Thế giới quan của Phật giáo và những ngộ nhận

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Lão ca ngươi ngu quá ta không chơi với người ngu hì hì...

Ấy chết :D Ta chỉ ra chỗ sai của ngươi thì lẽ ra ngươi phải cảm ơn ta chứ sao lại mắng chửi ta :D

Còn ta thì đang rất mong được ngươi chỉ ra chỗ sai của ta để mà cảm ơn ngươi, nhưng e là chờ đến tết Công gô rồi :icon_smile:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Tổng quan:


Con người của chúng ta ai cũng có một quan điểm riêng về thế giới và cuộc sống của mình, thế giới quan như thế nào thì nhân sinh quan như thế đó. Do đó tôi không muốn nói gì nhiều về nhân sinh quan của Phật giáo, vì chỉ cần nắm rõ thế giới quan của nó là tự khắc rút ra được cách sống sao cho phù hợp với cách hiểu về thế giới mà mình sống. Cũng như Thiên chúa giáo cho rằng thế giới và con người là do Thiên chúa tạo ra, ai thờ phụng ngài thì sau khi chết sẽ được lên thiên đàng, còn ai phỉ báng ngài thì sau khi chết sẽ bị đày xuống địa ngục…Từ đó các tín đồ phải tôn thờ chúa, cố sống sao cho khỏi phật ý ngài để được lên thiên đàng.

Trước khi nói về thế giới quan của pg, tôi xin giải thích hai từ căn bản mà nhiều người còn hiểu sai, sau đó liệt kê lại các quan điểm khác nhau về thế giới:
1/ Vật: là vật chất, tức là vạn vật xung quanh chúng ta, kể cả thân xác của con người.
2/ Tâm: là tâm thức, tức là ý thức, suy nghĩ, tâm hồn, tình cảm của con người.

Sau đây là những trường phái triết học khác nhau:
_ Bất khả tri thì cho rằng con người không thể biết được thế giới thực chất là cái gì cả.
_ Người theo chủ nghĩa hoài nghi thì nghi ngờ hết mọi thứ, kể cả vấn đề nhận thức.
_Nhị nguyên luận: cho rằng thế giới được tạo ra từ hai bản nguyên khác biệt nhau, đó là vật chất và ý thức. Tức là cả hai thứ đều có sẵn, cùng tồn tại với nhau.
_ Duy vật: cho rằng thế giới do vật chất tạo ra mọi thứ, kể cả tâm thức của con người.
_ Duy tâm: cho rằng thế giới do tâm thức tạo ra mọi thứ trong thế giới này.

Riêng duy tâm có hai loại là duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan.
_ Duy tâm chủ quan: cho rằng cái tâm tạo ra thế giới chính là tâm thức của bản thân mình.
_ Duy tâm khách quan: cho rằng cái tâm tạo ra thế giới là một thực thể siêu việt, không phải là vật chất cũng không phải là tâm thức của con người, mà chính nó là nguồn cội tạo ra hết mọi thứ, kể cả tâm thức của con người. Đây chính là thế giới quan của các tôn giáo phương Tây. Quan điểm này còn được gọi là Duy linh.



Bản chất và hiện tượng:



Ai cũng biết hai từ này nghĩa là gì rồi nhưng thường lầm lẫn trong phật học nên tôi muốn nói kỹ để phân biệt và tránh ngộ nhận. Tức là tìm hiểu được bản chất của vấn đề thì sẽ biết được hiện tượng diễn biến của nó.

Trong khoa học, lý tưởng của ‘thuyết tối hậu’ là tìm ra những vật thể nhỏ nhất, không thể phân chia, từ những đặc điểm của chúng có thể hiểu được mọi thứ đang diễn ra trong vũ trụ.

Theo các đạo giáo của phương đông, vạn vật trong vũ trụ đều có cùng một bản thể (vạn vật đồng nhất thể). Ví dụ như những hiện tượng khác nhau: sóng, hơi nước, băng, tuyết, sương mù…đều có chung một vật thể căn bản là nước.



Thế giới quan của Phật giáo:



Con người thường hay thắc mắc rằng thế giới và con người chúng ta từ đâu mà có? Như trên đã nói, có nhiều quan điểm khác nhau giải thích cho câu hỏi muôn thuở này. Vậy còn Phật giáo thì giải thích ra sao?

Đức Phật cho rằng do con người bị u mê không sáng suốt nên dẫn đến lầm lẫn, chấp nhất và tin tưởng vào những quan điểm sai lạc. Do dựa vào những kiến chấp sai lầm dẫn đến những thắc mắc sai lầm. Một sai lầm căn bản nhất là ‘chấp có’, tức là cho rằng thế giới là có thật, con người là có thật. Chính từ tà kiến ‘chấp có’ của con người đã dẫn đến thắc mắc như trên.

Ví dụ như trên sa mạc, thấy có ảo ảnh nước từ đằng xa, nhiều người tưởng là nước thật bèn thắc mắc rằng nước đó từ đâu ra. Thế là mỗi người mỗi ý, người cho rằng do từ mạch nước ngầm chảy ra, người cho rằng do có con sông đâu đó đem nước tới…

Vậy thì dựa vào đâu mà Phật lại bảo là không có trong khi ai nấy đều thấy như vậy, lẽ nào lại sai?

Đó là ngài dựa vào lý duyên khởi, cho rằng ‘cái này có là do cái kia có’, tức là vạn vật đều không tự có mà sự hiện hữu đều phụ thuộc nhau mà có. Như vậy thì mọi vật đều ‘có’ một cách giả tạo chứ không thật vì chúng không tự thân hiện hữu.

Đến đây lại nảy sinh tiếp một câu hỏi: Tại sao vạn vật lại có biểu hiện như vậy? Đó là vì:



Vạn vật không có bản thể:



Trong phật học thường hay dùng nhiều tên gọi khác nhau để nói về cùng một thứ. Chẳng hạn ‘bản thể’ còn gọi là ‘bản ngã’, ‘bản tánh’, ‘tự tánh’…

Con người bị vô minh nên luôn chấp có và chấp ngã. Chấp có thì ở trên đã nói rồi, còn chấp ngã là cho rằng cái gì cũng có bản ngã, tức là thực thể có thật, tự thân hiện hữu (hằng hữu), vô sinh bất diệt. Tức là mọi người đều cho rằng thế giới hẳn phải có một hoặc nhiều thực thể làm nền tảng để tạo ra vạn vật. Khoa học cho rằng thế giới do những thực thể nhỏ nhất giống như những viên gạch tạo ra thế giới, thế nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra. Thiên chúa giáo thì cho rằng do Thiên chúa tạo ra, nhưng chỉ là đức tin chứ không thể chứng minh được.

Ấn độ giáo cũng như vài đạo giáo phương đông khác thì cho rằng vạn vật đều cùng có một bản thể vô sinh bất diệt, mọi thứ đều là sự biến hóa diệu dụng của nó mà thành, hoặc do nó mơ tưởng mà thành. Tất nhiên là họ chỉ tin suông thôi chứ không thể chứng minh được cái đó có thật. Ngay cả về mặt lý thuyết thì cũng không thể giải thích cho hợp lý được. Chẳng hạn tại sao ‘cái một’ đó, cái thực thể đó lại phải biến hóa hay mơ mộng, vậy là phải có cái gì tác động vào nó rồi. Mà như vậy thì biết đâu còn có cái cơ bản hơn sinh ra nó…
(Nhiều Phật tử đã sa chân vào quan điểm ‘vạn vật đồng nhất thể’ của ngoại đạo, tôi sẽ giải thích sau).

Trái ngược với mọi quan điểm khác, Phật giáo cho rằng sở dĩ vạn vật biến hóa sinh diệt không ngừng như vậy là do chúng không có bản thể. Do đó cách thế hiện hữu của chúng là duyên hợp mà có, duyên tan lại thành không, không có cái này là duyên sinh ra có cái khác, cứ nối tiếp nhau mà thành có rồi không liên tục.



Những ngộ nhận và giải thích về thế giới quan của Phật giáo:



Nhiều người hay hiểu sai về Phật giáo, nguyên nhân không chỉ do tự bản thân họ không chịu ‘y nghĩa bất y ngữ’ mà còn do cách diễn giải của kinh sách mà ra. Mà sở dĩ kinh sách diễn giải không đúng ý lại do nhiều nguyên nhân: theo lối tư duy của con người nên ngôn từ bị giới hạn theo, nương theo kiến chấp của người đời, thích làm mới cách diễn đạt…

1/ Bản thể:

Đây là lầm lẫn ‘chết người’ nhất của các Phật tử. Phật giáo chế ra nhiều tên gọi khác nhau làm nhiều người lầm tưởng, nhưng thật ra chúng đều là một. Chẳng những vậy kinh sách lại còn cho rằng dùng lối nói khẳng định khi giảng giải làm cho người đọc càng hiểu sai. Thật ra thì không có ‘cái một’ nào cả, cũng không nên hiểu sai rằng vạn vật đều có chung một bản thể. Bởi vì như vậy thì sai với quan điểm vô ngã và duyên khởi. Phải hiểu cho đúng rằng vạn vật đều không có bản thể. Còn nếu nói theo lối khẳng định thì ‘vạn vật có cùng một bản chất’. Kinh sách thay vì nói ‘không có bản thể’ thì có khi nói ‘có bản thể trống không’, làm nhiều người lầm tưởng là ‘có một bản thể, bản thể này có đặc tính trống không’

Trước khi nói thêm tôi xin lấy ví dụ trước cho dễ hiểu. Chúng ta đều nói về phương hướng và hiểu rằng đó chỉ là tương đối, chứ còn tuyệt đối thì không có phương hướng. Chẳng hạn hướng phải của tôi lại là hướng trái của người đứng đối diện.

Chúng ta tìm hiểu Phật giáo để làm gì? Chắc là Phật tử nào cũng cho rằng: là để giác ngộ, nhập Niết bàn, giải thoát sinh tử. Đúng rồi, nhưng hỏi tiếp rằng Niết bàn là gì thì rất nhiều người bắt đầu cứng họng, chỉ đọc kinh thấy nói nó là một thứ gì đó mà không phải là có hoặc không, vô sinh bất diệt, rồi nào là còn có đặc tính thường lạc ngã tịnh…Rồi lại dùng từ ‘Phật tánh’, kinh nói rằng ai cũng có Phật tánh vô sinh bất diệt ở trong người làm cho các Phật tử rất khoái chí. Chưa hết, kinh bảo rằng do con người bị vọng tâm chi phối, hãy trở về với Chân tâm thường hằng bất diệt…nhưng mà cũng không ai hiểu Chân tâm là cái chi chi cả.

Nếu liệt kê ra những tên gọi khác về Bản thể trong kinh sách PG thì đếm trên đầu ngón tay chắc không hết, nhưng thật ra những từ ngữ mà kinh sách Phật giáo hay nói như trên đều ám chỉ đến chỉ một thứ: Bản thể. Phật nói rằng không có bản thể, nếu cho rằng những thứ trên chính là nó, vậy té ra không có Niết bàn, Phật tánh, Chân tâm…? Nếu mục đích ‘liễu thoát sinh tử’ mà không còn thì học phật pháp làm cái quái gì nữa?...

Đúng ra phải nên hiểu như thế này. Do con người chỉ là một tập hợp của 5 uẩn, phân tích từng uẩn một đều không có cái tôi/ta, tức là bản thể của con người. Do trước đây còn u mê tưởng rằng mình có cái tôi thật, chứ thật ra không có cái tôi nào được sinh ra và chết đi, mà đó chỉ là giả thể do duyên hợp sinh ra và chết đi. Nói khác đi, con người cũng như vạn vật, đều là giả hợp do duyên sinh, nên những hình tướng sinh diệt đều là giả ảo chứ không phải thật.

Dựa theo ví dụ về phương hướng ở trên đã nói, có thể nói rằng, sinh diệt là tương đối, còn xét về mặt tuyệt đối thì không hề có sinh diệt. Hoặc nói khác, về mặt hiện tượng thì thấy có sinh diệt, nhưng về mặt bản chất thì không có sinh diệt. Điểm mắc mứu là đây: bản chất cũng giống như bản thể. Nhưng lại khác nghĩa nhau: khi nói ‘bản chất – hiện tượng’ thì đó là hai ý niệm, còn nói ‘bản thể - hiện tượng’ thì đó là nói về thực thể và giả thể.

Do vậy Niết bàn trong PG nên hiểu theo nghĩa là bản chất của thế gian, chứ đừng hiểu theo nghĩa là bản thể tự tánh. Đến đây chúng ta lại tìm hiểu tiếp về tâm thức nhị nguyên của con người. Trong tâm thức chúng ta chia chẻ sự vật ra làm hai, mặt tương đối là thế gian có sinh có diệt, mặt tuyệt đối là niết bàn vô sinh bất diệt. Như vậy thì cái Niết bàn mà kinh sách cho rằng thế này thế kia cũng là do tâm tạo, dùng để giảng giải cho con người được giác ngộ mà thôi. Vậy thì cái Niết bàn thật sự là gì? Nó ở đâu? Câu hỏi này cũng ví như hỏi không khí là gì, ở đâu? Nếu trả lời rằng nó ở ngay trước mắt thì lại hỏi là sao không nhìn thấy…

Thế giới chúng ta đang sống lúc chưa học phật pháp thì nghĩ là nó có thật, khi học thì biết là nó không có thật. Nhưng nhiều người đừng vì ngôn từ mà hiểu sai ý, cho rằng nó giả tạo, không có thật thì lại từ người chấp có trở thành người chấp không. Vì khi cho rằng nó giả ảo, không thật thì ắt phải có cái thật thì mới cái giả. Đúng vậy, nhưng khác với Ấn giáo, Phật giáo phủ nhận mọi thực thể. Do đó khi nói thế gian chỉ là giả ảo không thật có, là vì người đời hiểu sai rằng thế gian là có thật. Khổ nỗi tâm thức nhị nguyên của con người thì phải là hoặc có hoặc không, nên hễ bác bỏ chấp có thì phải dùng từ ‘không có’ chứ không biết dùng cách nào khác để nói.

Trước đây tôi đã chứng minh rằng trong Vô thường đã có Thường, giờ thì tìm hiểu ‘Có’ và ‘Không’ đều cho thấy là do tâm thức con người tạo ra cả. Khi chúng ta nói rằng ‘có một cái gì đó’ thì tâm thức chúng ta liền hình dung đến ‘không có’. Ví dụ như nói ‘tất cả đều là một’ thì trong đầu tưởng tượng ra ‘chỉ có cái một, ngoài ra không có cái gì khác’. Có và không luôn đi liền nhau, ý niệm này sinh ra ý niệm kia, cũng giống như những cặp ý niệm đối đãi nhau. Thế giới này giống như các hạt ảo trong chân không lượng tử. Trước kia người ta tưởng rằng ngoài vũ trụ là hư không, nhưng thật ra không phải vậy, vì khắp mọi nơi đều là chân không lượng tử, sinh ra vô số các cặp hạt ảo rồi ngay sau đó va chạm nhau rồi biến mất, trả lại năng lượng cho chân không.

Đến đây chúng ta lại gặp phải một từ trong phật học, gọi là ‘bất nhị’, để diễn đạt cách nói về bản chất của vạn vật, tức Niết bàn. Do tâm thức của chúng ta đặt để cho thế giới là có hoặc không có, chứ bản chất của nó đâu phải vậy. Do đó khi kinh giảng giải duy tâm luận, thì chúng ta có nghe đến hai từ ‘vọng tâm’ và ‘chân tâm’, thì cái gọi là chân tâm cũng tức là niết bàn. Do đó đừng hiểu sai rằng có một cái Chân tâm có thật nào đó, mà đó là một ý niệm về tuyệt đối. Giống như ví dụ về Tương đối – Tuyệt đối, thay vì hiểu đúng là ‘tuyệt đối không có hướng trái hay hướng phải’ thì bị hiểu sai thành ‘có cái tuyệt đối không có hướng trái hay hướng phải’.

Kết luận: giống như một đồng tiền có hai mặt, khi phân tích một vật thì thành ra có hai ý niệm về tương đối và tuyệt đối, nhưng chúng chỉ là hai mặt của cùng một vật. Như vậy thì rõ là Niết bàn chính là thế gian này, được hiểu theo khía cạnh bản chất tuyệt đối của sự vật. Ngoài ra còn rất nhiều từ khác nữa. Chẳng hạn Phật tánh cũng là một tên gọi khác của Niết bàn, nhưng có khi gọi là Không tánh, hoặc là Nhân tánh (không tánh trong con người) Pháp tánh (không tánh trong vạn vật)…Cùng một sự vật, nhưng khi giảng giải được chia ra thành hiện tượng và bản chất, chứ thật ra chúng không lìa nhau, chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề mà thôi.

2/ Duy tâm:

Khi Phật giáo giải thích theo kiến giải duy tâm luận thì phải hiểu đó là duy tâm chủ quan. ‘Tâm’ trong Phật giáo chính là tâm thức của con người, chứ không phải một thực thể xa lạ nào khác. Từ hướng nhìn này chúng ta thấy rõ ràng thế giới là giả ảo, không còn thật như duy vật luận nữa. Nguyên lý duyên khởi ngày càng được khoa học xác nhận là đúng đắn. Chẳng hạn không thời gian, trước đây tưởng là có thật, giờ thì khoa học cho rằng nó không phải là thường hằng bất biến nữa. Để giải thích những vấn nạn trong vật lý ngày này, đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, chẳng hạn thuyết ‘vũ trụ song song’ kiến giải theo duy tâm, rồi thuyết đa vũ trụ cho rằng vũ trụ xuất hiện từ hư vô…là những kiến giải rất gần gũi với Phật giáo.


Như vậy là nhiều phật tử thường ngộ nhận hai điều trên: cho rằng vạn vật đồng một thể, mọi thứ đều do cái một bất sinh bất diệt nào đó tạo ra. Khi kinh nói ‘do tâm tạo’ cũng cho rằng cái tâm đó chính là cái một trên. Như vậy thì chẳng khác gì với quan điểm của ngoại đạo.

Nhân sinh quan của Phật giáo:


Vậy Phật giáo cho rằng diệt khổ là diệt bằng cách nào? Đó là thấy rằng nó không có thật như con người tưởng, vậy là diệt khổ đó. Ví dụ như chơi game, khi đắm đuối vào trong trò chơi thì chúng ta sẽ vui buồn sướng khổ cùng nhân vật trong game. Khi thấy ai đó mê say trò chơi đến mất ăn mất ngủ, ta nói ‘đừng có đam mê’. Cũng giống như vậy, áp dụng trong cuộc sống thì PG nói rằng đừng nên ‘tham ái’, vì chính nó làm chúng ta bị lôi cuốn mạnh vào thế gian mà tưởng rằng nó có thật, từ đó dẫn đến mọi đau khổ. Nhiều người hiểu sai rằng mục đích của Phật giáo là ‘diệt tham ái’. Sai rồi, làm sao mà diệt được ‘ái’, vì cái gốc của nó trong 12 nhân duyên là ‘vô minh’.

Nhưng cũng không nên cực đoan hóa vấn đề, vì PG theo trung đạo, phá chấp hai biên kiến. Nói là không có thật, nhưng không phải là theo quan điểm chấp không, cho rằng giả ảo và có một thế giới khác có thật. Các Phật tử cho rằng Phật không còn buồn khổ nữa là hiểu sai vấn đề rồi. Lúc ba mẹ ngài mất thì ngài cũng buồn đó. Nếu ai đó không biết đau buồn vì người thân mất đi thì người đó không còn là con người nữa rồi, vì con người thì phải có tính người (nhân tính), có tình cảm thương yêu nhau.

Rốt cục thì trở lại là nếm trải mọi sướng khổ buồn vui, hỷ nộ ái ố…nhưng ở tầm mức vừa phải, không nên thái quá, đó chính là quan điểm về cuộc sống theo Trung đạo. Chúng ta là con người thì phải có tình cảm, đừng có ai hiểu sai lạc rằng theo Phật giáo thì con người giống như con robot, không còn biết vui hay buồn, yêu thương hay hờn ghét…

Tất nhiên như vậy thì có người lại cho rằng học phật pháp cũng như không, vì nhiều người không cần biết gì đến PG cũng đã có lối sống ‘trung đạo’ rồi. Theo tôi thì điểm khác biệt là ở trí tuệ. Giống như một người đi mãi giáp vòng quanh trái đất để trở lại đúng nơi ban đầu thì khác với một người đứng yên một chỗ không đi đâu hết, chúng ta thấy giống nhau là do nhìn thấy vị trí của họ mà thôi.

…..

Tóm lại, nhiều người cho rằng theo cách giảng giải của tôi thì Phật giáo hóa ra lại đơn giản và dễ hiểu, quá tầm thường chứ không có gì là cao siêu màu nhiệm cả, như vậy chắc chắn là sai rồi. Tùy ý thôi, theo tôi thì chính vì vậy mà mọi người đều có thể giác ngộ, đúng như ước nguyện của ngài trước khi nhập Niết bàn là ‘ai ai cũng có thể thành Phật’. Hầu như phật tử nào cũng cho rằng Phật giáo theo con đường siêu hình, cho rằng giác ngộ thì phải đắc thần thông, bay lên trời, sống bất tử, có đủ phép thuật như thần thánh gì đó thì cứ tu học tiếp đi, chúc may mắn nhé.

Lâu lâu lại đọc được những bài khoái ý ... Phật tử thời hiện đại là đây.Tôi hiểu ý bạn

doccoden muốn nói

Tôi biết Phật Pháp qua cuốn "Cái vô hạn trong lòng bàn tay" ... một cuốn sách rất hay

Khoa học và Tôn Giáo,Duy Tâm và Duy Vật,Siêu hình và...không Siêu hình ... hihihih

Nhìn bao gồm lại thì chúng đều nằm trong ... bàn tay của Như Lai hết,con khỉ có bay

nhảy xa đến đâu cũng chỉ đến thế.

Tại sao ngày xưa ông Ngô Thừa Ân lại đặt tên con khỉ đá là Ngộ Không nhỉ ?

Ngộ ra cái KHÔNG ? Ngộ được không ? Ngộ là không ?

NGỘ ... KHÔNG ... NGỘ ... KHÔNG ... NGỘ ...

Không ra cái Ngộ ? Không được ngộ ? Không là Ngộ ?

Nhức cả cái đầu với cái Lý Như Huyễn này ... hihihi
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Lâu lâu lại đọc được những bài khoái ý ... Phật tử thời hiện đại là đây.Tôi hiểu ý bạn

doccoden muốn nói

Tôi biết Phật Pháp qua cuốn "Cái vô hạn trong lòng bàn tay" ... một cuốn sách rất hay

Khoa học và Tôn Giáo,Duy Tâm và Duy Vật,Siêu hình và...không Siêu hình ... hihihih

Nhìn bao gồm lại thì chúng đều nằm trong ... bàn tay của Như Lai hết,con khỉ có bay

nhảy xa đến đâu cũng chỉ đến thế.

Tại sao ngày xưa ông Ngô Thừa Ân lại đặt tên con khỉ đá là Ngộ Không nhỉ ?

Ngộ ra cái KHÔNG ? Ngộ được không ? Ngộ là không ?

NGỘ ... KHÔNG ... NGỘ ... KHÔNG ... NGỘ ...

Không ra cái Ngộ ? Không được ngộ ? Không là Ngộ ?

Nhức cả cái đầu với cái Lý Như Huyễn này ... hihihi


Tôi thấy cái tên Ngộ Không lại dễ hiểu. Chỉ có cái tên Trừng Hải thì tôi không hiểu là gì, không biết bạn Trừng Hải có vui lòng giải thích hay không thôi. (Còn cái tên doccoden của tôi thì không có nghĩa gì cả nhé, nếu có thì chỉ là 'cô độc một mình và đen thui thùi lùi' :D)

_ Ngộ: trong cuộc sống thì chúng ta cũng hay dùng từ này nên dù dốt tiếng Hán tôi vẫn hiểu nghĩa của nó, chẳng hạn có ai đó nói 'ngộ ra' cũng đồng nghĩa với 'chợt nhận ra', có nghĩa là HIỂU ĐƯỢC MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ. Tất nhiên có khi người ta nói 'ngộ ghê' thì có nghĩa 'lạ ghê' nhưng theo tôi thì 'ngộ' trong 'ngộ không' không phải là theo nghĩa này.

_ Không: theo tôi thì ám chỉ đến Tánh không trong PG, tức là 'không có bản tánh' (bản tánh trống không)

=> 'ngộ không' cũng đồng nghĩa với 'kiến tánh', tức là 'hiểu được vạn vật đều không có bản tánh'.



Xin mời bạn Trừng Hải, nhà Hán học tài ba của diễn đàn, vào đây nhận xét xem tôi nói vậy có đúng hay không nhé.

Càng vinh hạnh hơn nữa nếu như KKT có đi ngang qua đây, thấy ngứa mắt nên góp vào đôi lời nhận xét. KKT (LaughingHaHa) là một người thành thạo cả 4 thứ tiếng: Việt, Hán, Anh, Pháp (không biết còn nữa không :D) và có trí nhớ thật siêu phàm nên gần như kinh phật nào cũng biết hết, quả là một báu vật hiếm có!
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Trong thời gian chờ bạn Trừng Hải vào định nghĩa lại về Tâm và Vật thì tôi muốn nói vài điều:

_ Định nghĩa của tôi có thể không chuẩn xác về câu từ, nhưng mục đích là làm cho người đọc hiểu nghĩa của nó là gì. Nếu đã hiểu rồi thì có nói sai cũng không sao, còn nếu dùng cho đúng câu từ quy phạm mà người đọc không hiểu nghĩa của nó thì xem như công cốc.

_ Có người nói tôi sao cứ nói hoài có nhiêu đó chuyện. Đó là do sở thích của tôi, vả lại mục đích tu học phật pháp là để 'kiến tánh thành phật' mà không nói về tánh thì nói gì đây? :D Cũng như đi học thì nói về chữ nghĩa, đi thẳng vào vấn đề chứ tôi không muốn lòng vòng bàn chuyện nội qui, cách ăn mặc...

_ Như tôi từng nói, theo tôi thì trên con đường chiêm nghiệm thực tướng vạn vật, dùng câu nói 'cái này có do cái kia có' làm kính chiếu yêu cũng như điểm tựa để đi đến nơi cần đến. Nhưng câu 'cái này không do cái kia không' vẫn không thừa, vì có trường hợp chấp không thì đem ra xài :D

_ Nhiều người tưởng Phật nói thì đó là chân lý, nhưng quên mất rằng đó chỉ là chân lý tương đối, Nói khác đi, xét về mặt tuyệt đối thì chúng không còn đúng như vậy nữa. Thật ra những gì ngài nói cũng giống như dùng tay trái đánh tay phải mà thôi. Do cách thức chúng ta nhìn vạn vật giống như người mù sờ voi, nhưng sẽ có người mù thông minh, qua những nhận xét từ những người mù sờ voi thì có thể hình dung ra con voi. Nói đến 'tánh' thì còn nhiều chuyện để nói lắm, nhưng hình như chẳng ai muốn vào đây để bàn luận nên tôi bớt nói lại, vì cứ độc thoại kiểu này hoài thì giống thằng tự kỷ quá :D
 

Cõng đá đi tu

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 1 2017
Bài viết
51
Điểm tương tác
13
Điểm
8
=> 'ngộ không' cũng đồng nghĩa với 'kiến tánh', tức là 'hiểu được vạn vật đều không có bản tánh'.
Có lẽ huynh không xem nhiều phim Tây du ký bằng đệ. Ngày xưa lúc nào đệ cũng muốn mùa hè, bởi mùa hè được nghỉ học và xem tôn ngộ không, hề hề. Đệ nhớ, sau khi thoát khỏi ngũ hành sơn, đường tăng tạm đặt cho Mỹ hầu vương là ngộ không, chính từ lúc này hai thầy trò mới thực đặt chân đi thiển kinh, nếu kiến tánh rồi thì thiển kinh làm gì nữa nên nói ngộ không là kiến tánh sẽ không hợp với phim.
Tôn ngộ không sinh ra từ ngũ uẩn (tảng đá), bị chính cái ngũ uẩn giam mình( núi ngũ hành sơn), chỉ khi thấy cái ngũ uẩn giam mình không thật nên thoát ra dễ dàng, đây là ngộ rã lẽ không. Kể từ ấy 2 thầy trò mới bắt đầu bước trên đường thiển kinh và sau này gặp Phật tức Kiến tánh. Như vậy sẽ hợp phim hơn.
Chúng ta bị cái ngũ uẩn giam mình nó nặng như núi ngũ hành sơn.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Có lẽ huynh không xem nhiều phim Tây du ký bằng đệ. Ngày xưa lúc nào đệ cũng muốn mùa hè, bởi mùa hè được nghỉ học và xem tôn ngộ không, hề hề. Đệ nhớ, sau khi thoát khỏi ngũ hành sơn, đường tăng tạm đặt cho Mỹ hầu vương là ngộ không, chính từ lúc này hai thầy trò mới thực đặt chân đi thiển kinh, nếu kiến tánh rồi thì thiển kinh làm gì nữa nên nói ngộ không là kiến tánh sẽ không hợp với phim.
Tôn ngộ không sinh ra từ ngũ uẩn (tảng đá), bị chính cái ngũ uẩn giam mình( núi ngũ hành sơn), chỉ khi thấy cái ngũ uẩn giam mình không thật nên thoát ra dễ dàng, đây là ngộ rã lẽ không. Kể từ ấy 2 thầy trò mới bắt đầu bước trên đường thiển kinh và sau này gặp Phật tức Kiến tánh. Như vậy sẽ hợp phim hơn.
Chúng ta bị cái ngũ uẩn giam mình nó nặng như núi ngũ hành sơn.

Bạn lầm lẫn giữa đặt tên và trao danh hiệu rồi :D

Khi đặt tên thì có khi là do xứng đáng với cái tên đó hoặc có khi là ước muốn được như cái tên đó. Chẳng hạn ba mẹ đặt tên con là "Phát Đạt" vì muốn sau này con cái được thành đạt, chứ thật ra gia đình hiện đang tệ rạc :D Cũng vậy, Tam Tạng đặt tên cho Hầu vương là "Ngộ Không" vì muốn sau này đi thỉnh kinh sẽ được ngộ không (kiến tánh)

Tất nhiên đây là ngôn từ Hán Việt nên hãy chờ 'nhà Hán học' Trừng Hải vào đây phán xét đúng sai thế nào nhá :D
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Sư phụ trừng hải của ta hiện nay ở đâu lão ca nguơi còn không biết há lại rỗi hơi vào đi luận bàn việc vô bổ với lão ca nguơi sao? Nếu cứ đuổi hình bắt bóng như lão huynh ta e ngàn kiếp vẫn ở giữa đường thôi hì hì...

Ta nói với huynh lần nữa. Vạn pháp do tâm hiện tự tham thấu đi!!!
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Sư phụ trừng hải của ta hiện nay ở đâu lão ca nguơi còn không biết há lại rỗi hơi vào đi luận bàn việc vô bổ với lão ca nguơi sao? Nếu cứ đuổi hình bắt bóng như lão huynh ta e ngàn kiếp vẫn ở giữa đường thôi hì hì...

Ta nói với huynh lần nữa. Vạn pháp do tâm hiện tự tham thấu đi!!!


:icon_nude: Sư phụ ngươi đã rỗi hơi vào đi luận bàn việc vô bổ với ta rồi, và ta cũng đã chỉ ra chỗ lầm lẫn của sư phụ ngươi rồi. Sư phụ ngươi nói do đứt cáp quang nên tạm ngưng, ta tin lời sư phụ ngươi nên cứ chờ :icon_winkle:

Hmm, ngươi cứ lải nhải 'Vạn pháp do tâm hiện' nhưng ta hỏi vậy là sao thì ngươi bí lù nên cứng họng nhiều lần rồi :icon_nude: Còn sư phụ ngươi thì hiểu nhưng cũng đành dừng bước ở đây, không vượt qua được nó để đến đích. Thương thay!

Thầy trò ngươi lo tìm định nghĩa cho đúng mà không biết một điều quan trọng rằng muốn hiểu được nghĩa của cái này thì phải dựa vào nghĩa của cái kia. Thầy trò ngươi lo tu tập thiền định mà không biết Chánh tư duy, xem thường tư duy nên không biết cách 'dùng mỡ nó rán nó'...


Để ta trích một đoạn kinh cho ngươi thấy khi xưa Phật giác ngộ là nhờ cái gì nhé:



“Ta nhớ thuở trước, khi chưa thành Chánh giác, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh Thiền định tư duy, khởi nghĩ như sau: Pháp gì có nên già, chết có? Duyên pháp gì nên già, chết có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có sanh nên có già, chết. Duyên sanh nên có già, chết. Cũng như vậy, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập, danh sắc.
Pháp gì có nên danh sắc có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có thức nên có danh sắc. Duyên thức nên có danh sắc. Khi Ta tư duy đều biết ngang thức mà lui không thể vượt qua nó. Nghĩa là duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lục nhập có xúc,..., duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như thế thuần là nguyên nhân của khổ uẩn.
Lớn thay nguyên nhân ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng.
Làm thế nào không có già, chết? Cái gì diệt thời già, chết diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không sanh thời không già, chết. Sanh diệt thời già, chết diệt.
Làm thế nào có được không sanh, không hữu, không thủ, không ái, không thọ, không xúc, không lục nhập, không danh sắc, cho đến cái gì diệt thời danh sắc diệt?
Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có thức thời không có danh sắc. Thức diệt thời danh sắc diệt.
Làm thế nào để không có thức? Cái gì diệt thời thức diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có danh sắc thời không có thức. Danh sắc diệt thời thức diệt.
Lúc đó Ta lại tự nghĩ, cái đạo mà Ta vừa ngộ có thể đạt được, tức là, danh sắc diệt thời thức diệt, thức diệt thời danh sắc diệt. Do danh sắc diệt mà lục nhập diệt, lục nhập diệt thời xúc diệt,..., sanh diệt thời già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não diệt. Như vậy là thuần diệt những khổ uẩn.
Lớn thay sự tiêu diệt ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng. Điều này cũng giống như người bộ hành sau bao thuở lang thang trong cánh đồng hoang vắng rốt cuộc thấy một con đường cổ, con đường bao người trước đã đi qua. Ta bèn noi theo đó mà đi, và gặp làng mạc, cung điện, vườn tược, núi rừng, hồ sen, thành quách, và nhiều cảnh trí khác từng làm nơi an thân lập mệnh của bao người trước.”

(Tương Ưng Bộ, XII.65)
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hí hí... lão ca ngươi ngu thật! Bảo vạn pháp do tâm hiện còn hỏi vậy là sao, giống như bảo do mắt nên thấy sắc lại còn hỏi vậy là sao? :eek:nion15:
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hí hí... lão ca ngươi ngu thật! Bảo vạn pháp do tâm hiện còn hỏi vậy là sao, giống như bảo do mắt nên thấy sắc lại còn hỏi vậy là sao? :eek:nion15:


Ý ngươi là do có ngươi nên mới sinh ra ba mẹ ngươi chứ gì? :D Nhưng thực tế thì mẹ đẻ ra con chứ làm gì có chuyện con đẻ ra mẹ. Thấy sai chưa? :D
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ý ngươi là do có ngươi nên mới sinh ra ba mẹ ngươi chứ gì? :D Nhưng thực tế thì mẹ đẻ ra con chứ làm gì có chuyện con đẻ ra mẹ. Thấy sai chưa? :D

Lại ngu nữa. Lão ca nguơi là tên du côn mất nết hí hí.. lão ca nguơi nói cái thân tứ đại này thì bỏ mất phần tứ đại còn lại trong thế giới rồi! Tên ngoại đạo kia xem hôm nay lão Tôn bắt nguơi về làm thú cưng ha ha....
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Lại ngu nữa. Lão ca nguơi là tên du côn mất nết hí hí.. lão ca nguơi nói cái thân tứ đại này thì bỏ mất phần tứ đại còn lại trong thế giới rồi! Tên ngoại đạo kia xem hôm nay lão Tôn bắt nguơi về làm thú cưng ha ha....

Sao vậy? Lại bí nữa rồi hả? :D Ngươi bảo 'vạn pháp do tâm hiện', tức là tất cả đều do ý nghĩ của ngươi tạo ra, đúng không? Vậy thì tứ đại của thân xác hay tứ đại của thế giới cũng đều do ý nghĩ của ngươi tạo ra, đúng không? Và cả ba mẹ của ngươi cũng do ý nghĩ của ngươi tạo ra, đúng không? :D
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Sao vậy? Lại bí nữa rồi hả? :D Ngươi bảo 'vạn pháp do tâm hiện', tức là tất cả đều do ý nghĩ của ngươi tạo ra, đúng không? Vậy thì tứ đại của thân xác hay tứ đại của thế giới cũng đều do ý nghĩ của ngươi tạo ra, đúng không? Và cả ba mẹ của ngươi cũng do ý nghĩ của ngươi tạo ra, đúng không? :D


Đó là do lão ca nguơi nghĩ thế nên mới "hỏi đúng không", ta làm sao có chổ cho lão ca ngươi dò, thật là cà chớn lấy tư tưởng của mình định nhồi sọ và mớm cung cho người sơ cơ sao? Hì hì...

Nếu kiến giải lão ca ngươi chỉ có thế thì không đáng để ta liếc mắt tới hí hí...
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Đó là do lão ca nguơi nghĩ thế nên mới "hỏi đúng không", ta làm sao có chổ cho lão ca ngươi dò, thật là cà chớn lấy tư tưởng của mình định nhồi sọ và mớm cung cho người sơ cơ sao? Hì hì...

Nếu kiến giải lão ca ngươi chỉ có thế thì không đáng để ta liếc mắt tới hí hí...


Ấy, ta đâu có tâm địa xấu xa như ngươi nghĩ. Chẳng qua là ý ta nghĩ về 'vạn pháp do tâm hiện' nó là như vậy. Nếu sai thì ngươi sửa sai giúp ta đi, ta nói sai chỗ nào?
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ấy, ta đâu có tâm địa xấu xa như ngươi nghĩ. Chẳng qua là ý ta nghĩ về 'vạn pháp do tâm hiện' nó là như vậy. Nếu sai thì ngươi sửa sai giúp ta đi, ta nói sai chỗ nào?

Vậy lão ca ngươi nghĩ tiếp đi nhé! Ta chỉ bàn luận với người cầu pháp chứ nói chuyện hí luận kiểu này không có lợi ích gì té hì hì...
 

Cõng đá đi tu

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 1 2017
Bài viết
51
Điểm tương tác
13
Điểm
8
Bạn lầm lẫn giữa đặt tên và trao danh hiệu rồi :D

Khi đặt tên thì có khi là do xứng đáng với cái tên đó hoặc có khi là ước muốn được như cái tên đó. Chẳng hạn ba mẹ đặt tên con là "Phát Đạt" vì muốn sau này con cái được thành đạt, chứ thật ra gia đình hiện đang tệ rạc :D Cũng vậy, Tam Tạng đặt tên cho Hầu vương là "Ngộ Không" vì muốn sau này đi thỉnh kinh sẽ được ngộ không (kiến tánh)

Tất nhiên đây là ngôn từ Hán Việt nên hãy chờ 'nhà Hán học' Trừng Hải vào đây phán xét đúng sai thế nào nhá :D
He he, suất 49 năm truyền đạo đức Phật dạy " ta chẳng nói một câu nào". Cái lồng nhốt huynh ngày càng chật rồi đó, he he
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Vậy lão ca ngươi nghĩ tiếp đi nhé! Ta chỉ bàn luận với người cầu pháp chứ nói chuyện hí luận kiểu này không có lợi ích gì té hì hì...

Ta đang cầu pháp chứ hí luận cái gì? Ngươi nói 'các pháp do tâm hiện', ta hỏi nhờ ngươi giải thích cớ sao lại nín thinh thế? Có người cầu pháp sao không thuyết pháp? :D

Thôi biến đi, về bảo sư phụ ngươi ra đây thuyết pháp cho ta nghe xem, 'các pháp do tâm hiện' nghĩa là răng :D
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
He he, suất 49 năm truyền đạo đức Phật dạy " ta chẳng nói một câu nào". Cái lồng nhốt huynh ngày càng chật rồi đó, he he

Phật dạy " ta chẳng nói một câu nào" có nghĩa là sao vậy bạn?
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
tâm địa chứa nhiều giống gặp mưa liền lảy mầm nhất thiết duy tâm tạo
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
tâm địa chứa nhiều giống gặp mưa liền lảy mầm nhất thiết duy tâm tạo

Bạn cứ giải thích rõ ràng, cụ thể đi nhé, chả việc gì phải sợ khi giải thích cho người ta hiểu 'nhất thiết duy tâm tạo' có nghĩa là gì :D
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên