Tâm định và Thiền quán

vanphapquytam

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 7 2006
Bài viết
278
Điểm tương tác
0
Điểm
16
VPQT giới thiệu một số bài viết về Thiền của các vị THiền sư Nam tông:
Tâm Ðịnh và Thiền Quán ***
Thiền Sư U Silananda
Dịch Việt: TNDT - Hiệu đính: NK & BA

Ðến đây câu hỏi được đặc ra là: các thiền sinh có được những loại tâm Ðịnh nào? Các bản Chú giải có ghi về nhiều loại tâm Ðịnh khác nhau [3]. Có tâm Nhập định - Jhana (Thiền-na). Trước đó thì có tâm Cận định. Gọi là Cận định vì tâm này sinh khởi rất gần với tâm Nhập định Jhana. Hành giả phải đi qua tâm Cận định rồi mới có tâm Nhập định. Chưa có tâm Cận định ta không thể có tâm Nhập định.

Vậy một hành giả thiền quán *** phát triển Ðịnh loại nào? Không phải Nhập định mà cũng chẳng phải Cận định. Chỉ có ai phát triển Nhập định Jhana mới đi ngang qua tâm Cận định. Người hành thiền quán *** phát triển một loại định gần giống như Cận định, đó là Chập định -- Kanika samadhi (hay Sát-na định).

Khi một người hành thiền Chỉ, Samatha, kềm giữ được những tâm phóng dật hoặc những chướng ngại tinh thần, tâm được an trụ vắng lặng trên một đề mục duy nhất, hành giả đang phát triển Cận định. Cận định là một tâm Ðịnh khá vững trụ dù không sâu mạnh bằng tâm Nhập định nhưng cũng có khả năng giữ những chướng ngại ở ngoài tâm. Tâm Cận định có thể an trụ trên đối tượng đề mục trong một thời gian khá lâu, giây phút này đến giây phút khác mà không bị dứt đoạn.

Chập định cũng vậy, cũng có khả năng giữ những chướng ngại ngoài tâm, cũng có khả năng an trụ trên đối tượng hết giây phút này đến giây phút khác, không dứt đoạn. Chập định không khác gì Cận định, nhưng ta không gọi nó là Cận định vì nó không sinh khởi kế trước tâm Nhập định. Chỉ có vậy thôi.

Cận định an trụ trên đối tượng, Chập định cũng an trụ trên đối tượng. Có khác chăng là đối tượng của Cận định chỉ là một. Hành giả thiền Chỉ Samatha có thể giữ tâm Cận định an trụ trên đối tượng hết giờ này đến giờ nọ đi nữa, đối tượng thiền vẫn chỉ là một vật hoặc 'tướng' duy nhất, không hề thay đỗi. Trong khi đó, đối với hành giả thiền Quán ***, tâm Chập định vẫn an trụ trên đối tượng trong một thời gian dài, nhưng đối tượng của Chập định thay đỗi, có lúc là hơi thở, có lúc là ý nghĩ và có lúc là cảm giác trên thân. Tâm Chập định tự động bắt lấy và an trụ trên những đối tượng khác nhau trong những thời khắc khác nhau. Ðây là sự khác biệt duy nhất giữa Cận định trong thiền Chỉ và Chập định trong thiền Quán.

Cận định an trụ trên một đối tượng duy nhất trong khi đó Chập định an trụ trên những đối tượng khác nhau trong những lúc khác nhau, nhưng cả hai đều có khả năng an trụ vững yên trên đối tượng như nhau.

Khi một hành giả thiền Quán, người ấy có được tâm Chập định, và tâm Chập định này chính là Chánh Ðịnh -- Samma Samadhi, một trong tám yếu tố Bát Chánh Ðạo. Chính điểm này đã trở nên một vấn đề bàn luận nan giải vì trong bài kinh Ðại Niệm Xứ, Chánh Ðịnh được định nghĩa là tâm Ðịnh của bốn tầng thiền thuộc Sắc giới [4]. Dựa vào dữ kiện này, có người cho rằng Chánh Ðịnh chỉ gồm có bốn tầng thiền thuộc Sắc giới mà thôi, ngoài ra không có gì khác, vậy người hành thiền Quán không thiền Chỉ, không đắc các tầng thiền, vậy là không phát triển Chánh Ðịnh (ở đây khi nói 'người hành thiền Quán', Sư có ý ám chỉ những thiền sinh tu tập đơn thuần thiền Quán *** chớ không xen kẻ với thiền Chỉ Samatha [5]). Nhưng tâm Ðịnh của một hành giả thiền Quán thật sự là một tâm chánh Ðịnh - Samma Samadhi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên