Sinh sinh theo KCTL

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
*BÁC BỎ TỰ SINH.

----------------------------

*NẾU CHO RẰNG CÁC PHÁP “CÓ TỰ TÁNH SINH”, THÌ THỨ ĐÃ SINH LẠI TIẾP TỤC SINH RA NỮA.

-SẼ KHÔNG CẦN “PHỤ THUỘC NHÂN”, MẦM, CHỒI V.V… SINH RA.

-VÀ “NHÂN TỰ TÁNH SINH NÀY” SẼ “SINH RA ĐẾN VÔ BIÊN TẬN CÙNG HIỆN HỮU”.

-BỞI VÌ LÀM SAO “CHÍNH NÓ LẠI DIỆT CHÍNH NÓ”.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu cho rằng thứ đã sinh lại sinh nữa,

Sẽ không có được mầm v.v. sinh ra,

Và Nhân sẽ sinh đến tận cùng hiện hữu,

(bởi vì) Làm sao chính nó lại diệt nó?

(đã có đăng trong mục Mật tông, Trung Quán Học Viện)
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
*TRƯỚC SINH VÀ CÙNG SINH “KHÔNG LÀ NHÂN CHÂN THẬT”.
-GIẢ LẬP VÀ THẮNG NGHĨA, KHÔNG ĐƯỢC BIẾT CÓ TỰ TÁNH SINH.

Bảo Hành Vương Chánh Luận của ngài Long Thọ:
Tiền sinh và cùng sinh
Không là nhân chân thật
Giả lập và thắng nghĩa
Không được biết có sinh.

*CÁI GIẢ THUYẾT LÀ CÓ PHÁP “TỰ TÁNH SINH”.
-CẢ TRONG CHÂN ĐẾ VÀ THẾ GIAN ĐỀU KHÔNG CHẤP NHẬN.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Mặc dầu Nhân đã diệt, Quả vẫn có thể thấy,
Vì vậy ngay cả phàm nhân cũng không chấp nhận chúng là
một. Vì vậy cái giả thuyết là có pháp "tự sinh"

Trong cả chân đế và thế gian đều không chấp nhận.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
*NẾU CHO RẰNG CÁC PHÁP CÓ “TỰ TÁNH SINH”.

-NHÂN VÀ MẦM, VIỆC LÀM VÀ NGƯỜI LÀM PHẢI LÀ MỘT.

-NHƯNG CHÚNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT,

-NÊN “TỰ TÁNH SINH” KHÔNG CÓ ĐƯỢC.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu cho rằng có ''tự sinh". Nhân và Mầm,

Việc làm và người làm, phải là một,

Nhưng chúng không phải một, nên "tự sinh" không có được,

Việc sai trong đây bên trên đã phân tích rõ ràng.

--------------------

*NẾU CHO RẰNG: “TỰ TÁNH MỘT PHÁP” CÓ THỂ SINH RA “TỰ TÁNH MỘT PHÁP KHÁC”.

-THÌ NGAY CẢ NGỌN LỬA CŨNG THỂ SINH RA SỰ ĐEN TỐI.

-TẤT CẢ CÁC PHÁP NƯƠNG NHAU MÀ SINH, VẬY

-“KHÔNG THỂ SINH” LÀ “MỘT TỰ TÁNH”.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu nương vào một pháp có thể sinh ra một pháp khác,

Thì ngay cả ngọn lửa cũng có thể sinh ra sự đen tối.

Lại nữa “nếu tất cả các pháp đều nương nhau mà sinh”,

“Phải chăng các loại” “không thể sinh” “là một” với những thứ

khác?





 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43


*BÁC BỎ CHO RẰNG CHÚNG LÀ KHÁC NHÂN BAN ĐẦU.

----------------------------

*MỘT PHÁP DO ĐƯỢC SINH RA NÊN GỌI LÀ QUẢ. PHÁP CÓ THỂ SINH RA GỌI LÀ NHÂN.

-VÌ VẬY CÓ SỰ TƯƠNG TỤC GIỮA NHÂN VÀ QUẢ.

-MẦM LÚA GẠO THÌ CHỈ SINH RA LÚA GẠO, CHỨ KHÔNG THỂ SINH RA LÚA MẠCH HAY THỨ KHÁC.



*NẾU BẠN CHO RẰNG LÚA GẠO CÓ THỂ SINH RA THỨ KHÁC NHƯ: LÚA MẠCH, HOA SEN, TỬ QUÁN HOA V.V.

-VẬY THÌ NHỮNG THỨ ẤY, KHÔNG LÀ “NHÂN CỦA LÚA GẠO”, NÊN “NHÂN LÚA GẠO” KHÔNG CÓ LỰC NÀY.

-NẾU NHƯ CHO RẰNG: NÓ LÀ KHÁC “NHÂN BAN ĐẦU” THÌ NÓ SẼ KHÔNG CÓ SỰ TƯƠNG TỤC GIỮA NHÂN VÀ QUẢ, MÀ NÓ SẼ KHÔNG LÀ “MỘT HẠT GIỐNG”.

-NHÂN HẠT LÚA GẠO CŨNG KHÔNG MỘT THỨ NÀO KHÁC NHÂN CỦA NÓ.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Một pháp do được sanh ra nên gọi là Quả,

Và pháp có thể sanh, dầu là khác, gọi là Nhân,

Vì vậy có sự tương tục giữa Quả và Nhân,

Mầm lúa gạo không sanh từ hạt lúa mạch, hoặc là gì khác

hơn (là từ hạt lúa gạo).

Nếu bạn cho là thế, thì lúa mạch, hoa sen và Giềng Giềng hoa

(Tử Quán Hoa = Kimsuka = Butea monosperma) v.v.

Đều không là Nhân của mầm lúa gạo, không có năng lực này,

Đều không có sự tương tục, và không phải là một giống,

Hạt lúa gạo cũng không là một thứ nào trong đó, bởi vì nó là

khác.



*LƯU Ý: “TRỪ CHẤP THẬT CÓ”.

*BÁC BỎ CHO RẰNG THẬT CÓ “QUẢ SINH TỪ NHÂN”, “THA SINH” (cái khác sinh ra).

-NẾU QUẢ SINH RA TỪ NHÂN, THÌ NHÂN DIỆT QUẢ MỚI SINH RA.

-BỞI VÌ QUẢ VÀ NHÂN KHÔNG ĐỒNG THỜI HIỆN HỮU, LÀM SAO QUẢ SINH RA TỪ NHÂN.

-----------------------------------

*“HẠT NHÂN” VÀ “MẦM CÂY” KHÔNG ĐỒNG THỜI HIỆN HỮU.

-NẾU CHO RẰNG: KHÔNG CÓ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “MẦM CÂY” VÀ “HẠT NHÂN”, NHƯ VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT?

-DO VẬY, LẬP LUẬN CHO RẰNG “MẦM CÂY” TỪ “HẠT NHÂN” SINH RA, KHÔNG THỂ ĐỨNG VỮNG.

-BỞI LẼ ĐÓ, HÃY BỎ ĐI LẬP LUẬN CÓ “MỘT PHÁP” ĐƯỢC SINH RA “TỪ CÁI KHÁC”. (hãy bỏ đi lập luận “quả sinh ra từ nhân”, từ tha sinh)



*GIỐNG ĐÒN CÂN HAI ĐẦU LÊN XUỐNG, HAI ĐẦU KHÔNG CÙNG LÊN HOẶC CÙNG XUỐNG.

-GIỐNG NHƯ VẬY, SỰ KIỆN ĐƯỢC SINH RA LÀ MẦM CÂY, DIỆT ĐI LÀ NHÂN CỦA NÓ KHÔNG THỂ THẤY.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Cái Mầm và Hạt nhân không đồng thời hiện hữu,

Không có sự khác biệt (Tha=Cái khác), Hạt nhân thế nào để

phân biệt?

Do vậy (lập luận) Mầm từ Hạt nhân sinh ra, không thể đứng

vững

(Vậy nên) hãy bỏ đi lập luận có một pháp được sinh ra từ cái

khác. (từ tha sinh)


Giống như đòn cân hai đầu lên xuống,

(Hai đầu) không đồng thời (cùng lên hoặc cùng xuống) giống

vậy không thể thấy,

Sự kiện được sinh ra (Mầm) và sự diệt đi của cái sinh ra

(Nhân).
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
*BÁC BỎ “KHÔNG PHỤ THUỘC” VÀO NHÂN MÀ SINH.

----------------------------

*“NHÂN VÀ QUẢ ĐỒNG THỜI HIỆN HỮU”, ĐIỀU NÀY KHÔNG THỂ CÓ.

-“NHÂN” DẦU ĐANG HIỆN HỮU, ĐƯỢC XEM NHƯ CHUẨN BỊ DIỆT.

-CÁI ĐƯỢC SINH RA “LÀ QUẢ” CHUẨN BỊ SINH THÌ NÓ CHƯA HIỆN HỮU.

-ĐIỀU NÀY SAO CÓ THỂ NÓI GIỐNG ĐÒN CÂN CÙNG LÊN HAY CÙNG XUỐNG CHO ĐƯỢC?

-VIỆC SINH RA “MẦM CÂY” MÀ KHÔNG CÓ TÁC “NHÂN” LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ CÓ.



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Nếu là đồng thời, điều này cũng không thể có.

Bởi cái được sinh ra chuẩn bị sinh, thì nó chưa hiện hữu,

Và cái mất đi, dầu đang hiện hữu, được xem như chuẩn bị

diệt.

Điều này sao có thể nói là giống như cái đòn cân?

Việc sinh ra (nảy mầm) mà không có tác nhân (mầm) là điều

không thể có.











*BÁC BỎ CHO RẰNG CÁC PHÁP LÀ “THẬT HIỆN HỮU” HAY “KHÔNG CÓ HIỆN HỮU”.

----------------------------

*CÁI “ĐƯỢC SINH RA LÀ QUẢ”, ĐƯỢC PHÂN BIỆT GỌI LÀ DO “NHÂN” SINH RA.

-VẬY “QUẢ ĐƯỢC SINH” NÀY LÀ HIỆN HỮU, HAY LÀ NÓ KHÔNG HIỆN HỮU. CẢ HAI “VỪA HIỆN VỪA KHÔNG” HAY KHÔNG PHẢI?

-NẾU LÀ HIỆN HỮU THÌ CẦN GÌ DO “NHÂN SINH RA”, NẾU NÓ KHÔNG HIỆN HỮU CẦN GÌ BÀN?

-NẾU LÀ CẢ HAI THÌ SAO? KHÔNG CẢ HAI THÌ THẾ NÀO?



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Cái sinh ra một thứ được sinh (quả) được phân biệt gọi là

Nhân,

Vậy cái được sinh là hiện hữu, không hiện hữu, cả hai hay

không phải?

Nếu là hiện hữu, thì cần gì cái sinh ra (nhân), nếu không hiện

hữu cần gì bàn?

Nếu là cả hai thì sao? Nếu mà cũng không phải hai thì thế

nào?

 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
*BÁC BỎ NHẬN BIẾT SAI LẦM CỦA NGƯỜI THẾ TỤC, CHO RẰNG: “MỘT PHÁP SINH RA TỪ MỘT PHÁP KHÁC”. (từ tha sinh)

---------------------*********------------------

*KHI NGƯỜI THẾ TỤC “CHẤP NHẬN” VÀ “GIỮ CHẶT CÁI THẤY BIẾT” CỦA HỌ.

-THÌ ĐÂU CẦN PHẢI GIẢI THÍCH, LẬP LUẬN NƠI ĐÂY!

*MỘT PHÁP SINH RA TỪ MỘT PHÁP KHÁC (tha sinh), NGƯỜI THẾ TỤC CŨNG THẤY ĐƯỢC.

*TẠI SAO CẦN GÌ TIẾP TỤC LẬP LUẬN RẰNG: “MỘT PHÁP SINH RA TỪ MỘT PHÁP KHÁC” LÀM CHI VẬY??!!!



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Khi người thế tục chấp nhận và giữ chặt cái thấy biết của họ,

Thì đâu cần phải lập luận giải thích nơi đây!

Một pháp được sinh ra từ một pháp khác, người thế tục

cũng thấy được,

Tại sao còn cần phải lập luận về việc ''từ một pháp khác sinh

ra''?





*LẬP LUẬN NHẬN BIẾT KHÁC NHAU GIỮA CHÂN ĐẾ VÀ TỤC ĐẾ.

----------------------------*********--------------------

*TẤT CẢ CÁC PHÁP ĐƯỢC THẤY QUA CHÂN THẬT HOẶC VỌNG KIẾN.

-DO ĐÓ CÁC PHÁP ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ HAI THỂ:

1, CHÂN ĐẾ LÀ THẤY RÕ THẬT TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP.

2, NHẬN BIẾT SAI LẦM ĐƯỢC GỌI LÀ THẾ TỤC ĐẾ.

---------------------------

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Bởi vì tất cả các pháp được thấy chân thật hoặc qua vọng

kiến,

Do đó các pháp được xem như là có hai thể,

Chân Đế là thấy rõ được thật tướng của pháp,

Nhận biết sai lầm được gọi là Tục Đế.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
*THÀNH LẬP NHẬN BIẾT CŨNG CÓ HAI LOẠI.
---------------------*****----------------------
1, NGƯỜI CÓ CÁC CĂN (giác quan) LÀNH LẶN.
2. NGƯỜI CÓ CÁC CĂN (giác quan) BỊ BỆNH
+NHẬN BIẾT SAI LẦM NGƯỜI CÓ CÁC CĂN BỊ BỆNH, ĐỐI NGƯỜI CĂN LÀNH LẶN LÀ SAI LẦM.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Vọng kiến cũng có hai loại,
Bởi (người) có căn (giác quan) lành lặn và có căn bị bệnh,
Cái được nhận biết bởi (người) có căn bị bệnh,
Đối với người căn lành lặn là sai lầm.

*THÀNH LẬP NHẬN BIẾT PHẢI KHÔNG ĐI NGƯỢC VỚI NHẬN THỨC PHỔ THÔNG THẾ GIAN.
----------------------****************---------------
*NGƯỜI ĐỦ SÁU CĂN LÀNH LẶN NHẬN BIẾT LÀ ĐIỀU THẾ GIAN CHẤP NHẬN, ĐƯỢC GỌI LÀ CHÂN THẬT.
+NGOÀI RA NHỮNG THỨ KHÁC ĐỀU COI LÀ SAI LẦM.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Người đủ sáu căn lành lặn nhận biết gì,
Là thứ thế gian đều chấp nhận,
Chỉ những thứ thế gian chấp nhận được gọi là chân thật,
Ngoài ra những thứ khác đều cho là sai lầm.




*NHỮNG TỰ TÁNH (chấp thật có) CỦA NGOẠI ĐẠO NGAY CẢ THẾ GIAN PHÁP CHÚNG CÒN KHÔNG TỒN TẠI
-------------------------

*THÀNH LẬP KIẾN GIẢI: SỰ NHẬN BIẾT “TỰ TÁNH” VÔ TRI CỦA NGOẠI ĐẠO, NÓ ĐƯỢC TẠO RA BỞI VỌNG TƯỞNG, ẢO ẢNH V.V…
-NGAY CẢ ĐỐI VỚI THẾ GIAN PHÁP CHÚNG CÒN KHÔNG HIỆN HỮU.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Sự nhận biết vô tri do mê mờ của ngoại đạo,
Những tự tánh (thấy biết) đó không được xem là đúng đắn,
Nó được tạo thành bởi vọng tưởng, ảo ảnh v.v.
Ngay cả đối với thế gian pháp chúng còn không hiện hữu.


*THÀNH LẬP: NHỮNG GÌ THẤY ĐƯỢC BỞI NGƯỜI MỜ MẮT, NGƯỜI KHÔNG MỜ MẮT CHẲNG BỊ ẢNH HƯỞNG.
*THÀNH LẬP: CŨNG VẬY, TÂM THIẾU TRONG SÁNG CỦA TRÍ TUỆ, KHÔNG LÀM HƯ HOẠI TÂM TRONG SÁNG TRÍ TUỆ.

-----------*******------------
Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Những gì thấy được bởi người mờ mắt,
(Người) không mờ mắt chẳng bị ảnh hưởng,
Cũng vậy cái tâm thiếu sự trong sáng của trí tuệ,

Không làm hư hoại tâm trong sáng (trí tuệ).
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Vạn vật không thể từ cái gốc "sinh sinh" sinh ra vì sao? Vì như ngài Long Thọ và ngài Nguyệt Xứng cùng ngài Thánh Thiên nói: Nếu các pháp đã có tự tánh, tức thật chất ban đầu thì không thể sinh, vì sao biết được? Vì có tự tánh tức không cần duyên sinh thêm nữa, làm sao chính bản thân nó lại tiếp tục sinh chính nó.

Ví như không thể độc lập: Người cha, có thể sinh một người cha khác. Cũng như nhà không xây mà tự có sẵn ban đầu, điều này không hề có. Vì vậy, các pháp không thể có tự tánh, và cũng chẳng có thứ nào hữu vi là chắc thật không thay đổi.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Vạn vật không thể từ cái gốc "sinh sinh" sinh ra vì sao? Vì như ngài Long Thọ và ngài Nguyệt Xứng cùng ngài Thánh Thiên nói: Nếu các pháp đã có tự tánh, tức thật chất ban đầu thì không thể sinh, vì sao biết được? Vì có tự tánh tức không cần duyên sinh thêm nữa, làm sao chính bản thân nó lại tiếp tục sinh chính nó.

Ví như không thể độc lập: Người cha, có thể sinh một người cha khác. Cũng như nhà không xây mà tự có sẵn ban đầu, điều này không hề có. Vì vậy, các pháp không thể có tự tánh, và cũng chẳng có thứ nào hữu vi là chắc thật không thay đổi.
Nói vạn vật chi cho mệt. Bạn từ đâu sanh ra?
Vạn vật và tự tánh chưa hề rời nhau, chớ nên luận trước-sau.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nói vạn vật chi cho mệt. Bạn từ đâu sanh ra?
Vạn vật và tự tánh chưa hề rời nhau, chớ nên luận trước-sau.
Nói vạn vật chi cho mệt. Bạn từ đâu sanh ra?
Vạn vật và tự tánh chưa hề rời nhau, chớ nên luận trước-sau.
Haha.... Nói chi lòng vòng, đơn giản thành ra phức tạp bạn ơi! Tự tánh của phái Trung Quán của ngài Long Thọ nói một thứ cụ thể chỉ các pháp, chứ không phải chỉ cái gì đó hư vô, mịt mờ. Phật pháp phải do huân tập liên tục, mới thể ngộ ra chân lý, chứ chẳng phải một câu, nửa chứ mà hết ý.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Bạn từ đâu sanh ra? Câu này đã trả lời ở phía trên , xin vui lòng đọc lại sẽ hiểu nhé!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Nói vạn vật chi cho mệt. Bạn từ đâu sanh ra?
Vạn vật và tự tánh chưa hề rời nhau, chớ nên luận trước-sau.
Haha.... Nói chi lòng vòng, đơn giản thành ra phức tạp bạn ơi! Tự tánh của phái Trung Quán của ngài Long Thọ nói một thứ cụ thể chỉ các pháp, chứ không phải chỉ cái gì đó hư vô, mịt mờ. Phật pháp phải do huân tập liên tục, mới thể ngộ ra chân lý, chứ chẳng phải một câu, nửa chứ mà hết ý.
Vậy bạn hãy nói theo cách đơn giản đó đi. Tự Tánh là cái gì?
Nhớ là nói đơn giản, chứ đừng có lòng vòng. Còn nếu không nói được thì chỉ là hạng cào phím.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên