Sống trong hiện tại

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
SỐNG TRONG HIỆN TẠI

Ven.VISUDDACCARA

Chúng ta thường nói về chuyện "sống trong hiện tại".Nhưng "sống trong hiện tại " thật ra có ý nghĩa thế nào ? Có phải là chúng ta không nghĩ tới quá khứ hay tương lai?Nhưng làm sao chúng ta có thể không nghĩ đến quá khứ hay tương lai ?Điều đó không thể có được và cũng không phải là điều nên làm , vì có những lúc chúng ta cần phải nhớ về quá khứ và dự phóng cho tương lai.Do vậy chúng ta cần thảo luận , mình hiểu " sống trong hiện tại " như thế nào ?

Sống trong hiện tại có nghĩa là sống thật tốt trong hiện tại, sống thật thiện xảo trong hiện tại. Phải làm thật tốt những việc mà chúng ta phải làm ngay bây giờ , bởi lẽ đó sẽ là điều bảo đảm tốt đẹp nhất cho tương lai, và chúng ta cũng sẽ không hối tiếc khi nghĩ ngược về quá khứ. Thật vậy , chúng ta sẽ chỉ có niềm vui , vui vì đã sống một cuộc sống tốt lành và đã làm những điều lành .

Làm sao chúng ta sống thiện xảo trong hiện tại ?Để được vậy chúng ta cần có trí huệ , tỉnh giác và sự thông hiểu . Chúng ta cần biết cách trụ tâm thức chúng ta , trấn tĩnh tâm thức chúng ta , lèo lái tâm thức chúng ta đi đúng hướng - tránh xa hướng không lành mạnh và tiến gần đến hướng lành mạnh.

Để sống lành mạnh chúng ta cần có tỉnh giác , chúng ta cần vận dụng tỉnh giác bằng nhiều cách khác nhau.Làm sao ?Tỉnh giác cũng giống như một con chó giữ nhà cho chúng ta . Mỗi khi một ý nghĩ không lành mạnh nổi dậy, tỉnh giác có thể báo động cho chúng ta . Nó có thể nói :" Cái này không lành mạnh . Chúng ta không nên suy nghĩ hay đối đáp như vầy". Và khi đã nhận ra được như vậy, chúng ta có thể kiềm chế điều không lành mạnh. Chẳng hạn khi cơn giận nổi lên, tỉnh giác có thể nói :" Này , coi chừng đấy nhé. Bạn đang lên cơn giận. Bạn cần nhìn vào cái giận của mình . Bạn cần tự kiểm soát bản thân mình và nguôi đi.Bạn đừng nói hay làm điều gì mà bạn có thể hối tiếc sau này " v v và v v...Thật ra , trong trường hợp này chẳng phải chỉ có tỉnh giác làm việc không mà thôi . Trước hết , tỉnh giác phát hiện ra cơn giận.Rồi với trí huệ và sự thông hiểu , chúng ta có thể nghĩ lại và tự cảnh giác là đừng trút thêm vào cơn giận .

Các trạng thái tâm thần khác như âu lo và nôn nóng cũng tương tự như vậy .Tỉnh giác cũng nhận ra gần đây chúng ta đã trở nên lo lắng , đã áp dụng đạo pháp một cách sơ sót trong cuộc sống hằng ngày của mình , chú ý kỹ bất cứ việc gì mình làm , chúng ta có thể kiềm chế cái tâm thức lang bang lo lắng của chúng ta . Nếu sống trong hiện tại càng lúc càng nhiều hơn , sống từng khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác , từng ngày này qua ngày khác , làm mức tốt nhất mà chúng ta có thể làm được , giải quyết từng vấn đề khi chúng mới xuất hiện , thì chúng ta sẽ không đủ thì giờ để khóc than và lo rầu . Chúng ta sẽ SỐNG : nghĩa là chúng ta sẽ sống đẹp

Thế thì tỉnh giác và trí huệ đi song hành với nhau . Nếu một tâm thức không lành mạnh nổi lên, tỉnh giác sẽ báo động chúng ta , và chúng ta có thể ngăn chặn nó lại.Nếu một tâm thức lành mạnh nổi lên, tỉnh giác cũng biết được. Chúng ta có thể chấp nhận cái tâm thức lành mạnh, chúng ta có thể khuyến khích những tâm thức có suy nghĩ như vậy trỗi dậy thêm .

Tỉnh giác cũng có tính chất của ký ức và hồi tưởng .Do vậy cho nên thỉnh thoảng tỉnh giác cũng nhắc nhở chúng ta về tính cách vô thường , khổ , và vô ngã của cuộc đời . Khi suy nghiệm thường xuyên về ba đặc tính này của cuộc sống , chúng ta có thể sống một cách hiểu biết hơn , ít bị hơn cái loại dính mắc làm chúng ta đau đớn .

Khi vận dụng tỉnh giác bằng nhiều cách khác nhau như vậy , chúng ta sẽ sống một cách thiện xảo trong hiện tại . Chẳng những vậy chúng ta cũng sẽ từ từ phát triển thêm nhận thức của chúng ta về tính cách vô thường , khổ , và vô ngã của cuộc sống , cũng như của cái tâm thức và thân xác này .

Ở một mức cao hơn, tỉnh giác có thể nghiệm rõ , một cách trực tiếp và sống động , sự đến và đi của các hiện tượng tâm thức và thể chất . Điều này có thể thực hiện pháp Thiền Quán minh sát .Khi chúng ta ngồi thiền , đặc biệt là trong một khóa tu thiền tập trung cao độ, chúng ta sẽ quan sát rất cận kề cái bản chất của tâm thức và thân xác của chúng ta . Khi trình độ tập trung của chúng ta phát triển , chúng ta sẽ có khả năng thấy rất rõ ràng các hiện tượng tâm thức và thể chất đến rồi đi liên tục, rằng chúng không còn giống nhau cho dù chỉ giữa hai khoảnh khắc .Cái nhìn trực chỉ như vậy có thể dẫn đến điểm cao nhất là đạt tới nội quán về đạo quả và do đó chứng Niết bàn .

Do vậy, chúng ta có thể thấy rằng sống trong hiện tại có nhiều sắc thái khác nhau. Có mặt liên quan tới cách sống thiện xảo hằng ngày , và có mặt khác là sự nhận thức trực tiếp những hiện tượng xảy ra trong hiện tại khi ngồi thiền Minh Sát . Cái loại sau mới là cái mà tất cả chúng ta cuối cùng rồi đều phải tỉnh ngộ nhận ra , bởi lẽ chỉ bằng cái nhìn trực chỉ như vậy chúng ta mới có thể thực sự thông hiểu tính chất vô thường , khổ , vô ngã của cái tâm thức và thân xác này .Hiểu được như vậy , chúng ta có thể cắt bỏ vĩnh viễn những phiền não tham ,sân, si của chúng ta .Một khi những phiền não này đã bị loại trừ , chúng ta sẽ không còn bị đau khổ dày vò tâm trí nữa . Chúng ta sẽ trở nên dịu nguội lại. Chúng ta sẽ sống kiếp sống cuối cùng của chúng ta trong vai trò A la hán và không tái sinh nữa . Dĩ nhiên , hiện giờ có lẽ chúng ta còn quá xa vời cái mục tiêu này , nhưng , với cách sống thiện xảo và tỉnh thức , chúng ta đã ngăn chận phiền não của chúng ta .Đức Phật nói , tỉnh giác đóng vai trò kiềm chế , và thông qua trí huệ càng ngày càng sâu sắc chúng ta có thể dần dần cắt đứt các phiền não .
( còn tiếp )
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Sống trong hiện tại đòi hỏi chúng ta không tơ tưởng về quá khứ hay tương lai một cách thiếu thiện xảo.Đôi khi chúng ta nghĩ về quá khứ một cách không cần thiết . Chẳng hạn chúng ta có thể hồi tưởng lại một chuyện không tốt mà chúng ta đã làm trước đây và thỉnh thoảng cứ hối hận mãi. Chúng ta không thể quên nó được, nên nó cứ xuất hiện hoài . Điều mà chúng ta nên làm là không ray rứt về những chuyện đã xảy ra , mà chỉ quyết tâm không tái phạm lỗi lầm đó nữa . Đó là điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm được . Cứ ngồi nghiền ngẫm lỗi lầm là điều không lành mạnh và thiện xảo , bởi chúng ta sẽ trở nên khổ sở và không sống trong hiện tại được.

Đôi khi chúng ta có thể suy nghĩ về một thương tổn nào đó mà chúng ta cho rằng một người khác đã gây cho chúng ta , cho dù điều đó có thể đúng hay sai . Chúng ta hông thể quên được . Chúng ta nuôi dưỡng cái đau đớn đó trong tim . Mỗi khi chúng ta nhớ lại là thấy đau khổ và giận dữ và chúng ta muốn trả đũa người đó . Điều này cũng rất là không lành mạnh và thiện xảo.

Đôi khi chúng ta sống trong quá khứ , nghĩ đến niềm hạnh phúc hay vui thú mà chúng ta đã hưởng qua , và mơ tưởng nuối tiếc "những ngày xưa tươi đẹp " đó . Đặt để đầu óc như vậy cũng là đau đớn và thiếu thiện xảo .

Còn về tương lai, chúng ta có thể dự tính triền miên cho tới khi nào chúng ta không ăn không ngủ được . Chúng ta cũng có thể , nói một cách nôm na , lo đến chết người vì nghĩ đến những vấn đề sắp xảy ra . Hoặc giả chúng ta có thể trông đợi những điều to lớn đến độ chúng ta không thể tập trung vào cái mà chúng ta đang làm trong hiện tại.

Đây chỉ là một vài thí dụ về việc chúng ta có thể đi vào quá khứ hay tương lại một cách thiếu thiện xảo . Còn có nhiều trường hợp khả dĩ khác nữa .Nói một cách cơ bản , vấn đề của chúng ta là chúng ta quan trọng hóa cá nhân quá đáng . Bất kể điều gì xảy ra trong quá khứ , hiện tại , hay tương lai, chúng ta đều có khuynh hướng nhìn điều đó qua cái bối cảnh "TÔI" hoặc "CỦA TÔI" . Chúng ta không nhận được ra là cuối cùng rồi chẳng có cái gì thuộc về chúng ta cả . Bản thân chúng ta là sinh vật hữu vi và vô thường .Trước tiên làm sao một vật vô thường , và rút cuộc là "vô ngã " lại làm sở hữu bất cứ một cái gì cho được ?. Đó là không kể cái mà chúng ta tưởng là mình làm sở hữu chủ thì bản thân nó cũng lại là vô thường nữa !Vậy chúng ta đã thấy được đỉnh cao của sự điên rồ của chúng ta chưa ?

Đức Phật khuyên chúng ta sống một cách thiện xảo trong hiện tại để cuối cùng chúng ta có thể nhận được ra cái tính chất vô thường , khổ , và vô ngã của mọi hiện tượng hữu vi.Ở mức độ tối hậu , chúng ta cần hành thiền Minh Sát để xuyên thấu những sự thật này xuyên qua kinh nghiệm trực giác .Khi chúng ta đã làm được như vậy , chúng ta có thể sống tốt , một cách tự nhiên , không cố gắng .

Mặc dù chúng ta chưa tiêu trừ được mọi phiền não , chúng ta cần xử dụng mọi khả năng và hiểu biết để sống tốt trong hiện tại , và không đi vào quá khứ hay tương lai một cách thiếu thiện xảo.Nếu chúng ta nhớ về quá khứ , thì phải có mục đích tốt , chẳng hạn như để xem chúng ta làm sai chỗ nào nhằm không phạm phải lỗi lầm đó nữa ;

Đôi khi chúng ta cũng có thể hồi tưởng lại những điều tốt mà chúng ta đã làm khi làm phước , giữ giới , và hành thiền .Chúng ta có thể nhận được nhiều niềm vui và an ủi khi hồi tưởng một cách thiện xảo như vậy. Thật vậy , khi chúng ta hấp hối , hồi tưởng lại những điều tốt chúng ta đã làm có thể cho chúng ta một kết thúc an bình thoải mái và một kiếp tái sinh tốt .

Còn về tương lai dĩ nhiên chúng ta cũng thỉnh thoảng cần phải dự định kế hoạch . Chúng ta có thể suy nghĩ và dự phóng một cách thích hợp. Chúng ta nên làm như vậy với một tâm thức tốt , suy nghĩ chín chắn và sâu sắc . Vấn đề là chúng ta có khuynh hướng suy nghĩ quá mức và lập kế hoạch quá mức cho đến lúc chúng ta trở nên lo âu bứt rứt , và ngay cả rối loạn thần kinh.Do vậy chúng ta nên dự phóng cho tương lai một cách bình tĩnh không kích động, chúng ta nên mềm dẻo và linh hoạt, hiểu rằng mình có thể phải thay đổi hoặc điều chỉnh kế hoạch sau này . Và chúng ta nên tiếp tục làm những gì mình cần làm hằng ngày .

Trên một tầm nhìn rộng lớn hơn , chúng ta phải quyết định sẽ sống cuộc đời của chúng ta như thế nào , theo đuổi hướng đi nào , thực hiện biện pháp nào để đạt tới mục tiêu . Được như vậy rồi thì chúng ta sẽ ra sức lèo lái cuộc đời mình theo hướng đó .

Để sống trong hiện tại chúng ta cần rất nhiều tỉnh giác . Chúng ta cần tỉnh thức về mọi oại nghi và hoạt động của chúng ta - đứng lên , ngồi xuống , duỗi người , gập người , ăn uống, đi , đứng, tiểu tiện , đại tiện , mở cửa , bật đèn , cầm điện thoại ..vv..Chúng ta nên chú ý kỹ đến bất cứ việc gì chúng ta đang làm . Bằng cách đó chúng ta cũng có thể kềm chế cái tâm thức hay đi lang thang và hay âu lo .

Về phần tâm thức , chúng ta đã có nhắc tới nhu cầu cần tỉnh thức để biết rõ cái gì trỗi lên trong tâm thức . Điểm cốt yếu là canh giữ không cho tâm thức mình bị tham , sân , si xâm chiếm . Nhiệm vụ của chúng ta là trau dồi trí huệ , từ tâm và từ bi .Do vậy trong bất cứ việc gì chúng ta làm chúng ta nên cố gắng tỉnh thức càng nhiều càng tốt nhằm trau dồi các đức tính lành mạnh . Và trong bất cứ hoàn cảnh nào , chúng ta cũng luôn luôn cố gắng đối đáp với lòng vô tham , vô sân , vô si , nghĩa là chúng ta nên đối đáp với trí huệ , từ tâm , và từ bi .

Tôi không thể nào viết đầy đủ hơn về chủ đề "sống trong hiện tại " trong một bài ngắn như thế này . Nhưng tôi hy vọng là những ý nghĩ tôi đã chia sẻ với các bạn nãy giờ có thể giúp ích được chút nào , có thể cho bạn vài hướng chỉ nam trên con đường đi tới . Tôi xin chúc bạn tu tập được tốt . Cầu mong bạn sống tốt và hạnh phúc trong hiện tại
,( Người dịch :KHÔNG TUỆ )
(Sách tu học )


<?xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" /><v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:connecttype="rect" gradientshapeok="t" o:extrusionok="f"></v:path>ffice:eek:ffice" /><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
><o:lock aspectratio=
</o:lock><v:shape style="Z-INDEX: 1; POSITION: absolute; MARGIN-TOP: 6.75pt; WIDTH: 480.25pt; HEIGHT: 360.2pt; MARGIN-LEFT: 190.5pt; mso-position-horizontal: absolute; mso-position-horizontal-relative: text; mso-position-vertical: absolute; mso-position-vertical-relative: text" id=_x0000_s1026 type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.png" blacklevel="7864f" gain="66873f" o:title=""></v:imagedata></v:shape> <v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:connecttype="rect" gradientshapeok="t" o:extrusionok="f"></v:path><o:lock aspectratio="t" v:ext="edit"></o:lock><v:shape style="Z-INDEX: 1; POSITION: absolute; MARGIN-TOP: 87.75pt; WIDTH: 117pt; HEIGHT: 191.45pt; MARGIN-LEFT: 379.5pt; mso-position-horizontal: absolute; mso-position-horizontal-relative: text; mso-position-vertical: absolute; mso-position-vertical-relative: text" id=_x0000_s1027 type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.png" blacklevel="7864f" gain="66873f" o:title=""></v:imagedata></v:shape><v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:connecttype="rect" gradientshapeok="t" o:extrusionok="f"></v:path><o:lock aspectratio="t" v:ext="edit"></o:lock><v:shape style="Z-INDEX: 1; POSITION: absolute; MARGIN-TOP: 87.75pt; WIDTH: 117pt; HEIGHT: 191.45pt; MARGIN-LEFT: 379.5pt; mso-position-horizontal: absolute; mso-position-horizontal-relative: text; mso-position-vertical: absolute; mso-position-vertical-relative: text" id=_x0000_s1027 type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.png" blacklevel="7864f" gain="66873f" o:title=""></v:imagedata></v:shape>​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên