Tam minh

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

sanghata1

Registered
Phật tử
Tham gia
28 Tháng 5 2011
Bài viết
404
Điểm tương tác
65
Điểm
28
TAM MINH

I.- Tam minh là ba trí của tâm siêu việt căn trần thức, tự thân an tịnh soi sáng các loại chúng sanh an vui, đau khổ trong ba đường sáu nẻo một cách rõ ràng như thấy trái xoài trong lòng bàn tay. Bồ tát Thích Ca sau khi rời khỏi hoàng cung thành Ca Ty La Vệ tu theo hướng dẫn của các vị thầy Bà la môn, sáu năm khổ hạnh nơi rừng già tham vấn, học đạo, hành đạo cuối cùng vẫn chưa tìm ra con đường giải thoát cho mình và cho toàn thể nhân loại. Nhớ lại thời thơ ấu trong buổi lễ hạ điền dưới đường cày của vua cha có nhiều sinh vật chết, xót thương ngài đến cây trâm cổ thụ, ngồi tham thiền quán niệm hơi thở chứng được sơ thiền ly sanh hỷ lạc...sau đó ngài phát minh lý Trung đạo xuống sông Ni Liên Thiền tắm, xong đi trì bình độ ngọ, năm người bạn cùng tu với ngài cho rằng ngài đã thối chí tu hành khổ hạnh, nên chán nản bỏ đi. Sau đó ngài đến gốc cây bồ đề lấy cỏ làm toà ngồi tham thiền nhập định. Ngài đã tuyên thệ sẽ không rời bỏ nơi này, cho đến khi tìm thấy con đường giải thoát, dù thân có bị hư hoại đi chăng nữa thì vẫn không thay đổi ý định. Sau 49 ngày đêm ròng rã thiền định, cuối cùng ngài chiến thắng được ma vương va diệt trừ tất cả phiền não, chứng được tam minh, thành tựu quả vị Bồ đề chánh đẳng chánh giác, không còn trở lui sanh tử, luân hồi nên cũng gọi là Tam đắc: ba điều chứng đắc của một vị đại thánh giả cao quý đáng được xưng tôn. Chữ Minh Hạnh Túc trong mười danh hiệu Phật, chính là tam minh. Tam minh cũng là ba trong sáu thần thông của Phật. Ba thông còn lại là Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Thần túc thông. Từ tâm của vị thánh giả chứng đắc tam minh có thể phát triển vô lượng trí tuệ ba la mật thần thông quảng đại.

II.- Tam minh gồm có Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh.

- Túc mạng minh: tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống đã qua của mình và của tất cả chúng sinh .

- Thiên nhãn minh: tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống tương lai của mình và của tất cả chúng sinh diễn biến sinh diệt như thế nào.

- Lậu tận minh: tuệ giác sáng suốt nhận biết các pháp đoạn trừ phiền não mê lầm của mình và của tất cả chúng sinh để được an lạc.

Đây là quả chứng kỳ diệu của Đức Thế Tôn về trí tuệ siêu thế trên cơ sở thiền định theo con đường Trung đạo, nhận thức thấu đáo các pháp duyên sanh vô ngã, siêu thoát khổ đau sinh tử. Về sau ngài khai thị cụ thể qua Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên, trong đó Vô minh – Ái và Thủ được lưu ý như là nguyên nhân chủ yếu của ngã chấp rơi vào ảo kiến phát sinh phiền não kiết sử.

Vậy người muốn chứng đắc tam minh phát triển thần thông Như Lai lực vô sở uý như Phật phải làm sao? Trong Kinh Kandara, Trung bộ tập 2, Đại tạng kinh Việt Nam, Đức Phật dạy du sĩ Kandara con trai người huấn luyện voi noi tiếng tại Campa, trên bờ hồ Gaggara cùng với đại chúng Tỳ kheo thiền quán về tứ niệm xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp, nhiệt tâm tỉnh giác để nhiếp phục tham ưu ở đời, thành tựu giới uẩn, đoạn trừ năm triền cái tham dục, san hận, hôn trầm dã dượi, trạo cử và thùy miên, kinh qua tứ thiền với tiến trình chuyển hoá tâm lý. Từ thiền thứ tư với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc bất động, như vậy vị ấy hướng tâm đến tam minh. Vị ấy tuệ tri như thật về Tứ diệu đế, diệt sạch các lậu hoặc, giải thoát mọi hệ luỵ khổ đau, vị ấy khởi lên hiểu biết: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần lam đã làm; sau đời hiện tại không còn trở lui cõi đời này nữa".

Trong Kinh 42 chương, chương 8, có vị Sa môn hỏi Phật: - Kính bạch Đức Thế Tôn, do nhân duyên gì biết được túc mệnh, đến được chỗ chí đạo? Phật dạy: - Lóng sạch tâm mình, giữ vững ý chí thì đến được chỗ chí đạo. Ví như lau gương trừ bụi còn lại ánh sáng. Dứt lòng tham dục, không sự mong cầu thì sẽ biết được túc mệnh.

Rõ ràng muốn biết được túc mệnh phải lóng sạch tâm mình, dưt lòng tham dục. Tức phải thọ trì giới pháp. Giữ được giới pháp phải là người có lý tưởng phát bồ đề tâm hướng thượng, ý chí dõng mãnh thực hành thiền định cho phát sinh trí tuệ vô lậu.

Có người nói, Đức Thế Tôn khi chưa thành tựu chánh đẳng chánh giác, Ngài có đến giới đàn thọ giới đâu, Ngài chỉ tu thiền định vẫn biết được túc mệnh. Ngày nay báo chí đưa tin có một số người vừa sinh ra vừa biết nói đã nhớ lại đời trước! Những người ấy chỉ biết một số đời, không biết được tất cả đời trước của bản thân và tất cả chúng sinh; cái biết ấy cũng không duy trì được suốt đời nếu không tu thiền định. Giới pháp Phật áp dụng cho người loạn tâm tạp nhiễm thiếu chúc định, đức Bồ tát Thích Ca từ khi xuất gia đến thành đạo; tu theo ngoại đạo thiền đến tu thiền theo pháp trung đạo, Ngài phát minh tâm lý luôn chú định, Ngài luôn hướng tâm đến giác ngộ giải thoát khổ đau sinh tư cho bản thân và cho nhân loại chúng sinh, thì thọ trì giới làm chi, giới đàn đâu để thọ!

Người muốn đắc thiền nhãn minh phải làm sao? Trong Kinh 42 chương, chương 15, có vị Sa môn hỏi Phật: - Kính bạch Đức Thế Tôn, những gì rất mạnh, rất sáng? Đức Phật dạy: - Nhẫn nhục là rất mạnh, vì chẳng ôm lòng ác, lại thêm khang kiện; kẻ nhẫn nhục không làm ác, tất được người tôn quý. Tâm cấu diệt hết sạch, không còn vết nhơ, ấy là rất sáng, bao nhiêu sự vật trong mười phương, từ khi chưa có trời đất đến nay, không có vật nào không thấy, không biết.

Trí Phật được ví như vầng hào quang soi chiếu khắp cùng pháp giới vô ngại, việc biết được bản thân ngài và tất cả chúng sinh đến tận cùng mai sau là lẽ đương nhiên. Ngày nay khoa ngoại cảm, văn chương, triết học, chính trị cũng đoán định được ngày mai của thế giới nhân sinh, nhưng không quá một trăm năm, không hiểu biết tường tận từng chúng sinh như Phật. Ngài hiểu rõ mình và mỗi chúng sinh sẽ sinh về nơi đâu, dòng họ nào, tính cách, học thức, đạo đức, sống chết ra sao!

Người muốn đắc thiên nhãn minh nhẫn nhục trong mọi trường hợp cho tâm lý trong sáng mạnh mẽ vươn lên đỉnh cao chân thiện mỹ. Trong Kinh Hoa nghiêm, Phật cũng dạy đệ tử dùng tư tưởng xuất thế gian dung hoá các tư tưởng tốt của thế gian trang nghiêm vũ trụ. Tâm xuất thế gian là tâm không còn vết nhơ, vẫn đuc, thanh khiết, trong sáng như mặt nước hồ thu phản chiếu cảnh vật. Đức Phật từng nhẫn nại chịu đói khát, nắng mưa và tiếng mai mĩa, suy tôn hạ bệ của người đời, không than van oán trách. Ngài luôn giữ vững lập trường tu thân, hành đạo, kết quả cứu độ chúng sinh qua các cách truyền tâm pháp yếu từ kinh nghiệm tự thân không biết mỏi. Theo gương Phật, người muốn đắc thiên nhãn minh phải nhẫn nhục, trì giới, thiền định cho trí tuệ siêu thế phát sáng.

Người muốn đắc lậu tận minh phải làm sao? Trong Kinh 42 chương, chương 16, Đức Phật dạy: Người ôm lòng ái dục chẳng thấy được đạo, ví như nước được lắng trong, lại lấy tay khuấy nó, mọi người cùng đến xem không thay được bóng mình. Người vì ái dục thay nhau không dứt, mà cấu trọc trong tâm nổi dậy, nên chẳng thấy đạo. Sa môn các ông phải dứt bỏ ái dục, cấu trọc. Ái dục hết rồi mới thấy được đạo.

Qua ý văn kinh này, Đức Phật dạy rằng, người muốn thành đạo phải tu thiền định diệt trừ tâm tán loạn và ái dục; khi tâm ái dục hết rồi tâm trí chiếu sáng sẽ đắc được lậu tận minh thấy được đạo.

Cấu trọc: cấu là phiền não, trọc là vẫn đục. Phiền não vẫn đục tâm tính làm cho trí tuệ siêu thế không phát sinh, Phật tánh ẩn tàng, ví như nước ao hồ trong trắng bị người quay đảo cặn cáu nổi lên ngầu đục không phát ra tác dụng chiếu soi cảnh vật.

Qua ý văn kinh này, Đức Phật dạy người muốn có tuệ giác như Phật an lạc tự tại hãy tu thiền định diệt trừ tâm rối loạn vì ái dục từ thô đến tế. Ái dục hết rồi tâm trí sáng tỏ an ổn sẽ đắc lậu tận minh thấy được đạo.

Thiền định do chữ Dhyana, Tàu dịch Thiền na hay Thiền định, nghĩa là chuyên chú tâm vào một chỗ, tức nhập tâm vào đề tài thiền quán, tư duy, tĩnh lự, kiến đế đắc. Thiền định có nhiều loại, trong và ngoài đạo Phật. Nơi đây chỉ nói đạo Phật thiền, gồm có Thiền Nam Tông, Thiền Bắc Tông và Tổ sư Thiền. Thiền Nam Tông dùng Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên làm pháp tu căn bản, thực hành 37 phẩm trợ đạo rút gọn lại Bát chánh đạo. Thiền Bắc Tông chủ trương phát tâm Bồ đề, hành lục độ vạn hạnh chăm chỉ. Thiền tổ sư truyền ngoài giáo điển, chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật. Thiền này nổi tiếng kiến tánh khởi tu là chủ yếu, cũng có nhiều trường hợp khởi tu mới kiến tánh. Bất cứ chủng loại thiền nào của Phật giáo cũng phải có chánh kiến mới đi đến xuất thế gian.

Ái dục: Đức Phật giải thích trong kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakkàppa vattana sutta): "Chính ái là nguyên nhân của sự tái sinh. Ái kết hợp với tâm tha thiết, khao khát, bám víu cái này hay cái kia (đời sống). Chính là ái đeo níu theo dục vọng ngũ trần. Ái đeo níu theo sự sinh tồn, sanh ái, luyến ái trong ý tưởng cho rằng vạn vật là trường tồn vĩnh cửu và ái đeo níu theo ý tưởng không sinh tồn, vô sinh ái, luyến ái trong ý tưởng cho rằng sau cái chết là hư vô" (Mahavagga tr. 10, Samyutta Nikàya, quyển V).

Tâm ái dục ví như biển động sóng trào nước xoáy ngầu đục (rối loạn), từ đó chúng sinh bị luân hồi sinh tử. Người thiền định diệt sạch ái dục tâm như biển lặng, nước trong soi chiếu (chánh định), lúc bấy giờ lậu tận minh xuất hiện trong tâm thiền giả.

Tóm lại, người muốn đắc tam minh như Phật, phải có lý tưởng tìm cầu hướng thượng, thọ trì giới pháp thủ hộ các căn, nhẫn nhục, thiền định đúng theo pháp Phật, không thể đi con đường khác mà đắc được tam minh.

III.- Qua trình bày sơ lược tam minh và pháp tu chứng tam minh theo kinh nghiệm tự thân của Đức Thế Tôn và lời truyền thuyết của ngài trong một số kinh điển tiêu biểu, chúng tôi thấy Phật như người đào giếng tìm mạch nước, đắc được tam minh rất khó. Đệ tử đời sau tu hành như người gia công múc nước giếng có sẵn, việc tu chứng tam minh rất dễ. Người chứng đắc tam minh sẽ trở nên vị thánh cao quý siêu thoát tử sanh lợi ích cho đời, cho đạo.
-0O0-
-HT.THÍCH AN HẢI​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

T

tinhquangthongtri

Guest
Bài viết rất ý nghĩa
Chúc đạo hữu sớm ngày đắc Tam minh viên thành đạo hạnh
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
<link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CUser%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><link rel="themeData" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CUser%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_themedata.thmx"><link rel="colorSchemeMapping" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CUser%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_colorschememapping.xml"><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:TrackMoves/> <w:TrackFormatting/> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:DoNotPromoteQF/> <w:LidThemeOther>EN-US</w:LidThemeOther> <w:LidThemeAsian>X-NONE</w:LidThemeAsian> <w:LidThemeComplexScript>X-NONE</w:LidThemeComplexScript> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> <w:SplitPgBreakAndParaMark/> <w:DontVertAlignCellWithSp/> <w:DontBreakConstrainedForcedTables/> <w:DontVertAlignInTxbx/> <w:Word11KerningPairs/> <w:CachedColBalance/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> <m:mathPr> <m:mathFont m:val="Cambria Math"/> <m:brkBin m:val="before"/> <m:brkBinSub m:val="--> <m:smallfrac m:val="off"> <m:dispdef> <m:lmargin m:val="0"> <m:rmargin m:val="0"> <m:defjc m:val="centerGroup"> <m:wrapindent m:val="1440"> <m:intlim m:val="subSup"> <m:narylim m:val="undOvr"> </m:narylim></m:intlim> </m:wrapindent><!--[endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" DefUnhideWhenUsed="true" DefSemiHidden="true" DefQFormat="false" DefPriority="99" LatentStyleCount="267"> <w:LsdException Locked="false" Priority="0" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Normal"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="heading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="35" QFormat="true" Name="caption"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="10" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" Name="Default Paragraph Font"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="11" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtitle"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="22" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Strong"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="20" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="59" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Table Grid"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Placeholder Text"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="No Spacing"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Revision"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="34" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="List Paragraph"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="29" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="30" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="19" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="21" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="31" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="32" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="33" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Book Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="37" Name="Bibliography"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" QFormat="true" Name="TOC Heading"/> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style> <!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:"Cambria Math"; panose-1:2 4 5 3 5 4 6 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:roman; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-1610611985 1107304683 0 0 159 0;} @font-face {font-family:Calibri; panose-1:2 15 5 2 2 2 4 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-1610611985 1073750139 0 0 159 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-unhide:no; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; margin-top:0in; margin-right:0in; margin-bottom:10.0pt; margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} p.MsoFooter, li.MsoFooter, div.MsoFooter {mso-style-priority:99; mso-style-link:"Footer Char"; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; tab-stops:center 3.25in right 6.5in; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} span.FooterChar {mso-style-name:"Footer Char"; mso-style-priority:99; mso-style-unhide:no; mso-style-locked:yes; mso-style-link:Footer; mso-ansi-font-size:11.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt;} .MsoChpDefault {mso-style-type:export-only; mso-default-props:yes; font-size:10.0pt; mso-ansi-font-size:10.0pt; mso-bidi-font-size:10.0pt; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-hansi-font-family:Calibri;} @page Section1 {size:595.45pt 841.7pt; margin:1.0in 1.0in 1.0in 1.0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif";} </style> <![endif]-->
[FONT=&quot]Tư duy và Hành xử theo Tuệ giác Tam minh<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]HT. Thích Trí Quảng[/FONT]

[FONT=&quot]<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Giáo pháp vi diệu của đức Phật trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn là ngọn đuốc soi đường cho con người xây dựng nếp sống an bình, tịnh lạc. Mô hình kiểu mẫu của đức Phật đưa ra nhiều vô số, kinh gọi là 84.000 pháp tu. Tuy nhiên, tất cả pháp ấy đều chỉ rõ vấn đề đau khổ của kiếp sống con người và phương cách diệt khổ.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Thật vậy, sức sống Phật giáo trường tồn mãnh liệt và hiện hữu sáng ngời theo dòng thời gian biến chuyển, chính vì đạo Phật đặt trọn mục tiêu vào việc thăng hoa trí tuệ và đạo đức cho con người. Từ đó, đức Phật hiện thân người, biết rõ thực tại khổ đau của con người và tìm được lối thoát cho con người. Nói khác, đức Phật thành đạo, tìm ra chân lý, thể hiện chân lý trong suốt 49 năm hoằng hoá độ sanh, nên được tôn xưng là bậc Ðạo sư của trời người.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Sau khi đạt quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác dưới cội bồ đề, điều gì đã hình thành trong tâm trí đức Phật để Ngài trở thành đấng sáng suốt, trí đức vẹn toàn? Tìm hiểu diễn biến của quá trình tư duy dẫn đến nguồn sống mới, siêu tuyệt trong cuộc đời đức Phật mà kinh điển gọi là Thành Ðạo, chúng ta cần quan sát lại cuộc đời tu hành của Ngài.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Ngược dòng thời gian, hơn 2500 trước, Thái tử xuất thân từ giai cấp vua chúa, nhưng hạnh phúc vật chất không lôi cuốn được tâm trí Ngài . Ngài thường suy tư về con người và thế giới của con người. Sinh hoạt nội tâm ấy mãnh liệt đến độ thôi thúc Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc, dấn thân tìm Thầy học đạo.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Trải qua 5 năm chung sống, tu học với các đạo sĩ danh tiếng và 6 năm thực hành khổ hạnh, Ngài nhận ra các pháp tu ấy làm cùng mằn trí tuệ, luẩn quẩn trong vòng vô minh, sanh tử, khổ đau.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Ngài từ bỏ con đường tư duy và cuộc sống bế tắc cuả ngoại đạo, đến cội bồ đề tham thiền nhập định. Trong 49 ngày, Ngài đạt đến sự toàn giác, thấy rõ và sử dụng được quy luật tạo nên con người và vũ trụ. Trạng thái giác ngộ ấy trải qua ba tầng : đầu đêm, Ngài chứng tuệ giác Túc Mạng Minh, giữa đêm chứng tuệ giác Thiên Nhãn Minh và cuối đêm chứng tuệ giác Lậu Tận Minh.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Tam Minh, tức quá trình tư duy của đức Phật trong đêm Thành đạo đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng, từ sa môn Cù Ðàm dấn thân tìm chân lý trở thành bậc Như Lai, Ưng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Khởi điểm từ tư cách của đấng toàn giác, Ngài hoằng hoá độ sanh, tác động cho người sáng suốt, an lạc, giải thoát. Vì vậy, bước theo dấu chân Phật, hiểu rõ những tư duy và việc làm soi sáng bởi Tam Minh của Ngài là điều cần thiết cho chúng ta.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Túc Mạng Minh[/FONT][FONT=&quot] mà đức Phật chứng đắc không phải là một thứ thần thông huyền bí. Ðó là kiến thức thực tiễn kết tinh từ quá trình tu học, suy tư, ứng nghiệm trong cuộc sống của Ngài. Thật vậy, với bản chất thông minh, hiếu học, từ 16 tuổi Ngài đã tinh thông 4 bộ kinh Vệ Ðà. Lại thêm, trưởng thành trong bối cảnh xã hội Aán Ðộ phong phú các tư tưởng triết học, đạo học khác nhau, càng làm cho Ngài nỗ lực tham cứu. Ngoài ra, tình thương vô hạn với chúng sanh sẵn tràn đầy trong tâm, nên Ngài thường ưu tư về tình trạng bất công của xã hội đẳng cấp, về thân phận cực kỳ bi thảm của hạng người bị xếp vào loại hạ đẳng và nhất là nỗi khổ triền miên ngàn đời của con người trước cảnh sanh, già, bịnh, chết. Tất cả suy tư ấy đã nung nấu, thúc đẩy Ngài dấn thân tìm phương cách đưa người thoát khỏi khổ đau, trầm luân và an hưởng hạnh phúc chân thật, vĩnh hằng. Trên lộ trình học hỏi, tư duy, thiết thân kiểm nghiệm trong 5 năm tìm đạo, 6 năm khổ hạnh và 49 ngày thiền định , Sa môn Cù Ðàm đạt được hiểu biết xác thực đầu tiên: tuệ giác Túc Mạng Minh.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Dưới tuệ nhãn Túc Mạng Minh, Ngài thấy rõ con người và vạn vật đều vận động, biến chuyển không ngừng. Những sự biến đổi ấy không phải do bàn tay Thượng đế xếp đặt mà con người không thể nào biết được. Theo Ngài, con người và vũ trụ hiện hữu, biến đổi hay hoại diệt đều theo lý duyên sinh và định luật nhân quả. Vì vậy, đức Phật phủ nhận sự hiện diện của đấng Tạo hoá toàn năng siêu việt, bác bỏ lý luận siêu hình viễn vông.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Ngài khẳng định con người là chủ nhân của chính mình, là tối thắng vì khả năng tư duy, hiểu biết vô tận của con người có thể nắm bắt và sử dụng quy luật chi phối con người và vũ trụ. Chính đức Phật cũng đứng ở vị trí con người tu học, đắc đạo, giáo hoá độ sanh. Ngài đạt quả vị Vô thượng Ðẳng giác do quá trình học hỏi, tư duy, kế thừa chọn lọc, nói khác, do nỗ lực của trí tuệ tìm được phương cách điều chỉnh nội giới và ngoại giới. Nội giới thì dẹp trừ được tình cảm thấp hèn, tham vọng, tri thức phiền não của con người và phát huy đức tánh cao thượng, hiểu biết của Hiền Thánh. Ngoại giới thì không bị lệ thuộc vật chất và hoàn cảnh sống. Nhờ quá trình huân tu nhân lành như vậy, nên kết thành quả vị Phật là tất yếu; còn chúng sanh khổ đau, trôi lăn trong sanh tử vì quá khứ đã gieo trồng toàn hạt nhân tội lỗi, mê muội, xấu ác.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Ngoài ra, dưới kiến giải của Túc Mạng Minh, đức Phật xác định mọi người đều là Phật sẽ thành, đều có khả năng chuyển mê muội thành hiểu biết sáng suốt. Ðức Phật xuất hiện trên cuộc đời này chính là để hướng dẫn chúng ta phương cách sử dụng khả năng thành Phật của chính mình vậy.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Với tuệ giác Túc Mạng Minh, đức Phật thấy biết chuỗi hạt nhân kết thành thân mạng của Ngài và mọi người từ quá khứ, Ngài tiếp tục suy tư, chứng được tuệ giác Thiên Nhãn Minh, tức hiểu biết hiện tại, thấy được xã hội thực của con người đang sống, nói rộng ra là vũ trụ.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Dưới ánh sáng của Thiên Nhãn Minh, đức Phật khẳng định tất cả pháp đều theo nhân duyên sanh, không có cái gì tồn tại độc lập riêng biệt. "Do cái này có, cái kia có, do cái này sanh, cái kia sanh", đó là quy tắc giải thích hiện hữu các pháp theo lý duyên khởi.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Vì các pháp hiện hữu do nhân duyên hoà hợp, mà nhân duyên thì trùng trùng duyên khởi, nên thực tại khách quan cũng luôn luôn biến chuyển. Vì vậy, đức Phật dạy chúng ta không nên chấp chặt vào điều gì, coi là chân lý bất biến. Ngay như giáo lý của Ngài, đức Phật cũng thường nhắc nhở nên coi đó như chiếc bè để qua sông. Lời Phật dạy thể hiện tinh thần phóng khoáng cao tột, khuyến khích mọi người phát huy khả năng sáng tạo, nhạy bén của trí tuệ, kích thích cho nhận thức, tư duy phát triển. Ðồng thời giúp mọi người thấy biết đúng đắn, khách quan, tức như thị tri kiến. Có đạt đến như thị tri kiến, tức thấy biết các pháp theo biến chuyển của sự vật khách quan, từ đó hành động phù hợp với thực tại khách quan, không bị phiền não, vọng tưởng chi phối, mới có thể tạo thành an lạc, hài hoà với người, với thế giới chúng ta đang sống.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Do tuệ giác Túc Mạng Minh và Thiên Nhãn Minh hướng dẫn, tức hiểu biết quá khứ và nhận thức hiện tại đều chính xác, dẫn đến hướng đi trong tương lai tươi sáng, lợi lạc cho đời, gọi là Lậu Tận Minh.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Sau khi Thành đạo, trong suốt 49 năm hoằng hoá độ sánh, mọi việc làm của đức Phật đều bắt nguồn từ quá trình tu chứng Tam Minh. Những gì Ngài chỉ dạy người đều là thành quả sống thực của Phật. Với như thị tri kiến, Ngài hiểu rõ khả năng, hành nghiệp của người, nên lần lượt giáo hoá được mọi tầng lớp xã hội từ bậc vua chúa, trưởng giả, trí thức đến người cực ác, người cùng tột nghèo khổ, thất học.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Bằng tuệ giác thực chứng Tam Minh, đức Phật không những dạy chúng ta thấy và hiểu các pháp đúng như thật, mà điều quan trọng nhằm đưa ra phương cách hiểu và sống đúng như thật để chúng ta được an lạc cho bản thân và tác động lợi ích cho đời.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Ngày nay, tuy đức Phật vắng bóng trên cuộc đời, nhưng tinh hoa của Ngài vẫn ngời sáng trong lời vàng thước ngọc còn lưu lại, tức Pháp thân. Tinh thần Chân, Thiện, Mỹ của đức Thế Tôn được lưu truyền, triển khai theo bước chân hoằng hoá của hàng hàng lớp lớp đệ tử qua từng thế hệ, ở khắp năm châu.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Riêng tại Việt Nam, ánh sáng tuệ giác Tam Minh của đức Từ Tôn đã được các Thiền sư, cư sĩ Phật tử tiếp tục thắp sáng, tạo thành những trang sử vàng son cho Phật giáo Việt Nam. Tiêu biểu như ở thời Lý Trần, vua quan và Thiền sư đã khéo vận dụng tuệ giác và sống đúng như thật, qua những đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn đất nước độc lập, xây dựng phát triển quốc gia. Những thành quả tốt đẹp, đáng kể, do Phật giáo tạo dựng, còn lưu lại dấu ấn ở nhiều lĩnh vực, vang danh trong lịch sử nước nhà.<o:p></o:p>[/FONT]
[FONT=&quot]Thiết nghĩ, trên lộ trình sinh mệnh tương tục của Bồ Tát đạo, an trú trong tư duy và hành xử theo tuệ giác Tam Minh của đức Thế Tôn là lộ trình tất yếu mà Tăng Ni Phật tử cần tinh tấn nỗ lực nương theo, phát huy để lợi lạc cho bản thân và chúng hữu tình, không cô phụ công ơn giáo dưỡng của đấng Từ phụ và các bậc Thầy Tổ.<o:p></o:p>[/FONT]
<o:p> </o:p></m:defjc></m:rmargin></m:lmargin></m:dispdef></m:smallfrac>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên