Thảo luận về Ngủ Uẩn(VQ chuyển về từ GLTT)

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Bạn ngộkhông thân mến!

Những gì mà bạn vừa nói đến có liên quan đến nhiều vấn đề của phật pháp, từ căn bản vỡ lòng đến thậm thâm vi diệu. Để cho việc bàn luận không vô ích thì trước hết bạn và tôi phải có sự đồng nhất về quan điểm về phương pháp luận. Do không ai hiểu ai, nên tôi xin nêu lên quan điểm của mình trước:

_ Phật giáo khác với các đạo giáo khác, là dựa vào trí tuệ chứ không dựa vào lòng tin. Chẳng hạn Thiên chúa giáo có câu nổi tiếng "Phước cho ai không thấy mà tin", còn Phật giáo thì ngược lại: "Chớ vội tin những gì ta nói...". Do đó những gì ngài nói mà có thể kiểm chứng được thì hãy bàn luận, còn không thì hãy để đó, đừng đem ra bắt doccoden phải tin đó là chân lý.

_ Cần phải xác định điều gì là phổ quát, là căn bản, có thể bao quát hết thảy, và điều gì là riêng biệt chỉ hàm chứa trong một vấn đề nào đó. Đối với doccoden thì "thành, trụ, hoại, không" và "cái này có do cái kia có" là mang tính phổ quát, bao hàm toàn bộ sự vật hiện tượng trong vũ trụ. Chính nó làm cho Phật giáo khác hẳn những đạo giáo khác, và trở thành "cao siêu" cũng từ nó mà ra. Nhiều Phật tử cho rằng câu đó chỉ nói đến "pháp hữu vi", nếu vậy thì Phật giáo có gì khác với Ấn độ giáo? :D

Hiện nay khoa học đã biết không gian và thời gian cũng không tự tồn tại, vai trò của người quan sát trong thế giới lượng tử... -> ngày càng xác nhận sự đúng đắn của Phật giáo.

-------------------

Giờ điểm qua vài điều bạn nói:

1. Bạn đã công nhận con người bao gồm Thân và Tâm, ngoài ra không còn gì nữa, đúng không? Chỉ có điều bạn cho rằng tiến trình "thành, trụ, hoại, không" chỉ xảy ra ở thân xác, còn tâm thức thì bất biến, đúng không? :D

Những gì bạn suy diễn sau đó dẫn bạn tiến thẳng đến tư tưởng của Ấn giáo! Phật giáo quan niệm rằng con người cũng như vạn vật, đều do duyên hợp, chỉ là thân và tâm. Ấn giáo thì quan niệm rằng con người ngoài thân tâm còn có linh hồn làm chủ thể điều khiển chúng.

Đề nghị bạn giải thích rõ xem Chân tâm là cái gì, nó khác với Linh hồn ở chỗ nào?

2. Bạn đã nhắc lại "Cái này có là cái kia có" và "Mỗi một sự vật hiện tượng tồn tại trong cái Thế Giới này đều có sự tương quan với vạn sự vật hiện tượng khác" nhưng lại cho rằng "Có các pháp hữu vi thì sẽ có tính chất vô thường". Trong khi bạn cũng biết rằng vạn pháp là vô tự tánh, tức là tự chúng không hề có tính chất nào cả, kể cả tính chất vô thường. Còn câu "có các pháp vô vi thì sẽ có Ông Phật" thì tôi không hiểu bạn nói cái gì luôn :D Bạn dẫn giải định luật bảo toàn năng lượng thì lại dựa theo "Cái này có là cái kia có" để thắc mắc: năng lượng do đâu mà có? Cũng vậy, pháp hữu vi và vô vi cũng do đâu mà có?...

Ngoài ra, khi kinh sách nói lúc thế này lúc thế kia, thì bạn thấy cái nào đúng? Tại sao lại có sự mâu thuẫn như vậy?

Đối với tôi thì luôn dựa vào điều gì là phổ quát, là căn bản...

Chào bạn doccoden,

Qua 2 bài viết này tôi đã hiểu thêm bạn hơn,hay nói đúng hơn là hiểu thêm về cách suy luận của bạn hơn ... Bạn giống tôi mấy năm trước,chả tin cái gì nếu không có bằng chứng,nếu không có cơ sở chắc chắn.Tôi hồi trước cũng chả tin vào ông Thần ông Thánh nào hết,chả tin ma quỉ,chả tin cái gọi là "nghiệp,luân hồi,quả báo ..." .Nói tóm lúc đó tôi cho rằng chết là hết,là chấm dứt,không còn gì cả.Đến khi biết Phật Pháp thì cũng nửa tin nửa ngờ,nhìn đâu cũng thấy nghi ngờ.Từ kinh kệ cho đến lời Phật thuyết...Lúc nào cũng có dấu hỏi to đùng rằng : Cái này,lời này có đúng không,có phải của ông Phật nói không ? Các Tổ có bằng được ông Phật không ? .v.v...

Hihhi ...

Bây giờ tôi lại suy nghĩ khác : Cái này,lời này,kinh này,việc này .v.v... mình hiểu có đúng chưa ? Có sai sót gì không ? Có chủ quan không ? .v.v... Chứ tôi không đặt nặng vấn đề Phật hay Tổ,đúng hay sai nữa.

Bởi làm sao ?

Tôi nhận ra rằng sự hiểu biết của chúng ta nó là Vô Thường,không bất biến.Hôm nay cho là đúng,mai lại nhìn ra chỗ sai,hôm nay cho là sai,mai lại chợt " Ồ ! Thì ra là vậy "... Và sự hiểu biết chúng ta nông hay sâu,rộng hay hẹp sẽ do sự tiến bộ,qua sự từng trải của mình trong từng giai đoạn cuộc đời.Khi 20 tuổi nghĩ khác,30 tuổi lại khác,40 lại khác nữa.

Trong truyện "Hoàng Tử bé" của nhà văn Exupery có đoạn viết về việc Hoàng tử bé làm quen với con chồn mà tôi thấy nhớ mãi.Dịch giả Bùi Giáng dịch là " Sự tuần dưỡng".Tuần dưỡng chứ không phải nuôi dưỡng.Tôi còn nhớ mãi cái cảm giác xúc động khi đọc những đoạn văn này...

Sự tuần dưỡng.

Và với mọi sự,mọi mối quan hệ,mọi sự học tập,chúng ta đều phải "tuần dưỡng" chúng.Mới đầu chỉ là những khái niệm mơ hồ,sau đó bắt đầu thấy nhớ nhung,thấy quen thuộc và nó ngấm vào chúng ta lúc nào không hay...

Trở lại bài viết của bạn.

Bài viết của bạn rất hay,rất khó.Có lẽ tôi chưa thể đủ trình độ để trả lời cho bạn những vấn đề mà bạn đang suy tư.Như câu hỏi "Chân Tâm là gì" chẳng hạn.Nếu tôi biết rõ Chân Tâm là gì thì có lẽ tôi sẽ chẳng ngồi đây nữa rồi ... hihih.Nhưng trong Kinh Pháp Cú có bài kệ rằng :

TÂM dẫn đầu các Pháp
Tâm làm chủ,Tâm tạo
Nếu với Tâm nhiễm ô
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau
Như xe,chân vật kéo ...

Hay như :

TÂM dẫn đầu các Pháp,
Tâm làm chủ,Tâm tạo
Nếu với Tâm thanh tịnh,
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau,
Như bóng không rời hình ...

Đó chẳng phải là Chân Tâm và Vọng Tâm sao ?

Nhưng cái quan trọng hơn là tôi cảm thấy hình như bạn hiểu sai về Vô Ngã,về Tánh Không thì phải.Bạn cho rằng Vô ngã là không có tính chất nào cả thì theo tôi nghĩ là sai lầm.Xin nhắc lại một chút lý thuyết :

Trước hết ta nói về "Có tự tánh" xem sao?

Một sự vật hiện tượng được cho là có tự tánh tức là nó tự có-tự hiện hữu độc lập,không cần dựa vào bất cứ cái gì để hiện hữu.Chính vì vậy mà nó không sinh không diệt.

Còn cái gọi là "Tánh không"?

Một sự vật hiện tượng được cho là "vô tự tánh" là do nó không tự mình hiện hữu,nó hình thành do Duyên sinh,cái này có thì cái kia có,tức là nó do nhiều yếu tố hợp lại mà thành.Do đó nó mang tính chất vô thường,vô ngã

Theo đó thì tức là "vô tự tánh" nghĩa là không tự độc lập hình thành được,không tự thân có được nhưng không có nghĩa là các sự vật hiện tượng không có tính chất gì...

Vậy TÂM chúng ta là "Có Tự Tánh" hay "Vô tự tánh" đây?

Câu này thì Lục Tổ Huệ Năng đã nói rõ rồi nhưng chả biết trên diễn đàn này có ai đã nghiệm qua để xác nhận đây ? ... hihih
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Bạn ngộkhông thân mến!

Những gì mà bạn vừa nói đến có liên quan đến nhiều vấn đề của phật pháp, từ căn bản vỡ lòng đến thậm thâm vi diệu. Để cho việc bàn luận không vô ích thì trước hết bạn và tôi phải có sự đồng nhất về quan điểm về phương pháp luận. Do không ai hiểu ai, nên tôi xin nêu lên quan điểm của mình trước:

_ Phật giáo khác với các đạo giáo khác, là dựa vào trí tuệ chứ không dựa vào lòng tin. Chẳng hạn Thiên chúa giáo có câu nổi tiếng "Phước cho ai không thấy mà tin", còn Phật giáo thì ngược lại: "Chớ vội tin những gì ta nói...". Do đó những gì ngài nói mà có thể kiểm chứng được thì hãy bàn luận, còn không thì hãy để đó, đừng đem ra bắt doccoden phải tin đó là chân lý.

_ Cần phải xác định điều gì là phổ quát, là căn bản, có thể bao quát hết thảy, và điều gì là riêng biệt chỉ hàm chứa trong một vấn đề nào đó. Đối với doccoden thì "thành, trụ, hoại, không" và "cái này có do cái kia có" là mang tính phổ quát, bao hàm toàn bộ sự vật hiện tượng trong vũ trụ. Chính nó làm cho Phật giáo khác hẳn những đạo giáo khác, và trở thành "cao siêu" cũng từ nó mà ra. Nhiều Phật tử cho rằng câu đó chỉ nói đến "pháp hữu vi", nếu vậy thì Phật giáo có gì khác với Ấn độ giáo? :D

Hiện nay khoa học đã biết không gian và thời gian cũng không tự tồn tại, vai trò của người quan sát trong thế giới lượng tử... -> ngày càng xác nhận sự đúng đắn của Phật giáo.

-------------------

Giờ điểm qua vài điều bạn nói:

1. Bạn đã công nhận con người bao gồm Thân và Tâm, ngoài ra không còn gì nữa, đúng không? Chỉ có điều bạn cho rằng tiến trình "thành, trụ, hoại, không" chỉ xảy ra ở thân xác, còn tâm thức thì bất biến, đúng không? :D

Những gì bạn suy diễn sau đó dẫn bạn tiến thẳng đến tư tưởng của Ấn giáo! Phật giáo quan niệm rằng con người cũng như vạn vật, đều do duyên hợp, chỉ là thân và tâm. Ấn giáo thì quan niệm rằng con người ngoài thân tâm còn có linh hồn làm chủ thể điều khiển chúng.

Đề nghị bạn giải thích rõ xem Chân tâm là cái gì, nó khác với Linh hồn ở chỗ nào?

2. Bạn đã nhắc lại "Cái này có là cái kia có" và "Mỗi một sự vật hiện tượng tồn tại trong cái Thế Giới này đều có sự tương quan với vạn sự vật hiện tượng khác" nhưng lại cho rằng "Có các pháp hữu vi thì sẽ có tính chất vô thường". Trong khi bạn cũng biết rằng vạn pháp là vô tự tánh, tức là tự chúng không hề có tính chất nào cả, kể cả tính chất vô thường. Còn câu "có các pháp vô vi thì sẽ có Ông Phật" thì tôi không hiểu bạn nói cái gì luôn :D Bạn dẫn giải định luật bảo toàn năng lượng thì lại dựa theo "Cái này có là cái kia có" để thắc mắc: năng lượng do đâu mà có? Cũng vậy, pháp hữu vi và vô vi cũng do đâu mà có?...

Ngoài ra, khi kinh sách nói lúc thế này lúc thế kia, thì bạn thấy cái nào đúng? Tại sao lại có sự mâu thuẫn như vậy?

Đối với tôi thì luôn dựa vào điều gì là phổ quát, là căn bản...

Bạn nói là đã đọc kỹ những gì tôi viết nhưng không thấy tôi nói chỗ nào? :D

Phật cho rằng TÂM là THỌ-TƯỞNG-HÀNH-THỨC, điều này ai cũng có thể kiểm chứng được. Nếu bạn cho rằng ngoài những thứ đó thì Tâm còn cái gì khác nữa thì mời bạn nói xem, nó là gì và hãy chứng minh sự tồn tại của nó :D

Quan điểm "chết là hết" không có gì sai nếu như không cho rằng con người có bản ngã. Nếu như sau này khoa học tiến bộ đến mức làm cho con người bất tử thì bạn nghĩ sao? Tức là sao chép lại phần "hồn" của con người là tính cách, tình cảm, ký ức...để khi chết thì sẽ nhân bản thân xác và nạp tâm thức vào thân người mới đó. Nếu vậy thì đó có phải là người cũ không? Tại sao phải và tại sao không? :D

Trong tương lai chúng ta sẽ phải chiêm nghiệm thật sâu sắc về bản ngã của mình, câu hỏi "Tôi là ai?" lúc đó sẽ được đem ra mổ xẻ phân tích. Cũng như hiện nay, vấn đề phá thai đặt ra câu hỏi "Giai đoạn nào thì được xem là con người?" để xác định xem "Phá thai có phải là giết người?"...

Ngoài vấn đề bản ngã, quan điểm duy vật hiện nay đang bị lung lay, cho nên cho rằng "chết là trở về cát bụi" cũng chỉ là do chấp trước chứ sự thật chắc gì đúng như vậy :D

hhihii ... một chữ "NẾU" có thể bỏ cả Núi Tu Di vào chứ chả chơi ...

Cách đặt vấn đề của bạn rất hay,làm tôi suy nghĩ nhức cả đầu ... Nếu Tâm chúng ta có 1 cái gì đó bất biến thì hóa ra có cái NGÃ sao ? Nếu Tâm chúng ta sau khi ngũ uẩn tan rã mà không còn gì thì hóa ra chết là hết sao ?

Theo cách nào thì cũng rơi vào Thường hoặc Đoạn kiến ...

Lục tung tủ sách lên thì thấy rằng : Tâm theo Vi Diệu Pháp,Duy Thức học thì là một luồng tâm,kiểu như sóng biển vậy.Cứ lớp này mất thì lại nổi lên lớp khác...Cái gạch nối giữa 2 con sóng chính là nghiệp lực.Con sóng trước tan thì tác động lực lên để tạo thành con sóng mới.Như vậy con sóng mới vẫn mang theo dư âm của con sóng cũ,chúng nó tuy hai nhưng là một,tuy một mà lại là hai ... hihih ... Nhức cả đầu !!!

Thôi !! kệ xác chúng nó đi :002:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
773
Điểm
113
1. Chân tâm và linh hồn không giống nhau.

Chân tâm (đệ nhất nghĩa đế) chẳng do nhân thành, còn linh hồn do nhân thành.

Linh hồn thiết lập do tư tưởng quan xét sự vô thường của vạn hữu mà thiết lập nên, bởi thế nói do nhân thành.

Chân tâm do tự chứng biết (tu tập đúng phương pháp mà nhận ra, nhận lại) nên chẳng do nhân thành.

Ở đây xảy ra 2 quan điểm lọt vào tà kiến:

- Nếu do tu tập chứng biết thì sao lại nói chẳng do nhân thành ? Bởi trong khi tu tập chứng biết, nên biết rằng chẳng do nhân thành; nay lấy cái sự tu tập làm nhân ấy là do người chưa tu tập, bị kẹt vào ý thức nhị nguyên phân biệt nên không hiểu được chỗ nhân tự chứng tức là vô nhân.

Vd: Như người bị tai nạn mù mắt, chẳng thấy được sự vật trước mắt, xong vẫn có thể miêu tả sự vật nếu như nhắc tới tên gọi; mà thực ra là tự mình chẳng thấy gì cả ! Người nghe đệ nhất nghĩa chân tâm, mà chưa qua tu tập cũng vậy. Tuy nghe danh từ, mà do liên tưởng với cái đã biết mà tạo lập, chứ chẳng phải thật biết, nên không thể hiểu được cái được gọi tên trong thực tế là cái gì ?!

2. Vô tự tánh không phải là không có tự tánh, không có tánh chất nào cả.

Phải biết rằng do chủ thể quán - ngã, nhìn sự vật qua lăng kính vô minh phân biệt nhi nguyên nên quy chụp tính chất lên sự vật. Sự vật là như thị biết, như thị thấy; nếu nói không tức là có, nói có tức là không, lìa có không vẫn còn kẹt với không chấp. Chỗ không chấp là dừng nghỉ tri giác, thời gian - không gian và vật chất biến mất; nên tuyệt ngữ ngôn; chỗ không ngữ ngôn này nếu tỉnh lại liền lập danh là vô tự tánh !
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Ồ, tôi không hiểu sai về vô ngã, mà tôi với bạn ngộkhông đều hiểu đúng. Đối với tôi thì tự tánh có nghĩa là tự ngã, là bản ngã, còn vô ngã có nghĩa là vô tự tánh. Tánh không có nghĩa là không có tự tánh, trống không (trống rỗng về bản ngã)


Trích lại lời bạn:

Một sự vật hiện tượng được cho là có tự tánh tức là nó tự có-tự hiện hữu độc lập,không cần dựa vào bất cứ cái gì để hiện hữu.Chính vì vậy mà nó không sinh không diệt.

Một sự vật hiện tượng được cho là "vô tự tánh" là do nó không tự mình hiện hữu,nó hình thành do Duyên sinh,cái này có thì cái kia có,tức là nó do nhiều yếu tố hợp lại mà thành.Do đó nó mang tính chất vô thường,vô ngã


Có nhiều người tranh cãi về định nghĩa vô ngã của bạn như trên. Đối với tôi thì không quan trọng, vì đó cũng là nói về duyên khởi, nên chắc chắn đó là quan điểm của Phật rồi.

Vấn đề là bạn còn hoài nghi không biết lời Phật nói đó có tính phổ quát hay chỉ bó hẹp trong một số sự vật hiện tượng (giới hạn). Tôi xin nói lại lần nữa, đó là điều có tính phổ quát vì nếu không thì Phật giáo chả có gì khác với Ấn giáo.


"Y nghĩa bất y ngữ"


Không riêng gì bạn mà rất nhiều Phật tử khác cho rằng Chân tâm là thường hằng, bất sinh bất diệt. Vậy thì nó đúng là linh hồn của Ấn giáo rồi còn gì. Bạn hiểu sai về linh hồn rồi, nó là thực thể bất biến dù có quán xét hay không. Còn tự tánh mà Huệ năng nói chính là chân tâm. Bạn đừng để cho ngôn từ đánh lừa, Phật đã nói là "vô tự tánh" mà cho rằng "có tự tánh" là đi ngược lại quan điểm của PG. Vậy phải hiểu vấn đề sao cho đúng? :D

Nếu Duyên khởi có tính phổ quát, bao trùm tất cả các pháp, thì Bất nhị là tinh túy của nó. Khi quy về hai bản nguyên đối lập nhau thì chúng có sự tương quan đối đãi nhau mà thành.


Thật ra PG không duy tâm hay duy vật. Chúng ta thấy PG thuyết duy tâm là chủ yếu, là vì người đời hầu hết đều theo duy vật, nên dùng duy tâm để bác bỏ duy vật. Ví dụ như xem xét đến môi liên quan giữa diễn viên và khán giả thì chúng ta thấy rõ là nếu không có diễn viên đến sân khấu để diễn thì không có khán giả đến xem, ngược lại, nếu không có khán giả đến xem thì cũng không có diễn viên đến sân khấu để diễn. Nếu ai có quan điểm cực đoan cho rằng chỉ nhờ có khán giả chứ không phải diễn viên thì có phải là sai lầm không?

Cũng vậy, xét đến mối liên hệ giữa Tâm và Vật, thì chúng dựa vào nhau mà có. PG luôn nhấn mạnh rằng Tâm sinh ra các pháp, nhưng bạn đừng tưởng rằng nói vậy có nghĩa Tâm là nguyên đầu tiên tạo tác ra các pháp. Phật đã nói "Căn tiếp xúc với Trần sinh ra Thức" (Thức là cách nói khác của Tâm)


“Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Danh sắc có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Danh sắc do duyên gì?' Hãy đáp: 'Danh sắc do duyên thức'.
Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Thức có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Thức do duyên gì?' Hãy đáp: 'Thức do duyên danh sắc'”.
(kinh Đại Duyên, Trường Bộ Kinh)

“Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. ... Này Hiền giả, nếu một bó lau được kéo qua (một bên), bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua (một bên), bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. ...” (Kinh Bó lau, Tương Ưng bộ, ii.112).

Phật bảo A-nan: “Căn và trần đồng một nguồn, cột và mở không phải hai, cái thức phân biệt là luống dối như hoa đốm giữa hư không. A-nan, nhân cái trần, mà phát ra cái biết của căn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướng phần sở kiến và kiến phần năng kiến đều không có tự tánh, như những hình cây lau gác vào nhau. Vậy nên nay ông chính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốc vô minh; chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là Vô lậu Chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy lại còn có vật gì khác.” (Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457 Tâm Minh dịch)


Kiểu này thì chắc chờ đến tết Congo thì bạn mới giải được câu hỏi: "Cái gì tạo nên Vô Thường?" :D Thôi thì tôi nói luôn:

Nhiều Phật tử hiểu sai rằng những gì Phật nói là chân lý. Thật ra chỉ là để phá chấp mà thôi. Bởi vậy trong kinh Kim cang có những câu mà tôi không nhớ rõ, đại loại như "Ta không có thuyết pháp...Nói thuyết pháp tức là không có gì để thuyết, tạm gọi là thuyết pháp".

Do hiểu sai rằng vạn vật có tính chất vô thường nên dẫn đến suy diễn rằng "vô thường" là có sẵn và bất biến nên vô thường cũng là thường.

À há, câu "vô thường cũng là thường" muốn nói nó là đúng hay sai đều được :D quan trọng là hiểu theo nghĩa nào, theo nghĩa trên thì sai nhưng hiểu theo nghĩa khác thì lại đúng.

Mọi vật đều do duyên hợp nên ví dụ A = x + y + z. Vì vô thường nên A bị biến đổi, tức không còn là x + y + z nữa mà là x + y + v. Như vậy A = x + y + z biến đổi thành A' = x + y + v. Thật ra A khác với A' nhưng vì chúng ta cho rằng chúng là một (Thường) nên mới cho rằng nó bị biến đổi (Vô thường)

Tóm lại: Do có khái niệm Thường nên mới có khái niệm Vô thường, chứ thật tướng của vạn vật vốn không phải thường hay vô thường.

Cứ vậy, áp dụng nguyên lý bất nhị để xem xét những phạm trù đối lập khác thì ta thấy bản chất các pháp không...cũng không...đúng như kinh nói đó.

Khái niệm "Chân tâm" thật ra là tên gọi khác của "Niết bàn" nhưng do diễn giải vấn đề khi quy mọi thứ vào tâm, nên đặt tên là "Chân tâm", từ đó có cặp phạm trù đối đãi "vọng" và "chân". Thật ra chân tâm hay vọng tâm cũng đều do tâm tạo cả, mượn "chân" là để diệt "vọng" chứ không có vọng thì cũng không có chân. Thật tướng của vũ trụ cũng giống như người chưa hề uống rượu, nên không thể nói là "tỉnh" hay "say", vì nói "tỉnh" và "say" chỉ có nghĩa đối với người uống rượu. Cho nên khi uống rượu thì có tỉnh có say, nói "tỉnh" là để đối đãi với "say" chứ nếu không có say thì làm sao có tỉnh.

Tượng tự, PG dùng "pháp vô vi" để đối trị với "pháp hữu vi", chứ không phải như các phật tử hay hiểu sai rằng có 2 thế giới khác nhau, có 2 loại pháp khác nhau. Ồ không, cùng một pháp thôi, mỗi mỗi sự vật hiện tượng đều có cả "sự" và "lý", là 2 cách nhìn của cùng một vật, giống như một đồng tiền có 2 mặt nhưng không thể tách rời nhau.

Hiểu đúng vấn đề thì chúng ta thấy cứu cánh của PG, gọi là "Niết bàn" hay từ gì khác cũng được, không ở đâu khác mà là ở ngay trong từng sự vật hiện tượng. Nó là "mặt bên kia" của sự vật, rời sự vật ra nữa bước thì không thấy nó ở đâu ngay. "Lý" là bản chất của "Sắc", còn "Sắc" là biểu hiện của "Lý", chúng "viên dung" làm thành mỗi một sự vật hiện tượng, chẳng qua là chúng ta dùng tâm thức để phân tích, mổ xẻ ra làm hai phạm trù cốt để hiểu vấn đề mà thôi. Bởi vậy Long Thọ mới nói "Niết bàn và Thế gian không mảy may sai biệt" hay "Sắc tức thị không"...

.......

Trước đây, khi tìm hiểu Phật pháp, tôi muốn đi từ cái căn bản, nền tảng nhất để dựa vào đó mà tiến lên đến mức cao nhất. Tôi chọn hai khái niệm "Có" và "không", suy xét xem như thế nào thì gọi là "Có" và như thế nào thì gọi là "Không", từ đó sẽ tìm hiểu xem vũ trụ này là "Có" hay là "Không". Tôi đem vấn đề này ra hỏi một người bạn mới quen trên mạng, hỏi rẳng liệu làm như vậy có hợp lý không. Anh ta lập tức trả lời rằng "Nếu biết rõ "có" và "không" thì sẽ biết hết mọi thứ rồi" :D

Anh chàng này chỉ vào nói chuyện qua loa trên diễn đàn, sau đó nhắn tin muốn nói chuyện riêng với tôi. Qua những gì tôi dò hỏi thì thấy nhiều điều thú vị về anh ta: từ nhỏ được một vị thiền sư nhận làm con nuôi, ông ta mù chữ nhưng nói rất nhiều điều giống với kinh sách, nên được nhiều người đến thăm hỏi. Lạ một điều là ông ta chỉ dạy cho người đời nhưng không hề chỉ dạy anh ta điều gì cả. Anh ta kể có lần lúc nhỏ đi học nói về nguyên tử và vũ trụ, về nhà hỏi ông cha nuôi rằng: "Cái nhỏ nhất và lớn nhất là gì, ở đâu?" Ông ta gõ đầu anh ta mà rằng: "Nó ở trong đầu con đó" :D
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Ồ, tôi không hiểu sai về vô ngã, mà tôi với bạn ngộkhông đều hiểu đúng. Đối với tôi thì tự tánh có nghĩa là tự ngã, là bản ngã, còn vô ngã có nghĩa là vô tự tánh. Tánh không có nghĩa là không có tự tánh, trống không (trống rỗng về bản ngã)


Trích lại lời bạn:

Một sự vật hiện tượng được cho là có tự tánh tức là nó tự có-tự hiện hữu độc lập,không cần dựa vào bất cứ cái gì để hiện hữu.Chính vì vậy mà nó không sinh không diệt.

Một sự vật hiện tượng được cho là "vô tự tánh" là do nó không tự mình hiện hữu,nó hình thành do Duyên sinh,cái này có thì cái kia có,tức là nó do nhiều yếu tố hợp lại mà thành.Do đó nó mang tính chất vô thường,vô ngã


Có nhiều người tranh cãi về định nghĩa vô ngã của bạn như trên. Đối với tôi thì không quan trọng, vì đó cũng là nói về duyên khởi, nên chắc chắn đó là quan điểm của Phật rồi.

Vấn đề là bạn còn hoài nghi không biết lời Phật nói đó có tính phổ quát hay chỉ bó hẹp trong một số sự vật hiện tượng (giới hạn). Tôi xin nói lại lần nữa, đó là điều có tính phổ quát vì nếu không thì Phật giáo chả có gì khác với Ấn giáo.


"Y nghĩa bất y ngữ"


Không riêng gì bạn mà rất nhiều Phật tử khác cho rằng Chân tâm là thường hằng, bất sinh bất diệt. Vậy thì nó đúng là linh hồn của Ấn giáo rồi còn gì. Bạn hiểu sai về linh hồn rồi, nó là thực thể bất biến dù có quán xét hay không. Còn tự tánh mà Huệ năng nói chính là chân tâm. Bạn đừng để cho ngôn từ đánh lừa, Phật đã nói là "vô tự tánh" mà cho rằng "có tự tánh" là đi ngược lại quan điểm của PG. Vậy phải hiểu vấn đề sao cho đúng? :D

Nếu Duyên khởi có tính phổ quát, bao trùm tất cả các pháp, thì Bất nhị là tinh túy của nó. Khi quy về hai bản nguyên đối lập nhau thì chúng có sự tương quan đối đãi nhau mà thành.


Thật ra PG không duy tâm hay duy vật. Chúng ta thấy PG thuyết duy tâm là chủ yếu, là vì người đời hầu hết đều theo duy vật, nên dùng duy tâm để bác bỏ duy vật. Ví dụ như xem xét đến môi liên quan giữa diễn viên và khán giả thì chúng ta thấy rõ là nếu không có diễn viên đến sân khấu để diễn thì không có khán giả đến xem, ngược lại, nếu không có khán giả đến xem thì cũng không có diễn viên đến sân khấu để diễn. Nếu ai có quan điểm cực đoan cho rằng chỉ nhờ có khán giả chứ không phải diễn viên thì có phải là sai lầm không?

Cũng vậy, xét đến mối liên hệ giữa Tâm và Vật, thì chúng dựa vào nhau mà có. PG luôn nhấn mạnh rằng Tâm sinh ra các pháp, nhưng bạn đừng tưởng rằng nói vậy có nghĩa Tâm là nguyên đầu tiên tạo tác ra các pháp. Phật đã nói "Căn tiếp xúc với Trần sinh ra Thức" (Thức là cách nói khác của Tâm)


“Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Danh sắc có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Danh sắc do duyên gì?' Hãy đáp: 'Danh sắc do duyên thức'.
Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Thức có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Thức do duyên gì?' Hãy đáp: 'Thức do duyên danh sắc'”.
(kinh Đại Duyên, Trường Bộ Kinh)

“Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. ... Này Hiền giả, nếu một bó lau được kéo qua (một bên), bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua (một bên), bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. ...” (Kinh Bó lau, Tương Ưng bộ, ii.112).

Phật bảo A-nan: “Căn và trần đồng một nguồn, cột và mở không phải hai, cái thức phân biệt là luống dối như hoa đốm giữa hư không. A-nan, nhân cái trần, mà phát ra cái biết của căn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướng phần sở kiến và kiến phần năng kiến đều không có tự tánh, như những hình cây lau gác vào nhau. Vậy nên nay ông chính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốc vô minh; chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là Vô lậu Chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy lại còn có vật gì khác.” (Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457 Tâm Minh dịch)


Kiểu này thì chắc chờ đến tết Congo thì bạn mới giải được câu hỏi: "Cái gì tạo nên Vô Thường?" :D Thôi thì tôi nói luôn:

Nhiều Phật tử hiểu sai rằng những gì Phật nói là chân lý. Thật ra chỉ là để phá chấp mà thôi. Bởi vậy trong kinh Kim cang có những câu mà tôi không nhớ rõ, đại loại như "Ta không có thuyết pháp...Nói thuyết pháp tức là không có gì để thuyết, tạm gọi là thuyết pháp".

Do hiểu sai rằng vạn vật có tính chất vô thường nên dẫn đến suy diễn rằng "vô thường" là có sẵn và bất biến nên vô thường cũng là thường.

À há, câu "vô thường cũng là thường" muốn nói nó là đúng hay sai đều được :D quan trọng là hiểu theo nghĩa nào, theo nghĩa trên thì sai nhưng hiểu theo nghĩa khác thì lại đúng.

Mọi vật đều do duyên hợp nên ví dụ A = x + y + z. Vì vô thường nên A bị biến đổi, tức không còn là x + y + z nữa mà là x + y + v. Như vậy A = x + y + z biến đổi thành A' = x + y + v. Thật ra A khác với A' nhưng vì chúng ta cho rằng chúng là một (Thường) nên mới cho rằng nó bị biến đổi (Vô thường)

Tóm lại: Do có khái niệm Thường nên mới có khái niệm Vô thường, chứ thật tướng của vạn vật vốn không phải thường hay vô thường.

Cứ vậy, áp dụng nguyên lý bất nhị để xem xét những phạm trù đối lập khác thì ta thấy bản chất các pháp không...cũng không...đúng như kinh nói đó.

Khái niệm "Chân tâm" thật ra là tên gọi khác của "Niết bàn" nhưng do diễn giải vấn đề khi quy mọi thứ vào tâm, nên đặt tên là "Chân tâm", từ đó có cặp phạm trù đối đãi "vọng" và "chân". Thật ra chân tâm hay vọng tâm cũng đều do tâm tạo cả, mượn "chân" là để diệt "vọng" chứ không có vọng thì cũng không có chân. Thật tướng của vũ trụ cũng giống như người chưa hề uống rượu, nên không thể nói là "tỉnh" hay "say", vì nói "tỉnh" và "say" chỉ có nghĩa đối với người uống rượu. Cho nên khi uống rượu thì có tỉnh có say, nói "tỉnh" là để đối đãi với "say" chứ nếu không có say thì làm sao có tỉnh.

Tượng tự, PG dùng "pháp vô vi" để đối trị với "pháp hữu vi", chứ không phải như các phật tử hay hiểu sai rằng có 2 thế giới khác nhau, có 2 loại pháp khác nhau. Ồ không, cùng một pháp thôi, mỗi mỗi sự vật hiện tượng đều có cả "sự" và "lý", là 2 cách nhìn của cùng một vật, giống như một đồng tiền có 2 mặt nhưng không thể tách rời nhau.

Hiểu đúng vấn đề thì chúng ta thấy cứu cánh của PG, gọi là "Niết bàn" hay từ gì khác cũng được, không ở đâu khác mà là ở ngay trong từng sự vật hiện tượng. Nó là "mặt bên kia" của sự vật, rời sự vật ra nữa bước thì không thấy nó ở đâu ngay. "Lý" là bản chất của "Sắc", còn "Sắc" là biểu hiện của "Lý", chúng "viên dung" làm thành mỗi một sự vật hiện tượng, chẳng qua là chúng ta dùng tâm thức để phân tích, mổ xẻ ra làm hai phạm trù cốt để hiểu vấn đề mà thôi. Bởi vậy Long Thọ mới nói "Niết bàn và Thế gian không mảy may sai biệt" hay "Sắc tức thị không"...

.......

Trước đây, khi tìm hiểu Phật pháp, tôi muốn đi từ cái căn bản, nền tảng nhất để dựa vào đó mà tiến lên đến mức cao nhất. Tôi chọn hai khái niệm "Có" và "không", suy xét xem như thế nào thì gọi là "Có" và như thế nào thì gọi là "Không", từ đó sẽ tìm hiểu xem vũ trụ này là "Có" hay là "Không". Tôi đem vấn đề này ra hỏi một người bạn mới quen trên mạng, hỏi rẳng liệu làm như vậy có hợp lý không. Anh ta lập tức trả lời rằng "Nếu biết rõ "có" và "không" thì sẽ biết hết mọi thứ rồi" :D

Anh chàng này chỉ vào nói chuyện qua loa trên diễn đàn, sau đó nhắn tin muốn nói chuyện riêng với tôi. Qua những gì tôi dò hỏi thì thấy nhiều điều thú vị về anh ta: từ nhỏ được một vị thiền sư nhận làm con nuôi, ông ta mù chữ nhưng nói rất nhiều điều giống với kinh sách, nên được nhiều người đến thăm hỏi. Lạ một điều là ông ta chỉ dạy cho người đời nhưng không hề chỉ dạy anh ta điều gì cả. Anh ta kể có lần lúc nhỏ đi học nói về nguyên tử và vũ trụ, về nhà hỏi ông cha nuôi rằng: "Cái nhỏ nhất và lớn nhất là gì, ở đâu?" Ông ta gõ đầu anh ta mà rằng: "Nó ở trong đầu con đó" :D

Tuyệt ... Đây mới là Phật tử thời hiện đại.

Bạn doccoden đang chạm đến Lý Như Huyễn của nhà Phật,rất khó lĩnh hội được.Tôi thì chịu thua ... hihih.

Trong cuốn "Thiên Thần và Ác Quỉ" của Dan Brown có nói rằng : Khoa học và Tôn giáo đều có chung 1 đích đến,không xung đột nhau,đơn giản là Khoa học còn quá non trẻ để có thể lý giải được tất cả...Và Chúa,Phật,Thánh,Đơn thức,Điểm đơn nhất(tức điểm khởi đầu,khởi thủy) đều là từ năng lượng...Năng lượng chính là cha đẻ của cái gọi là TẠO HÓA

Thế Giới chúng ta được hình thành từ cái gọi là VẬT CHẤT,bây giờ các nhà Khoa học đang cố chứng minh rằng đã có vật chất thì phải có PHẢN VẬT CHẤT ...

Thế mà hơn 2000 năm trước Đức Phật đã tuyên bố :

Cái này có thì cái kia có

Cái này sinh thì cái kia sinh

Mà theo các nhà Khoa học thì do sự đối lập về điện tích nên khi vật chất và phản vật chất gặp nhau thì sẽ ... về mo:smile: .Vậy phản vật chất bây giờ đang ở đâu ?

Bài viết của bạn rất hay,rất sâu sắc nhưng vẫn có đôi chỗ phải tranh biện.Chẳng hạn như về TÂM,về cái gọi là Chân Tâm có bất biến hay không ... Cái này hôm nào rảnh bạn nên tìm hiểu sâu về chữ Tâm của Vi Diệu Pháp,Duy Thức học,Thiền Tông xem sao ? Nào a lại da thức,mạt na thức,hữu phần,kiết sinh thức gì gì đó ... đọc thôi cũng đã nhức cả đầu:eusa_wall:

Thôi chả nên bàn về chữ TÂM làm gì cho mệt:smile:
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Trời ạ, cứ tưởng những gì mình viết đã xúc phạm đến Phật giáo nên bị ngài vienquang6 cắt bỏ, ai ngờ chuyển sang bên này :D Cũng phải thôi, bàn luận lan man đủ thứ đề tài.


Tuyệt ... Đây mới là Phật tử thời hiện đại.

Bạn doccoden đang chạm đến Lý Như Huyễn của nhà Phật,rất khó lĩnh hội được.Tôi thì chịu thua ... hihih.

Trong cuốn "Thiên Thần và Ác Quỉ" của Dan Brown có nói rằng : Khoa học và Tôn giáo đều có chung 1 đích đến,không xung đột nhau,đơn giản là Khoa học còn quá non trẻ để có thể lý giải được tất cả...Và Chúa,Phật,Thánh,Đơn thức,Điểm đơn nhất(tức điểm khởi đầu,khởi thủy) đều là từ năng lượng...Năng lượng chính là cha đẻ của cái gọi là TẠO HÓA

Thế Giới chúng ta được hình thành từ cái gọi là VẬT CHẤT,bây giờ các nhà Khoa học đang cố chứng minh rằng đã có vật chất thì phải có PHẢN VẬT CHẤT ...

Thế mà hơn 2000 năm trước Đức Phật đã tuyên bố :

Cái này có thì cái kia có

Cái này sinh thì cái kia sinh

Mà theo các nhà Khoa học thì do sự đối lập về điện tích nên khi vật chất và phản vật chất gặp nhau thì sẽ ... về mo:smile: .Vậy phản vật chất bây giờ đang ở đâu ?

Bài viết của bạn rất hay,rất sâu sắc nhưng vẫn có đôi chỗ phải tranh biện.Chẳng hạn như về TÂM,về cái gọi là Chân Tâm có bất biến hay không ... Cái này hôm nào rảnh bạn nên tìm hiểu sâu về chữ Tâm của Vi Diệu Pháp,Duy Thức học,Thiền Tông xem sao ? Nào a lại da thức,mạt na thức,hữu phần,kiết sinh thức gì gì đó ... đọc thôi cũng đã nhức cả đầu:eusa_wall:

Thôi chả nên bàn về chữ TÂM làm gì cho mệt:smile:

1. Thật - Giả: Nếu bạn đã có định nghĩa về "thật" và "giả" thì không còn gì là khó hiểu nữa. Như những gì tôi đã viết thì chính cái câu nói của Phật "cái này có do cái kia có" là định nghĩa của "giả" đó :D

2. Tôn giáo - Triết lý: thật ra các đạo giáo phương Đông lúc khởi thủy đều là triết lý, nhưng do nhu cầu của con người muốn thờ phụng nên chúng trở thành tôn giáo.

3. Tôn giáo - Khoa học: theo tôi thì cả hai như 2 đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau, chỉ có điểm chung là cho rằng vũ trụ có "nguyên nhân đầu tiên". Nhưng riêng Phật giáo thì bác bỏ điều này, bởi chính cái câu nói của Phật "cái này có do cái kia có".
Những gì bạn nói về "vật chất" và "phản vật chất" chỉ là những kiến thức khoa học đã biết, đem nó ra phán như đúng rồi thì khoa học còn chưa dám khẳng định, vậy mà bạn lại cho là chân lý thì bạo gan quá:D

4. Chân tâm: là tên gọi khác khi nói đến "cái Tuyệt đối" của Phật giáo. Tùy theo cấp độ và cách hiểu mà có những tính chất khác nhau khi nói đến "cái Tuyệt đối" của Phật giáo.

_ Tuyệt đối là cái ngược lại với tương đối: ví dụ ở đây ta thấy nếu Tương đối là vô thường biến đổi, có sinh có diệt thì Tuyệt đối có tính chất ngược lại: thường hằng bất biến, bất sinh bất diệt.

_ Nếu xét đến nguyên lý bất nhị thì cả hai đều do tâm tạo hết. Khi suy xét kỹ thì thấy ngay trong vô thường đã có thường rồi, ngay trong có sinh có diệt đã có bất sinh bất diệt rồi.

_ Vì tâm thức con người hoạt động dựa theo Nhị nguyên và bị giới hạn bởi không - thời gian nên "Tuyệt đối" không thể dùng tư duy hay ngôn từ để nói ra được. Để phủ định cái ý tưởng "có sinh có diệt" thì dùng ý tưởng "vô sinh bất diệt", phủ định hai ý tưởng trên thì có thể dùng cái ý tưởng "không phải có sinh diệt hay vô sinh bất diệt" mà như vậy thì chẳng hiểu nó là cái gì rồi :D

Tất nhiên khi viết kinh sách thì không thể nói nó không có tính chất nào hết vì phật tử dễ hiểu lầm nó là hư không, nên dùng những từ nghe thật hấp dẫn để phật tử "thấy khoái" :D Ấy vậy mà các phật tử lại lầm tưởng theo ngôn từ, dù kinh sách đã ghi rõ là không có ý nói như vậy. Ví dụ như kinh Đại bát niết bàn, phật tử hay lầm tưởng Niết bàn có 4 đặc tính "thường, lạc, ngã, tịnh" theo đúng nghĩa thông thường của 4 từ đó!



Những gì là chỗ chẳng nghe có thể được nghe? Chính là nghĩa vi mật rất sâu: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Phật và Pháp cùng tăng không có sai khác, tánh tướng của Tam Bảo là thường, lạc, ngã, tịnh, tất cả chư Phật không rốt ráo nhập Niết Bàn là thường trụ không biến đổi. Lại Niết Bàn của Như Lai chẳng phải có không, chẳng phải hữu vi vô vi, chẳng phải hữu lậu vô lậu, chẳng phải sắc phi sắc, chẳng phải danh phi danh, chẳng phải tướng phi tướng, chẳng phải hữu phi hữu, chẳng phải vật phi vật, chẳng phải nhơn quả, chẳng phải đãi phi đãi, chẳng phải minh ám, chẳng phải xuất phi xuất, chẳng phải thường phi thường, chẳng phải đoạn phi đoạn, chẳng phải thỉ chung, chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, chẳng phải ấm phi ấm, chẳng phải nhập phi nhập, chẳng phải giới phi giới, chẳng phải thập nhị nhơn duyên, chẳng phải phi nhơn duyên.

Nầy Thiện nam tử ! Lại vì có đại lạc nên gọi là đại Niết Bàn, Niết Bàn vốn không sự vui, do vì bốn điều vui nên gọi là đại Niết Bàn. Một là vì dứt những sự vui, chẳng dứt sự vui thời gọi là khổ, nếu có khổ thời chẳng gọi là thiệt vui. Vì dứt sự vui nên không có khổ, không khổ không vui mới gọi là đại lạc. Tánh Niết Bàn không khổ không vui nên Niết Bàn gọi là đại lạc. Do nghĩa nầy mà gọi là đại Niết Bàn.

Nầy Thiện nam tử ! Thể Niết Bàn cũng không có chỗ trụ, chính nơi chư Phật dứt sạch phiền não mà gọi là Niết Bàn. Niết Bàn chính là thường, lạc, ngã, tịnh. Niết Bàn dầu là lạc, nhưng chẳng phải là thọ lạc, bèn là sự vui tịch diệt vi diệu vô thượng.

(Kinh Đại Bát Niết Bàn - 22. Phẩm Thứ Hai Mươi Hai)





Việc gì phải nhức đầu vì những thứ không có thật? :D Nào a lại da thức,mạt na thức,hữu phần,kiết sinh thức gì gì đó...chúng chỉ là phương tiện thiện xảo để phá chấp thôi mà!



“Song các Tâm, Tâm sở là pháp y tha khởi, cũng như việc huyễn, không phải thật có, chỉ vì để khiến trừ cái bịnh vọng chấp thật có cảnh ở ngoài Tâm, Tâm sở, nên nói "Duy có thức". Nếu lại chấp "Duy thức" là thật có, thì cũng như chấp ngoại cảnh, đều là pháp chấp. … Nói y thức biến còn có tác dụng đặc biệt là đối trị cái bịnh vọng ngoại tha hóa, để xoay nhìn lại mình, thấy lại mình vốn là chủ nhân ông của mọi hiện hữu, như thấy lại bản lai diên mục. Từ đó chuyển bỏ dần lối thấy biết sai lầm gây đau khổ, thành cái Trí tuệ Bát nhã, trí Ðại viên cảnh, xây dựng cảnh giới an vui tự tại.”

(Thành duy thức luận)




:D
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Trời ạ, cứ tưởng những gì mình viết đã xúc phạm đến Phật giáo nên bị ngài vienquang6 cắt bỏ, ai ngờ chuyển sang bên này :D Cũng phải thôi, bàn luận lan man đủ thứ đề tài.




1. Thật - Giả: Nếu bạn đã có định nghĩa về "thật" và "giả" thì không còn gì là khó hiểu nữa. Như những gì tôi đã viết thì chính cái câu nói của Phật "cái này có do cái kia có" là định nghĩa của "giả" đó :D

2. Tôn giáo - Triết lý: thật ra các đạo giáo phương Đông lúc khởi thủy đều là triết lý, nhưng do nhu cầu của con người muốn thờ phụng nên chúng trở thành tôn giáo.

3. Tôn giáo - Khoa học: theo tôi thì cả hai như 2 đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau, chỉ có điểm chung là cho rằng vũ trụ có "nguyên nhân đầu tiên". Nhưng riêng Phật giáo thì bác bỏ điều này, bởi chính cái câu nói của Phật "cái này có do cái kia có".
Những gì bạn nói về "vật chất" và "phản vật chất" chỉ là những kiến thức khoa học đã biết, đem nó ra phán như đúng rồi thì khoa học còn chưa dám khẳng định, vậy mà bạn lại cho là chân lý thì bạo gan quá:D

4. Chân tâm: là tên gọi khác khi nói đến "cái Tuyệt đối" của Phật giáo. Tùy theo cấp độ và cách hiểu mà có những tính chất khác nhau khi nói đến "cái Tuyệt đối" của Phật giáo.

_ Tuyệt đối là cái ngược lại với tương đối: ví dụ ở đây ta thấy nếu Tương đối là vô thường biến đổi, có sinh có diệt thì Tuyệt đối có tính chất ngược lại: thường hằng bất biến, bất sinh bất diệt.

_ Nếu xét đến nguyên lý bất nhị thì cả hai đều do tâm tạo hết. Khi suy xét kỹ thì thấy ngay trong vô thường đã có thường rồi, ngay trong có sinh có diệt đã có bất sinh bất diệt rồi.

_ Vì tâm thức con người hoạt động dựa theo Nhị nguyên và bị giới hạn bởi không - thời gian nên "Tuyệt đối" không thể dùng tư duy hay ngôn từ để nói ra được. Để phủ định cái ý tưởng "có sinh có diệt" thì dùng ý tưởng "vô sinh bất diệt", phủ định hai ý tưởng trên thì có thể dùng cái ý tưởng "không phải có sinh diệt hay vô sinh bất diệt" mà như vậy thì chẳng hiểu nó là cái gì rồi :D

Tất nhiên khi viết kinh sách thì không thể nói nó không có tính chất nào hết vì phật tử dễ hiểu lầm nó là hư không, nên dùng những từ nghe thật hấp dẫn để phật tử "thấy khoái" :D Ấy vậy mà các phật tử lại lầm tưởng theo ngôn từ, dù kinh sách đã ghi rõ là không có ý nói như vậy. Ví dụ như kinh Đại bát niết bàn, phật tử hay lầm tưởng Niết bàn có 4 đặc tính "thường, lạc, ngã, tịnh" theo đúng nghĩa thông thường của 4 từ đó!



Những gì là chỗ chẳng nghe có thể được nghe? Chính là nghĩa vi mật rất sâu: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Phật và Pháp cùng tăng không có sai khác, tánh tướng của Tam Bảo là thường, lạc, ngã, tịnh, tất cả chư Phật không rốt ráo nhập Niết Bàn là thường trụ không biến đổi. Lại Niết Bàn của Như Lai chẳng phải có không, chẳng phải hữu vi vô vi, chẳng phải hữu lậu vô lậu, chẳng phải sắc phi sắc, chẳng phải danh phi danh, chẳng phải tướng phi tướng, chẳng phải hữu phi hữu, chẳng phải vật phi vật, chẳng phải nhơn quả, chẳng phải đãi phi đãi, chẳng phải minh ám, chẳng phải xuất phi xuất, chẳng phải thường phi thường, chẳng phải đoạn phi đoạn, chẳng phải thỉ chung, chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, chẳng phải ấm phi ấm, chẳng phải nhập phi nhập, chẳng phải giới phi giới, chẳng phải thập nhị nhơn duyên, chẳng phải phi nhơn duyên.

Nầy Thiện nam tử ! Lại vì có đại lạc nên gọi là đại Niết Bàn, Niết Bàn vốn không sự vui, do vì bốn điều vui nên gọi là đại Niết Bàn. Một là vì dứt những sự vui, chẳng dứt sự vui thời gọi là khổ, nếu có khổ thời chẳng gọi là thiệt vui. Vì dứt sự vui nên không có khổ, không khổ không vui mới gọi là đại lạc. Tánh Niết Bàn không khổ không vui nên Niết Bàn gọi là đại lạc. Do nghĩa nầy mà gọi là đại Niết Bàn.

Nầy Thiện nam tử ! Thể Niết Bàn cũng không có chỗ trụ, chính nơi chư Phật dứt sạch phiền não mà gọi là Niết Bàn. Niết Bàn chính là thường, lạc, ngã, tịnh. Niết Bàn dầu là lạc, nhưng chẳng phải là thọ lạc, bèn là sự vui tịch diệt vi diệu vô thượng.

(Kinh Đại Bát Niết Bàn - 22. Phẩm Thứ Hai Mươi Hai)





Việc gì phải nhức đầu vì những thứ không có thật? :D Nào a lại da thức,mạt na thức,hữu phần,kiết sinh thức gì gì đó...chúng chỉ là phương tiện thiện xảo để phá chấp thôi mà!



“Song các Tâm, Tâm sở là pháp y tha khởi, cũng như việc huyễn, không phải thật có, chỉ vì để khiến trừ cái bịnh vọng chấp thật có cảnh ở ngoài Tâm, Tâm sở, nên nói "Duy có thức". Nếu lại chấp "Duy thức" là thật có, thì cũng như chấp ngoại cảnh, đều là pháp chấp. … Nói y thức biến còn có tác dụng đặc biệt là đối trị cái bịnh vọng ngoại tha hóa, để xoay nhìn lại mình, thấy lại mình vốn là chủ nhân ông của mọi hiện hữu, như thấy lại bản lai diên mục. Từ đó chuyển bỏ dần lối thấy biết sai lầm gây đau khổ, thành cái Trí tuệ Bát nhã, trí Ðại viên cảnh, xây dựng cảnh giới an vui tự tại.”

(Thành duy thức luận)




:D


hihih ...

Có bốn thứ chả bao giờ đầy
Kể từ lúc giọt sương đầu tiên rơi trên mặt đất
Đó là : mõm sấu,diều diều,tay khỉ và mắt người ...

Trích trong truyện "Mowgli _ Người Sói hay Cậu bé rừng xanh "
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đã đặt câu hỏi cho bạn tự tìm hiểu:
_ Sự thật là vạn vật có đặc tính vô thường hay không? Nếu đúng như vậy thì cái gì làm cho nó vô thường?

Nhưng bạn vẫn cứ thích có câu trả lời nhanh thì tôi xin trả lời luôn:

_ Nếu học phật pháp thì phải tìm hiểu "tôi là ai/cái gì?" -> hiểu đúng vô ngã -> hiểu rằng không có cái tôi -> vậy thì cái gì sống và cái gì chết?

_ Vạn vật vô ngã thì dù là phật là thánh hay là phàm phu cũng đều vô ngã -> đối với "cảnh giới vô ngã" thì câu hỏi "Phật sau khi chết thì còn hay mất?" cũng cùng nghĩa như câu hỏi "Tôi sau khi chết thì còn hay mất?"

_ Vì chấp ngã nên cho rằng có cái tôi, sau khi chết thì có 2 quan điểm là thường kiến (tôi còn tồn tại sau khi chết) và đoạn kiến (tôi mất tiêu sau khi chết). Nhưng sự thật là con người không có bản ngã nên không có cái tôi, mà đã không có cái tôi thì 2 quan điểm đó đều sai. Phật dùng thuyết "Nghiệp - Luân hồi" là để phá chấp đoạn kiến.

_ Người đời hầu hết theo quan điểm duy vật, cho rằng khi chết thì con người trở thành cát bụi. Phật lại dùng duy tâm để phá chấp duy vật. Sự thật thì cả duy vật và duy tâm đều sai.

-----------------

Ai nói khi chết thì "ngũ uẩn" bị diệt vậy hả trời !!!!


"Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Vị Tỷ-kheo tu tập Thiền định thì hiểu biết một cách như thật. Hiểu biết gì một cách như thật? - Sắc tập khởi và sắc đoạn diệt, thọ tập khởi và thọ đoạn diệt, tưởng tập khởi và tưởng đoạn diệt, hành tập khởi và hành đoạn diệt, thức tập khởi và thức đoạn diệt". (Tương Ưng III, tr.16)


"Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt; không biết rõ thọ tập khởi, không biết rõ thọ đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thọ đoạn diệt; không biết rõ tưởng tập khởi, không biết rõ tưởng đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến tưởng đoạn diệt; không biết rõ hành tập khởi, không biết rõ hành đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến hành đoạn diệt; không biết rõ thức tập khởi, không biết rõ thức đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt. Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh". (Tương Ưng III, tr.194).

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22a.htm



Nếu phật tử hiểu đúng thì không chỉ con người mà vạn vật đều vô thường sinh diệt theo quá trình "thành, trụ, hoại, không". Nếu phật tử hiểu đúng thì Phật không thể phù hộ độ trì cho bất kỳ ai :D Biết rõ vậy nhưng các nhà sư vẫn phải chiều theo ý của phần lớn các Phật tử không am hiểu phật pháp....

Chào bạn doccoden chấp có lý Duyên Khởi*.

Theo lý Duyên Khởi thì*"Có cái này mới có cái kia. Không có cái này thì không có cái kia".

Như vậy xin phép hỏi: Từ vô thỉ vô chung có hay không có lý Duyên Khởi?

Xin phép bạn cho kẻ vô minh được tự phá chấp trước:
Nếu từ vô thỉ vô chung không có lý Duyên Khởi thì không có vạn vật vũ trụ phải không?

Nếu không có vạn vật vũ trụ thì không có Phật Giáo phải không?

Kết Luận. Có hay không có cái gì là Bạn doccoden đang cố chấp vào cái gì để phá chấp cái gì vậy?


Thành thật cảm ơn
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Chào bạn doccoden chấp có lý Duyên Khởi*.

Theo lý Duyên Khởi thì*"Có cái này mới có cái kia. Không có cái này thì không có cái kia".

Như vậy xin phép hỏi: Từ vô thỉ vô chung có hay không có lý Duyên Khởi?

Xin phép bạn cho kẻ vô minh được tự phá chấp trước:
Nếu từ vô thỉ vô chung không có lý Duyên Khởi thì không có vạn vật vũ trụ phải không?

Nếu không có vạn vật vũ trụ thì không có Phật Giáo phải không?

Kết Luận. Có hay không có cái gì là Bạn doccoden đang cố chấp vào cái gì để phá chấp cái gì vậy?


Thành thật cảm ơn

Ô hay, phải có cái này cái kia mới nói 'cái này có do cái kia có...' chứ, nếu không có cái này cái kia thì lấy gì để nói đến Lý duyên khởi. Tất nhiên, không có vũ trụ thì làm gì có phật giáo.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Ô hay, phải có cái này cái kia mới nói 'cái này có do cái kia có...' chứ, nếu không có cái này cái kia thì lấy gì để nói đến Lý duyên khởi. Tất nhiên, không có vũ trụ thì làm gì có phật giáo.

Như vậy bạn đang CỐ CHẤP có lý Duyên Khởi rồi. Cũng như bạn CỐ CHẤP có cái gì là doccoden rồi.

Không có vạn vật vũ trụ thì cũng không có cái gì là doccoden. Không có cái gì là doccoden thì chắc chắn cái gì là doccoden hoàn toàn không biết mà CỐ CHẤP có cái gì là lý Duyên Khởi.

Trình độ của bạn chỉ để hý luận mua vui vài giây.


Thành thật cảm ơn
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính doccỏden
Những người tu có chút thành tựu thì khả nằng thấy tiền kiếp của mình và của chúng sanh cũng là hết sức bình thường. Các vị chân tu tùy căn duyên cũng có khả năng này. Một điều hết sức bình thường. Do đó Nammo không nói sai. Có một số bạn đạo trong diễn đàn này vì chưa hay không có căn duyên trải nghiệm những điều này nên khi nghe namo chia sẻ cứ nghĩ bạn ấy sai đường. Nhưng kỳ thật những vĩ chân tu có khả năng này. Và trong kinh điển Đức Phật hay các vị tổ đều có khả năng này. A di Đà phật.

Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Báo, Duyên Khởi là định luật sanh tử từ vô thỉ, vô chung.

Giáo chủ của các tôn giáo Á châu nhờ tu tập thiền mới có năng lực chứng nghiệm:
"Tiến trình sanh tử của vạn vật vũ trụ".

Có thể nói rằng Giáo chủ của các tôn giáo Á châu không có năng lực chứng nghiệm Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Báo, Duyên Khởi thì không có các tôn giáo Á châu.

Năng lực này những người tu tập thiền chưa giác ngộ đều có thể đạt được khi nhập định.

Những người chưa giác ngộ chỉ nhập định được ba tiền kiếp trong tam giới.


Chú thích thêm: Chỉ có Phật Giáo nhờ vào chứng nghiệm Tiến trình sanh tử mới khám phá Tiến trình chấm dứt sanh tử.



Những bác học Âu Châu chứng kiến năng lực này trong
HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG
(Life and Teaching of the Masters of the Far East)
Tác giả: Blair T. Spalding - Dịch giả: Nguyên Phong
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh & Nhà xuất bản Thế Giới TP. Hồ Chí Minh

Sau những hoài nghi, choáng váng ban đầu, với sự trung thực trí thức, các nhà khoa học bắt đầu vỡ ra một chân lý tưởng như đơn giản “ngoài trời còn có trời”. Họ thấy cần phải xét lại các quan niệm về khoa học của mình, như tính khách quan, tính đếm được, tính thực nghiệm… Có thể có một thứ khoa học khác không hoàn toàn tuân theo các nguyên tác của phòng thí nghiệm, mà theo các định luật vũ trụ, nhưng trình độ hiện thời còn chưa chứng minh, giải thích được.

https://thuvienhoasen.org/a11950/hanh-trinh-ve-phuong-dong
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Như vậy bạn đang CỐ CHẤP có lý Duyên Khởi rồi. Cũng như bạn CỐ CHẤP có cái gì là doccoden rồi.

Không có vạn vật vũ trụ thì cũng không có cái gì là doccoden. Không có cái gì là doccoden thì chắc chắn cái gì là doccoden hoàn toàn không biết mà CỐ CHẤP có cái gì là lý Duyên Khởi.

Trình độ của bạn chỉ để hý luận mua vui vài giây.


Thành thật cảm ơn

Tôi đã nói rõ:

Ô hay, phải có cái này cái kia mới nói 'cái này có do cái kia có...' chứ, nếu không có cái này cái kia thì lấy gì để nói đến Lý duyên khởi.


mà bạn Vo Minh cho rằng tôi

'đang CỐ CHẤP có lý Duyên Khởi'

thì :icon_rollsmilie3: tôi xin chịu thua với trình đọc - hiểu của bạn Vo Minh.

Thôi chào bạn nhé
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,431
Điểm tương tác
1,128
Điểm
113
Ha ha ha ha ... vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu tại sao lại có sự khác biệt giữa cái hiểu của người này và người khác ?

- chúng ta hiểu khác nhau .. hay là vì chúng ta "ĐI VÀO TRÌNH TỰ của TÂM" khác nhau .. như mỗi người đi vào cửa khác nhau rùi đứng ở những vị trí khác nhau rùi từ đó tự cho rằng: CHÚNG TA ĐỀU CÓ NHỮNG CĂN NHÀ khác nhau.

tui nhớ có một nhân vật hỏng phải là nhà tu hành gì hết, nhưng cũng là một người hiểu sâu sắc về tâm lý con người, ổng chính là HÁN CAO TỔ LƯU BANG và ổng nói rằng; NHÂN TÂM của CON NGƯỜI là vạn thế .. tức là xưa nay .. trước đây , bi giờ và sau này cũng đều chỉ có TÂM đó thôi. Có lẽ vì ổng nhận ra đặc điểm chung của TÂM CON NGƯỜI ở trong mọi thời đại.


Hồi tui mới đọc thập nhị nhân duyên thì thấy nó QUÁI QUÁI sao đó ... quái ở chỗ nó có "HÀNH" sinh ra tất cả mọi THỨC --> rùi từ THỨC sinh ra mọi chúng sinh. Nhưng HÀNH lại là bắt đầu từ VÔ MINH, có nghĩa là AI CŨNG PHẢI HÀNH.

Sau này từ từ nhập vào TÂM .. quan sát từng động thái của TÂM .. thì mới hiểu:

- VÔ MINH chính là THÂN và TÂM của con người, nó bao hàm cả SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC và nó vốn có sẵn trước rùi. Hỏng ai có thể không có hành uẩn hết, vì chúng ta ai cũng phải có "HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ và VẬT LÝ". Một khi HÀNH UẨN kết thúc, chắc chắn là chúng ta sẽ lìa đời.


Nhưng tại sao Thập Nhị Nhân Duyên lại nói HÀNH --> THỨC --> DANH/SẮC [mà DANH hay SẮC cũng vẫn là một phần trong NGŨ UẨN] .. nhưng chúng ta lưu ý: HÀNH sỉnh ra mới đầu chỉ là "DANH" hoặc là "SẮC" thôi.

và từ DANH/ hoặc là /SẮC mà từ đó .. LỤC NHẬP XÚC THỌ, ÁI THỦ HỮU sẽ giúp nó thay đổi .. hóa thành sự sinh ra CHÚNG SINH = SANH [lục đạo luân hồi] = khi đó .. những CHÚNG SINH trong lục đạo luân hồi do HÀNH UẨN SỈNH RA đã có được cả "NGŨ UẨN" đã đánh mất được cái "BỘ NGŨ UẨN NGUYÊN THỦY" sinh ra nó bởi HÀNH.

và vì vậy mới có sự phân biệt giữa TIỀN THÂN .. và HẬU THÂN ... Tiền Trần và Hậu Trần ...

-->> cũng chính là sự phân biệt giữa NHẤT và NHỊ ... CHƠN và VỌNG.


phần lớn chúng ta nhập vào thập nhị NHÂN DUYÊN không phải do quan sát cái tổng thể sự KHÁM PHÁP TO LỚN của PHẬT THÍCH CA .. mà tui nhận thấy hầu hết chỉ quan sát tâm rùi thấy nó biến chuyển theo nhân duyên thôi

nên khi trình bày sẽ xảy ra hiện tượng thiếu cụ thể

mà dù lòng thật muốn trình bày cụ thể này .. cũng hỏng biết cách làm rõ vấn đề mình muốn trinh bày



cũng chính vì vậy mà ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ: NHƯ LAI TÀNG .. thì có NGŨ UẨN = là một "NHÂN TỐ" độc lập = tức là bản chất của NGŨ UẨN vốn là KHÔNG .. nó có thể HOÀN NGUYÊN, sau khi từng hạt vi trần tan rã .. và đó là nội dung PHẨM THẤT ĐẠI HOÀN NGUYÊN của kinh LĂNG NGHIÊM.

Đệ Nhứt Nghĩa Đế: tức là cái "NGŨ UẨN" độc lập ... được miêu tả trong kinh BÁT NHÃ TÂM KINH: Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến --> ngũ uẩn giai không tức là nhấn mạnh cái "ĐẶC TÍNH ĐỘC LẬP" của ngũ uẩn đối với các vi trần do HÀNH UẨN lập nên.


Đương nhiên, hỏng phải ai cũng NHẬP ĐẠO ngay tại đệ nhất nghĩa đế đâu. Mà phần lớn chúng ta ít có ai giác ngộ được PHÁP THÂN. Nhưng chắc chắn một khi phát hiện: À thì ra tất cả các pháp = mọi nẻo sống của chúng sinh .. đều từ một thân sinh ra: thì cái thân của hiện tượng vạn pháp có chung đó chính là PHÁP THÂN.

-->> nhập đạo được ở chỗ này cũng là THẾ GIAN HY HỮU .. vì đó cũng là sự khẳng định của kinh KIM CANG và KINH VÔ NGÃ TƯỚNG mà. Tui nghĩ chắc chắn là lời của NHƯ LAI hỏng sai đâu.

các bạn nghĩ sao ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,431
Điểm tương tác
1,128
Điểm
113
ha ha ha ..

Nhưng tại sao Thập Nhị Nhân Duyên lại nói HÀNH --> THỨC --> DANH/SẮC [mà DANH hay SẮC cũng vẫn là một phần trong NGŨ UẨN] .. nhưng chúng ta lưu ý: HÀNH sỉnh ra mới đầu chỉ là "DANH" hoặc là "SẮC" thôi.

Mãi về sau này, tui nghĩ đoạn này lại có chỗ rất là quan trọng: vì tùy theo được DANH hay SẮC sinh ra ... --> SANH

HÀNH --> THƯC --> DANH ---> SANH [chúng sinh]

HÀNH --> THỨC --> SẮC --> SANH [chúng sinh]

mà chúng ta biết được cái ĐIỂM ĐẶT TÂM của chúng sinh đó .. trình độ tu vi của người đó: bắt nguồn từ CÕI VÔ SẮC .. hay là CÕI SẮC GIỚI.


Các bạn nghĩ có đúng hông ?


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,431
Điểm tương tác
1,128
Điểm
113
Ha ha ha... cũng vì lý do đó mà tui nghĩ chắc là chúng ta có thể:

Từ DANH: mà có thể quán được .. sự tập trung của một số điểm nào đó của tâm lý ... và cái NĂNG và NĂNG CẢNH được hình thành từ đó sinh ra CHÚNG SINH. Tức là con người "SINH RA" bởi chính cái "DANH GIỚI" đó.

thí dụ: như là ưa thích một vị ngọt đặc biệt .. như là vị ngọt của TRÁI SẦU RIÊNG .. phải ngọt có chút mùi mùi của sầu riêng thì mới đúng .. phải có thêm cái dịu diu .. mềm mại khó tả của cái loại vi ngọt này

từ đo mới sinh ra cái CON NGƯỜI: CÁI GÌ cũng sầu riêng .. canh cũng đòi bỏ sầu riêng luôn .. thì đúng là khó ăn chung với ai thiệt .. chả hạn.


hay là từ một cái SẮC: ... như là SẮC TỨ ĐẠI ... NƯỚC ĐẤT GIÓ LỬA theo thời gian mà hình thành như là miêu tả trong kinh Lăng Nghiêm:

- lúc đầu là nước .. thấy có lợi ích .. dễ chịu khoái khoái

- sau khi uống nước một hồi .. hưởng lợi ích một thời gian .. thì khoái Ở LẠI ĐÓ LUÔN: gọi là hiện tượng LẬP ĐỊA .. dừng lại [TỨ] ở chỗ đó.

- sau khi LẬP ĐỊA rùi thì mới nảy sinh ra cái hiện tượng làm hàng rào .. lập nhà ... giữ đất .. THỦ ... thì mới nảy sinh hiện tượng trời đất có NÓNG LẠNH HỎNG ĐỀU .. vì ĐẤT có nhiệt độ nóng lạnh hỏng đều nẩy sinh ra PHONG ĐẠI .. tức là SỰ THĂNG TRẦM biến đổi

- và ĐẤT chồng lên ĐẤT .. trải qua gió mưa .. trên đè dưới .. dưới cắn răng chịu .. lâu này trở thành ĐÁ .. và Thủ Lăng nghiêm nói: ĐẬP ĐÁ TÉ LỬA .. muốn đổi cái SẮC được hình thành lâu đời như là "SINH MẠNG" "TẬP QUÁN SÂU DÀY" ---> thậm chính là "KHÍ ĐÁ" hay là "LINH HỒN" thì phải cẩn trọng .. .nên can thiệp một cách từ tốn thôi ...

hoặc là phải có chút thủ pháp làm MÒN ĐÁ ..như là MƯA với RÊU .. NƯỚC .. vậy mà cũng làm mòn được đá.



Tui nhớ hồi đó có đọc một câu chuyện của nhà văn Nguyên Phong thì phải .. ổng miêu tả một câu truyện một cô gái yêu một anh chàng .. nhưng anh ta lại để tâm tới người khác, yêu tới độ đau khổ .. cuồng si vì tình yêu đau khổ đó như đá luôn

nhưng cuối cùng, nước chảy đá mòn,, tình yêu của cô gái đó dành cho anh ta cuối cùng cảm động được cái TÌNH YÊU SẮT ĐÁ với một cô gái khác của anh và khởi đầu của cuộc tình của họ bắt đầu bằng môt câu hỏi:

- Anh yêu người ta, như mãi mãi chẳng được yêu.

- Còn Em luôn yêu anh, anh luôn được yêu bởi em ..

vậy ANH CHỌN AI ?

Tui thấy câu hỏi đó quá sức là "TÌNH CẢNH" .. rất là tự nhiên .. vì tình cảm của con người rất thuần tự nhiên .. cái gì VUI HỎNG CÓ KHỔ thì nhào vô liền.


Cho nên .. họ ĐÃ YÊU NHAU .



các bạn nghĩ đúng hông ?

:lol: :lol:
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Ha ha ha... cũng vì lý do đó mà tui nghĩ chắc là chúng ta có thể:

Từ DANH: mà có thể quán được .. sự tập trung của một số điểm nào đó của tâm lý ... và cái NĂNG và NĂNG CẢNH được hình thành từ đó sinh ra CHÚNG SINH. Tức là con người "SINH RA" bởi chính cái "DANH GIỚI" đó.

thí dụ: như là ưa thích một vị ngọt đặc biệt .. như là vị ngọt của TRÁI SẦU RIÊNG .. phải ngọt có chút mùi mùi của sầu riêng thì mới đúng .. phải có thêm cái dịu diu .. mềm mại khó tả của cái loại vi ngọt này

từ đo mới sinh ra cái CON NGƯỜI: CÁI GÌ cũng sầu riêng .. canh cũng đòi bỏ sầu riêng luôn .. thì đúng là khó ăn chung với ai thiệt .. chả hạn.


hay là từ một cái SẮC: ... như là SẮC TỨ ĐẠI ... NƯỚC ĐẤT GIÓ LỬA theo thời gian mà hình thành như là miêu tả trong kinh Lăng Nghiêm:

- lúc đầu là nước .. thấy có lợi ích .. dễ chịu khoái khoái

- sau khi uống nước một hồi .. hưởng lợi ích một thời gian .. thì khoái Ở LẠI ĐÓ LUÔN: gọi là hiện tượng LẬP ĐỊA .. dừng lại [TỨ] ở chỗ đó.

- sau khi LẬP ĐỊA rùi thì mới nảy sinh ra cái hiện tượng làm hàng rào .. lập nhà ... giữ đất .. THỦ ... thì mới nảy sinh hiện tượng trời đất có NÓNG LẠNH HỎNG ĐỀU .. vì ĐẤT có nhiệt độ nóng lạnh hỏng đều nẩy sinh ra PHONG ĐẠI .. tức là SỰ THĂNG TRẦM biến đổi

- và ĐẤT chồng lên ĐẤT .. trải qua gió mưa .. trên đè dưới .. dưới cắn răng chịu .. lâu này trở thành ĐÁ .. và Thủ Lăng nghiêm nói: ĐẬP ĐÁ TÉ LỬA .. muốn đổi cái SẮC được hình thành lâu đời như là "SINH MẠNG" "TẬP QUÁN SÂU DÀY" ---> thậm chính là "KHÍ ĐÁ" hay là "LINH HỒN" thì phải cẩn trọng .. .nên can thiệp một cách từ tốn thôi ...

hoặc là phải có chút thủ pháp làm MÒN ĐÁ ..như là MƯA với RÊU .. NƯỚC .. vậy mà cũng làm mòn được đá.



Tui nhớ hồi đó có đọc một câu chuyện của nhà văn Nguyên Phong thì phải .. ổng miêu tả một câu truyện một cô gái yêu một anh chàng .. nhưng anh ta lại để tâm tới người khác, yêu tới độ đau khổ .. cuồng si vì tình yêu đau khổ đó như đá luôn

nhưng cuối cùng, nước chảy đá mòn,, tình yêu của cô gái đó dành cho anh ta cuối cùng cảm động được cái TÌNH YÊU SẮT ĐÁ với một cô gái khác của anh và khởi đầu của cuộc tình của họ bắt đầu bằng môt câu hỏi:

- Anh yêu người ta, như mãi mãi chẳng được yêu.

- Còn Em luôn yêu anh, anh luôn được yêu bởi em ..

vậy ANH CHỌN AI ?

Tui thấy câu hỏi đó quá sức là "TÌNH CẢNH" .. rất là tự nhiên .. vì tình cảm của con người rất thuần tự nhiên .. cái gì VUI HỎNG CÓ KHỔ thì nhào vô liền.


Cho nên .. họ ĐÃ YÊU NHAU .



các bạn nghĩ đúng hông ?

:lol: :lol:

hihihih ...

nhân bàn đến tình yêu thì cái cô gái trong ví dụ đó chả phải yêu,và anh chàng đó cũng chả phải yêu ... bởi YÊU là không phải vì muốn chiếm hữu,muốn sở hữu như họ ... vậy cho nên phải kết luận là : Họ không yêu nhau mà chỉ là chiếm đoạt nhau mà thôi...:083:

Bởi :

Tình chỉ Đẹp khi còn dang dở ...

Đẹp ở đây có nghĩa là Ba la mật vậy :icon_buch:

Mà tình yêu đích thực chính là 1 dạng ba la mật trong 1 không gian hẹp của 2 con người ... Tôi yêu anh cho nên chỉ cần anh hạnh phúc là tôi cũng đã hạnh phúc rồi,không cần phải chiếm đoạt lấy cả con tim và thể xác của anh làm gì ...:smile:

Hạnh phúc là Quá trình hay là Đích đến ?

Phật hạnh phúc hay không hạnh phúc khi thành Phật ? Tại sao Ngài phải thở dài và băn khoăn khi vừa thành Đạo rằng : Đạo của ta không dễ hiểu,có nên truyền bá cho mọi người không vì chỉ sợ họ không hiểu được ? ...

Và Ngài lại bắt tay vào 1 hành trình khác trong 49 năm ròng .

Dukha ... Dukha ... Dukha ...

Nó đã bao gồm : Thường - Lạc - Ngã - Tịnh trong từ Dukha này rồi :051:
:083::smile::icon_buch:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,431
Điểm tương tác
1,128
Điểm
113
Hạnh phúc là Quá trình hay là Đích đến ?

Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy

ngàn năm khó gặp .. . mấy ai quên


Cho nên tui nghĩ hạnh phúc nhứt là thưở ban đầu: khi mà MỚI THẤY CÁI ĐẸP người ta khoe thôi chứ chưa thấy cái XẤU bên trong ...



nhưng trở lại vấn đề: thì hạnh phúc = chính là "TỰ TÁNH" = tức là KHÔNG = cũng tức là "VÔ SANH" = BẤT CẤU BẤT NHIỄM

cái nhân vật này đúng tên thiệt là VÔ VỊ CHÂN NHÂN

-->> TÌM thì thấy .. chứ không cầu được đâu ...


bạn nghĩ sao ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên