- Tham gia
- 12/7/07
- Bài viết
- 1,099
- Điểm tương tác
- 1,040
- Điểm
- 113
Bài 18 - Ngũ Nhãn Thông.- Chân Thiên Nhãn (Thanh Tịnh Thiên Nhãn).
* Tướng của Thiên Nhãn:
ĐT ĐL dạy về Tướng của Thiên Nhãn:
Bồ tát dùng thiên nhãn tự mình thấy các thiện pháp, cũng dạy người, khiến họ được các thiện pháp, ở nơi các thiện pháp, Bồ tát chẳng thủ chấp, vì các thiện pháp đều là tự tánh không. Trong "không" chẳng có chỗ thủ chấp. Nếu chấp, thì sẽ thọ mùi vị, mà trong "không" thì chẳng có mùi vị vậy.
....... Bồ tát hành Bát nhã Ba- la- mật như vậy, dùng thiên nhãn quán hết thảy pháp đều là không. Vì thấy hết thảy pháp đều là không nên chẳng thủ tướng, chẳng tác nghiệp, chẳng thấy có vì người mà nói pháp ấy, chẳng thấy có tướng chúng sanh, cũng chẳng nghe danh tự chúng sanh.
....... Bồ tát dùng pháp "vô sở đắc", khởi thần thông Ba- la- mật; dùng thần thông quán chỗ nào nên làm thì làm. Thiên nhãn thù thắng hơn nhân nhãn, nên Bồ tát dùng thiên nhãn thấy được các cõi Phật trong khắp 10 phương. Thấy rồi, Bồ tát bay đến tận cùng các cõi Phật để làm lợi ích cho chúng sanh; hoặc dùng bố thí, hoặc dùng trì giới, hoặc dùng nhẫn nhục, hoặc dùng tinh tấn, hoặc dùng thiền định, hoặc dùng trí tuệ để làm lợi ích cho chúng sanh; hoặc dùng 37 phẩm trợ đạo, hoặc dùng 3 giải thoát môn, hoặc dùng pháp Thanh Văn, hoặc pháp Bồ tát, hoặc dùng pháp Phật để làm lợi ích cho chúng sanh. Gặp người xan tham thì Bồ tát nói với họ, "Các ngươi nên hành bố thí. Bần cùng là khổ não. Người bần cùng chẳng tự lợi ích cho chính mình, huống nữa là lợi ích cho người khác. Các ngươi hay siêng năng hành bố thí, khiến tự mình được vui. Các ngươi chớ nên vì bần cùng mà xâu xén hau, trộm cắp của nhau khiến chẳng xa rời được 3 đường ác". Gặp người phá giới thì Bồ tát nói với họ, "Các ngươi chớ nên phá giới, phá giới là khổ não. Người phá giới chẳng tự lợi ích cho chính mình, huống nữa là lợi ích cho người khác. Do phá giới mà phải đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; chẳng thể tựu cứu mình, huống nữa là cứu người khác. Các ngươi chớ nên tùy theo tâm phá giới; đến khi chết, các ngươi sẽ hối hận".(hết trích)
(Các Hành nghiệp khác cũng dùng Thiên nhãn mà quán như vậy, để tu trì.)
+ Thanh Tịnh thiên Nhãn .
Là Chân Thiên Nhãn, loại Thiên Nhãn này do các vị Bồ tát ở cõi Trời "Đệ Nhất Nghĩa Thiên" tu tập.
Kinh Đại niết Bàn. Phật dạy:
Trong thế gian có bốn loại thiên:
Một, thế gian thiên, như các vị quốc vương, tổng thống, những người có phước báo, đầy đủ vật chất cần dùng…
Hai, sanh thiên, do dụng công tu tập, cải tạo hoàn cảnh, lập chí hướng thượng như: Tứ thiên vương thiên nhẫn đến phi tưởng phi phi tưởng thiên.
Ba, tịnh thiên, những người được chứng đạo quả trong từng phần như: Tu đà hoàn, A la hán, Bích chi Phật.
Bốn, đệ nhất nghĩa thiên, những bậc thấy chân lý, hiểu rõ thực tướng của các pháp là vô tướng, như bậc thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng và thập địa. (hết trích)
Như vậy: "Thanh Tịnh thiên Nhãn " là do tu tập Đệ Nhất Nghĩa đế, tu tập Chân Đế.
Cụ thể là:
+ Về Thiền Định: Tu tập Kim cang Bát nhã Tam muội, Như Huyễn Tam muội, Viên Giác Tam muội, Không, vô tướng, vô tác Tam muội v.v...
+ Về Trí Tuệ: Tu tập: Tánh Không quán, Bất Nhị quán, Thập huyền Môn v.v...
Đây là những chân lý đệ nhất nghĩa, hành giả tu tập pháp này khi thấy chân lý, hiểu rõ thực tướng của các pháp là vô tướng, gọi là Đệ Nhất Nghĩa Thiên. (hết trích)
Do đây là được Chân Thiên Nhãn.
* Tướng của Thiên Nhãn:
ĐT ĐL dạy về Tướng của Thiên Nhãn:
Bồ tát dùng thiên nhãn tự mình thấy các thiện pháp, cũng dạy người, khiến họ được các thiện pháp, ở nơi các thiện pháp, Bồ tát chẳng thủ chấp, vì các thiện pháp đều là tự tánh không. Trong "không" chẳng có chỗ thủ chấp. Nếu chấp, thì sẽ thọ mùi vị, mà trong "không" thì chẳng có mùi vị vậy.
....... Bồ tát hành Bát nhã Ba- la- mật như vậy, dùng thiên nhãn quán hết thảy pháp đều là không. Vì thấy hết thảy pháp đều là không nên chẳng thủ tướng, chẳng tác nghiệp, chẳng thấy có vì người mà nói pháp ấy, chẳng thấy có tướng chúng sanh, cũng chẳng nghe danh tự chúng sanh.
....... Bồ tát dùng pháp "vô sở đắc", khởi thần thông Ba- la- mật; dùng thần thông quán chỗ nào nên làm thì làm. Thiên nhãn thù thắng hơn nhân nhãn, nên Bồ tát dùng thiên nhãn thấy được các cõi Phật trong khắp 10 phương. Thấy rồi, Bồ tát bay đến tận cùng các cõi Phật để làm lợi ích cho chúng sanh; hoặc dùng bố thí, hoặc dùng trì giới, hoặc dùng nhẫn nhục, hoặc dùng tinh tấn, hoặc dùng thiền định, hoặc dùng trí tuệ để làm lợi ích cho chúng sanh; hoặc dùng 37 phẩm trợ đạo, hoặc dùng 3 giải thoát môn, hoặc dùng pháp Thanh Văn, hoặc pháp Bồ tát, hoặc dùng pháp Phật để làm lợi ích cho chúng sanh. Gặp người xan tham thì Bồ tát nói với họ, "Các ngươi nên hành bố thí. Bần cùng là khổ não. Người bần cùng chẳng tự lợi ích cho chính mình, huống nữa là lợi ích cho người khác. Các ngươi hay siêng năng hành bố thí, khiến tự mình được vui. Các ngươi chớ nên vì bần cùng mà xâu xén hau, trộm cắp của nhau khiến chẳng xa rời được 3 đường ác". Gặp người phá giới thì Bồ tát nói với họ, "Các ngươi chớ nên phá giới, phá giới là khổ não. Người phá giới chẳng tự lợi ích cho chính mình, huống nữa là lợi ích cho người khác. Do phá giới mà phải đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; chẳng thể tựu cứu mình, huống nữa là cứu người khác. Các ngươi chớ nên tùy theo tâm phá giới; đến khi chết, các ngươi sẽ hối hận".(hết trích)
(Các Hành nghiệp khác cũng dùng Thiên nhãn mà quán như vậy, để tu trì.)
+ Thanh Tịnh thiên Nhãn .
Là Chân Thiên Nhãn, loại Thiên Nhãn này do các vị Bồ tát ở cõi Trời "Đệ Nhất Nghĩa Thiên" tu tập.
Kinh Đại niết Bàn. Phật dạy:
Trong thế gian có bốn loại thiên:
Một, thế gian thiên, như các vị quốc vương, tổng thống, những người có phước báo, đầy đủ vật chất cần dùng…
Hai, sanh thiên, do dụng công tu tập, cải tạo hoàn cảnh, lập chí hướng thượng như: Tứ thiên vương thiên nhẫn đến phi tưởng phi phi tưởng thiên.
Ba, tịnh thiên, những người được chứng đạo quả trong từng phần như: Tu đà hoàn, A la hán, Bích chi Phật.
Bốn, đệ nhất nghĩa thiên, những bậc thấy chân lý, hiểu rõ thực tướng của các pháp là vô tướng, như bậc thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng và thập địa. (hết trích)
Như vậy: "Thanh Tịnh thiên Nhãn " là do tu tập Đệ Nhất Nghĩa đế, tu tập Chân Đế.
Cụ thể là:
+ Về Thiền Định: Tu tập Kim cang Bát nhã Tam muội, Như Huyễn Tam muội, Viên Giác Tam muội, Không, vô tướng, vô tác Tam muội v.v...
+ Về Trí Tuệ: Tu tập: Tánh Không quán, Bất Nhị quán, Thập huyền Môn v.v...
Đây là những chân lý đệ nhất nghĩa, hành giả tu tập pháp này khi thấy chân lý, hiểu rõ thực tướng của các pháp là vô tướng, gọi là Đệ Nhất Nghĩa Thiên. (hết trích)
Do đây là được Chân Thiên Nhãn.
Sửa lần cuối: