Tâm Định và Thiền quán có mối quan hệ như thế nào?

thiensuckhoe

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 12 2018
Bài viết
17
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Tâm Định và Thiền quán là gì?

Tâm Định được xem là nhân tố cốt yếu và vô cùng quan trọng của Thiền quán. Nếu như không có Tâm Định thì tuệ Minh sát cũng không phát triển được, nghĩa là hành giả không thể thông suốt tường tận bản chất bên trong của vạn vật trên cõi đời này. Tương tự, hành giả cũng không thể chứng thực được ba đặc tướng vô ngã, vô thường và bất toại nguyện của Thân Tâm.

Bắt đầu Thiền quán, các Thiền sinh phải thật sự nỗ lực để Thiền hành theo hướng dẫn, cố gắng ghi nhận tất cả những đối tượng đang khởi sinh và bùng phát lúc này. Lúc đầu, Thiền sinh Thiền sức khỏe sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc giữ chánh niệm vì tâm chưa tịnh hay bị xao lãng bởi những suy nghĩ và tư tưởng, sự việc của quá khứ hay tương lai. Mặc cho đã rất cố gắng trong việc tập trung để loại bỏ những tư tưởng ấy ra khỏi đầu song tại tâm chưa thanh tịnh, Thiền sinh vẫn gặp phải các chướng ngại. Do đó, các Thiền sinh sẽ học được đức tính kiên nhẫn, không từ bỏ vì chính những điều này sẽ giúp loại bỏ các chướng ngại trong tâm để tâm được tĩnh và nhìn rõ các đối tượng hơn.

[IMG[/IMG]

Ban đầu khi Thiền quán, hành giả đôi khi sẽ lầm tưởng mình đã nhìn thấu sự vật hiện tượng nhưng thực ra là chưa. Càng luyện tập, các chướng ngại trong tâm sẽ yếu đi lúc này mới là lúc nhìn thấu được sự vật. Hành giả qua đó sẽ ghi nhận đối tượng trong thời gian dài hơn, nhìn rõ hơn các chi tiết. Khi có các đối tượng khác khởi sinh mới, dù là càng lúc càng thưa đi nhưng trong tâm hành giả vẫn có khả năng ghi nhận chúng. Dần dần, tâm hành giả có thể quan sát các đối tượng liên tục liên tục giúp tâm chánh niệm khởi sinh kề nhau, tâm chánh niệm trước và sau kế tiểp liền nhau, cứ như vậy. Một khi tâm chánh niệm khởi sinh liền kề và liên tục, các chướng ngại tinh thần (gọi là triền cái) khó mà xen vào tâm được. Đây cũng là lúc tâm an tịnh - không bị phóng tâm hay chi phối bởi các chướng ngại (hay tâm an trụ). Nó được gọi là "Thanh tịnh Tâm " (purity of mind).

Thân tịnh Tâm là gì?

Tâm hành giả bị xao lãng mờ đục tựa như mặt hồ bị khuấy động khiển khiến cho hành giả không thể quan sát các đối tượng hay sự vật sự việc. Tuy nhiên, nếu giữ được chánh niệm một cách liên tục, mặt hồ sẽ yên ả hơn, tĩnh lặng trở lại. Lúc này, hành giả nhận ra đối tượng rõ ràng hơn, chi tiết hơn để biết được đặc tính của nó. Tâm càng tĩnh càng nhận thức rõ hơn đối tượng, Tâm luôn hướng về đối tượng còn Thân chính nó không thể nhận biết. Khi những chướng ngại tinh thần lắng dịu, hành giả càng nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng, phân biệt được Thân và Tâm để phát triển đến "Tuệ".

[IMG[/IMG]

Càng có nhiều trải nghiệm tích lũy, hành giả sẽ càng nhận thức tâm chánh niệm khởi phát vì sự hiện diện của sự vật. Không có sự vật thì không thể ghi nhận được, Thiền thiensuckhoe.com có phát triển thì hành giả mới điêu luyện cũng như ghi nhận được sự hiện diện của tác ý trước khi hành động. Vì có tác ý nên sẽ sinh ra những hành động kế tiếp đó. Mỗi một cử động cố ý luôn theo sau tác ý, hành giả theo dõi và ghi nhận một cách liên tục. Nhờ có sự ghi nhận này thì hành giả mới thấy được mối liên hệ nhân-quả, giữa các hiện tượng Thân Tâm, mọi thứ khởi sinh đều có lý do của nó.

Ở cảnh giới cao hơn, hành giả sẽ hiểu được cái gì là sinh là diệt của các đối tượng mà mình quan sát. Lúc đầu là "sinh" nhưng không bắt được "diệt" hay ngược lại, thấy "diệt" nhưng không bắt được "sinh". Dần dần sẽ thấy được sự vật khi nó vừa "sinh" ra và nhận biết được khi nào nó sẽ "diệt". Hành giả với chánh niệm sắc bén hơn sẽ ghi nhận sự sinh diệt của hiện tượng cũng như thấy được đặc tính vô thường của nó. Sự thấu rõ này là dựa vào kinh nghiệm vạn vật của hành giả, biết được rằng sự vật khi sinh đều phải diệt. Thấy được đặc tính vô thường của đối tượng chúng ta sẽ biết được bản chất bất toại nguyện của vạn vật - chúng là vì sinh rồi diệt, diệt rồi lại sinh làm cho tâm đôi khi chán ngán. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên