Việc quan sát sẽ làm tâm chậm lại

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
20. Kinh nghiệm của bạn thì luôn thay đổi, chánh kiến và tà kiến luôn đến rồi đi, bạn cần duy trì việc tìm hiểu khám phá kinh nghiệm trong từng khoảnh khắc.
21. Khi nuôi dưỡng phát triển các thiện tâm thì tự động các bất thiện tâm sẽ bị thay thế.
22. Chừng nào bận rộn làm việc thiện bạn sẽ không còn thời gian cho việc bất thiện.
23. Chức năng của chánh niệm là ghi nhận mọi hiện tượng xảy ra trong tâm. Trí tuệ sẽ quyết định các vấn đề cần được xử lý.
24. Bạn cần quan sát lặp đi lặp lại nhiều lần cùng một vấn đề nhưng dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.
25. Chỉ khi bạn thực sự muốn biết thì tâm mới trở nên thích thú quan sát sự vật hiện tượng.
26. Các câu hỏi sẽ tới một cách tự nhiên và đưa ra định hướng cho việc tiếp tục quan sát của tâm.
27. Suy nghĩ là một hoạt động cần thiết của tâm, nhưng chúng ta chớ nên tham gia hoặc chìm đắm vào đó!
28. Điều tối quan trọng là nhận biết được giá trị của bản thân chánh niệm. Khoảnh khắc có chánh niệm tức là chúng ta đã thay thế vô minh bằng sự hiểu biết.
29. Hiểu biết cái gì đang xảy ra sẽ đem lại sự bình an tĩnh lặng cho tâm.
30. Chánh tinh tấn hay cố gắng đúng mức chỉ đạt được khi có thông tin đúng.
31. Cố gắng đạt được mục tiêu hoặc kết quả nhất định là do tâm tham thúc đẩy. Trí tuệ hiểu được các mối quan hệ nhân quả và nó sẽ tập trung để thực hiện các điều kiện nhân duyên này.
32. Khi sự tỉnh thức yếu đi, đó là dấu hiệu của việc thiếu chánh tinh tấn.
33. Hãy cố gắng ghi nhận sự khác biệt về mức độ tinh tấn cần thiết để duy trì chánh niệm trong các tư thế khác nhau. Khi bạn đi thiền hành, tâm khá bận rộn và ghi nhận nhiều đối tượng khác nhau. Khi ngồi thiền tâm ít phải làm việc hơn, do vậy bạn cần học cách điều chỉnh để duy trì sự tỉnh thức trong tư thế này.
34. Cố gắng làm cho tâm trở nên thích thú hơn trong việc quan sát, đó là tinh tấn có trí tuệ.
35. Nếu sự tò mò muốn hiểu biết không tới một cách tự nhiên thì bạn có thể tự đặt ra câu hỏi cho mình.
36. Thực hành giống như một người bệnh không phải là đi thật chậm, mà tâm lúc này không còn muốn làm bất kỳ điều gì, chỉ quan sát một cách thụ động và chấp nhận mọi thứ xảy ra.
37. Bạn muốn đưa ra quyết định nhanh hay chính xác? Giữa nhanh và đúng liệu cái nào quan trọng hơn?
38. Khi còn có thích hoặc không thích hay tâm đang trạo động bạn không thể đưa ra được quyết định đúng đắn. Đừng bao giờ đưa ra quyết định chỉ bởi vì bạn thích hoặc không thích một cái gì đó.
39. Cảm giác thoái mái là khi không còn kỳ vọng và lo âu.
40. Khi không có sự hiểu biết thì luôn có kháng cự hay đối kháng đối với sự khó chịu.
41. Nếu có định samadhi ngay trong thời khắc này thì giới của bạn hoàn toàn trong sạch.
42. Tâm bị hôn trầm do không có sự thích thú quan sát.
43. Đừng quan sát đối tượng hay kinh nghiệm đang xảy ra, hãy quan sát cái tâm đang ghi nhận đối tượng hay kinh nghiệm đó.
44. Nếu bạn thấy mình phản ứng quá mạnh, hãy ghi nhận nó và chuyển sang một đối tượng trung lập, ví dụ như hơi thở hay cảm thọ trên thân. Khi tâm trở nên định tĩnh, hãy trở lại quan sát kinh nghiệm xảy ra.
45. Phẩm chất tâm khi bạn rơi vào giấc ngủ cũng là phẩm chất tâm khi bạn thức dậy. Hãy duy trì phẩm chất tâm của bạn trong suốt cả ngày.
46. Trong giấc mơ bạn không thể kiểm soát bất kỳ cái gì và các phiền não sẽ tìm được cách để biểu hiện chính mình.
47. Nếu có thể ghi nhận mọi ý nghĩ xảy ra thì bạn sẽ tự động ghi nhận được những giấc mơ của mình.
48. Không có gì cũ cả, mọi khoảnh khắc đều hoàn toàn tươi mới. Cái bạn ghi nhận ngay bây giờ cũng chính là sự ghi nhận lần đầu tiên.
49. Liệu bạn có ghi nhận được điều mình đang nhận biết cảm thọ xảy ra? Đó chính là sự ghi nhận đối với chánh niệm.
50. Lui lại quan sát bạn sẽ thấy tiến trình ghi nhận đang thực sự xảy ra một cách tự nhiên.
51. Liệu bạn có nhận thấy mình có thể nghe mặc dù không cần lắng nghe và thấy cái đang xảy ra mặc dù không cần chú tâm nhìn? Chỉ khi không làm bất kỳ hành động nào chúng ta mới thấy được sự vô vi, tính vô ngã.
52. Khi chánh niệm đã có đà bạn không cần làm bất kỳ điều gì cả. Tâm biết cái gì cần phải làm.
53. Giả sử bạn đang chánh niệm trên hơi thở và tâm đột nhiên phóng đi nơi khác. Liệu bạn sẽ đem tâm trở lại hơi thở hay buông xả nó? Đem tâm trở lại hơi thở là do tinh tấn, còn buông xả là do Pháp đang vận hành.
54. Nếu chỉ chú tâm trên một đối tượng thì thông tin cần thiết không thể thu thập và trí tuệ không thể tăng trưởng.
55. Có một sự khác biệt giữa việc hoàn toàn chú tâm vào một hoạt động và việc thoải mái ghi nhận hành động đang xảy ra.
56. Với việc luôn kiểm tra thái độ của mình, bạn sẽ tạo được thói quen cho phép mình ghi nhận trạng thái tâm mà bạn đang có. Khi thành thục quan sát tâm, bạn sẽ thấy toàn bộ bức tranh, chẳng hạn như các thái độ đối tượng, cảm xúc và bất kỳ những thay đổi nào xảy ra.
57. Đừng cố gắng làm bất kỳ điều gì cả, thậm chí cũng đừng cố gắng hành thiền.
58. Nếu bạn không chấp nhận tình hình hay khó khăn xảy ra thì bạn không thể xem xét giải quyết chúng được.
59. Bạn đang cảm nhận cảm xúc hay chỉ ghi nhận cảm xúc xảy ra, nói cách khác là bạn đang quan sát khách quan hay có sự tham dự vào đó?
60. Kỳ vọng càng lớn thì cơn sân càng mạnh khi không đạt được.
61. Nếu mong muốn một kết quả nào xảy ra thì tâm bạn đã sẵn sàng để lèo lái tình hình.
62. Bất cứ khi nào xem xét tìm hiểu vấn đề bạn cần thận trọng kiểm tra xem mình có kỳ vọng ở đó hay không. Khi nghe hay đọc được một điều gì đó tương tự như kinh nghiệm của bạn có được trong lúc hành thiền, bạn có thể lý giải kinh nghiệm của mình theo chiều hướng đó.
63. Nếu trí tuệ thấy mầu đen nó cũng hiểu rằng cái đó không phải là trắng. Nếu thấy được khổ, nó hiểu rằng điều đối nghịch cũng có thể xảy ra và tâm sẽ hướng về cái đó.
64. Đừng cố gắng loại bỏ ham muốn hãy ghi nhận sự có mặt của nó.
65. Nếu ham muốn khởi sinh từ một đối tượng cụ thể, bạn nên ngừng quan sát đối tượng đó vì nó không phải là đối tượng của Pháp mà là đối tượng của sự ham muốn. Đối tượng bạn cần quan sát là bản thân sự ham muốn đó. Hãy quan sát cảm thọ đi cùng với ham muốn đó.
66. Cách chúng ta ứng xử và suy nghĩ bị chi phối bởi các ý kiến và giá trị mà chúng ta đã chấp nhận trước đây do thiếu hiểu biết. Ghi nhận chúng sẽ tạo cho chúng ta có cơ hội đánh giá lại và thay thế bằng những cái phù hợp hơn.
67. Khi không tập trung vào bất cứ đối tượng nào bạn sẽ ghi nhận được tâm. Cũng giống như khi đeo kính mà không nhìn vào bất kỳ cái gì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy đôi kính đang đeo trên mặt.
68. Tâm không ở trong thân mà cũng không ở ngoài thân nhưng tâm luôn liên hệ với thân.
69. Hãy ghi nhận tiến trình của cảm thọ mà không quá tập trung vào cảm giác khổ, lạc hay trung tính.
70. Chánh niệm thấy được các khái niệm, còn sự hiểu biết hay trí tuệ sẽ biết được thực tại.
71. Cái gì là động cơ cho suy nghĩ của bạn? hãy ghi nhận ước muốn suy nghĩ và cường độ của nó, thử xem nó tan biến hay tăng lên/
72. Bạn chỉ cần kiểm tra xem chánh niệm có làm việc hay không?
73. Hãy ghi nhớ rằng suy nghĩ cũng chính là một đối tượng giúp chúng ta phát triển chánh niệm, tinh tấn và định.
74. Một suy nghĩ biến đi mất do bạn tập trung quan sát quá mức thì sẽ không có sự hiểu biết. suy nghĩ chỉ dừng lại nhưng bạn không thấy được lý do tại sao. Khi trí tuệ hiểu vấn đề thì nó sẽ nói cho bạn biết.
75. Khi có chánh niệm liên tục đi cùng với thái độ chân chánh thì định sẽ phát triển một cách tự nhiên.

J. KRISNAMURTI (tiếp theo)

11. Vấn đề là không phải bạn sợ cáimà bạn có ghi nhận việc bạn đang sợ không?
12. Tất cả hành động xuất phát từ ý chí, ham muốn hay khát vọng đều do tâm sinh ra. Tâm sẽ chính là việc đánh giá, so sánh hay qui kết. Nếu tâm nhận thức được sự thật này, không thông qua sự tranh luận, lên án hay tín điều mà chỉ đơn thuần ghi nhận thì suy nghĩ sẽ kết thúc.
13. Liệu bạn có nhận thấy khi đang quan sát một đối tượng nào đó thì tâm sẽ hoạt động chậm lại? Khi quan sát một cái xe đang chạy trên đường hay chú tâm nhìn vào một đối tượng cụ thể nào đó thì tâm của bạn hoạt động dường như chậm hơn? Việc theo dõi quan sát làm tâm chậm lại. Nhìn ngắm một bức tranh, một hình ảnh hay một đối tượng sẽ giúp tâm lắng xuống, trở nên chậm lại và tỉnh thức khi có sự quan sát, đó là do có sự chú tâm của một tâm không bận rộn, tức là nó thoát ra khỏi các thành kiến, đánh giá, so sánh…
14. Sự thật là sự phủ định của cái sai, không phải là cái đối lập của cái sai. Sự thật thì hoàn toàn khác biệt với điều tích cực hay tiêu cực. Tâm suy nghĩ về cái đối lập thì không thể nào nhận biết được sự thật.
15. Được sống là để không có hy vọng, không có lo lắng cho ngày mai. Đó không phải là sự thất vọng hay hững hờ. Nhưng chúng ta không hề sống mà chỉ luôn theo đuổi cái bóng của quá khứ hoặc tương lai. Sống hạnh phúc là sống mà không có hy vọng.
16. Việc muốn tìm ra một lối thoát hay giải đáp chỉ làm rắc rối thêm vấn đề. Do không hiểu việc cần giải quyết nên bạn lại đưa thêm vào đó nhiều vấn đề. Thực chất là cái tâm đang tìm kiếm một sự hy vọng, một câu trả lời cho vấn đề đó. Thấy được sự sai lầm này bạn sẽ trực diện đối mặt với vấn đề.
17. Khi hiểu được cái sai là cái sai, thấy được sự thật trong cái sai và thấy được sự thật là sự thật thì chính là sự khởi đầu của trí tuệ.
18. Khi bạn ghi nhận việc mình đang không lắng nghe thì chính ngay đó là một hành động.

XEM DAY DU TAI DAY :

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=2552
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên