Tại sao chúng tôi cần Tỳ Khưu Ni làm Thầy giảng dạy Giáo Pháp?

TamDuc

Phó Trưởng Ban Đại Biểu nhiệm kỳ I (2011-2012)
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 1 2010
Bài viết
890
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=21&pictureid=3255"]
Tại sao chúng tôi cần Tỳ Khưu Ni
Làm Thầy giảng dạy Giáo Pháp?
[/NEN]​
[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=21&pictureid=3255"]
[/NEN]
[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=21&pictureid=3255"]

thumbnail.php

Các Tỳ khưu ni thuộc tu viện Aranya Bodhi tại Vassa

Tại sao chúng ta hành thiền? Có hàng tấn sách ngoài kia giải thích việc hành thiền có thể giúp cho chúng ta giữ được sự điềm tĩnh như thế nào, do vậy mà chúng ta có thể đối mặt với sóng gió bên ngoài mà không đánh mất sự quân bình nội tại.

Trong Phật giáo, thực hành thiền- nói cụ thể hơn là thiền quán –là con đường duy nhất giúp ta nhận thức được quy luật tự nhiên của sự vô thường, vì vậy chúng ta có thể học để từ bỏ nhận thức của mình về cái tôi. Nhận thức này đã khiến chúng ta hành động ích kỷ và làm cho ta đui mù trước những đau khổ của kẻ khác.

Tôi mang ơn suốt đời đối với những cuốn sách dạy về giáo pháo và những bài thuyết pháp do các vị sư giảng dạy với những ý tưởng trong sáng, hợp với lẽ phải xuất phát từ tấm lòng từ ái của những người Cha.
Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy mình thiếu một cái gì đó, mặc dù tôi chưa bao giờ tìm hiểu xem điều mà tôi cảm thấy thiếu đó là cái gì.

Tôi cũng chẳng bao giờ suy nghĩ về điều đó một các nghiêm túc vì những bài pháp giảng bởi các nhà sư đủ để thuyết phục tôi rằng chúng ta không bao giờ có thể tự gọi mình là phật tử nếu chúng ta không hành thiền về sự phù du của kiếp nhân sinh.

Khi tôi nghe bài pháp thuyết bởi Tỳ khưu ni Dhammananda trong thời gian gần đây về chuyến hành trình tâm linh của bà, tôi nhận thức được cái mà tôi vốn từng cảm thấy thiếu đó là gì.

Tôi càng tin chắc hơn vào nhu cầu phải có những tỳ khưu ni như là những vị thầy giảng dạy giáo pháp cho nữ giới.
Tỳ khưu ni Dhammananda là vị ni đầu tiên theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy của Thái. Thọ đại giới tại Sri Lanka vào năm 2001, ni sư gần như bị giới tăng lữ của Thái -vốn phản đối kịch liệt việc thọ đại giới của nữ giới- đối xử chẳng chút nương tay.
Nhiều phụ nữ Thái ngày nay đang đi theo con đường của ni sư. Ước tính hiện nay ở Thái có khoảng 50 tỳ khưu ni và sa di ni được truyền giới tại Sri Lanka. Và con số đang tăng lên.

Được chọn để đọc diễn văn năm nay tại tổ chức Komol Kheemthong để vinh danh những người tiên phong của xã hội, tỳ khưu ni Dhammananda không nói về sự bình đẳng giới hay về quyền của phụ nữ - những vấn đề đang tranh cãi về quanh việc cho phép nữ được thọ đại giới.

Thay vào đó, ni sư đã làm cho chúng ta xúc động mạnh mẽ khi đề cập đến một vấn đề kiêng kỵ trong nền văn hóa Thái – mối quan hệ đang nẩy sinh vấn đề giữa cha mẹ và con cái.
Ni sư giải thích, “ Đây là nguồn đau khổ đối với nhiều người. Và con người không thể phát triển tốt đẹp về mặt tinh thần nếu những nút thắt khó khăn này vẫn chưa được tháo gỡ.”
Với sự can đảm và lòng từ bi rộng lớn, ni sư đã chia sẻ những vết thương sâu sắc về mặt tình cảm của chính mình với thính chúng, cội rễ của những bất an trong tâm hồn mình, thuyết nam nữ bình quyền cũng như những thực tập về mặt tâm linh đã giúp cho bà hòa giải giữa chính bà và mẹ mình như thế nào.

Mẹ của bà là cố Ni sư Voramai Kabilsingh, nữ ni sư đầu tiên của truyền thống Phật giáo Phát triển của Thái Lan.
Thật chẳng dễ dàng khi trưởng thành với một người mẹ hết sức mạnh mẽ vì sức mạnh của mẹ bà khiến cho ni sư cảm thấy mình yếu đuối và không xứng đáng.
Ngược về thời gian khi bà còn là một học giả nghiên cứu về Phật giáo, ni sư nói rằng bà không bao giờ nói với đồng nghiệp của mình mẹ của bà là một tỳ khưu ni.

Khi mẹ của bà già yếu, ni sư cũng bị giằng xé, thậm chí nổi giận, khi mọi người hỏi bà khi nào khi bà sẽ thọ giới để “thừa hưởng” ngôi chùa của mẹ bà chẳng cần đếm xỉa gì đến việc bà thiên về truyền thống tâm linh nào.
Sau khi tham dự nhiều hội nghị phụ nữ, ni sư rồi cũng nhận thức được rằng những mối quan hệ có vấn đề như vậy giữa mẹ và con gái không phải chỉ có riêng mỗi một mình bà. Tiến trình để cho vết thương lòng liền da thật là đau khổ. Nhưng qua việc chấp nhận sự thật của cội rễ vấn đề và qua sự thực tập tâm linh, ni sư nói, “cuối cùng, tôi cũng có thể yêu được mẹ tôi. Lúc đó, tôi đã 40 tuổi.”
Ni sư nói rằng giống như những cái cây, chúng ta cần những chiếc rễ mạnh mẽ để phát triển an toàn.Tương tự như vậy, chúng ta cần xem xét cội rễ của chúng ta, đương đầu với những tổn thương về mặt tình cảm để làm lành chúng hầu có thể phát triển mặt tâm linh của chính chúng ta.
Tôi chưa từng thấy một vị sư nào dám phơi trần tâm hồn, nỗi đau của mình và dùng chính bản thân mình như là một công cụ để giảng dạy giáo pháp như ni sư Dhammananda đã làm.
Không phải nam giới không có những vấn đề tương tự như vậy với cha mẹ của họ. Họ chỉ không nói về chúng mà thôi. Như là những người có uy quyền, các nhà sư cũng nghĩ rằng không đúng khi đem các câu chuyện riêng tư của đời mình ra chia sẻ.
Tâm lý của một người phụ nữ thì khác. Chúng tôi nói chuyện, chúng tôi chia sẻ, chúng tôi khóc, an ủi và làm lành vết thương của nhau. Hành trình tâm linh của một người phụ nữ thì không phải chỉ đơn thuần toàn là những chuyện hợp với lẽ phải và giữ giới luật nghiêm ngặt.

Nó còn liên quan đến sự quan tâm và chấp nhận rằng những cảm xúc của chúng tôi cũng như những người khác là chuyện hoàn toàn tự nhiên, giống như những đối tượng mà chúng ta quan sát trong khi hành thiền, chứ không phải đó chỉ là những sự yếu đuối cần phải coi thường và xua đuổi.
Bao nhiêu vị sư hiểu được điều này. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần các vị tỳ khưu ni như là những vị thầy dạy giáo pháp cho một nữa của nhân loại.

Tác giả: Sanitsuda Ekachai

Nguồn: The Bangkok Post

[/NEN]

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên