THIỀN THẤT KHAI THỊ LỤC ( Tác giả Lai Quả Thiền Sư )
( Thất 8 ngày thứ 7 )
..."Trước kia có một học giả muốn ta đem chân như ra giảng cho ông ta nghe,ta nói "Giảng cho ông nghe ông có tin chăng ? ",ông ta nói : " Tôi tin ". " Ông đã tin rồi ta nói cho ông nghe : Trên đầu chân như có bốn sừng , trước hai sau hai,có hai cái đuôi ,một cái trên mông , một cái trên bụng , ông tin chăng ? " Ông ta nói : Không đúng đâu có lý như thế ? Chân như đâu lại có sừng , có đuôi ? dù cho có sừng thì đâu đến bốn cái, phía trước có mà phía sau lại có nữa ? Ở mông có đuôi mà trước bụng lại có đuôi nữa.Há có lý này sao ? Tôi không tin ". Ta nói "Cái này là chân như thiệt; cái chân như này ông không tin thì ta nói một cái giả cho ông nghe " Chân như dựng khắp tam tế ,ngang khắp mười phương,ở Chư Phật không tăng, ở chúng sinh không giảm,vô tịnh vô nhiễm". Ông ta nghe rồi nói : " Cái này đại khái là đúng, bảo tôi tin thì còn được !" .Các ông nghĩ xem : Ta nói " Chân thật " ông ta không tin, ta nói giả ông ta lại tin. Hôm nay ta giảng cho các ông nghe , các ông có người nào tin chăng ? Các ông không tin rồi ! Chung quy phá Bản tham rồi là không còn vọng tưởng. Không có vọng tưởng tức là không có tất cả niệm sinh diệt, niệm có sinh diệt thì có tướng,có tướng thì Diêm Vương có thể bắt được, bắt biến thành Trâu , thành Ngựa thì cũng phải nghe theo lệnh của ông ta thôi . Chhungs ta không có vọng tưởng thì không có tướng, Vậy thì Diêm Vương bắt cái gì ?. Cho nên người phá Bản tham thì nhất định dứt sinh tử , người phá Trùng quan nhất định không có mộng tưởng, ngủ nghỉ thì vẫn là ngủ nghỉ, chiêm bao thì không có. Tưởng có người nói: " Người khai ngộ của Thiền tông còn có hôn trầm " . Kỳ thực họ chẳng biết Thiền tông cần phải đạt đến một mức độ nào đó thì mới không có hôn trầm. Vậy cần phải biết người phá Trùng quan không có mộng tưởng thì còn có cái gì ? Phải biết mộng tưởng từ đâu mà ra ? Dù các ông có mộng như thế nào cũng không ra khỏi sự tướng thế gian. Người phá Trùng quan thì lý ,sự đều liễu , tâm cảnh song dung thì chỗ nào còn thế gian sự ? . Cho nên người phá Trùng quan quyết định không có mộng tưởng , có tướng để Diêm Vương thấy được là có sinh tử . Có Chân như thì Diêm Vương không thể thấy được, mặc dù Diêm Vương không thể thấy được nhưng Phật Thích Ca thấy được, Phật Thích Ca còn thấy thì có Niết Bàn: liễu sinh tử còn phải liễu được Niết Bàn . Người phá Lao quan sau trót thì hôn , vọng đều trừ , mộng tưởng diệt sạch : đến được chỗ này rồi người ấy không còn hôn trầm, họ đến chỗ này thì sinh tử không còn, , Niết Bàn cũng không trụ. Nói nhất chân pháp gigiowisthif ngay cái nhất chân pháp giới cũng phải vượt qua .. Lại nữa phá Bản tham là kiến Pháp thân, phá Trùng quan là chứng Pháp thân . Tại sao nói kiến ? Tại sao nói chứng vậy ? Thí dụ như Thiền đường : người kiến Pháp thân như đứng ở cửa Thiền đường ,việc trong thiền đường đều thấy rõ ràng nhưng chưa bước vào .Chứng pháp thân là bước vào Thiền đường. Thấu Pháp thân là đi thẳng vào trong khám Duy Ma Cật mà ngồi . Cho nên nói phá Bản tham kiến Pháp thân . Phá Trùng quan chứng pháp thân phá Lao quan thấu Pháp thân. Tất cả pháp môn khác công phu cùng tột chỉ đến chỗ chứng Pháp thân thôi, duy có Thiền tông cần phải tiến thêm một bước thấu qua Pháp thân thì mới đúng việc của Thiền tông .
Những lời nói của ta đối với các ông lúc này dù chẳng có ý nghĩa gì cả, bất quá ta giảng như thế , các ông dùng tai nghe qua nhưng cũng có thể nói là : " Một khi đã vào tai thì vĩnh viễn là hạt giống đạo" Có được hạt giống này thì tương lai nhất định sẽ nẩy mầm, nẩy mầm thì sẽ có kết quả .
Phật dậy : " Nhân nào quả ấy ". Hãy tham đi .!
( Thất 8 ngày thứ 7 )
..."Trước kia có một học giả muốn ta đem chân như ra giảng cho ông ta nghe,ta nói "Giảng cho ông nghe ông có tin chăng ? ",ông ta nói : " Tôi tin ". " Ông đã tin rồi ta nói cho ông nghe : Trên đầu chân như có bốn sừng , trước hai sau hai,có hai cái đuôi ,một cái trên mông , một cái trên bụng , ông tin chăng ? " Ông ta nói : Không đúng đâu có lý như thế ? Chân như đâu lại có sừng , có đuôi ? dù cho có sừng thì đâu đến bốn cái, phía trước có mà phía sau lại có nữa ? Ở mông có đuôi mà trước bụng lại có đuôi nữa.Há có lý này sao ? Tôi không tin ". Ta nói "Cái này là chân như thiệt; cái chân như này ông không tin thì ta nói một cái giả cho ông nghe " Chân như dựng khắp tam tế ,ngang khắp mười phương,ở Chư Phật không tăng, ở chúng sinh không giảm,vô tịnh vô nhiễm". Ông ta nghe rồi nói : " Cái này đại khái là đúng, bảo tôi tin thì còn được !" .Các ông nghĩ xem : Ta nói " Chân thật " ông ta không tin, ta nói giả ông ta lại tin. Hôm nay ta giảng cho các ông nghe , các ông có người nào tin chăng ? Các ông không tin rồi ! Chung quy phá Bản tham rồi là không còn vọng tưởng. Không có vọng tưởng tức là không có tất cả niệm sinh diệt, niệm có sinh diệt thì có tướng,có tướng thì Diêm Vương có thể bắt được, bắt biến thành Trâu , thành Ngựa thì cũng phải nghe theo lệnh của ông ta thôi . Chhungs ta không có vọng tưởng thì không có tướng, Vậy thì Diêm Vương bắt cái gì ?. Cho nên người phá Bản tham thì nhất định dứt sinh tử , người phá Trùng quan nhất định không có mộng tưởng, ngủ nghỉ thì vẫn là ngủ nghỉ, chiêm bao thì không có. Tưởng có người nói: " Người khai ngộ của Thiền tông còn có hôn trầm " . Kỳ thực họ chẳng biết Thiền tông cần phải đạt đến một mức độ nào đó thì mới không có hôn trầm. Vậy cần phải biết người phá Trùng quan không có mộng tưởng thì còn có cái gì ? Phải biết mộng tưởng từ đâu mà ra ? Dù các ông có mộng như thế nào cũng không ra khỏi sự tướng thế gian. Người phá Trùng quan thì lý ,sự đều liễu , tâm cảnh song dung thì chỗ nào còn thế gian sự ? . Cho nên người phá Trùng quan quyết định không có mộng tưởng , có tướng để Diêm Vương thấy được là có sinh tử . Có Chân như thì Diêm Vương không thể thấy được, mặc dù Diêm Vương không thể thấy được nhưng Phật Thích Ca thấy được, Phật Thích Ca còn thấy thì có Niết Bàn: liễu sinh tử còn phải liễu được Niết Bàn . Người phá Lao quan sau trót thì hôn , vọng đều trừ , mộng tưởng diệt sạch : đến được chỗ này rồi người ấy không còn hôn trầm, họ đến chỗ này thì sinh tử không còn, , Niết Bàn cũng không trụ. Nói nhất chân pháp gigiowisthif ngay cái nhất chân pháp giới cũng phải vượt qua .. Lại nữa phá Bản tham là kiến Pháp thân, phá Trùng quan là chứng Pháp thân . Tại sao nói kiến ? Tại sao nói chứng vậy ? Thí dụ như Thiền đường : người kiến Pháp thân như đứng ở cửa Thiền đường ,việc trong thiền đường đều thấy rõ ràng nhưng chưa bước vào .Chứng pháp thân là bước vào Thiền đường. Thấu Pháp thân là đi thẳng vào trong khám Duy Ma Cật mà ngồi . Cho nên nói phá Bản tham kiến Pháp thân . Phá Trùng quan chứng pháp thân phá Lao quan thấu Pháp thân. Tất cả pháp môn khác công phu cùng tột chỉ đến chỗ chứng Pháp thân thôi, duy có Thiền tông cần phải tiến thêm một bước thấu qua Pháp thân thì mới đúng việc của Thiền tông .
Những lời nói của ta đối với các ông lúc này dù chẳng có ý nghĩa gì cả, bất quá ta giảng như thế , các ông dùng tai nghe qua nhưng cũng có thể nói là : " Một khi đã vào tai thì vĩnh viễn là hạt giống đạo" Có được hạt giống này thì tương lai nhất định sẽ nẩy mầm, nẩy mầm thì sẽ có kết quả .
Phật dậy : " Nhân nào quả ấy ". Hãy tham đi .!