Tham Trang

Sanh từ đâu đến ? Chết rồi về đâu ?

Tham Trang

Registered
Phật tử
Reputation: 45%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
237
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Kính chào các vị Tiền Bối. Và chúc sức khỏe.

Xin các Tiền Bối khai thị dùm:

Sanh từ đâu đến ?

Chết rồi về đâu ?


Vô cùng cảm ơn ạ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

H-P

Registered
Phật tử
Reputation: 2%
Tham gia
4/8/24
Bài viết
15
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Kính chào các vị Tiền Bối. Và chúc sức khỏe.

Xin các Tiền Bối khai thị dùm:

Sanh từ đâu đến ?

Chết rồi về đâu ?


Vô cùng cảm ơn ạ
Chào bạn @Tham Trang

Câu hỏi này liên quan tới cái nhìn và hệ quả của cái nhìn.

"(I. Thuyết hư vô)
...
-- Ở đây, này các Gia chủ, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyếtnhư sau, có quan điểm như sau: "Không có kết quả của bố thí, không cókết quả của lễ hy sinh, không có kết quả của tế tự, không có kết quả,quả báo của các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời sau,không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trên đời khôngcó những vị Sa-môn, Bà-la-môn chơn chánh hành trì, chơn chánh thànhtựu, và những vị này tuyên bố về đời này và về đời sau, sau khi đãchứng ngộ với thắng trí". Ðối với những vị này, sự kiện này sẽ chờ đợixảy ra: Sau khi từ bỏ ba thiện pháp này, thân thiện hành, khẩu thiệnhành, ý thiện hành, và sau khi chấp nhận ba ác pháp này, thân ác hành,
khẩu ác hành, ý ác hành, các vị này thực hành theo. Vì sao vậy? Vìnhững vị Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không thấy sự nguy hiểm, sựhạ liệt, sự cấu uế của các bất thiện pháp, sự thoát ly, sự lợi ích và sựthanh tịnh của các thiện pháp.
Vì rằng có đời sau, nếu có quan điểm nào nói rằng không có đời sau,thời đó là một tà kiến. Vì rằng có đời sau, nếu có ai suy tư rằng khôngcó đời sau, thời đó là tà tư duy. Vì rằng có đời sau, nếu có ai nói rằngkhông có đời sau, thời đó là tà ngữ. Vì rằng có đời sau, nếu có ai nóirằng không có đời sau, thời tự mâu thuẫn đối nghịch với các vị A-la-hánđã biết được có đời sau. Vì rằng có đời sau, nếu có ai thuyết phục ngườikhác là không có đời sau, thời sự thuyết phục ấy chống lại diệu pháp, vàvì sự thuyết phục ấy chống lại diệu pháp, người ấy khen mình chêngười. Như vậy, trước khi thiện giới của người ấy bị từ bỏ, các ác giớiđã được chấp trì. Và tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, sự đối nghịch với các bậcThánh, sự thuyết phục chống lại diệu pháp, sự khen mình chê người,như vậy các ác bất thiện pháp sai biệt này khởi lên do duyên tà kiến.
Ở đây, này các Gia chủ, vị có trí suy nghĩ như sau: Nếu không có đờisau, thời vị này sau khi thân hoại mạng chung, tự ngã cảm thấy an toàn.Nếu có đời sau, thời vị này sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vàocõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu muốn đời sau không có đi nữa,nếu lời nói của các vị Sa-môn, Bà-la-môn ấy là đúng sự thật, thời vịnày, ngay trong hiện tại bị những người có trí quở trách: "Người nàytheo ác giới, có tà kiến, chủ trương hư vô luận". Còn nếu có đời sau,thời vị này cả hai mặt đều gặp bất hạnh: ngay trong hiện tại, bị nhữngngười có trí quở trách; sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõidữ, ác thú, đoạn xứ, địa ngục. Như vậy pháp "không gì chuyển hướng"này bị chấp trì, bị thực hành sai lạc, bởi vị này chỉ có chấp nhận mộtphía, và bỏ phía thiện pháp.


[có đời sau:]

Ở đây, này các Gia chủ, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyếtnhư sau, có quan điểm như sau: "Có kết quả của bố thí, có kết quả củalễ hy sinh, có kết quả của tế tự, có kết quả, quả báo của các nghiệp thiệnác, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trên đờicó những vị Sa-môn, Bà-la-môn chơn chánh hành trì, chơn chánh thànhtựu, và những vị này tuyên bố về đời này và về đời sau, sau khi đãchứng ngộ với thắng trí". Ðối với những vị này, sự kiện này sẽ chờ đợixẩy ra: Sau khi từ bỏ ba ác pháp này, thân ác hành, khẩu ác hành, ý áchành, và sau khi chấp nhận ba thiện pháp này, thân thiện hành, khẩuthiện hành, ý thiện hành, các vị này thực hành theo. Vì sao vậy? Vìnhững vị Sa-môn, Bà-la-môn này thấy sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự cấu
uế của các bất thiện pháp, sự thoát ly, sự lợi ích và sự thanh tịnh của cácthiện pháp.

Vì rằng có đời sau, nếu có quan điểm nào nói rằng có đời sau, thời đó làmột chánh kiến. Vì rằng có đời sau, nếu có ai suy tư rằng có đời sau,thời đó là chánh tư duy. Vì rằng có đời sau, nếu có ai nói rằng có đờisau, thời đó là chánh ngữ. Vì rằng có đời sau, nếu có ai nói rằng có đờisau, thời không tự mâu thuẫn đối nghịch với các vị A-la-hán đã biếtđược có đời sau. Vì rằng có đời sau, nếu có ai thuyết phục người khác làcó đời sau, thời sự thuyết phục ấy thuận với diệu pháp, và vì sự thuyếtphục ấy thuận với diệu pháp, vị ấy không khen mình chê người. Nhưvậy, trước khi ác giới của vị ấy được từ bỏ, các thiện giới đã được chấptrì. Và chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, sự không đối nghịch vớicác bậc Thánh, sự thuyết phục thuận với diệu pháp, sự không khenmình chê người, như vậy những thiện pháp sai biệt này khởi lên, doduyên chánh kiến.

Ở đây, này các Gia chủ, vị có trí suy nghĩ như sau: Nếu có đời sau, thờivị này sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên thiện thú, Thiêngiới, cõi đời này. Nếu muốn cho đời sau không có đi nữa, nếu lời nóicủa các vị Sa-môn, Bà-la-môn ấy là đúng sự thật, thời vị này ngay tronghiện tại được những người có trí tán thán: "Người này theo thiện giới,có chánh kiến, chủ trương hữu luận". Còn nếu có đời sau, thời vị này cảhai mặt đều gặp sự may mắn: ngay trong hiện tại, được những người trítán thán; sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh lên thiện thú, Thiêngiới, cõi đời này. Như vậy, "pháp không gì chuyển hướng" này đượcchấp trì, được thực hành đúng đắn, bởi vị này chấp nhận cả hai phía, vàbỏ qua phía bất thiện pháp
." (MN 60 - MC)

Bạn thấy đoạn này thế nào? Điều gì dẫn bạn tới câu hỏi trong bài viết? Sự việc gì xảy ra ngay trước khi bạn đặt câu hỏi đó? Bạn thấy gì, nghe gì mà nảy sinh câu hỏi đó?

Mình có nhắn tin riêng cho bạn.

Trân trọng
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,557
Điểm tương tác
222
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Kính chào các vị Tiền Bối. Và chúc sức khỏe.

Xin các Tiền Bối khai thị dùm:

Sanh từ đâu đến ?

Chết rồi về đâu ?


Vô cùng cảm ơn ạ

Mình Không Dám Nhận Dưng Sanh " TIỀN BỐI "
...Nhưng Có Cảm Hứng Chia Sẻ Cùng Ban :

Mình "Đẻ "Ra Mình:...Chỗ Này Đây !
Khoe Khoang , Đố Kỵ...Ít Hay Đầy .

Dệt Tơ Sỏ Mũi : Lôi Cùng Kéo ,
Đến Nơi : Tròn , Méo...Khéo Tương Ưng .
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 19%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
149
Điểm tương tác
14
Điểm
28
Kính chào các vị Tiền Bối. Và chúc sức khỏe.

Xin các Tiền Bối khai thị dùm:

Sanh từ đâu đến ?

Chết rồi về đâu ?


Vô cùng cảm ơn ạ
Xin lỗi quí vị này cùng đại chúng là không hề có ý định áp đặt cái thấy của cá nhân mình là đúng với chánh pháp. Chỉ là cách nói của mình không có chủ thể, không có đối tượng đã gây hiểu lầm cho quí vị đại chúng là không tôn trọng , hay là trịch thượng mục hạ vô nhân. Xin lỗi quí vị một lần nữa là "Không Hề"
Đạo Phật là Đạo HIỆN THỰC để cho chúng sinh có thể THỰC HIỆN được ngay trong lúc HIỆN TẠI đang HIỆN TIỀN.
"CHỈ có Pháp HIỆN TẠI. Tuệ quán chính là đây. "
Nghĩa là muốn thấy Pháp hay thấy SỰ THẬT, mỗi chúng sinh chỉ có thế thấy ngay lúc HIỆN THỰC. Chỉ khi nào mỗi chúng sinh thấy HIỆN THỰC thì mỗi chúng sinh mới THỰC HIỆN qua sự Tu Tập theo cái HIỆN THỰC đó mới giải thoát được tất cả những khúc mắc của mỗi chúng sinh.
Khúc mắc của mỗi chúng sinh không khác, cũng không giống, bởi vì mỗi chúng sinh có cùng mục đích chỉ giải thoát những cái khúc mắc đó.
Xin lỗi hơi dài dòng. Sẽ trở lại với quí vị đại chúng bình cái Tâm lại sau khi đọc xong phần trên đây.
Khi bình cái Tâm lại không chừng quí vị đại chúng thấy được một SỰ THẬT là những câu hỏi đại loại như "từ đâu? đi đâu?, hay vạn vật từ đâu có?, có Phật này, hay không không có Phật kia? giáo lý nguyên thủy khác với đại thừa hay khác với mật tông hay giống ấn độ giáo, hay chỉ Thiền Tông mới là thích hợp?...v...v...
SỰ THẬT là những câu hỏi đại loại như trên có HIỆN THỰC không?
SỰ THẬT là những câu hỏi đại loại như trên có THIẾT THỰC không?
Đừng sống với suy tưởng. Hãy sống với HIỆN THỰC trong thế giới vẫn đang thay đổi, mà không đợi một ai có câu trả lời cho quí vị đại chúng.
Một KIẾP người không đủ để thỏa mãn những câu hỏi không THIẾT THỰC.
Trân trọng
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 19%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
149
Điểm tương tác
14
Điểm
28
Có những câu trả lời khó mà chấp nhận đại loại như là:
Không có sống chết ?
Hay là chết là vãng sanh theo Phật A Di Đà rước đi, và đến cõi Tây Phương Cực Lạc sanh ra là hoa sen?
Duyên hợp thì sanh, duyên tan thì chết? Không trả lời từ đâu sanh? Chết đi đâu.
Chết lên cõi trời, hay xuống địa ngục?


Có một câu trả lời của một Thiền sư Thiền Tông rất HIỆN THỰC là:
Vua hỏi quốc sư là thiền sư thiền tông: Ngài chết đi đến đâu?
quốc sư là thiền sư thiền tông trả lời: Tôi chưa chết.
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Reputation: 45%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
237
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Kính cảm ơn Quý Tiền Bối : H-P, An Long, Tự Độ
Các ngài đã thuơng xót mà dạy bảo.

Vâng ! Con xin lần lượt , thứ lớp cô động lại ý mà các ngài đã giáo hóa xem có đúng ý Quý Ngài không nha:

Tiền Bối H-P :

1/. Thuyết Hư Vô (Đoạn kiến) là không đúng.
* Và theo Ngài H-P là có tái sanh, có đời sau ?

Vậy xin Tiền Bối H-P nói cho hậu học này biết:

  • Cái gì TÁI SANH ?
  • Tái Sanh về đâu ?
Xin chờ mong tiền Bối khai thị....
Tiền Bối An Long:
2/. Tự mình sanh ra mình.
* Và theo Tiền Bối An Long: Do nhân quả mà sẽ đi đến nơi cần đi.
Vậy xin Tiền Bối An Long nói cho hậu học này biết:
  • MÌNH là Cái gì ? Mà tạo ra NHÂN QUẢ ?
  • Cái chỗ mà Nhân quả sẽ kéo mình đến. Ai tạo ra nó ? và Nó ở Đâu ?
Xin chờ mong tiền Bối khai thị....

Tiền Bối Tự Độ:
3/. Do NHÂN DUYÊN mà Sanh Diệt. Nên đi đến đâu cũng không đúng ?
  • Vậy Tiền Bối cho hậu học này biết: CÁI NHÂN ĐẦU TIÊN Để Sanh Diệt là gì ?
  • "quốc sư là thiền sư thiền tông trả lời: Tôi chưa chết." Có phải là DUY VẬT HIỆN SINH.- Nghĩa là CHẾT LÀ HẾT KHÔNG ĐẾN KHÔNG ĐI ?

Xin chờ mong Quý tiền Bối khai thị....
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,557
Điểm tương tác
222
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
MÌNH là Cái gì ?
...Khà Khà...
-Ấm Đầy ...Có Rót Cũng Tràn Ra Ngoài !
Thôi Thì ....Mình Chỉ Cho Chỗ = ĐẾN MÀ HỎI

- KINH KIM CƯƠNG ( Trang 43 - Biên dịch : Thiều Chửu )

-Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thuyết Giảng :
..."Này ông Tu-Bồ -Đề ! MỘT CÁI HÌNH TƯỚNG HỢP LẠI ĐÓ TỨC LÀ KHÔNG THỂ NÓI ĐƯỢC "....

Mà tạo ra NHÂN QUẢ ?
-KINH KIM CƯƠNG ( Trang 43 -Biên dịch :Thiều Chửu )
-Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thuyết Giảng :
..."Nhưng đáng thương thay cho người phàm phu CỨ THAM TRƯỚC MỚI SINH LẮM SỰ "...

Cái chỗ mà Nhân quả sẽ kéo mình đến. Ai tạo ra nó ? và Nó ở Đâu
KINH KIM CƯƠNG ( Trang 43-Biên dịch : Thiều Chửu )
-Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thuyết Giảng :
..." Này ông Tu-Bồ-Đề ! Nếu có người bảo rằng PHẬT NÓI NGÃ KIẾN ,NHÂN KIẾN, CHÚNG SANH KIẾN ,THỌ GIẢ KIẾN Vậy thì ông Tu-Bồ-Đề cứ như ý ông NGƯỜI ẤY CÓ HIỂU CÁI NGHĨA CỦA TA ĐÃ NÓI KHÔNG ?..."
---( Hết Trích)---
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Reputation: 45%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
237
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Dạ. Lời khai thị của Tiền Bối An Long. Làm hậu học nhớ lại câu chuyện Pháp Sư Tàu hủ như sau:

Thuở xưa có một ông đồ thông minh, bác học. Ông ta làm khổ vị Hoà Thượng trụ trì chùa láng giềng không ít, vì những câu hỏi lý sự cùng mình của ông ta. Vì thế, mỗi lần nghe tiếng guốc lộp cộp của ông đồ đến gần, dù đang bận bất cứ công việc gì: xem kinh hay cuốc đất…Hoà Thượng vội vàng leo lên thiền sàng để “tỵ nạn” tham vấn của ông đồ đa sự.
Một hôm, đang ăn mấy củ khoai lỡ bữa, chợt nghe tiếng khua ngoài cổng tam quan, Hoà Thượng vội vàng lau miệng tức tốc trở về phương trượng. Thấy chủ nhà lật đật, khách cũng hối hả không kém. Nhờ vậy, ông khách bắt được Hoà Thượng lúc ngài mới leo lên bồ đoàn mà chưa kịp gác tréo chân. Cực chẳng đã, Hòa Thượng phải quay lại chào khách, ngài thở phào nhẹ nhõm.
- A, thì ra bác đậu hũ! Vậy mà bác làm tôi sợ đến bở vía…
Chàng đậu hũ ngạc nhiên:
  • Có chuyện gì vậy, Bạch thầy? Hôm nay bán ế quá, con tạt vào chùa, nài thầy mua giùm vài miếng chứ con có làm gì đâu nào?
  • Ấy, không phải vậy!
Và, Hòa Thượng bèn thuật lại đầu đuôi câu chuyện xong, ngài than thở:
- Hôm nào cái tên đa sự đó đến đây thì ta vô phương làm việc…cứ phải ngoáy tai ra nghe nào là Pháp thân, Niết bàn, Tối thượng thừa, Đệ nhất nghĩa đế, Chơn đế…thiếu điều điếc con ráy…
Chàng đậu hũ bất bình:
- Rồi thầy chịu trận chứ không có cách nào tống cổ hắn à?
Hòa Thượng nhắm mắt:
  • Ta có mở miệng được tiếng nào đâu? Hắn cứ thao thao bất tuyệt đến lúc nào khô cổ mới chịu ngừng lại hớp nước, lấy hơi và nói tiếp…
  • Thế, hôm nay hắn có đến không ạ?
  • Hôm nào lại khỏi, quả là một đại họa cho ta.
Gã bán đậu hũ thuộc loại người có máu Lục Vân Tiên, nghĩa là thấy chuyện bất bình thì phải ra tay nghĩa hiệp, hăng hái nói:
  • Thầy để nó cho con. Con sẽ trị cho hắn một mẻ, thế nào cũng cạch đến già…
  • Chú có cách nào? Đừng có chọc người ta mà phải tội!
  • Ậy, thầy cứ cho con mượn cái mũ ni, áo tràng cùng y bá nạp nữa…Rồi thầy trò mình sẽ làm như vầy…như vầy…
Hai thầy trò còn đang bàn tính thì đã nghe tiếng guốc của ông đồ. Đương sự mới đến sân ngoài đã đánh tiếng:
- A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! Bạch Hòa Thượng con mới đến ạ!
Hòa Thượng vội bước ra, suỵt hỏi:
  • Im nào! Ông bạn…hôm nay chùa có khách.
  • Ai thế nhỉ?
  • Một thiền sư vừa hạ sơn, Ngài ở Tà Lơn mới xuống…
  • Ồ, quý hóa quá! Thật là: “Hữu duyên thiên lý năng tao ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng”.
  • Suỵt, ngài còn trẻ nhưng đạo cao đức trọng lắm…
  • Ồ…vạn hạnh, vạn hạnh…thật là Vị tằng hữu…Sư tử lên ba còn hơn dã can đầu bạc.
  • Nhưng mà…ngài không thích nói nhiều.
  • Đó mới là…Vô ngôn thông… “Tri giả bất ngôn”…Người biết mà không nói…mà lại.
  • Đạo hữu có hầu chuyện với ngài thì nên ít lời một tí…
  • Thế thì…con xin được phép hầu chuyện với ngài bằng lối im lặng. Một cuộc im lặng như sấm sét của những tâm hồn vĩ đại và chơn thực…
Hòa Thượng ngơ ngác:
  • Thế nghĩa là sao?
  • Im lặng, im lặng và im lặng. Đó là sự đối thoại của Bồ Tát cư sĩ Duy Ma Cật, một lối mặc ngữ mà pháp âm vang như sấm rền.
Hòa Thượng đành lắc đầu:
- Thôi thì chú cứ làm những gì chú thấy cần thiết.
Ông đồ liền tuột guốc, rón rén bước đến vái chào vị Thiền sư Tà Lơn. “Thiền Sư” vẫn im lặng, hai mắt hơi hé ra rồi nhắm lại như cũ. Khách và chủ cùng phân tòa ngồi. Hòa Thượng cũng kiếm một chỗ ngồi, hồi hộp theo dõi cơ sự.
Thoạt tiên, ông đồ đưa lên một ngón tay, tiếp theo thiền sư cũng đưa tay lên, nhưng đến ba ngón. Ông đồ gật gù, tỏ vẻ thông cảm tiếp thu kịp.
Ông đồ lại đưa lên năm ngón tay. Thiền sư mỉm cười, lúc đầu ra vẻ khoan dung rồi đưa hai bàn tay lên, xòe đủ mười ngón.
Ông đồ chặc lưỡi tỏ vẻ thán phục, đưa tay vẽ một vòng tròn. Thiền sư có vẻ bất bình, đưa tay, hất mạnh, chỉ ra ngoài ngõ.
Ông đồ sụp lạy, cung kính cáo từ ra về. Tiễn y đến tam quan, Hòa Thượng hỏi:
  • Sao, chú thấy thế nào?
  • Ồ quả là “Thiên niên thiết thọ khai hoa dị”. Nghìn năm cây sắt đơm bông dễ…nhưng tìm được một người như thiền sư Tà Lơn thì quả là khó. “Tam sinh hữu hạnh” mới có một cuộc đối đáp như chớp nhoáng xoẹt lửa như thế.
  • Ngài đã nói với chú những gì?
  • Ồ, Hòa Thượng làm sao hiểu thấu!
Hòa Thượng khẩn khoản:
  • Tôi ở chốn rừng núi quê mùa, dốt đặc cán mai. Xin chú làm ơn thuật lại tỉ mỉ cho tôi mở rộng tầm con mắt. Tại sao chú lại đưa lên một ngón tay?
  • Đó là chỉ “Nhất tâm”…
  • Còn ổng đưa lên ba ngón tay là sao?
  • Đó là, nhất tâm… tam giới. Một tâm nhưng bao trùm cả ba cõi, đầy đủ thể tướng dụng. Đó là pháp. Ngài đã đưa ra “Tam giới” để trả lời cho “Nhất tâm”. Thật là hay, hay tuyệt!
  • Rồi khi chú đưa năm ngón tay lên?
  • Đó là ý hỏi: “Nhưng đối với kẻ đã lỡ tạo tội ngũ nghịch thì sao?”.
  • Rồi ổng đưa mười ngón tay?
-Ý dạy: “Phải khuyên đương sự tu mười điều thiện”…
  • Ồ, hay quá! Chỗ này thì tôi đã hiểu kịp. Thế, lúc chú đưa tay vẽ một vòng tròn?
  • Tôi muốn nói: “Chúng ta đang đi quanh quẩn trong vòng luân hồi vô tận”.
  • Và ổng lắc đầu, hất tay chỉ ra ngoài ngõ?
  • Ý ngài nhắc chúng ta phải có chí hướng thượng, vĩnh xuất tam giới…Xong, Ngài buông thỏng hai tay, lắc đầu tỏ ý là đến chỗ vô ngôn tuyệt lự, bất lập văn tự. Khi ấy tôi chỉ còn nước im lặng, đảnh lễ ra về mà vẫn nghe pháp âm rền vang như sấm nổ.
Ông đồ cáo từ. Hòa Thượng trở vào, gặp thiền sư Tà Lơn, tức chàng bán đậu hũ đang đứng lúng túng trong đống y cùng áo. Hòa Thượng tiếp tay, giúp anh ta xếp y cất áo mão xong, hỏi:
- Chú ra dấu hiệu gì mà hắn ta chạy một mạch vậy?
Anh bán đậu hũ cười hề hề:
  • Có chi đâu! Cũng chuyện làm ăn mà. Đâu có gì ngoài việc mua với bán. Hắn gạt Hòa Thượng chứ đâu có qua mắt thằng bán đậu hũ này nổi!
  • Chú thuật lại đầu đuôi cho ta nghe thử!
  • Đầu tiên hắn ta đưa lên một ngón tay, ý hỏi: “Bao nhiêu một miếng đậu hũ” Con liền xòe ba ngón, tức “Ba đồng bạc”.
Hắn liền đưa ra năm ngón tay, tức là ngỏ ý mua năm miếng. Con nghĩ hôm nay bán ế, mình để giá vốn cho hắn, nên đưa lên mười ngón, ra giá là mười đồng. Thấy rẻ, hắn động lòng tham, đưa tay ra dấy hỏi mua hết cả thúng…Con nổi sùng hất tay bảo hắn ra chợ hỏi xem có ai chịu bán giá đó không? Còn thúng đậu ế này, thà rằng con đem cúng thầy làm chao cúng rằm cho có phước…
Từ đó, ông đồ không làm phiền Hòa Thượng nữa. Có lẽ ông đã nghe đầu đuôi câu chuyện, vì bác đậu hũ không phải là một người kín miệng cho lắm…

Tác giả bài viết: Như Thủy

Dạ. Hậu học xin Tiền Bối An Long và các Tiền Bối cho HH thử làm Pháp Sư Tàu hủ xem nha...
HH nghĩ như vầy:....
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Reputation: 45%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
237
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Dạ. Chắc là Ý của Tiền Bối là:

Mình chả là cái gì cả. Vì VÔ NGÃ TƯỚNG.
Nên CHẲNG CÓ ĐẾN, CHẲNG CÓ ĐI ĐÂU HẾT...

Dạ. Tàu hủ HH đây nghĩ là Tiền Bối nói như vậy ạ ?
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Reputation: 32%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
200
Điểm tương tác
95
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Kính chào các vị Tiền Bối. Và chúc sức khỏe.

Xin các Tiền Bối khai thị dùm:

Sanh từ đâu đến ?

Chết rồi về đâu ?


Vô cùng cảm ơn ạ
Hí hí,

Tiền bối thì khai thị, Hậu bối thì thị khai.

Khai thị ( nói ra mới thấy được ) thì giúp mở mắt, thị khai ( thấy rồi mới nói được) thì giúp mở miệng.

Phàm vạn vật trên đời hễ có lay động thì có biến đối, cái gì có biến đổi thì có sanh diệt. Nhưng sanh diệt thì chẳng lìa hư không.

Nay hỏi đến đâu về đâu ? Là nơi chỗ, tức hỏi chỗ nào trong hư không ?

Hư không lại có chỗ ư ?

Hí hí
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 19%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
149
Điểm tương tác
14
Điểm
28

Nắm lá trong tay​


Không cần phải vướng mắc vào các điều gì khác. Hãy THỰC HIỆN những gì THIẾT THỰC đang ở mỗi người.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,358
Điểm tương tác
982
Điểm
113
Hề hề,

Trừng Hải hôm nay cũng thử làm ông đồ đối đáp với pháp sư tàu hủ, hề hề?

Ngũ uẩn nơi Sanh tử luân thường được luận tụng chia làm ba:

  • Sát na uẩn, cá ngã tức cái Ta hiện diện trong mỗi sát na tâm sanh
  • Nhất kỳ uẩn, cá ngã tức cái Ta hiện diện trong đời sống một đời kể từ lúc sanh ra đến lúc chết
  • Cùng sanh tử uẩn, cá ngã luân chuyển tương tục vô gián đến lúc dứt sanh tử.

Với Sát na uẩn, cái Ta sanh "từ" tâm thiện hoặc bất thiện sẽ "đến" hiện diện nơi Thập pháp giới, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật. Để biết rõ ràng cần thường hành Giác quán Tam muội.

Với Nhất kỳ uẩn, cá ngã tức cái ta được xác lập "từ" xu hướng tâm (Cetana) thuộc Hành uẩn tức phong tục, văn hóa, văn minh...nơi sanh nương Nghiệp thức tức cơ cấu tư duy, suy nghĩ, quan điểm... mà "đến" hiện diện dưới dạng Pháp tướng tạo địa vị, chức năng, sinh hoạt...cụ thể của mỗi cá nhân.

Cùng sanh tử uẩn, là cái mà mọi chúng sanh đều quan tâm theo nghĩa, ta là ai? kiếp trứơc ta ra sao? kiếp sau ta lại thành gì? Khi nào ta thoát (giải thoát) sanh tử? Câu trả lời chính xác nhất là khi ta khởi sanh Tín tâm, phát nguyện Quy y, sống đời y Pháp chỉ nương Pháp thân (Ngũ phần), giác quán sát na uẩn thì lúc đó ta mới biết "Ta là ai?" Rồi khi nhập Tứ thiền, Tứ không, Tứ Vô lượng mới biết đích xác ta từ đâu đến ta đi về đâu (Hữu hạn); Nếu tiếp tục phát đại nguyện thực hành Lục độ nhập Như huyễn Tam muội cho đến lúc đạt Chánh Biến Tri thì không gì là không thấy biết.

Ông đồ:


    • Búng ngón tay
    • Vỗ tay
    • Ngửa mặt cười một tiếng
Pháp sư tàu hủ làm gì đây, hề hề?

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,358
Điểm tương tác
982
Điểm
113
Hí hí,

Tiền bối thì khai thị, Hậu bối thì thị khai.

Khai thị ( nói ra mới thấy được ) thì giúp mở mắt, thị khai ( thấy rồi mới nói được) thì giúp mở miệng.

Phàm vạn vật trên đời hễ có lay động thì có biến đối, cái gì có biến đổi thì có sanh diệt. Nhưng sanh diệt thì chẳng lìa hư không.

Nay hỏi đến đâu về đâu ? Là nơi chỗ, tức hỏi chỗ nào trong hư không ?

Hư không lại có chỗ ư ?

Hí hí

Hề hề,

Hư không vốn không chố; nhưng do pháp mà thành ra có chỗ; do pháp có chỗ nên mới biết hư không là không chỗ.
Hội không, hề hề

Trừng Hải
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Reputation: 32%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
200
Điểm tương tác
95
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Hề hề,

Hư không vốn không chố; nhưng do pháp mà thành ra có chỗ; do pháp có chỗ nên mới biết hư không là không chỗ.
Hội không, hề hề


Trừng Hải
Hí hí,

Bác nói rất hay,

Do pháp có nên biết hư không Không, vậy hư không không là do biết pháp có nên không hay là do vốn không nên vậy ?

Hí hí
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 19%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
149
Điểm tương tác
14
Điểm
28
Có một câu trả lời của một Thiền sư Thiền Tông rất HIỆN THỰC là:
Vua hỏi quốc sư là thiền sư thiền tông: Ngài chết đi đến đâu?
quốc sư là thiền sư thiền tông trả lời: Tôi chưa chết.
"Tôi chưa chết" chỉ là một câu nói Khai Thị để cho người hỏi Thấy rõ chính mình.
Khai Thị như là tấm gương cho người hỏi soi xét chính mình.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,358
Điểm tương tác
982
Điểm
113
Hí hí,

Bác nói rất hay,

Do pháp có nên biết hư không Không, vậy hư không không là do biết pháp có nên không hay là do vốn không nên vậy ?

Hí hí

Hề hề,

Thiền tông thì hay nói đến cái Bản Vô và nhấn mạnh đến Bản Vô. Nhưng Bản Vô vốn từ vô thủy cho đến vô chung vẫn vậy. Nhưng cái Bản Vô tuyệt tích khi Thủy giác hiện hữu. Và đó cũng là chỗ Bản Thủy bất nhị.

Trừng Hải
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Reputation: 32%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
200
Điểm tương tác
95
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Hề hề,

Thiền tông thì hay nói đến cái Bản Vô và nhấn mạnh đến Bản Vô. Nhưng Bản Vô vốn từ vô thủy cho đến vô chung vẫn vậy. Nhưng cái Bản Vô tuyệt tích khi Thủy giác hiện hữu. Và đó cũng là chỗ Bản Thủy bất nhị.

Trừng Hải
Hí hí,

Bản vô nếu Vô từ vô thủy, thì cái biết Bản vô ắt phải hơn cả vô thủy, em tạm đặt là vô vô thủy.

Hí hí.
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Reputation: 45%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
237
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Nay hỏi đến đâu về đâu ? Là nơi chỗ, tức hỏi chỗ nào trong hư không ?

Hư không lại có chỗ ư ?
Dạ. Bậc Tiền Bối Hiếu. Chắc cho là Sanh tử là hư Không ? Tức là hư vô, là Không có tức Đoạn kiến chăng ? Sanh là ngẫu nhiên sanh, tử là ngẫu nhiên tử chăng ?
 
Sửa bởi Amin:

Hiếu

Registered
Phật tử
Reputation: 32%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
200
Điểm tương tác
95
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Hí hí,

Bản vô nếu Vô từ vô thủy, thì cái biết Bản vô ắt phải hơn cả vô thủy, em tạm đặt là vô vô thủy.

Hí hí.
Hí hí

Viết xong rồi mới nhớ,

Tâm Kinh nói, Bồ Tát sở dĩ có danh là Quán Tự Tại là do thật hành thâm sâu Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, chiếu kiến ngũ uẩn cho tới giai không thì liền thoát ly tất cả khổ ách.

Thiền Tông nói, "chứng thật tướng, không nhân pháp, sát na rũ sạch A Tỳ Nghiệp"

Vậy sạch nghiệp với giai không, là đồng hay khác ?

Hí hí
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Reputation: 45%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
237
Điểm tương tác
168
Điểm
43
"Tôi chưa chết" chỉ là một câu nói Khai Thị để cho người hỏi Thấy rõ chính mình.
Khai Thị như là tấm gương cho người hỏi soi xét chính mình.
Tiền Bối Tự Độ vẫn nói lòng vòng.

Chưa cho hậu học biết:

Sanh tử do nhân duyên mà có. Nhưng Cái Nhân Duyên đầu tiên nào để có ra Sanh Tử ạ ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top