làm gì? Không trói không mở thì không ưa không chán, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Châu Đảnh Vương nói:
- Chánh đạo tà đạo là hai. Người trụ chánh đạo ắt chẳng phân biệt là tà là chánh, lìa hai việc này, ấy là vào pháp môn không hai.
Bồ-tát Nhạo Thật nói:
- Thật không thật là hai. Thật thấy đó còn không thấy thật, huống là chẳng phải thật! Vì cớ sao? Chẳng phải chỗ thấy con mắt thịt, tuệ nhãn mới có thể thấy, mà tuệ nhãn này không thấy không chẳng thấy, ấy là vào pháp môn không hai.
Như thế chư vị Bồ-tát mỗi vị đã nói rồi, mới hỏi ngài Văn-thù-sư-lợi:
- Thế nào là Bồ-tát vào pháp môn không hai?
Ngài Văn-thù nói:
- Như ý tôi, đối với tất cả pháp không nói không rằng, không chỉ bày không phân biệt, lìa các hỏi đáp, ấy là vào pháp môn không hai.
Khi ấy Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi ông Duy-ma-cật:
- Chúng tôi mỗi người đã tự nói xong, nhân giả phải nói thế nào là Bồ-tát vào pháp môn không hai?
Bấy giờ ông Duy-ma-cật lặng thinh không nói.
Ngài Văn-thù-sư-lợi khen:
- Lành thay, lành thay! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đây thật là vào pháp môn không hai.

Khi nói phẩm Vào Pháp Môn Không Hai này, ở trong chúng đây, năm ngàn vị Bồ-tát đều vào pháp môn không hai, được vô sanh pháp nhẫn. (Trích k. Duy Ma Cật)
duy_ma cật.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
676
Điểm tương tác
616
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 8.- Bất Nhị là lìa xa Nhị Nguyên Đối đãi (Phi Nhị).

Như trên đã định nghĩa: Trung Đạo mang ý nghĩa: "Phi nhất, phi nhị thị vi trung đạo".- Do vậy Trung Đạo Đế xa lìa Nhị Nguyên.- Mà xa lìa Nhị Nguyên là Bất Nhị.

+ Khái niệm "Nhị Nguyên" (Phi Nhị)

a). Triết học thế gian có khái niệm rằng: Thuyết nhị nguyên, hay nhị nguyên luận, là một học thuyết triết học thừa nhận sự tồn tại độc lập của hai thực thể. Có nhiều dạng nhị nguyên, một trong số đó là thuyết nhị nguyên về triết học xem vật chất và ý thức (hay tinh thần), tạo thành hai nguồn gốc của thế giới. Đây là quan điểm của một số nhà triết học trong việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học: ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.(theo wiki)


b). Nhị Nguyên theo PG: Theo Phật Giáo.- Từ Nhị Nguyên nên thêm 2 chữ "Đối đãi". Nghĩa là những pháp nào có đối đãi.- Như Trắng đối đãi đen, Có đối đãi Không v.v... là Nhị Nguyên.


* PHÁP NHỊ NGUYÊN ĐỐI ĐÃI LÀ DO Ý THỨC SUY LƯỜNG MÀ VỌNG SANH. NHÀ PHẬT GỌI LÀ BIÊN KIẾN.
Người học Phật phải thoát khỏi biên kiến. Như bài kinh 42 Chương, thứ 27 KHÔNG VƯỚNG MẮC sau đây:

Phật dạy: "Người cầu đạo như cây gỗ thả dưới nước, theo dòng trôi đi. Nếu chẳng vướng ở hai bờ, chẳng bị người ta lấy mất, chẳng bị quỉ thần ngăn trở, chẳng bị chỗ nước xoáy cuốn vào, lại cũng chẳng mục nát, thì ta nói chắc rằng cây ấy sẽ trôi ra biển. Người học đạo nếu chẳng bị tình dục làm mê hoặc, chẳng bị các thứ tà ác quấy rối, lại tinh tấn theo lẽ vô vi, thì ta nói chắc rằng người ấy thế nào cũng đắc đạo."(hết trích)

Chẳng vướng ở hai bờ, mang ý nghĩa là không vướng mắc vào Biên Kiến, vào Nhị Nguyên Đối Đãi nói trên.

+ Nhị Nguyên Đối Đãi là Biên Kiến, là THỨC TÌNH vọng tưởng sai lầm.
  • Thức Tình là gì ?
  • CHƠN GIÁC là gì ?


Mỗi lần nhìn một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Hiện thức ấy chỉ xuất hiện lúc ấy và dứt liền ngay (Đệ nhất sát na), thức đó là Chơn thức , chưa có Vọng Tưởng xen vào.- Đây là giai đoạn CHƠN GIÁC.

Cũng nhìn một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Qua một sát-na kế tiếp, thức ấy lập lại , đó là vọng thức chứ không phải là cái thức đầu tiên.- Vì có sự định kiến của sở tri, của thất tình, lục dục xen vào.- Nên thành Vọng Thức .- Vọng thức thành Biên kiến, Nhị Nguyên !

Nói chung Lục căn (Nhãn Nhĩ Tỉ Thiệt Thân Ý) tiếp xúc với Lục Trần ( sanh ra Lục Thức Sắc Thinh Hương Vị Xúc Pháp) hay goi là Tâm Thức (Do ý trí tác động bởi các Căn sanh ra Cảm Giác và Giác Thức).

Trong đời sống, tâm lý được biểu hiện bằng tình cảm, lý trí và hoạt động. Kinh qua học hỏi, va chạm trong cuộc sống, tâm chúng ta đã chứa đựng trong tàng thức những tri kiến hỗn tạp.

Sáu thức ra vào sáu căn, nhân đó có tham trước muôn cảnh tạo thành nghiệp dữ, che khuất bổn thể chơn như. Do ba độc (Tham Sân Si) sáu giặc (lục thức hay sanh lục tặc), nên chúng ta bị mê hoặc và rối loạn thân tâm, trôi giạt trong sanh tử luân hồi, lăn lóc trong sáu đường (lục đạo: Thiên, Nhơn, A Tu La, Súc Sanh, Ngạ Qủy và Địa Ngục), chịu cảnh khổ đau.

Nghiệp thức như có hấp lực, lôi kéo thân khẩu ý chạy theo tâm viên ý mã của mình. Tâm thức theo thời gian kết nạp. Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.

* Vọng Thức là chạy theo trần cảnh và giác quan, chạy theo sự thấy, nghe, hay, biết cuốn theo đệ nhị sát na.

* Chơn Giác là chơn Thức, lúc chưa có Vọng Tưởng xen vào.- Đây là giai đoan Đệ nhất sát na.- khế hợp Chân Như.

* Chân Như là Bản Thể Tâm là Trung Đạo- Bất Nhị Pháp.

+ Trung Đạo Bất Nhị lìa Thức Tình Phân Biệt.- Đó là SIÊU VIỆT TRÍ HUỆ.- Có Trí Huệ là có Thành Phật.

* Do vậy: Lìa xa Nhị Nguyên Đối đãi.- Là Bất Nhị Pháp Môn, là Trung Đạo Đế.


Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Bat_nh10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
676
Điểm tương tác
616
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ. Bài 9.- Trung Đạo- Bất Nhị là Vô Phân biệt .

Thật chất của tánh bất nhị.- Vô Phân Biệt.​

Có người hỏi: Bất Nhị là vô là vô phân biệt nhị biên chủ và khách. Vậy thì đưa cho bạn hai chén cơm và chén đất bạn chọn ăn chén nào? Vậy bỏ nhị biên là sao?

Đây là một sai lầm của rất nhiều người . “Các vị chớ có lầm tâm vô phân biệt là cái tâm không biết phân biệt sự sự vật vật muôn sai ngàn khác.

Vô phân biệt chính là thấy pháp nào đúng như chính pháp đó chứ không thấy ra thành một tướng khác của vọng tâm.

Như người sợ hãi thấy sợi dây thành con rắn, người mất búa thấy đứa bé hàng xóm là đứa ăn cắp.- Đó chính là tướng phân biệt chủ quan của vọng tâm.- Cho nên gọi là tâm phân biệt.

Thấy sợi dây đúng là sợi dây, thấy thằng bé như nó đang là, tức vô phân biệt.

Vậy tâm vô phân biệt chính là trí tuệ phân biệt rành rẽ phân minh pháp nào ra pháp đó.”

Minh chứng rằng:

  • Đức Phật dạy tâm vô phân biệt sao lại dạy tránh ác làm lành (Sabba pàpassa akaranam kusalassa upasampadà – Dhammapada)?
  • Lão Tử tâm vô phân biệt sao lại nói có Đạo thường, Đạo không thường (Đạo khả đạo phi thường đạo – Đạo Đức Kinh)?
  • Ngài Huệ Năng tâm vô phân biệt sao lại nêu pháp đối trong Phẩm Phú Chúc (Pháp Bảo Đàn Kinh Thích duy Lực dịch)? Phẩm này là giai đoạn cuối đời lục tổ Huệ Năng trước khi tịch diệt đã truyền cho các đệ tử phép truyền đạo Phật, với nhắn nhủ rất quan trọng: nếu không có phép đối đãi thì ba pháp nhị biên và trung đạo đều dứt chẳng có chỗ nương tựa. Do đó có Tam khoa là Ấm-Nhập-Giới: có rất nhiều pháp đối nhau.

+ Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận có đi ngược yếu chỉ Thiền Tông không khi định nghĩa trí tuệ là “Nãi chí thiện ác giai năng phân biệt”.

Pháp vốn “nhậm trí tự tánh quĩ sanh vật giải” nên “pháp trụ pháp vị” rất phân minh.
Phân biệt là Tánh mầu nhiệm của trí tuệ nên gọi là Tánh giác.

+ Chính vì vô minh thiếu khả năng phân biệt nên chỉ biết phán đoán chủ quan theo lý trí vọng thức và bóp méo sự thật. Ngược lại, trí tuệ phân biệt minh bạch nên mới “thị pháp trụ pháp vị, chư Phật thường hiện tiền”.

+ Phán đoán luôn luôn đi đến kết luận, chia phân và rập khuôn công thức, quan niệm. Còn phân biệt là liễu tri (Pajànàti) bằng trí tuệ lặng lẽ chiếu soi và phản ánh trung thực vạn pháp đa thù mà vẫn an nhiên tự tại. Đó chính là “tâm vô phân biệt” vậy.

* Với những lý luận trên chúng ta biết vô phân biệt là không phân biệt theo vọng tâm của mình, để trở về cái phân biệt minh bạch của chân tâm thấy được thực tướng các pháp bằng tánh giác, tức là phân biệt bằng Tánh giác nên phân biệt đúng đắn nhất. Kinh có câu thị pháp trụ pháp vị thế gian thường trụ pháp, chỉ rõ mọi pháp có một vị trí riêng biệt của nó đúng nhiệm vụ mà nó cưu mang và phân biệt biết đúng đắn vị trí của pháp đó là điều giác ngộ, chỉ có tánh giác mới phân biệt được điều này. Còn cái phân biệt của ý thức chúng sanh là phân biệt vọng tưởng vọng tâm cần phải bỏ đi. Làm sao làm được việc đó? Phải thiền mới đạt tánh giác, thiền vô niệm là vô niệm phân biệt để chân như niệm là Tánh giác bật lên và nhờ Tánh giác mà ta phân biệt đúng các pháp thực tướng của nó. Vậy vô nhị biên (Bất Nhị) là phương tiện thiện xảo để đạt Tánh giác và với Tánh giác ta phân biệt minh bạch nhất rõ ràng nhất.
(trích Bất Nhị- Cư sĩ Phổ Tấn)


Thiền Sư Ajahn Chah nói:


Nghĩa rốt ráo của Chánh Kiến là không phân biệt. Thấy mọi người như nhau, không tốt cũng không xấu, không thông minh cũng không ngu dốt. Đừng nghĩ rằng mật ong ngọt và tốt, còn một số thực phẩm khác thì đắng và xấu. Mặc dầu bạn có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhưng khi cơ thể hấp thụ và bài tiết ra ngoài chúng đều giống nhau. Một cái ly được xem là lớn khi so sánh với một cái chén nhỏ. Nhưng khi đặt cạnh cái bình thì ly không còn lớn nữa.
Tâm phân biệt phát xuất từ tham muốn và si mê, nó nhuộm màu mọi vật bằng lối này. Đó là thế giới do chính chúng ta tạo ra. Như vậy cái ly vốn không lớn không nhỏ. Cảm thấy lớn hay nhỏ do tâm phân biệt của chúng ta. Chúng ta dùng tham ái và si mê để so sánh với cái khác nên có sự phân biệt lớn nhỏ. (hết trích)
Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Vz_bit10
Dùng Tâm Vô Phân Biệt này.- Đi vào Bất Nhị Trung Đạo Pháp.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
676
Điểm tương tác
616
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ. Bài 10.- Trung Đạo-Bất Nhị.- Chánh- Tà vô nhị tướng.

Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.(dù là Chánh hay Tà v.v...)

“Bất nhị” là không phải cái này, cũng không phải cái kia.

“Bất nhị” còn được gọi là “chân như”, “pháp tính”.

“Bất nhị” chỉ trạng thái siêu việt tuyệt đối, vượt khỏi mọi đối lập tương đối.

Bất nhị là không hai. Không hai là không lạc vào hai cực đối đãi của một vấn đề, bản chất sự việc như to-nhỏ, cao-thấp, đi-về, một-nhiều… “Bất nhị” thường được xem như là phương pháp thuộc lĩnh vực nhận thức.

Cho nên với (Chân lý) Như Lai “chẳng thể dùng trí mà hiểu, chẳng thể dùng thức mà biết”, “không thể dùng tất cả ngôn thuyết để hiển thị hay phân biệt, tất cả ngôn ngữ đàm luận đều dứt tuyệt”.

Như bài luận (ĐT ĐL):(Không còn chấp mắc vào tất cả các Tướng)

* Chánh tà vô nhị tướng.

LUẬN:

....... Ví như tiếng nói truyền trong hư không, chạm vào vách đá, dội trở lại, người nghe cảm tưởng như có hai âm, trong đó có một âm chánh và một âm vang; âm chánh là chân thật, âm vang là ngụy tạo, chẳng nên tin. Họ chẳng biết rằng cả hai âm đều là hư vọng chẳng thật có.

....... Cũng như vậy, hết thảy các pháp, dù là phàm phu pháp, dù là Thánh pháp, đều là như mộng, như huyễn. Hàng tiểu Bồ tát, do chưa được đầy đủ các lực phương tiện Bát nhã Ba- la- mật, nên chỉ biết phàm phu pháp là như mộng, như huyễn, nhưng vẫn còn chấp Thánh pháp là chân thật. Các bậc Đại Bồ tát biết rõ Bát nhã Ba- la- mật cũng như hết thảy các pháp đều là như mộng, như huyễn cả.

.......Hỏi: Vì sao nói phàm phu pháp,và Thánh pháp, đều là hư vọng ?

.......Đáp: Chư Thánh, do trì giới, do thiền định, do tu tập các công đức mà phát sanh trí huệ, biết rõ được "pháp giới tánh" đều là nhất tánh, là vô tánh. Trái lại, những người còn chấp đắm thiện pháp, mới cho Thánh pháp là chân thật, vì họ chẳng biết rằng Thánh pháp cũng là hư vọng, là tự tướng không.

....... Do ngôn ngữ và âm thanh mà các pháp thế gian được truyền đạt từ đời này qua đời khác. Phàm phu chấp vào ngôn ngữ và âm thanh khởi chấp các pháp là thật có. Thế nhưng, khi đã vào Bát nhã Ba- la- mật rồi, thì các ngôn ngữ đều đoạn, biết rõ Bát nhã Ba- la- mật cùng hết thảy các pháp đều là bất khả đắc, đều là rốt ráo thanh tịnh cả.(hết trích)


Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Hai_ma10

Kính các Bạn.- Với Bất Nhị Pháp Trung Đạo- hết thảy các pháp đều là bất khả đắc, đều là rốt ráo thanh tịnh cả. (nên bài viết kế tiếp sau đây có thể làm chấn động Vị nào còn trú chấp Nhị Biên.- Nếu có VQ xin cáo lỗi trước ạ).
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
676
Điểm tương tác
616
Điểm
93
TRUNG ĐẠO ĐẾ.- Bài 11.- Bất Nhị thì Tất cả là Chân Như (Phật Pháp)

Ngộ Tánh Luận rằng:
Ba cõi đó chính là tham lam, sân hận và si mê. Khi chuyển hóa được tham, sân, si trở thành giới, định, huệ liền gọi là vượt thoát ngoài ba cõi.

Nhưng tham, sân, si cũng không có tánh thật, chỉ do nơi chúng sinh gọi tên. Nếu thường quay vào tự tâm soi rọi rõ biết sẽ thấy rằng tánh của tham, sân, si chính là tánh Phật. Ngoài tham, sân, si ra thật không riêng có tánh Phật nào khác.

Kinh dạy rằng: “Chư Phật xưa nay thường ngụ trong ba độc mà nuôi dưỡng các pháp thanh tịnh, thành bậc xuất thế.” Ba độc đó, chính là tham, sân, si. (hết trích)

ĐT ĐL dạy:
* Tham, sân, si không trói buộc. giới, định, huệ không giải thoát.

Như trong kinh Văn Thù Sư Lợi Bản Tuyên có ghi mẫu chuyện + Pháp sư Hỷ Căn: "Dâm, Nộ, Si là Đạo" sau đây:

Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn ! Trong vô số kiếp về trước, Phật Sư Tử Âm Vương dùng 3 Thừa Giáo để độ chúng sanh. Quốc độ của Phật ấy gọi là Thiện Quang Minh. Ở nơi đây có những cây thọ mạng lâu dài, cây đều toàn bằng 7 thứ báu, phát ra vô lượng âm thanh thanh tịnh, như thuyết về các pháp Không, Vô tướng, Vô tác, Bất sanh, Bắt diệt... Chúng sanh vừa nghe là liền được giải thoát. Lúc bấy giờ Phật Sư Tử Âm Vương, ở trong chúng hội, nói pháp. Hội thứ nhất có 99 ức người được đạo A-la-hán; có vô số Bồ tát được Vô Sanh Pháp Nhẫn, vào được trong các pháp môn,thấy được vô lượng các đức Phật, độ được vô lượng chúng sanh, được vô lượng các Đà la ni và Tam Muội; lại có các vị Bồ tát sơ phát tâm, nhiều chăng sao kế xiết được.

Phật giáo hóa xong liên vào Vô Dư Niết Bàn. Lúc bấy giờ có 2 vị Bồ tát Tỷ-kheo là Hỷ Căn và Thắng Ý.
Pháp sư Hý Căn, dung mạo chánh trực, chẳng bỏ pháp Thế Gian, chẳng có phân biệt thiện ác. Đệ tử của Hỷ Căn đều thông minh, ưa nghe thâm nghĩa của các pháp. Pháp sư Hỷ Căn chẳng tán thán Thiểu Dục,Tri Túc, chẳng tán thán hạnh Đầu đà, chỉ nói về Thật Tướng thanh tịnh của các pháp.

Ngài nói với các đệ tử rằng: “Tướng của dâm, nộ, si, cũng là Thật Tướng pháp”; ngài lại dùng đủ các phương tiện giáo hóa các đệ tử, dẫn họ vào Nhất Thiết Trí.
Các đệ tử của ngài,ở trong nhân gian mà tâm chăng sanh, chắng hối, tâm thường bất động nnư núi Tu Di, nên đều được Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Trong khi đó thì Pháp sư Thắng Ý trì giới thanh tịnh, tu hạnh Đầu đà, được 4 Thiền, 4 Vô sắc định. Các đệ tử của Pháp Sư Thắng Ý phần nhiều độn căn, thường, phân biệt tịnh với uế, nên tâm thường lay động. Pháp sư Thắng Ý, khi vào các tụ lạc thường thuyết vê các hạnh Tri túc, Thiểu dục, khuyến tu hạnh Đầu đà,tu các Thiền định,lại chê trách Pháp sư Hỷ Căn dẫn người theo tà kiến, nên mới nói các tướng của dâm,nộ, si đều Vô Quái Ngại.

Có vị đệ tử của Pháp sư Hỷ Căn, lợi căn, lợi trí đã được Vô Sanh Pháp Nhẫn, đến thưa Pháp sư Thắng Ý răng: “Thưa Đại đức! Tướng của pháp Dâm Dục là gì?”

Pháp sư Thắng Ý đáp: Đó là tướng của phiền não

Đệ tử ngài Hỷ Căn lại hỏi: Dâm dục, phiền não ở bên trong hay ở bên ngoài?

Ngài Thắng Ý đáp: Chẳng trong, cũng chẳng ở ngoài. Đệ tử ngài Hỷ Căn lại nói: Nếu dâm dục, phiền não chắng phải ở trong, chăng phải ở ngoài, chẳng phải ở phương Đông,Tây, Nam,Bắc thì dù có cầu khắp cả 4 châu thiên hạ, cũng chắng sao tìm được Thật Tướng. Như vậy là pháp ấy chắng có sanh, chẳng có diệt, thì làm sao có thể não loạn được ta?

Pháp Sư Thắng Ý nghe xong,tâm chăng được vui, nhưng ngài chẳng có thể trả lời được, ngài từ tòa đứng dậy, nói: Pháp sư Hỷ Căn đã lầm lạc, và đã dẫn đệ tử vào tà đạo.

Pháp sư Thắng Ý, vì chưa được âm thanh Đà la ni, nên nghe Phật dạy thì liền sanh tâm hoan hỷ, nghe Ngoại đạo nói thì liền khởi sân nhuế, nghe nói đến 3 đường ác thì liền chắng được vui, nghe nói đến 3 đường thiện thì liền thầy an ồn, nghe nói đến sanh tử thì liền ưu phiền, nghe nói đến Niết Bàn thì liền cảm thấy an lạc.

Sau cuộc đối thoại, Pháp sư Thắng Ý trở về tịnh xá nói với đệ tử của mình răng: “Pháp sư Hỷ Căn lầm lạc, dẫn dắt người vào tà đạo. Vì sao? Vì Pháp sư Hỷ Căn đã khẳng định răng tướng của dâm,nộ, si cùng tướng của hết thảy các pháp đều là vô ngại cả”

Pháp sư Hỷ Căn nghe nói như vậy, tự nghĩ răng: “Bồ tát Thắng Ý bị các ác nghiệp che lấp tâm trí, ắt phải bị đoạ vào ác đạo. Ta phải nên vì ngài, nói lên pháp thậm thâm. Tuy đời này chăng có được gì, nhưng đời sau sẽ làm nhân duyên‹ dẫn vào Phật Đạo”. Nghĩ như vậy rồi, Pháp sư Hỷ Căn nói kệ rằng:

Dâm đục tức là Đạo.- Si nhuế cũng như vậy,
Vô lượng các Phật Đạo. Chẳng khác ba pháp ấy.

Nếu có người phân biệt. Dâm nộ sỉ khác Đạo,
Người ấy xa cách Phật, Ví như Trời và Đất.

Đạo cùng Dâm, Nộ, Si. Là một pháp bình đẳng,
Nếu nghe mà sợ hãi. Cách Phật Đạo rất xa.

Pháp Dâm chẳng sanh diệt, Chẳng thể não loạn tâm.
Nếu người chấp lấy Ta, Dâm dẫn vào ác đạo.

Chấp CÓ khác với KHÔNG. Bị CÓ KHÔNG trói buộc,
Nếu biết CÓ tức KHÔNG. Siêu thăng thành Phật Đạo.

Ngài Hỷ Căn vừa nói xong bài kệ, có 3 vạn thiên tử liền được Vô Sanh Pháp Nhẫn, I1 vạn 8 ngàn Thanh Văn chắng còn chấp hết thảy các pháp, đều được giải thoát.

Trong lúc đó, Bồ tát Thắng Ý bị sa vào địa ngục, thọ khổ.Khi trở lại làm người, trong 74 vạn đời, thường bị phỉ báng,và thường chẳng được nghe danh Phật. Rồi tội mỏng lần lần,lại trở lại nghe được Phật pháp, xuât gia hành đạo, nhưng lại bị xả giới, trong vô lượng đời làm Sa môn mà căn vẫn ám độn. Còn Bồ tát Tỷ-kheo Hỷ Căn nay thành Phật ở phương Đông, hiệu là Bửu Nghiêm,ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật:

“Thắng Ý Tỷ-kheo là tiền thân của con vậy. Nếu có người cầu 3 thừa đạo, thì chắng nên phá các tướng của các pháp,mà ôm lòng sân nhuế”.


Giáo lý TRUNG ĐẠO.- từ nguyên thuỷ đến Đại Thừa PG Matton12



Kính các Bạn: Tận cùng Chân lý.- NGÃ - PHÁP đều KHÔNG. Thật vậy.- Với cái nhìn Bất Nhị; thì Tất cả Pháp là Nhất Chân (Phật Pháp).- Bất Nhị là như thế.- Vì sao ? Đó là vì Tất Cả Pháp Tánh Không.
Ở Tín- Tâm- Minh Tam Tổ Tăng Xáng nói:

Dục thú nhứt thừa,
Vật ố lục trần.

Dịch nghĩa:

Muốn đến nhất thừa,
Chớ ghét sáu trần.
...........(Tín- Tâm- Minh)

Mời các Bạn xem tiếp TRUNG ĐẠO - TÁNH KHÔNG (Ở phần PG Phát Triển) sau đây.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên