Tham thoại đầu!

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,396
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
THIỀN THẤT KHAI THỊ LỤC ( Tác giả Lai Quả Thiền Sư )
( Thất 8 ngày thứ 7 )

..."Trước kia có một học giả muốn ta đem chân như ra giảng cho ông ta nghe,ta nói "Giảng cho ông nghe ông có tin chăng ? ",ông ta nói : " Tôi tin ". " Ông đã tin rồi ta nói cho ông nghe : Trên đầu chân như có bốn sừng , trước hai sau hai,có hai cái đuôi ,một cái trên mông , một cái trên bụng , ông tin chăng ? " Ông ta nói : Không đúng đâu có lý như thế ? Chân như đâu lại có sừng , có đuôi ? dù cho có sừng thì đâu đến bốn cái, phía trước có mà phía sau lại có nữa ? Ở mông có đuôi mà trước bụng lại có đuôi nữa.Há có lý này sao ? Tôi không tin ". Ta nói "Cái này là chân như thiệt; cái chân như này ông không tin thì ta nói một cái giả cho ông nghe " Chân như dựng khắp tam tế ,ngang khắp mười phương,ở Chư Phật không tăng, ở chúng sinh không giảm,vô tịnh vô nhiễm". Ông ta nghe rồi nói : " Cái này đại khái là đúng, bảo tôi tin thì còn được !" .Các ông nghĩ xem : Ta nói " Chân thật " ông ta không tin, ta nói giả ông ta lại tin. Hôm nay ta giảng cho các ông nghe , các ông có người nào tin chăng ? Các ông không tin rồi ! Chung quy phá Bản tham rồi là không còn vọng tưởng. Không có vọng tưởng tức là không có tất cả niệm sinh diệt, niệm có sinh diệt thì có tướng,có tướng thì Diêm Vương có thể bắt được, bắt biến thành Trâu , thành Ngựa thì cũng phải nghe theo lệnh của ông ta thôi . Chhungs ta không có vọng tưởng thì không có tướng, Vậy thì Diêm Vương bắt cái gì ?. Cho nên người phá Bản tham thì nhất định dứt sinh tử , người phá Trùng quan nhất định không có mộng tưởng, ngủ nghỉ thì vẫn là ngủ nghỉ, chiêm bao thì không có. Tưởng có người nói: " Người khai ngộ của Thiền tông còn có hôn trầm " . Kỳ thực họ chẳng biết Thiền tông cần phải đạt đến một mức độ nào đó thì mới không có hôn trầm. Vậy cần phải biết người phá Trùng quan không có mộng tưởng thì còn có cái gì ? Phải biết mộng tưởng từ đâu mà ra ? Dù các ông có mộng như thế nào cũng không ra khỏi sự tướng thế gian. Người phá Trùng quan thì lý ,sự đều liễu , tâm cảnh song dung thì chỗ nào còn thế gian sự ? . Cho nên người phá Trùng quan quyết định không có mộng tưởng , có tướng để Diêm Vương thấy được là có sinh tử . Có Chân như thì Diêm Vương không thể thấy được, mặc dù Diêm Vương không thể thấy được nhưng Phật Thích Ca thấy được, Phật Thích Ca còn thấy thì có Niết Bàn: liễu sinh tử còn phải liễu được Niết Bàn . Người phá Lao quan sau trót thì hôn , vọng đều trừ , mộng tưởng diệt sạch : đến được chỗ này rồi người ấy không còn hôn trầm, họ đến chỗ này thì sinh tử không còn, , Niết Bàn cũng không trụ. Nói nhất chân pháp gigiowisthif ngay cái nhất chân pháp giới cũng phải vượt qua .. Lại nữa phá Bản tham là kiến Pháp thân, phá Trùng quan là chứng Pháp thân . Tại sao nói kiến ? Tại sao nói chứng vậy ? Thí dụ như Thiền đường : người kiến Pháp thân như đứng ở cửa Thiền đường ,việc trong thiền đường đều thấy rõ ràng nhưng chưa bước vào .Chứng pháp thân là bước vào Thiền đường. Thấu Pháp thân là đi thẳng vào trong khám Duy Ma Cật mà ngồi . Cho nên nói phá Bản tham kiến Pháp thân . Phá Trùng quan chứng pháp thân phá Lao quan thấu Pháp thân. Tất cả pháp môn khác công phu cùng tột chỉ đến chỗ chứng Pháp thân thôi, duy có Thiền tông cần phải tiến thêm một bước thấu qua Pháp thân thì mới đúng việc của Thiền tông .
Những lời nói của ta đối với các ông lúc này dù chẳng có ý nghĩa gì cả, bất quá ta giảng như thế , các ông dùng tai nghe qua nhưng cũng có thể nói là : " Một khi đã vào tai thì vĩnh viễn là hạt giống đạo" Có được hạt giống này thì tương lai nhất định sẽ nẩy mầm, nẩy mầm thì sẽ có kết quả .
Phật dậy : " Nhân nào quả ấy ". Hãy tham đi .!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha hah a[smile]

bi giờ cũng có 1 NHƯ THỊ HÀNH GIẢ lấy chân như cho người ta coi ... lòng vòng .. lòng thòng .. cục cục [smile]

dù có cố gắng trở thành 1 thiền giả tốn nhiều trần lao .. mà bất thức huyền chỉ ... [smile] ... trần lao đổ ra như thác nước, sức gì chịu nổi ? [smile]

Trong Các Môn Thiền Tập Của Một Số Tông Phái -> Lấy Sự ĐÌNH CHỈ CỦA TÂM Ý , Ý THỨC Để LẤY SỰ RỖNG LẶNG Làm NỀN TẢNG ĐỊNH LỰC .Nhưng Như Thế Vẫn Là LẬP DANH TƯỚNG Vì TRONG QUY LUẬT VẬN HÀNG CỦA VÔ MINH HÀNH ( ĐỐI VỚI TÂM THỨC )= CHÂN THỰC = KHÔNG CÓ SỰ RỖNG LẶNG THỰC SỰ-> MÀ VỌNG TƯỞNG TỰ TÂM HIỆN XUẤT HIỆN THEO QUY LUẬT VẬN HÀNH CỦA VÔ MINH HÀNH LIÊN TỤC -> CHỈ CÓ KHI CÓ " NHẬN THỨC _ NHẬN BIẾT" Mới Thực Sự NGƯNG NGHỈ -Chứ Sự ÁP ĐẶT Của Ý , Ý THỨC Tạo Nên TRẠNG THÁI TỊCH TỊNH Chỉ Là VỌNG TƯỞNG Do Ý THỨC CHẤP CHẶT QUÁ KHỨ NƯƠNG DỰA TẠO NÊN.=NGHIỆP LỰC ( LỐI MÒN TƯƠNG TỤC )
CHỈ CÓ KHI CÓ " NHẬN THỨC _ NHẬN BIẾT" Mới Thực Sự NGƯNG NGHỈ

-Chứ Sự ÁP ĐẶT Của Ý , Ý THỨC Tạo Nên TRẠNG THÁI TỊCH TỊNH Chỉ Là VỌNG TƯỞNG Do Ý THỨC CHẤP CHẶT QUÁ KHỨ NƯƠNG DỰA TẠO NÊN.=NGHIỆP LỰC ( LỐI MÒN TƯƠNG TỤC )


Ý thức vốn là nhận biết ... là nhận thức [smile]

vậy ... nhận biết gì ? .. nhận thức gì ? đưa tới sự ngừng nghỉ của Ý THỨC [smile]


Chỉ khi nào ... Ý THỨC đó ... [smile] - - - - - [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,396
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
THIỀN THẤT KHAI THỊ LỤC ( Tác giả Lai Quả Thiền Sư )
(Thất 9 ngày thứ 6 )

..."Người chưa ngộ so với người đã đại ngộ thì tiền đồ khác nhau . Nay nói sơ qua cho các ông nghe ,nếu không thì mơ hồ không dễ gì phân biệt. Người chưa ngộ thì mắt chưa mở , như người mù vậy . Các ông thử nghĩ : người mù có tốt gì đâu ? một chân đạp cứt chó lấy tay mò lấy còn cho là đồ tốt ăn ngon . Trái lại đem một chén cơm lại cho anh ta, anh ta lại sợ các ông trêu chọc, nghi ngờ trong cơm có đồ không sạch. Đưa nh ta vào nhà tiêu anh ta lại cho là rất tốt, ngồi cũng tiện ,đứng lên đưa hai tay thì đều có chỗ tựa ,đại tiểu tiện đều thuận lợi, thật là tốt. Đưa anh ta lên chánh điện anh ta lại nói " Không đúng ! " Bốn bề không chỗ dựa không biết là nơi nào cả. Lại còn cho đó là chỗ đồng trống chẳng có chỗ để nương tựa vào . " Không tốt ! Không tốt hãy tìm cho tôi một chỗ tốt để thân đi .!" . Các ông nghĩ xem có đáng tiếc không ! Có khổ não không ? đem đồ ngon cho anh ta ăn lại sợ là không sạch , để ở chỗ tốt anh ta lại chê là đồng trống. Vì sao ? Vì là người mù không biết được tốt sấu, ấy là điều khổ não thứ nhất của người chưa khai ngộ .
Lại nữa , đến không biết từ đâu đến ,đi không biết đi về đâu . việc này cho là không quan trọng ,không nói đến nó . Nhưng hiện tiền cái sắc thân này hôm nay chẳng biết việc ngài mai, muốn lo việc an ổn trong tương lai thì không làm được. Xác thân này đến nơi nào cũng không làm chủ được. Sau khi lại chết mịt mù không biết chỗ về. Các ông thử nghĩ : Chết rồi đi về đâu , các ông còn biết chăng ? Lên thiên đường cũng không biết, xuống địa ngục cũng chẳng hay , biến trâu biến ngựa cho đến biến cái gì cũng không biết, đó là cái khổ thứ nhì của người chưa khai ngộ. Nói sơ hai loại này, nói thêm nhiều thì không đủ thì giờ. Các ông nghĩ xem : Hai cái khổ não này cũng đủ cho các ông chịu khổ rồi! Nếu không tự ngộ thì ai giúp mình mở mắt ra đây .!"...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha aha hahahaha ... Người mù hỏng thấy đường trong 1 thế giới con người LÒNG TRÂU CŨ XÌ nhỉ ? [smile]

nhưng mà nghĩ lại cũng đúng [smile] ... phật đạo tu hành tại tâm .. dùng Ý THỨC [smile] ...tăng trưởng thănng hoa trong những cái nhìn, nhận thức thành thật .. [smile] ...

Ý dẫn đầu các pháp [smile]

hỏng có xoay chuyển cái ý đó [smile] .. điểm tựa của nó .. nhận thứ của nó .. quán sát của nó [smile]

--> thì làm gì đây [smile]

Anh ấy hỏng mù [smile]

Bốn bề không chỗ dựa không biết là nơi nào cả. Lại còn cho đó là chỗ đồng trống chẳng có chỗ để nương tựa vào .
vì quan sát rất đúng [smile]
nhưng ông thiền sư hơi ác [smile] .. hỏng chỉ rõ [smile] đường [smile]

ông Phật luôn Chỉ Tâm --> vì Phật đạo tu hành tại TÂM


Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,

Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra.

Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.


- như nồi cơm ăn hết lại đầy [smile]

- như cánh đồng bất tận hỏng sợ hết lúa [smile]

I am the happiest man alive. I have that in me that can convert poverty to riches, adversity to prosperity, and I am more invulnerable than Archilles; Fortune hath not one place to hit me.”​


― Thomas Browne - Religio Medici ( Y Học Tôn Giáo - xxxxxxxmile)

* ( cái ông này nói trong ổng có thứ biến nghèo thành giàu, biến khó khăn thành sung túc [smile] .. nên ỏng nói mình là người hạnh phúc nhất ) * .. chẳng phải đó là tâm học mà ông Phật hướng đến sao ? [smile]


tất cả thế gian .. lầm mình là vật .. bỏ mất TÂM, TÁNH .. nếu biết chuyển vật thì đồng với NHƯ LAI - Kinh Thủ LĂng Nghiêm
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,396
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
THIỀN THẤT KHAI THỊ LỤC (Tác Giả :Lai Quả Thiền Sư )
(Lược Trích Thất 10 ngày đầu )

..."Quý thầy hôm nay ở đây tham Tối thượng thừa thiền , tu chánh pháp của thập phương chư Phật, hành tâm hạnh của thập phương chư Phật. Chẳng cầu khai ngộ cứ hành như thế này, cái chánh phạm , chánh nhân này rất quý , dùng miệng ta tán cũng không hết được !
----------
(Thất 10 ngày thứ nhì )
----------
..." Đối với người căn cơ trung đẳng mà nói thì trước tiên phải từ chỗ không biết dụng câu thoại đầu mà nói . thí dụ như : Câu thoại đầu chẳng biết cách dụng thì dụng như thế nào ? Đến khi biết dụng rồi thì cách dụng như thế nào ? Dụng quen rồi thì cách dụng như thế nào ? Cho đến công phu đắc lực, bắt đầu chuyển vào giai đoạn thâm sâu thì cách dụng thế nào?Tóm lại tất cả giai đoạn dụng công kể trên đều phải minh bạch rõ ràng
Đối với người căn cơ thượng đẳng thì từ địa vị phàm phu phải làm việc gì, đến địa vị bậc Thánh phải làm việc gì, chưa ngộ phải làm việc gì , ngộ rồi phải làm việc gì, cũng đều phải thật rõ ràng thì mới kể là người trong Thiền tông được "...
 

giacnhanckn

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 1 2023
Bài viết
76
Điểm tương tác
5
Điểm
8
Có gì đó không đúng. Bên Thiền phải chống chèo thiền định nên phải học rộng hiểu nhiều mới có đủ kiến thức vượt qua bến bờ giác ngộ. Không học kinh giáo thì phải là bên Mật tông mới đúng.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Có gì đó không đúng. Bên Thiền phải chống chèo thiền định nên phải học rộng hiểu nhiều mới có đủ kiến thức vượt qua bến bờ giác ngộ. Không học kinh giáo thì phải là bên Mật tông mới đúng.

Bạn tôi ơi... Trở về nguồn cội là buông sạch đó bạn..!! Thân _ tâm _ cảnh đều buông hết mới vào cửa KHÔNG...

Cung kính.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Bạn tôi ơi... Trở về nguồn cội là buông sạch đó bạn..!! Thân _ tâm _ cảnh đều buông hết mới vào cửa KHÔNG...

Cung kính.
Vẫn chưa "BUÔNG!." được đâu. Bantoioi.

Làm sao "BUÔNG!." được "cái TÔI???"
Làm sao "BUÔNG!." được "cái TÔI????????" trong diễn đàn này.

Ờ mà đúng hông??? [IDIOT SMILE]XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Trở về nguồn cội là BUÔNG sạch "Cửa KHÔNG"cái KHÔNG BIẾT???
Trên không manh ngói che
Dưới không đất cắm dùi


“Vì thế, nên người hiểu không, chẳng có tưởng không.”

Kệ của thiền sư Tịnh Không (1091-1170) trong Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục.
Nguyễn Lang dịch như sau:
Trên không manh ngói che
Dưới không đất cắm dùi
Hoặc mặc áo lạ lại
Hoặc xách gậy mà tới

Lúc tiếp xúc động chuyển
Như rồng nhảy đớp mồi .

Thượng vô phiến ngõa giá
Hạ vô trác chùy địa
Hoặc dịch phục trực nghệ
Hoặc sách trượng nhi chí
Động chuyển xúc xứ gian
Tợ long dước thôn nhĩ.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Vẫn chưa "BUÔNG!." được đâu. Bantoioi.

Làm sao "BUÔNG!." được "cái TÔI???"
Làm sao "BUÔNG!." được "cái TÔI????????" trong diễn đàn này.

Ờ mà đúng hông??? [IDIOT SMILE]XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX

Ờ Ờ... Bạn tôi ơi... Bạn nhìn đâu cũng thấy mỗi mỗi là biển tâm Phật thì cái tôi chỉ còn là cái đuôi trâu lấp ló sót lại thôi... Hehe.. ♥️

Cung kính.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Làm sao NÓI "Cửa KHÔNG???"

Cửa KHÔNG nó là sao?
Cửa KHÔNG như thế này, như thế kia, như cái này, như cái kia. v.v...?????
Diễn tả NÓ theo cái THẤY đối đãi NHỊ NGUYÊN được sao???


- Thế nào là đạo?

Vị Thiền sư im lặng giây lâu, rồi hỏi:
- Không hội (hiểu) không?

  • Dạ không hội.
  • Không hội là tốt.


Tham thì cứ Tham.
NÓI ra thì KHÔNG PHẢI nó.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Tham thì cứ Tham.
NÓI ra thì KHÔNG PHẢI nó.
bởi vì người nói THAM mà hỏng có trình độ, hỏng phương pháp .. thiếu danh từ . hỏng rõ ràng [smile]


Như lai tàng: tức là chân tâm,
có 3 ý nghĩa:
1) Thể tánh của chân tâm thường trụ bất biến, gọi là “như”; tuy là thường trụ bất biến nhưng luôn luôn tùy duyên biến hiện ra muôn vàn diệu dụng, gọi là “lai”; vạn pháp đều hàm chứa trong chân tâm, gọi là “tàng”; bất biến mà thƣờng tùy duyên, tùy duyên mà luôn luôn bất biến, gọi là “như lai tàng”.

2) “Như lai tàng” cũng tức là thể tánh giác ngộ (Phật tánh). Thể tánh giác ngộ này xƣa nay vốn có sẵn trong tất cả chúng sinh; vì chúng sinh mê vọng nên nó bị che lấp, không hiển hiện đƣợc, nếu hết mê vọng thì tức khắc hiện rõ. Vì thể tánh giác ngộ (tánh nhƣ lai) ấy vốn sẵn ẩn tàng trong mỗi chúng sinh, cho nên gọi là “như lai tàng”.

3) “Nhƣ lai tàng” tức là chân tâm thƣờng trụ bất sinh bất diệt, hằng sa diệu đức của các đức Như Lai trong mƣời phƣơng đều hàm chứa ở trong đó, cho nên gọi là “như lai tàng”. (88) Kinh Thủ Lăng Nghiêm [xmile]

chứ còn người có trình độ nói ra .. họ vẫn nói mà [smile]

vì vậy trong BẢN NGUYÊN KINH có BẢN NGUYÊN TÂM của những người đi trước để lại [smile]

Người ta còn mỗi cái đuôi trâu --> cũng hỏng dám cầm nó [smile] vì sợ nhân .. sợ quả [smile]

còn VÔ MINH .. ba hoa .. còn cả nguyên bộ lòng trâu .. CẦM HOÀI [smile] --> KHỔ HOÀI [smile]


ơ mà đúng hông ? [smile]
 

giacnhanckn

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 1 2023
Bài viết
76
Điểm tương tác
5
Điểm
8
Tâm chuyền tâm không lộ ra ngoài là Mật đúng không nhỉ
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha ha [smile]

mỗi người sư phụ .. đều có cách truyền đạt kinh nghiệm tư tưởng khác nhau [smile]

nhưng con người với con người .. tất cả mọi truyền đạt đều phải qua tư tưởng, lời nói .. hành động .. [smile] rèn luyện [smile]

nói MẬT thì MẬT QUÁ mất luôn .. có người nói MẬT cũng hỏng có hẳn luôn 1 sư phụ (smile x x x x x )

cho nên .. ngay cả dòng tư tưởng phương pháp giác ngộ .. chính kinh điển phật giáo cũng trình bày hết luôn rùi [smile]

vì lý do đó mới nói trong BẢN NGUYÊN KINH có BẢN NGUYÊN TÂM [smile]

ờ mà đúng hông ?[smile]
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Tâm chuyền tâm không lộ ra ngoài là Mật đúng không nhỉ

Chào bạn...
Bạn đang tìm hiểu về pháp môn Tham Thoại Đầu, hay là tìm hiểu thắc mắc... Có cái gọi là "tâm truyền tâm" hay không..??

Cung kính.
 
Bên trên