Kim Cang Thoi Luan

Tâm con người đi sinh về cõi Phật.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Sự hai nghiệp thiện ác.

Thượng nhân (Thân Loan) nói: “Tôi hoàn toàn không cầu thiện căn, cũng không sợ nghiệp ác. Không cầu thiện căn, vì không thiện căn nào hơn được sự tín thọ bản nguyện Di Đà. Không sợ nghiệp ác, vì không nghiệp ác nào chướng ngại được bản nguyện Di Đà.”

Đại sư Thiện Đạo, chùa Quang Minh nói: “Về hoằng nguyện, như trong Đại Kinh chép: ‘Tất cả phàm phu thiện ác được vãng sanh, không ai không nương vào đại nguyện nghiệp lực[1] của Đức Phật A Di Đà làm tăng thượng duyên[2]’.”[3]

(TRÍCH KHẨU TRUYỀN SAO SỐ 2663)




[1] Đại nguyện nghiệp lực: Đại nguyện, đại nghiệp, đại lực. Bản nguyện ‘năm kiếp tư duy’ nơi nhân địa của Đức Phật A Di Đà, gọi là đại nguyện. Tu hành trải qua ‘triệu năm kiếp lâu xa’ nơi nhân địa của Đức Phật A Di Đà, gọi là đại nghiệp. Năng lực có ánh sáng vô lượng và đời sống vô lượng ở mặt quả của Đức Phật A Di Đà, gọi là đại lực. Từ phát nguyện, đến tu hành, rồi thành Phật, gọi chung là “Đại nguyện nghiệp lực”, nói một cách đơn giản chính là danh hiệu sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”.
[2] Tăng thượng duyên: Bất cứ cái gì tác động đến sự tác thành một cái khác đều là tăng thượng duyên, điều kiện chi phối. Ảnh hưởng chi phối tích cực hay tiêu cực, tức sự hiện diện của thuận duyên và sự vắng mặt của nghịch duyên, cả hai đều có tính tăng thượng duyên. Ở đây, thuận duyên là đại nguyện nghiệp lực của Đức Phật A Di Đà.
[3] Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ, No. 1753, Đại sư Thiện Đạo tập ký, quyển 1, tr. 246b09.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah [smile]

(I) Năm Căn .... TÍN CĂN ... TUỆ CĂN [smile] .... Tùy Tín Hành ... Tùy Pháp Hành [smile]

trong khắp võ lâm giang hồ [smile] .... nhiều lúc .. .vớ được cây kiếm [smile] ---> cũng chưa hẳn đó sẽ là [smile]... THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT KIẾM [smile]

đã nói PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ là nương nhờ oai lực của THUYỀN LỚN [smile] ... thì những người leo lên được NHỜ TÙY TÍN HÀNH, TÙY PHÁP HÀNH [smile]

---> đều không phải sẽ là TRÍ TUỆ NHƯ HẢI [smille]




Này các Tỷ-kheo, có năm căn này.


Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn.



Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.


3) Với sự toàn diện (samattà), này các Tỷ-kheo,

với sự viên mãn năm căn này ---> là bậc A-la-hán.

(1) Yếu nhẹ hơn ---> là bậc Bất hoàn.

(2) Yếu nhẹ hơn là ---> bậc Nhất lai.

(3) Yếu nhẹ hơn là ---> bậc Dự lưu.

(4) Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy pháp hành.

(5) Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy tín hành.
- TƯƠNG ƯNG BỘ


YẾU (1).... YẾU (2)... YẾU (3).. YẾU(4) .. YẾU (5)[smile]

thì YẾU (4) ... YẾU (5) mới là vị trí của TÙY PHÁP HÀNH và TÙY TÍN HÀNH [smile]



Cho nên .. coi vậy thôi.. chứ .. xét coi trí tuệ là tương ưng gì .. thì đều là tương ưng YẾU (4) .. YẾU 5) [smile] ... x x x.x


Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay

Qua đèo Hải Vân ---> mây bay đỉnh núi [smile]

Nhớ khi xưa ----> qua đèo qua núi [smile] x x x x

Mà lòng anh mơ, ---> tàu qua núi cao

Ngày hôm nay thênh thang ---> con đường lớn [smile]

Tàu anh đi trong
---> yêu thương chào đón [smile]

Tha thiết bao niềm vui ---> theo bánh con tàu đi

Là thương nhau ---> em bắc cầu cho tàu anh tới


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Pháp môn Tịnh Độ .. Niệm Phật .. .nổi bật sự hành trì .. thọ trì .. giữ gìn ở hai căn chính ...TÍN CĂN và ĐỊNH CĂN [smile] ... và phát triển tinh tấn trên tấn căn [smile]

cho nên ... khi nhìn kỹ ... người chỉ nhấn mạnh tín căn [smile] ... mà hỏng có nhấn mạnh [smile] ... miên mật hành trì niệm phật .. ... cũng hỏng có TƯƠNG ƯƠNG "THIỀN CHỈ" xảy ra ... [smile] ... [vốn là 1 pháp môn chuyên về TU ĐỊNH]

còn nữa ... không có TỨ CHÁNH CẦN [smile] .. cũng hỏng có tinh tấn ... nhìn vào tâm xìu hôn trầm .. thân xìu xìu thụy miên ... trạo của rối loạn [smile] ...
vốn nói là tin tưởng những DANH HIỆU NHƯ LAI ... mà chẳng theo đuổi giữ gìn phát triển những hạnh đó [smile] ... - dối lừa .. lường gạt .. om xòm .. thì là TÍN CĂN gì ? [smile]

nhìn biết liền mà [smile] ... bởi vì đã là TÁNH thì duy vô phú (không che đậy được ) ... sẽ theo NGŨ (xúc, thọ, tưởng, tư, tác ý) ... biến hành ... lò ra .. theo THÂN KHẨU Ý (biến hành )


3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc... Phật, Thế Tôn". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín căn?

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn?
Này các Tỷ-kheo, khi tu tập bốn chánh cần, thâu nhận tinh tấn; này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn?
Này các Tỷ-kheo, khi tu tập bốn niệm xứ, thâu nhận niệm; này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, ---> được nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.

7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các pháp), với trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.


8) Này các Tỷ-kheo, những pháp này là năm căn. - TƯƠNG ƯNG BỘ

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
NGƯỜI VÃNG SINH CÕI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI, SAU KHI CHẾT, HỌ CHỨNG NGỘ NGANG HÀNG VỚI NGÀI DI LẶC BỒ TÁT KHÔNG KHÁC?

CHỨNG MINH SẼ TRÍCH DẪN 2 KINH VÔ LƯỢNG THỌ DO NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH VÀ BỒ ĐỀ LƯU CHÍ DỊCH PHÁP HỘI VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI.

Thế nên Đại Kinh (Kính Vô Lượng Thọ ngài Khang Tăng Khải dịch) nói:

Chúng sinh trong chư hữu nghe danh hiệu của Đức Phật ấy mà tín tâm hoan hỷ, dù chỉ một niệm, chí tâm hồi hướng, nguyện sinh nước kia, liền được vãng sinh, trú Bất thối chuyển.



(62)

Lại nói (Kinh Vô Lượng Thọ ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch):

Nơi Phật độ phương khác, có những hữu tình nghe danh hiệu của Vô Lượng Thọ Như Lai, mà có thể phát một niệm tịnh tín hoan hỷ.[1]





[1] Kinh Vô Lượng Thọ, quyển hạ.


Vương Nhật Hưu nói:

“Tôi nghe kinh Vô Lượng Thọ nói: Chúng sinh nghe danh hiệu Đức Phật ấy, tín tâm hoan hỷ, dù chỉ một niệm, nguyện sinh nước ấy, liền được vãng sinh, trú Bất thối chuyển.

Bất thoái chuyển: Phạn ngữ là A-duy-việt-trí. Kinh Pháp Hoa cho rằng đó là Báo địa mà Bồ-tát Di Lặc đạt được.

Một niệm vãng sinh liền ngang hàng với Bồ-tát Di Lặc[1]. Lời Phật không hư dối. Kinh này là đường tắt vãng sinh, là phép thần thoát khổ, chúng ta nên tin tưởng và tiếp nhận.”[2]

___________________________________

Quả thật biết rằng: Đại sĩ Di Lặc nhận thức toàn hảo Đẳng giác Kim cương tâm, nên cùng tột Vô thượng Chánh giác ở ba hội Long Hoa vào buổi sớm. Chúng sinh niệm Phật nhận thức toàn hảo Hoành siêu Kim cương tâm, nên siêu chứng Đại Bát-niết-bàn ở một niệm lâm chung vào buổi chiều.

Siêu chứng Đại Bát-niết-bàn, cho nên nói là ‘liền ngang hàng với Bồ-tát Di Lặc’.

Hơn nữa, những người có được Kim cương tâm thì ngang hàng với Vi Đề Hy và chúng sinh vị lai, tức có được ba thứ nhẫn (chấp nhận): hỷ, ngộ và tín[1]. Đó là vì ‘chân tâm thấu suốt’[2] của Vãng tướng hồi hướng, và vì phù hợp với bản thệ bất khả tư nghị.




(trích từ quyển Giáo Hành Tín Chứng của ngài Thân Loan thánh nhân)

[1] Ba nhẫn hỷ, ngộ, tín: quán Đức Phật A Di Đà, hoặc tin vào bản nguyện của Phật mà được lợi ích là Vô sinh Pháp nhẫn. Thấy tịnh độ của Đức Phật A Di Đà mà sinh tâm hoan hỷ: đây là do khi quán tưởng dũng mãnh chuyên tinh, thấy tịnh độ trang nghiêm, tâm sinh hoan hỷ, được Vô sinh nhẫn. Xét ba thứ hỷ, ngộ, tín khi được Vô sinh nhẫn, chúng hoàn toàn liên hệ đến quán Phật mà được, hoặc do tín tâm mà được.
[2] Chân tâm triệt đáo (眞心徹到). Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ, quyển 2, tr. 258a11: “Chân tâm thấu suốt, chán khổ Ta-bà, thích vui Vô vi, vĩnh quy Thường lạc.”

[1] Nhất niệm vãng sinh tiện đồng Di Lặc (一念往生便同彌勒).
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Chánh Tượng Mạt Hòa Tán của ngài Thân Loan nói:

(26)

Năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn

Bồ-tát Di Lặc mới xuất thế[1]

Người hoạch đắc chân thật tín tâm

Sau đây Tất định được chứng ngộ.



(27)

Y theo nguyện niệm Phật vãng sinh

Mà đạt đến quả Đẳng chánh giác

Liền đồng đẳng vị với Di Lặc

Sẽ chứng ngộ Đại bát-niết-bàn.



(28)

Vì hoạch đắc chân thật tín tâm

Tức thời nhập vị Chánh định tụ

Như đồng bổ xứ của Di Lặc

Ắt sẽ chứng ngộ Vô thượng giác.





[1] Ngũ thập lục ức thất thiên vạn tuế (五十六億七千萬歲): Năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm, tức chỉ cho số năm từ khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt đến khi Bồ-tát Di Lặc ra đời. Hiện nay Bồ-tát Di Lặc đang trú ở Nội viện trên cung trời Đâu Suất, khi hết tuổi thọ 4.000 năm ở cõi trời mới hạ sinh xuống nhân gian thành Phật. Nếu tính theo số năm ở nhân gian thì là 56 ức 7 nghìn vạn năm. Bồ Tát Xử Thai Kinh (菩薩處胎經), No. 384, quyển 2, phẩm Tam Thế Đẳng, tr. 1025c15: “Bồ-tát Di Lặc nên biết, Ta thọ ký cho ông năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm sau sẽ thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác bên dước gốc cây Thọ vương.”
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
NHỮNG NGƯỜI CÔNG ĐỨC ÍT ỎI, THIỆN CĂN NHỎ, SINH VỀ CÕI CỰC LẠC KHÔNG THỂ ĐẾM XUỂ.

CHỨNG MINH SẼ TRÍCH DẪN 2 KINH VÔ LƯỢNG THỌ DO NGÀI KHANG TĂNG KHẢI DỊCH VÀ BỒ ĐỀ LƯU CHÍ DỊCH PHÁP HỘI VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI.

Đại Kinh (Kính Vô Lượng Thọ ngài Khang Tăng Khải dịch) nói:

Còn hàng tiểu Bồ-tát và người tu tập công đức ít thì số đông chẳng thể kể nói, sẽ được sinh về nước ấy.


Lại nói (Kinh Vô Lượng Thọ ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch):

“Huống chi các Bồ-tát khác do thiện căn nhỏ được sinh về nước kia, không thể tính đếm được.”
[1]



[1] Kinh Đại Bảo Tích, Pháp Hội Vô Lượng Thọ Như Lai.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) VÌ ĐÁ YẾU ... NÊN CHẲNG NỔI [smile] x x x x

Chí Thiện Thiền SƯ: ahahahhah ... tại sao cục đá ở dưới đáy nước [smile] ?

Hồ Huệ Càn: tại vì .. đá muôn đời chìm xuống đáy nước [smile]

phải thế rùi ... đá thì phải leo lên THUYỀN LỚN thì mới nổi được [smile] .. TÍN TÂM .. TÙY PHÁP HÀNH [smile]

vì vậy kinh Phật mới chép: YẾU 4 .. YẾU 5 .. .là TÙY PHÁP HÀNH ... và TÙY TÍN HÀNH [smile]

---> YẾU hơn DỰ LƯU [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
LÀM THẾ NÀO THÀNH TỰU "TÂM KIM CANG TÍN TÂM" CỦA NGƯỜI TU TỊNH ĐỘ CỰC LẠC.

-CHO DÙ 10 PHƯƠNG CHƯ PHẬT CÙNG PHÓNG HÀO QUANG TỪ MIỆNG, NÓI RẰNG: "PHÀM PHU KHÔNG ĐƯỢC VÃNG SINH, HOẶC TỘI LỖI PHÀM PHU TỘI LỖI KHÔNG ĐƯỢC VÃNG SINH (HOẶC NÓI BẠN KHÔNG ĐƯỢC VÃNG SINH)

-THÌ TÔI CŨNG "TIN CHẮC CHẮN MÌNH QUYẾT ĐỊNH VÃNG SINH", MỚI THÀNH TỰU ĐƯỢC "TÍN TÂM KIM CANG".

Trích Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ - Quyển 4 của ngài Thiện Đạo:

Hỏi: Phàm phu trí tuệ cạn cợt, hoặc chướng sâu dày, nếu gặp người có giải hạnh khác mình, dẫn chứng nhiều kinh luận để bắt bẻ, chứng minh rằng: “Tất cả phàm phu tội chướng không được vãng sinh, vậy phải làm sao để đối trị với lời bắt bẻ đó, để thành tựu được tín tâm, quyết định thẳng tiến, không sinh tâm lui sụt.”

Đáp: Nếu có người dẫn chứng nhiều kinh luận nói các phàm phu tội lỗi không được vãng sinh, thì hành giả liền đáp rằng: “Này nhân giả! Tuy ngài đã dẫn chứng nhiều kinh luận để chứng minh rằng, không được vãng sinh, nhưng ý tôi thì chắc chắn không ngài đả phá.” Vì sao? Vì chẳng phải tôi không tin các kinh luận, tất cả kinh luận tôi đều kính tin, nhưng khi Đức Phật nói kinh thì có xứ khác, thời khác, đối cơ khác và lợi ích cũng khác.

Lại, khi Đức Phật nói kinh đó, tức là không phải lúc mà Đức Phật nói kinh Di-đà hoặc Quán kinh. Phật nói giáo trùm khắp các căn cơ, thời gian cũng khác nhau. Đức Phật liền nói chung về giải hạnh của trời, người, Bồ-tát. Ở đây Ngài nói “Quán kinh”, định thiện và tán thiện, Ngài vì Vy-đề-hy và tất cả các phàm phu sống trong cõi đời năm thứ vẩn đục, năm thứ khổ sau khi Phật diệt độ mà làm chứng và nói sẽ được vãng sinh. Vì nhân duyên đó, mà hôm nay tôi nhất tâm y vào lời dạy của Phật, quyết định vâng làm. Dù có cả trăm ngàn muôn muôn ức luận chứng minh phàm phu không được vãng sinh, thì cũng chỉ làm tăng thêm tín tâm vững chắc của tôi mà thôi.

Lại, hành giả cũng nói với người đó rằng:

Ông hãy lắng nghe! Nay tôi vì ông lại nói về sự quyết định kính tin của tôi, dầu có các vị Bồ-tát Địa Tiền, La-hán hay Bích-chi-phật, hoặc một hoặc nhiều vị, thậm chí khắp cả các thế giới trong mười phương, đều dẫn kinh luận để chứng minh phàm phu không được vãng sinh, tôi cũng không khởi một niệm tâm si, mà chỉ làm lớn mạnh thêm tín tâm thanh tịnh của tôi mà thôi. Vì sao? Vì Đức Phật nói ra lời nào thì đó chính là những lời quyết định liễu nghĩa, bất cứ ai cũng không phá hoại được.

Lại, hành giả cũng nên lắng nghe! Dầu có các bậc Sơ địa trở lên, hoặc Thập địa v.v… trở xuống, hoặc một hoặc nhiều vị, cho đến khắp cả mười phương, khác miệng đồng lời đều nói rằng: “Đức Phật Thích Ca chỉ khen ngợi Đức Di-đà và chê bai ba cõi, sáu đường, mục đích là để khuyến khích chúng sinh nên chuyên tâm Niệm Phật và tu các điều lành khác, sau khi qua đời chắc chắn vãng sinh về thế giới Cực lạc, thì đó là lời nói luống dối, không đáng tin.” Tôi dù có nghe nói những lời như thế, cũng không sinh một niệm tâm si, mà chỉ làm lớn mạnh thêm quyết định tín tâm của tôi, vì sao? Vì đó là lời nói liễu nghĩa chân thật quyết định của Đức Phật. Vì Ngài đã thật hiểu, thật kiến, thật chứng, không phải từ trong tâm si hoặc mà nói ra. Lại không bị dị kiến, dị giải của tất cả các Bồ-tát phá hoại, nếu thật là Bồ-tát, thì không trái lời Phật dạy.

Lại đối với việc này hành giả nên biết, dù cho có hóa Phật báo Phật, một vị hay nhiều vị, cho đến cùng khắp mười phương, mỗi vị đều phát ra ánh sáng từ miệng bao trùm cả mười phương, mỗi vị đều nói lời thuyết giáo của Đức Thích-ca là chỉ khen ngợi, khuyến khích tất cả các phàm phu chuyên tâm Niệm Phật và tu các điều lành khác, hồi hướng nguyện cầu được vãng sinh về Tịnh độ kia, đó là luống dối, chắc chắn không có việc đó. Tôi tuy có nghe Chư Phật này nói như vậy thì cũng hoàn toàn không khởi một niệm tâm si lui sụt, sợ không được vãng sinh về Cực lạc, vì sao? Vì một Đức Phật là tất cả Đức Phật. Các Ngài đều có tri kiến, hạnh giải, chứng ngộ, quả vị và tâm đại Bi như nhau, không có chút gì khác nhau, do đó mà điều gì một Đức Phật đã chế ra, thì tất cả các Đức Phật khác đều chế ra. Cũng ví như Đức Phật trước chế không được gây ra các tội lỗi như sát sinh, mười điều ác… nếu người nào không phạm thì gọi là mười thiện, mười hạnh, nghĩa là người đó đã thuận theo sáu độ, dầu sau này có
Đức Phật ra đời, cũng không thể sửa đổi mười điều lành này, mà bảo thực hành mười điều ác? Dùng đạo lý này để suy nghiệm, thì biết được ngôn hạnh của Chư Phật không bao giờ trái ngược nhau, dù cho hôm nay Đức Thích-ca khuyến khích tất cả các phàm phu, suốt đời chuyên tâm Niệm Phật và chuyên tu hành, sau khi qua đời, chắc chắn sẽ được vãng sinh về Cực lạc thì Chư Phật mười phương cũng đồng khen ngợi, đồng khuyến khích, đồng chứng minh. Vì sao? Vì các Ngài là đồng thể đại Bi.

Một Đức Phật giáo hóa, tức là tất cả Đức Phật giáo hóa, tất cả các Đức Phật giáo hóa tức là một Đức Phật giáo hóa. Tức trong kinh Di-đà nói Phật Thích-ca khen ngợi các thứ trang nghiêm ở thế giới Cực lạc. Lại khuyên tất cả các phàm phu từ một ngày cho đến bảy ngày chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A-di-đà, thì chắc chắn sẽ được vãng sinh. Văn dưới đây cũng nói rằng: “Trong mười phương có đến vô lượng Chư Phật đều khen ngợi đức Thích-ca ở trong cõi đời có năm thứ vẩn đục, trong thế giới xấu ác, chúng sinh ác, kiến ác, phiền não ác, tà ác, không có lòng tin, lại có thể khen ngợi danh hiệu Phật A-di-đà, khuyến khích chúng sinh xưng niệm sẽ được vãng sinh, do đó mà các Ngài đều đứng ra chứng minh cho điều đó.

Lại, Chư Phật trong mười phương sợ rằng chúng sinh không tin lời Phật Thích-ca nói, nên các Ngài cùng nhau đồng tâm, đồng lúc, hiện ra tướng luỡi rộng dài trùm khắp cả Tam thiên Đại thiên thế giới. Nói những lời chân thật rằng: “Chúng sinh các vị nên tin tưởng những lời mà Đức Thích-ca đã nói, đã khen ngợi, đã chứng minh, tất cả các phàm phu bất luận là có tội phước nhiều ít, bất kể thời gian xa gần, nhiều nhất là một trăm năm, ít nhất là một ngày cho đến bảy ngày, nếu nhất tâm xưng niệm danh hiệu Phật A-di-đà, thì chắc chắn sẽ được vãng sinh, không có gì nghi ngờ. Do đó chỉ một Đức Phật nói thì tất cả Chư Phật đều chứng minh thành tựu việc ấy. Đây gọi là y cứ vào người mà lập tín.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
- THÀNH TỰU "KIM CANG TÍN TÂM" CỦA NGƯỜI TU TỊNH ĐỘ CỰC LẠC.

Trích Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ - Quyển 4 (Phật Thuyết Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật Sớ) của ngài Thiện Đạo:
"
Tâm tin sâu này, phải giống như Kim Cang, không bị tất cả dị kiến, dị học, biệt giải, biệt hành nhân nào làm loạn động, phá hoại, chỉ quyết định nhất tâm, nhắm thẳng mà tu tiến, không được nghe người khác nói, vì nghe họ nói thì sẽ bị lui sụt, sinh tâm yếu hèn, rồi sự tu học sẽ bị lạc lối, đánh mất lợi ích lớn của sự vãng sinh".
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

YẾU 5 = TÙY TÍN HÀNH [smile] ..thì có lý do .. tại sao là YẾU (5)

25. TƯƠNG ƯNG NHẬP

3) -- Này các Tỷ-kheo,
mắt là vô thường, biến hoại, đổi khác.
Tai là vô thường, biến hoại, đổi khác.
Mũi là vô thường, biến hoại, đổi khác.
Lưỡi là vô thường, biến hoại, đổi khác.
Ý là vô thường, biến hoại, đổi khác.

**** (tại sao chỉ liệt kê ngũ căn .. mà hỏng liệt kê thân căn (smile) xx x xx )

-- Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, ---> đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa.

Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu
- Tương Ưng Bộ

cho nên .. YẾU 5 muốn vượt cấp thành YẾU 3 ... thì cũng phải thực hành đúng [smile] .. hiểu đúng mới được [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
-- Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, ---> đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa.

Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu - Tương Ưng Bộ

cho nên .. YẾU 5 muốn vượt cấp thành YẾU 3 ... thì cũng phải thực hành đúng [smile] .. hiểu đúng mới được [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]

-Đức Phật không ngẫu nhiên xếp tùy tín hành trước mọi thứ HÀNH.
-Vì từ TIN SINH RA TẤT CẢ CÁC THỨ CÒN LẠI.
-Nếu không tin thì các thứ còn lại sẽ không sinh ra, nên lấy TIN DẪN ĐẦU - LẤY TIN ĐỂ GIẢI THOÁT
-Sau khi tin rồi, sẽ từ từ dẫn giải việc khác.

-- Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, ---> đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa.

-Là đắc được CHÁNH TÍN, VÀ ĐẮC ĐƯỢC GIẢI HẠNH.
-Sơ quả căn bản không chỉ đắc được CHÁNH TÍN, nhưng cũng đắc LUÔN GIẢI KIÊN CỐ.
-Tức là HIỂU RÕ mọi vấn đề sinh tử và niết bàn rồi!
-Nói đúng hơn Sơ quả đã ĐẮC ĐƯỢC CHÁNH KIẾN VÀ CHÁNH TƯ DUY.
-Còn nếu cho rằng người tin chỉ yếu, người hành mới mạnh, thì cũng như: Chặt gốc cây, bảo rằng trái ngon mới tốt, gốc cây vô ích.
Nam mô A Di Đà Phật
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha ha [smile]

-Đức Phật không ngẫu nhiên xếp tùy tín hành trước mọi thứ HÀNH.
-Vì từ TIN SINH RA TẤT CẢ CÁC THỨ CÒN LẠI.

-Nếu không tin thì các thứ còn lại sẽ không sinh ra, nên lấy TIN DẪN ĐẦU - LẤY TIN ĐỂ GIẢI THOÁT
]


-Sau khi tin rồi, sẽ từ từ dẫn giải việc khác. - KCTL

chẳng phải tin ... mới sanh ra những thứ còn lại [smile]

NHỨT THIẾT (tổng thể) ... duy TÂM TẠO [smile] ... cho nên ngay cả khi YẾU 5 tụng kinh miên mật tới NHẤT TÂM BẤT LOẠN [smile]

--> cũng chính là NHẤT THIẾT (tổng thể) ---> tức nhất chân pháp giới ---> đang ở lúc bất loạn [smile] [smile]



--->đó là phương pháp của YẾU 5 [smile] .. chứ không phải là phương pháp của YẾU 1 YẾU 2 YẾU 3 [smile]


hay là nói tới 1 phương pháp đi nhỉ [smile] ... THIỀN TÔNG .. tổ sư thiền ... điển hình là thập mục ngưu đồ [smile] -> 10 bức tranh chăn trâu [smile]

tánh duy vô phú --> NGŨ BIẾN HÀNH
tam tánh, tam lượng thông --> TAM CẢNH
tam giới luân thời --> Tương ưng tâm sở ngũ thập nhất - Duy Thức Học

NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI

NHẤT = một

CHÂN = chỉ có cỏ một đó thôi ... chỉ có 1 đó là chân thật thôi [smile]

NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI loạn động ... khi mà hoạt động biến hành tương ưng [xmile]... chạy với tốc độ biến hành [smile] ...... dẫn tới muôn muôn ngàn hành tướng trong vô biên xứ [smile]

---> vậy khi NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI .. bớt loạn động NHƯ CON TRÂU hung dữ rùi [smile] .... thì đó cũng là CON TRÂU TRẮNG xuất hiện .. và vầng trăng xuất hiện [smile] ... rùi CON TRÂU và TRĂNG cũng đều biết mất ... LÀ MỘT ... là MỘT KHÔNG [smile]

Năng --> tuỳ cảnh diệt,
Cảnh ---> theo năng chìm.
Cảnh ---> do năng cảnh,
Năng ---> do cảnh năng.

Muốn ---> biết hai đoạn,

Nguyên là một ---> không. Tín Tâm Minh, Tăng Xán, Tam Tổ Thiền Tông




ha ha ha [smile] ...

3) Với sự toàn diện (samattà), này các Tỷ-kheo,

với sự viên mãn năm căn này ---> là bậc A-la-hán.

(1) Yếu nhẹ hơn ---> là bậc Bất hoàn.

(2) Yếu nhẹ hơn là ---> bậc Nhất lai.

(3) Yếu nhẹ hơn là ---> bậc Dự lưu.

(4) Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy pháp hành.

(5) Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy tín hành.
- TƯƠNG ƯNG BỘ


YẾU (1).... YẾU (2)... YẾU (3).. YẾU(4) .. YẾU (5)[smile]

thì YẾU (4) ... YẾU (5) mới là vị trí của TÙY PHÁP HÀNH và TÙY TÍN HÀNH [smile]



Cho nên .. coi vậy thôi.. chứ .. xét coi trí tuệ là tương ưng gì .. thì đều là tương ưng YẾU (4) .. YẾU 5) [smile] ... x x x.x

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
+TU NIỆM PHẬT TAM MUỘI DỰA TRÊN TÂM THA THIẾT VỚI PHẬT SINH TAM MUỘI HOAN HỶ.

-TUY NGƯỜI TU NIỆM PHẬT TAM MUỘI CÓ ĐỦ PHIỀN NÃO (KHỔ ĐAU KHI CÒN SỐNG),

-(TAM MUỘI PHƯƠNG TIỆN NÀY TUY KHÔNG DIỆT PHIỀN NÃO, MÀ ĐỂ SINH RA TÂM THA THIẾT ĐỂ SINH CÕI TỊNH ĐỘ,

-DO ĐÓ TUY KHÔNG HOÀN TOÀN BỊ PHIỀN NÃO THẾ GIAN QUẤY NHIỄU, CÒN PHIỀN NÃO TỨC LÀ VẪN CÓ THỂ BỊ TÂM PHIỀN NÃO THẾ GIAN SAI KHIẾN) TỨC LÀ TU TRONG PHIỀN NÃO,

-NHƯNG ĐƯỢC ÁNH SÁNG VỊ PHẬT ĐANG TU GIA TRÌ.



Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Kinh Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch:

Phẩm 10: NIỆM BẢY ĐỨC PHẬT

Người tu [Niệm Phật] Tam-muội này tuy có đủ phiền não nhưng chẳng bị phiền não sai khiến.

Do năng lực của Tam-muội Niệm Phật này nên chư Phật mười phương phóng ánh sáng lớn thị hiện trước mặt người ấy.

Ánh sáng này đặc biệt tôn quý, ba cõi không gì sánh bằng.





Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh: Nếu người niệm Phật thì nên biết người ấy tức là Hoa Sen Trắng trong loài người.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Ngũ Hội Pháp Sự Tán của ngài Pháp Chiếu có nói:


Nhân địa Phật kia lập hoằng thệ

Nghe danh niệm Phật đều rước về

Không lựa nghèo khổ hay giàu sang

Không chọn ngu si hay tài trí

Bất luận đa văn trì tịnh giới

Hoặc kẻ phá giới tội sâu dày

Chỉ cần hồi tâm niệm Phật nhiều

Gạch ngói có thể biến thành vàng.

NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha[smile]

-Còn nếu cho rằng người tin chỉ yếu, người hành mới mạnh, thì cũng như: Chặt gốc cây, bảo rằng trái ngon mới tốt, gốc cây vô ích. - KCTL

KCTL tựa ỷ vào YẾU 5 . nhưng thấy bị gọi là YẾU 5 ... thì lập tức phản ứng lấy đó là MẠNG CĂN YẾU 5 [smile]

---> đây là loại LÝ LUẬN TỰA Ỷ = hỏng được ... thì CHẶT HẾT ---> hơi hơi CUỒNG CUỒNG nhỉ [smile]




3) Với sự toàn diện (samattà), này các Tỷ-kheo,

với sự viên mãn năm căn này ---> là bậc A-la-hán.

(1) Yếu nhẹ hơn ---> là bậc Bất hoàn.

(2) Yếu nhẹ hơn là ---> bậc Nhất lai.

(3) Yếu nhẹ hơn là ---> bậc Dự lưu.

(4) Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy pháp hành.

(5) Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy tín hành.
- TƯƠNG ƯNG BỘ


YẾU (1).... YẾU (2)... YẾU (3).. YẾU(4) .. YẾU (5)[smile]


TÙY TÍN HÀNH vốn là YẾU 5 .. ... đáng lý ra .. cũng chẳng có gì đáng tựa ỷ [smile]

ờ mà đúng hông? [smile ] x x x
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,905
Điểm tương tác
776
Điểm
113
khuclunglinh viết:
đã nói PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ là nương nhờ oai lực của THUYỀN LỚN [smile] ... thì những người leo lên được NHỜ TÙY TÍN HÀNH, TÙY PHÁP HÀNH [smile]

---> đều không phải sẽ là TRÍ TUỆ NHƯ HẢI [smille]


kakakakaka, chính bạn mới không là Trí Tuệ Như Hải.
Bạn chỉ biết nhìn cái trước mắt mà không nhìn thấy cái cuối cùng. Người trí nhìn xa trông rộng chứ không phải có cái nhìn hạn hẹp như bạn. Quan trọng là cái cuối cùng đến đích mới là người trí tuệ lớn!

Những người tin tưởng Đại Thừa dù hiện tại tự lực yếu ớt nhưng khi đã vãng sanh Cực Lạc đều sẽ thành bậc Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát, như Bồ Tát Di Lặc chỉ chờ hạ sanh thị hiện thành Phật, Thế Tôn, an trụ Bảo Sở.

Còn một A LA HÁN nhập Niết Bàn thì cũng chỉ trụ ở hóa thành, chứ không phải Bảo Sở. VNBN không phải chê bai các vị A LA HÁN mà chỉ nói lên sự thật là như vậy.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A hahahah ... tui đang bận CHĂN CON CƯỜI ở học viện CHUỒNG BÒ [smile] .. hỏng phải là BẠN của CON BÒ CƯỜI VNBN nhỉ [smile] ...

và mỗi lần MOD NICK XANH CON BÒ CƯỜI TÔNG CHUỒNG BÒ XÔNG RA [smile] .. tại vì đang bị QUÊ QUÁ rùi nhỉ [smile] ... ---> Phải nên có TÀM .. có QUÝ [smile] --> tốt cho LOÀI BÒ [smile]


(1) THÂN CON BÒ CƯỜI LỚN [smile] .. nên TRÍ TUỆ CŨNG BỰ NHƯ THÂN BÒ [smile]


Tất cả những ai cho rằng Phật Tánh chỉ ở hữu tình thì đều là ngộ nhận, chấp trước Phật Tánh có thức! – VNBN
A lại da thức, tất cả các loài hữu tình và vô tình đều có. Nó là một kho tạng lưu giữ tất cả quá trình tiếp duyên của mỗi chúng sanh ấy. - MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ CON BÒ CƯỜI [smile] x x x


A lại da thức, tất cả các loài hữu tình và vô tình đều có. Nó là một kho tạng lưu giữ tất cả quá trình tiếp duyên của mỗi chúng sanh ấy. - MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ CON BÒ CƯỜI [xmile]

NGÃ ở trang thái vô thỉ vô minh, tiếp duyên “ngẫu nhiên”,

dần dần thu thập các hành tác ngoại lai, có tính định hình theo quy luật nào đó, đó là trạng thái của đất, nước, lửa, gió, cỏ cây,…. bắt đầu nằm trong phạm vi nắm bắt của thức tánh - MOD NICK XANH CON BÒ CƯỜI [xmile x x x x]


có phải đây đang là 1 CON BÒ CƯỜI đang THỌ HUÂN TRÌ CHỦNG TỬ NGU NHƯ BÒ [smile] .. tại CĂN THÂN KHÍ không nhỉ? [smile]

---> MOD NICK XANH CON BÒ CƯỜI thiệt đúng là đang tự TÁC NGHIỆP NGU NHƯ BÒ [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Tha lực cứu độ chủ trương "tín tâm cứu độ là gốc", hễ có tín tâm đối với tha lực bổn nguyện Mi Đà cứu độ chắc chắn quyết định vãng sinh thành Phật, bất luận là người có tín tâm này là người thiện hay kẻ ác.



-Người thiện do vì tự ỷ lại hành thiện, chứa nhóm công đức, nên cho là có thể dựa vào chính mình tu hành đạt đến giải thoát mà chẳng tin vào bổn nguyện tha lực Mi Đà cứu độ (không có tâm nương nhờ tha lực), nên chẳng phải là đối tượng của A Mi Đà Phật phát nguyện cứu độ. Nếu như người này thay đổi, trở lại tin tha lực bổn nguyện Mi Đà cứu độ thì mới được vãng sinh thành Phật.



-Kẻ ác không thể dựa vào tự lực tu hành đạt đến giải thoát, duy chỉ có tín tâm chân thật và nương nhờ vào tha lực bản nguyện Mi Đà cứu độ, kẻ ấy mới có thể giải thoát, vì thế nên kẻ ác mới là đối tượng mà Phật A Mi Đà phát nguyện cần phải cứu độ.



-Do vì kẻ ác là đối tượng chính của việc vãng sinh Tịnh độ, còn người thiện là đối tượng phụ, vì là người phụ, nên người thiện được vãng sanh thì kẻ ác càng
chắc chắn quyết định vãng sinh.
 

daobeo

Registered
Phật tử
Reputation: 1%
Tham gia
6/10/23
Bài viết
11
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Đúng là tâm sinh cõi phật
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top